Xem Nhiều 3/2023 #️ Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Thành Công # Top 4 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Thành Công # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Thành Công mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

THU HÚT VÀ TĂNG ĐÀN CHIM YẾN VỀ Ở VÀ LÀM TỔ

Thu hút, dẫn dụ, di đàn…lấy chim từ trên biển trời mênh mông, từ các nơi xa xăm về ở và làm tổ trong nhà các nhà yến mới xây, thật ra là ở hai đặc điếm sinh thái rất bình thường của chim yến là ” trên đường về sau khi kiếm mồi ăn, nghe tiếng đồng loại, chim hay ngộ nhận là nơi ở của mình nên tìm đến” và “các chim non trẻ khi kết đôi không quay lại nơi sinh ra mà tìm đến nơi ở mới”.

Từ tình cờ phát hiện chim yến về ở làm trong tổ trong các căn nhà bỏ hoang phế, con người tìm ra được đặc điểm này và tổ chức thu lại tiếng chim và phát ra để gọi mời chim yến về. Để chim yến ở lại lâu dài, làm tổ thì phải tạo ra môi trường phù hợp với đặc tính sinh lý của chim, nhiều người gọi đây là kỹ thuật hay công nghệ dẫn dụ, thu hút và di đàn, tăng đàn đưa chim yến về.

Các nhà nghiên cứu chim yến ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều khẳng định “Chim yến vào nơi ở mới là đặc tính sinh học bình thường của các con chim non trẻ, nhận biết có nơi ở mới là đặc tính sinh học binh thường của các con chim non trẻ nhận biết có nơi ở mới là do tiếng kêu của đồng loại. Số lượng chim về sẽ tăng theo thời gian, không có kỹ thuật hay công nghệ dẫn dụ, thu hút và di đàn, tăng đàn mà chỉ có kỹ thuật tạo môi trường phù hợp để giữ chim ở lâu dài và làm tổ”.

Tất cả chim yến đều có nơi trú ở, chỉ có chim yến non trẻ khi trưởng thành kết đôi là thay đổi địa chỉ do môi trường đang sống bị biến đổi bất lợi, phải bỏ nơi ở cũ tìm đến nơi có điều kiện môi trường phù hợp.

Từ năm 1970 đến nay, các yếu tố gây bất lợi môi trường xảy ra nhiều lần ở , Thái Lan và Việt Nam đã đưa nhiều đợt chim yến đảo vào đất liền trú ở. Gần đây nhất là các trận động đất, sóng thần và cháy rừng đã đẩy hàng vạn chim yến vào miền Nam Thái Lan, Campuchia, Việt Nam trú ở.

1.NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG CHIM YẾN ĐẢO VÀO ĐẤT LIỀN

Chim yến sống hoang dã trong các hang động tự nhiên ở biển đảo.

Vào trước các năm 1970, tại các tỉnh Khanh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Sài Gòn đã phát hiện có nhiều căn nhà, rạp hát, nhà kho bỏ hoang chim yến về làm tổ. Ở và Malaysia cũng vậy.

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến các nhóm chim yến rời khỏi hang đảo vào nhà do con người xây để ở và làm tổ là nguyên nhân gay bất lợi cho môi trường sinh sống của chim trong hoang dã.

– Các thảm họa môi trường tự nhiên là bão, lũ lụt, sóng thần, động đất và lở đất

– Cây hoang dại mọc che lối vào hang gây bất lợi cho chim trú ở.

– Hạn hán, lụt lội làm môi trường, nguồn côn trùng mồi ăn của chim yến giảm bớt hoặc không còn, chim phải đi xa hơn mới tìm được thức ăn. Vùng tìm kiếm thức ăn thường nằm trong bán kính 25 km, nếu xa hơn chim sẽ tìm nơi ở mới để tìm kiếm thức ăn dễ dàng.

– Các trận cháy rừng lớn khói bụi làm ô nhiễm và hủy diệt vùng sinh sống và vùng cung cấp mồi ăn cho chim yến.

– Các khu đô thị, khu nghỉ mát, khu công nghiệp, điện năng, hóa dầu xây dựng mới phá hủy môi trường sống đã đẩy các vùng thức ăn côn trùng của chim là đồng lúa, đồng cỏ, bụi cây ven song ven biển, rừng, bụi rậm và đầm lầy ra xa hơn.

– Chim tăng đàn từ nhiều nơi đến sống làm nơi ở trở nên đông đúc nhiều chim, số chim nhỏ tìm chỗ ở khó khăn nên đi tìm nơi khác.

– Các con chim trẻ không tìm được chỗ làm tổ vì có các con chim ở trước chiếm nên phải tìm đến nơi khác.

