Xem Nhiều 4/2023 #️ Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Vẹt Non Chuẩn Nhất # Top 5 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 4/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Vẹt Non Chuẩn Nhất # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Vẹt Non Chuẩn Nhất mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chim Vẹt con lúc mới nở cần được sưởi ấm với nhiệt độ khoảng 37 độ C. Và giảm dần theo thời gian sinh trưởng của Vẹt đến nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Cách đơn giản nhất là tự tạo lồng úm bằng cách sử dụng thau, chậu, rổ nhựa, hộp gỗ được che chắn cẩn thận. Tránh chó, mèo, chuột, muỗi, gián…Kích thước phù hợp với thể trạng và sự phát triển của từng giống chim. Đảm bảo độ thông thoáng và nhiệt độ phù hợp trong lồng úm.

Thức ăn dạng bột dành riêng cho Vẹt non, chẳng hạn như: Kaytee. Thức ăn dạng bột dành cho trẻ sơ sinh….Bột thức ăn được pha loãng với nước sôi để nguội. Sao cho hỗn hợp vẫn còn ấm, bơm cho vẹt con ăn bằng xy-lanh.

Chia bữa ăn ra nhiều bữa với mỗi lần ăn vừa đủ no, 4-6 bữa ăn/ ngày. Sau khi vẹt đói thì cho ăn tiếp. Tránh tình trạng cho vẹt ăn liên tục vô tình thức ăn bị hư trong diều. Làm cho hệ tiêu hoá vẹt làm việc liên tục dể xảy ra tình trạng vẹt con ăn không tiêu.

Đảm bảo lượng thức ăn vừa đủ trong một ngày. Điều này giúp bạn kiểm soát được một phần tình trạng sức khỏe của chim. Khi chim ăn ít rất có thể vẹt của bạn đang bệnh…Đảm bảo nước sạch và luôn có sẵn cho chim uống.

Chế độ dinh dưỡng dành cho vẹt nên đa đạng. Đối với hầu hết loài vẹt, ngoài thức ăn cơ bản dạng viên, phù hợp chiếm 65 % đến 80%. Bạn cần bổ sung rau cải, ngũ cốc chiếm 65 % đến 80%. Phần còn lại là hạt và trái cây. Không nên cho vẹt ăn bơ, cà phê, rượu, sô cô la, hoặc đồ ăn nhẹ có đường hoặc muối, khoai tây…

Mỗi tối trước khi đi ngủ nên cho vẹt uống thêm một ít nước để lọc thức ăn tồn động trong cơ thể.

Vệ sinh cho vẹt con sau khi ăn uống bằng cách dùng khăn thấm nước ấm ấm hoặc vải mềm lau cho vẹt. Đồng thời, thay giấy lót cho vẹt sạch sẽ, khô ráo. Nên dùng giấy Pulppy hoặc các loại giấy có độ dai và không mùi.

Dọn dẹp vệ sinh chuồng, cầu đứng cho vẹt. Rửa máng ăn, cóng thức ăn sạch sẽ hằng ngày. Có thể dùng nước rửa chén đảm bảo thức ăn luôn sạch sẻ và tươi mới.

Phù hợp với kích thước lồng và thể trạng của vẹt để phát triển khả năng tư duy và trí thông minh của vẹt. Đồng thời, giảm khả năng bị stress do bạn không có thời gian chơi với nó. Vẹt có tính xã hội cao, do đó ngoài đồ chơi. Bạn nên dành một khoảng thời gian phù hợp để nói chuyện, vuốt ve. Tạo cho vẹt có cảm giác thân thiện và được yêu thương.

Vẹt có khả năng bắt chước tiếng người, động vật, chuông điện thoại….. Hơn nữa, 1 số dòng vẹt có thể hiểu được. Bạn nên dành mỗi ngày một ít thời gian dể dạy vẹt từ những từ đơn giản đến phức tạp. Thời gian dạy vẹt nói tối đa 15 phút tại một thời điểm thích hợp.

Vẹt rất cần được tắm rửa sạch sẽ và đa số thích tắm. Dù vẹt tắm bằng cách nào, khuyên bạn nên bỏ 1 ít muối hột vào cho vẹt tắm.

Nếu bạn có thời gian thỉnh thoảng bạn cho vẹt bạn tắm nắng vào buổi sáng sớm. Để cơ thể vẹt tự tổng hợp được viatamin D tăng cường khả năng hấp thụ canxi giúp xương phát triển và chắc khoẻ.

Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng nơi vẹt ở: sao cho vẹt cảm thấy thoải mái, hoạt bát là tốt.

Cắt so le, cắt từ ngoài đầu cánh vô trong, cắt giữa. Tuỳ theo từng thể trạng của từng giống chim mà chúng ta có cách cắt cánh sao cho phù hợp. Tránh cắt cánh phạm vào thịt, cắt cánh lúc chim thay lông non dể bị chảy máu. Một số người kỹ tính họ sợ chim giận nên nhờ người khác cắt cánh. Hoặc lấy tấm khăn hoặc mền trùm chim lại sao cho chim không nhìn thấy người cắt.

Cắt cánh sao cho chim vẫn bay được nhưng không cao. Nguy hiểm nhất là cắt cánh chim xong là chim bay từ cao rớt xuống đất hoặc chim bay mất.Cắt cánh định kỳ sau khi chim thay lông (không nên cắt cánh vào lúc chim đang thay lông hoặc chim non đang mộc lông ống. Cắt 2 bên cánh đối xứng- bên cánh này cắt bao nhiêu cọng lông, chiều dài bao nhiêu thì bên kia cắt như vậy. Chim vẫn đạt độ thẩm mỹ cao.

Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Vàng Anh Chuẩn Nhất

Chim Vàng anh hay còn gọi là hoàng anh có tên khoa học là Oriolus oriolus. Là loài chim di cư, về mùa hè nó di cư đến khu vực châu Âu và miền tây châu Á. Mùa đông thì di cư đến khu vực nhiệt đới.

Ở Việt Nam hiện nay có bốn loài chim vàng anh đó là: Vàng anh gáy đen, Vàng anh đầu đen, Vàng anh mỏ mảnh, Vàng anh đỏ. Ở nước ta, loài chim này tập trung nhiều nhất ở rừng miền Trung, miền Đông Nam bộ.

Vàng anh thường đậu trên các cây cao lá sớm rụng trong các khu vực đồng ruộng gần cánh rừng, hoặc vườn cây ăn quả hay công viên.

Vàng anh là những loài biết hót rất giỏi, có kích cỡ trung bình. Chúng có mỏ tương đối khỏe và nhọn, các chân và các ngón tương đối ngắn nhưng khỏe.

Vàng anh có 16 giọng hót được phân khúc rất đặc sắc và hai giọng hót ru khi chúng nuôi con.

Chúng sẽ làm tổ trên các chạc cây và đẻ từ 3 đến 6 trứng. Thức ăn chủ yếu của chúng là những loài côn trùng và quả mà chúng tìm được trên các tán lá.

Cách phân biệt chim trống, chim mái và chim non

Chim trống: có màu sắc lòe loẹt với các màu tương phản. Phần lớn các loài có màu vàng tươi với các vết đen sắc nét trên đầu, cánh hay đuôi. Chim trống của vài loài ở Đông Nam Á có màu đen hay đỏ.

Chim mái: nói chung có màu tương tự như chim trống với phần bên trên của cơ thể nói chung có màu hơi xanh lục. Tuy nhiên, phần bụng thường tươi hơn. Vì thế, chim mái về tổng thể có màu ít tương phản hơn và ít rõ nét.

Chim non: có bộ lông màu sắc tương tự như chim mái, nhưng phần lớn có thêm các sọc vằn bổ sung.

Kỹ thuật nuôi chim Vàng anh thành công hay không thì trước tiên bạn phải thực sự kiên trì. Bởi vì đã nói ngay từ đầu, đây là loài chim tương đối nhút nhát. Nên trong quá trình thuần hóa loài chim này sẽ hơi cực nhọc đó. Để bạn không mất quá nhiều thời gian thuần hóa thì bạn hãy lựa chọn chim nhỏ để nuôi. Thời gian thuần chúng sẽ nhanh hơn là những con chim đã già sẽ rất khó thuần đó.

Vàng anh là loài ưa thích môi trường sống là rừng thưa nhưng luôn sống tại các tầng cao. Vì thế mặc dù có bộ lông sặc sỡ nhưng ít khi người ta nhìn thấy chúng. Thời gian đầu tiên khi mới mua chim Vàng anh về. Bạn không nên cho chúng tiếp xúc quá nhiều với người lạ. Hãy để chim quen dần dần rồi bạn mới đưa chim ra ngoài.

Thức ăn của chim Vàng anh rất đơn giản, các bạn có thể chế biến công thức như sau:

Nguyên liệu: 0,5kg cám loại tốt cho gà con ăn, 3 lạng bột đậu xanh, 15 lòng đỏ trứng, 3 lạng bột tôm sông

Cách chế biến: Nấu chín đậu xanh, lòng đỏ trứng, troonhj đều tất cả các nguyên liệu và vo thành viên nhỏ.

Tùy theo từng mùa, chế dộ ăn của Vàng Anh sẽ có sự thay đổi.

Vào mùa đông cần tăng thêm lòng đỏ tôm và bột trứng giúp chim tăng cường sức đề kháng. Mỗi ngày cho ăn một miếng cà chua là được. Đối với chim thay lông nên gia tăng hoa quả và côn trùng.

Vào mùa hè cho chim ăn thêm dâu tây, chuối, dâu ta, các loại quả mọng nhiều nước. Cho ăn hàng ngày, mỗi ngày một ít.

Lồng nuôi vàng anh nên chọn nơi thoáng khí, sạch sẽ. Luôn có sẵn đầy đủ nước uống và các nan lồng được sơn chống ẩm mốc.

Lồng chim bạn cũng nên được đặt ở nơi yên tĩnh, nhiều bóng cây xanh. Để vàng anh tĩnh tâm khi bị nuôi nhốt.

Vấn đề vệ sinh lồng cần quan tâm nhiều, khi vệ sinh lồng bạn cũng cần cẩn thận, tỉ mỉ. Tránh làm cho vàng anh hoảng sợ bay loạn xạ trong lồng. Gây ra thương tích trên mình chúng.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Chào Mào Và Chăm Sóc Chim Đi Thi Đấu Chuẩn Nhất

Chuẩn bị những gì?

Tất nhiên đầu tiên để sở hữu thì chắc chắn phải là chú chim chào mào nhà bạn rồi. Đầu tiên là bạn cần phải bẫy chim chào mào hoặc chọn mua một chú chim chào mào theo bài viết kinh nghiệm chọn chim chào mào để có một chú chim như ý. Chắc chắn bạn cần phải chắc một điều là chú chim chào mào của mình phải có đầy đủ những tiêu chí trên thì mới đi thi đạt giải cao được.

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi chim chào mào

Lựa chọn chim chào mào như ý là bạn đã có thể bắt đầu chuẩn bị đi thi rồi đấy. Vấn đề bây giờ là cách mà bạn chăm sóc chim chào mào của mình như thế nào thôi.

Tắm nắng thì các bạn cần chọn thời điểm tắm nắng chứ không phải là bất cứ lúc nào cũng đem chim ra tắm. Chúng ta nên tắm cho chim vào những thời điểm nắng nhẹ buổi sáng. Ngoài ra nên tắm thường xuyên và đều đặn để chim có một bộ lông thật khỏe. Tránh cho chim tắm nắng quá lâu hoặc nắng quá nóng như thế chim sẽ bị kiệt sức nhanh chóng.

Tắm nước thì chúng ta tắm vào buổi trưa, tắm nơi râm mát và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào chim. Hôm nào lạnh quá thì chúng ta có thể thôi không tắm nước cho chim nữa.

Tập thể lực cho chim

Để chim có thể tham gia hết cuộc thi thì chúng ta cần có một chú chim thật khỏe, bền. Nhiều cuộc thi chim sẽ diễn ra trong vòng nửa ngày nên việc chào mào của bạn có bền hay không sẽ quyết định cuộc thi. Nhiều chú chim chào mào không bền thường sẽ bỏ cuộc giữa cuộc thi.

Các bạn bố trí cầu cóng cách xa nhau để chim có thể di chuyển liên lục. Như thế chim sẽ được nâng cao về thể lực vô cùng tốt. Cách này là cách đơn giản và hiệu quả được rất nhiều anh em nuôi chim áp dụng.

Tập luyện và phơi nắng trước khi đi thi

Nếu những chú chim đã đi thi nhiều thì không cần phải nói nhưng nếu là chim mới thì các bạn cần tập dợt một vài lần trước khi đi thi. Điều này sẽ giúp chim quen với cuộc thi và trở nên dạn dĩ hơn nhiều. Khi chim đã quen thì việc này sẽ không cần thiết nữa.

Chim Chích Chòe Lửa: Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc

Chim Chích Chòe Lửa có tên khoa học là Copsychus Malabarious Indicus, là loài chim hót rừng, vừa hót hay vừa có bộ mã rất đẹp nên được nhiều nghệ nhân ưa thích.

Có nhiều người “mê” Chích Chòe Lửa đến độ trong nhà chỉ nuôi mỗi một giống chim nầy, dù là nuôi đến gần chục con.có người chỉ nuôi một vài con Chích Chòe Lửa, nhưng lại nuôi năm ba con Chích Chòe Lửa, mặc dầu ai cũng biết nuôi Chích Chòe Lửa cũng rất công phu và nhiều tốn kém

Giá một con Chích Chòe Lửa loại làm mồi hiên nay từ vài triệu đồng đến chục triệu .Chim Chích Chòe Lửa nuôi vài ba mùa (tiếng nhà nghề gọi 1 mùa là 1 năm ) cũng phải bỏ ra hơn triệu đồng . Chim Chích Chòe Lửa bổi thì giá khoảng vài trăm nghìn.

Xuất xứ : Chích Chòe Lửa sống nhiều ở các vùng Trảng Bom , Trảng Bàng , Long Khánh , Bến Cát , Chơn Thành , Bình Long, Dầu Tiếng, Bù Đăng, Bù Đốp…Chúng cũng có mặt rãi rác ở các tình miên Tây Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam miền trung .Hầu như ở tất cả các nước ở Châu Á đều có mặt chúng.

Ở rừng, Chích Chòe Lửa có mặt khắp nơi.Nếu ta đi sâu vào các khu rừng miền Đông, ta vẫn nghe được tiếng chúng hót.Đặc biệt , chúng thường tụ tập sống và làm tổ dọc theo các đường xe ben, xe trâu.Mỗi buổi sáng , ta nghe Chích Chòe Lửa hót vang trời và hót sơm nhât, tiếp theo sau là giộng các loài chim rừng khác.

Giọng Chích Chòe Lửa rúc rúc từng hồi thật to, bài bản không nhiều như chim chích chòe than.Nhưng khi nghe chúng “nói chuyện” thì mới đã lỗ tai, vỉ rất giầu âm điệu.Ta có thể nghe được tiếng suối reo, thác đổ, tiếng rừng cây vi vu . Đôi khi ta còn lẫn lộn với giọng Họa Mi và các loại chim hót khác.Có lẻ giọng hót có nhiều âm điệu như vậy nên mới có nhiều người ưa thích.

Hình Dáng : Chích Chòe Lửa có hình dáng như Chích Chòe Than , có điều thân mình thon nhỏ hơn, mảnh mai hơn.

Người ta đặt tên chim là Chích Chòe Lửa vì thoạt nhìn vào , ta đã thấy từ ngực đến lưng toàn một màu nâu sẫm ..tự như màu lửa đỏ.Chim trống có một bộ lông tươi hơn và đuôi dài hơn chim mái.Đo từ mỏ đến hết phần đuôi có thể dài hơn 25 phân ( cm ), trong khi cái đuôi chim trống đã dài đến hơn cả thân mình ! Phải nói là Chích Chòe Lửa đẹp nhất ở cái đuôi ! Khi chim múa , cái đuôi nhấp nhô rất duyên dáng !

Chim có ba sắc lông : đen , nâu sẫm và màu trắng.

Đầu cổ, phần trên lưng và đuôi Chích Chòe Lửa phủ lông đen ửng xanh. Ngực và bụng màu nâu sẫm . Phần dưới đuôi của Chích Chòe Lửa có 8 chiếc lông trắng.Ba sắc lông tách biệt nhau thành một vùng nhất định, tạo sự sắc nét dễ coi.

Chích Chòe Lửa khi thay lông xong là đến thời kỳ chim cớ lửa. Lúc này mình chim thon nhỏ ẻo lả như dáng dấp của một hot girl . Nếu không có cái đuôi dài , chắc chắn chim sẻ mất đi phần sắc sảo.

Cách Nuôi Chim Bổi : Chích Chòe Lửa bổi rất nhút nhát , khó thuần hóa. Con nào , đang còn “lửa rừng” thì tương đối mạnh dạn hơn, có thể nuôi một vài tuần là hót được.

Cũng như nuôi các loại chim rừng bổi khác , chúng ta phải sắm một cái lồng lớn và cao, trước khi nhốt chim vào , phải để sẵn một cóng bột đậu phộng trộn lòng đỏ trứng gà , một cóng sâu tươi , hay trứng kiến , một cóng đựng cào cào (đã cắt cẳng để khỏi nhảy ) và cóng nước. Lúc thả chim vào lồng xong, ta phải trùm áo lồng kín mít , rồi treo lồng vào chỗ yên tĩnh mấy ngày đầu.

Sau đó, ta kiểm soát để tìm hiểu tình trạng sức khỏe ra sao , nó thích hợp với thức ăn gì để cho ăn tiếp.Dần dần , khi Chích Chòe Lửa dạn, ta hé áo lồng ra , đem chim treo vào chỗ có người qua lại , và tập cho chim Chích Chòe Lửa ăn bột đậu phộng dần dần.

TDCC thấy có cũng có nhiều con chim Chích Chòe Lửa không chịu ăn bột đậu phộng trộn trứng . Trong trường hợp nầy, các bạn lấy một ít bột đổ vào cóng , xong trộn vào đó một ít sâu tười hoặc sâu khô.Chim ăn sâu có lẫn chút bột, nên quen dần .Lần sau , ta tăng lượng bột lên dần… và thế là chim sẽ biết ăn bột.

Thức Ăn :

Chích Chòe Lửa cũng ăn bột đậu phộng trộn trứng . Ngoài ra nó cũng ăn cào cào , sâu khô , sâu tươi , trứng kiến .

Chích Chòe Lửa cũng giống như chim Chích Chòe Than , có điều nó ăn ít hơn nhiều.

Lồng Chim Và Cách Chăm Sóc : Nuôi chim Chích Chòe Lửa bằng lồng tre hay lồng mây , nhưng phải dùng loại lồng đặc biêt .Lồng ít nhất là 72 năn, có đường kính đáy phải 35 phân trở lên , chiều cao của lồng tối thiểu là 60 phân.Phải nuôi lồng lớn như vậy , thì chim Chích Chòe Lửa mới xoay trở dể dàng , vì đuôi nó quá dài .Nhiều nhà rộng rãi có chỗ treo , người ta dùng đến loại “lồng thể lực” đường kính 60 cm và cao một thước.

Thông thường thì từ tháng mười âm lịch , chim Chích Chòe Lửa bắt đầu thay lông, và đến tháng ba âm lịch là thay lông hoàn tất

Tùy theo sức khỏe của chim mà chim thay lông sớm hay muộn và nhanh hay chậm. Có con , lông cũ chỉ trong một tuần là rụng trông thảm não, rụng ào ào như vậy thì lông mới rất mau ra, thời gian thay lông ngắn lại . Có con thay lai rai, mỗi ngày chỉ rớt một hai cọng, nên thời gian thay lông kéo dài bốn , năm tháng . Gặp trúng em đang “suy lông” một năm thay đi thay lại đến mấy lần.

Với con chim suy lông, ta nên cho ăn uống bổ dướng hơn và tốt hơn hết là không thay đổi thức ăn suốt năm.

Chim nào cũng vậy , việc ta thay đổi thức ăn cho chúng sẻ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chim . Mỗi lần thay đổi thức ăn là mỗi lần thay lông . Chim ở nhà người ta thay lông xong , mình mua về cho ăn thức ăn khác, dù tốt hay xấu hơn , chim cũng thay lông lại.

Trong suốt thời gian chim thay lông , ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch , thức ăn nước uống đầy đủ , nên trùm áo lồng cả đêm lẫn ngày , và vẫn cho chim tắm.

Lợi dụng lúc chim đang tắm , ta lo vệ sinh lồng, bằng cách thay bố mới sạch sẽ , dùng cợ sơn ,quét sạch đấy lồng rồi mới cho chim vào.

Tóm lại việc chăm nom và săn sóc cho Chích Chòe Lửa không có gì khó khăn cả. Trong thời gian chim thay lông , có thể ta không nên cho ăn sâu, đỡ được phần nào tốn kém.Nhưng không thể dẹp khẩu phần cào cào của nó . Khim chim thay lông xong , ta tiếp tục cho ăn sâu tươi và khô trở lại cũng không muộn.

Nuôi chim mái : Theo kinh nghiệm lâu năm của các nghệ nhân thì chim Chích Chòe Lửa phải có chim mái kèm mới sung chim .

Chim Chích Chòe Lửa mái có thân hình nhỏ và màu lông xấu hơn chim trống . Chim Chích Chòe Lửa mái có cặp mắt vừa to , vừa tròn , trong khi chim trống có con mắt hơi méo.

Chim Chích Chòe Lửa mái cũng cho ăn uống như chim trống . Có thể chỉ cho ăn cào cào , khỏi cho ăn sâu. Chim mái bao giờ cũng phải treo cách xa và khuất mắt chim Chích Chòe Lửa trống . Tuy nhiên khoảng cách không nên quá xa, làm sao mà tiếng “xùy ” của chim mái phải đến tai chim Chích Chòe Lửa trống mới được

Chích Chòe Lửa trống nghe tiêng mái “xùy” sẽ hăng lên , hót ngay. Mái càng siêng “xùy ” thì Chích Chòe Lửa trống càng siêng hót.

Cách tập chim hót : Cũng như chim Họa Mi và nhiều loại chim hót khác , chim Chích Chòe Lửa cũng có tính ưa bắt chước giọng hót của chim xung quanh mà nó nghe được . Vì vậy , tốt hơn cả , là ta nên cho chim nhà đi nghe chim thiên hạ hót để giong chim mình sẽ giầu âm điệu hơn.

Nếu tập cho chim nghe đĩa CD , trong đó có tiếng kèn đồng, hay đàn guitar , vĩ cầm , đàn Hạ Uy Di , tiêu , sáo ….thì chắc chắn giọng chim sẽ tràn ngập nhiều điệu mới.

Điều đặc biệt cần nói thêm là ở chim Chích Chòe Lửa là chim trống nuôi con cực kỳ giỏi. Ngay nhu chim trống mình nuôi lâu năm trong nhà, nếu thả vào lồng một con Chích Chòe non. Chim Chích Chòe Lửa trống vẫn sốt sắng làm tròn bổn phận của người cha nuôi một cách chu đáo.

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Vẹt Non Chuẩn Nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!