– Xuất hiện nhiều địch hại chuột, rắn, đại bàng, cú, cáo và con người vào lấy tổ làm đời sống chim bị xáo trộn hoặc có nguy cơ bị sát hại nên chim buộc phải rời bỏ.

– Gặp các yếu tố bất lợi, chim yến phải tìm đến các vùng sống mới, trong khi đi bị gió lớn đẩy vào đất liền gặp các ngôi nhà hoang phế yên tĩnh có điều kiện thích họp là chim vào tú ở. Các con chim trẻ đi nhiều hơn.

– Lớp chim đảo này vào, các năm sau gặp các trận bão mới hay môi trường bị biến đổi tiếp tục đẩy lớp chim đảo mới vào đất liền trú ở và tăng đàn phát triển. Nhiều năm thành các quần thể lớn sinh sống ở nhiều vùng vên biển, ven sông, ven đầm lầy ao hồ lớn và các vùng có nguồn thức ăn dồi dào.

2.CÁC TRƯỜNG HỢP CHIM VÀO NƠI Ở MỚI

Khởi đầu ở , khi nắm được đặc điểm của chim yến “sau khi kiếm ăn, trên đường về nghe tiếng đồng loại là chim ngộ nhận bay tìm đến” nên đã thu tiếng chim yến kêu. Vào buổi chiều, họ phát tiếng chim yến kêu, một số chim non trẻ nghe tiếng kêu lầm tưởng bay vào. Các điều kiện nên trong nhà yến phù hợp nên ở luôn, có nhiều nhà chim yến vào nhưng thấy không phù hợp nên bỏ đi.

Ngoài số chim non trẻ, còn có các chim yến khác tìm đến các nơi ở mới.

-Các con chim bị biến động sinh lý không làm tổ vào mùa sinh sản chung mà sinh sản rải rác trong năm. Số chim này có thể tìm đến nơi ở mới vào bất kỳ thời gian nào.

-Trong nhà yến quá đông đúc không còn chỗ nên cả chim trẻ và chim lớn phải ra đi vì chỗ làm tổ cũ bị chiếm.

-Thời tiết xấu bão lụt, mưa to, gió lớn làm các con chim trẻ và chim lớn không thể tìm về nơi ở cũ phải đi nơi khác.

-Môi trường sống bị phá vỡ do không khí ô nhiễm, mạt gỗ xâm hại, nấm mốc phát sinh, nhà yến phải sữa chữa hay bị phá bỏ, chim phải đi tìm nơi ở mới.

-Trong mùa sinh sản, chim mới làm tổ nhưng chưa đẻ mà tổ bị lấy nên phải tìm nơi khác.

-Như vậy để có chim yến về nơi ở mới thì sẽ có một số chim ở nhà yến khác bị mất đi hoặc từ các hang động ở biển khơi bị gió đẩy bay trôi dạt vào.

3. YÊU CẦU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHIM YẾN

Yếu cầu được sống của chim yến rất đơn giản là nơi trú ở hơi tối có không khí mát và trong lành, gần vùng có nước để chơi đùa, gần vùng có côn trùng để kiếm ăn. Muốn hưởng lợi từ chim yến là phải tạo ra nơi có môi trường sống phù hợp và ổn định để chim yến ở lâu dài.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và xác định môi trường phù hợp cho chim yến sống lâu dài là nơi tối lờ mờ có độ sáng ít nhất là 0,02 lux độ ẩm 65-80%, nhiệt độ 27-29%C, hàm lượng oxy 19-20%, không khí trong lành không bị nhiễm khí độc, không bị nấm mốc và mối mọt côn trùng địch hại xâm phạm. Tốt nhất là vùng cách xa bờ biển trên 5-10 km.

4. VẬT LIỆU ĐỂ CHIM YẾN GẮN TỔ

Tổ chim yến làm từ nước bọt rất dính, nên gắn được trên tường, bê tông, đá, gỗ.

Các nhà khoa học đã kết luận chim yến thích gắn tổ trên các tấm ván vì bám vào gỗ dễ hơn là bám tường đá. Nhà yến nào có nhiều tấm ván thì chim gắn nhiều tổ và ngược lại chỉ có vài tấm ván thì tổ ít.

Ván là gỗ tạp rẻ tiền có xớ mềm, nhám được xử lý theo công nghệ ngâm rửa, tẩm và sấy khô, đạt chất lượng không mùi, khó hư mực, khó bị côn trùng phá hủy, giữ ẩm tốt, nhẹ để dễ gắn lên trần, dễ cưa cắt, đóng vững chắc, chim thấy an toàn để xây tổ.

Ván ngăn được ánh nắng mặt trời, tạo bóng tối lờ mờ phù hợp với đặc tính của chim sống trong hang động khi sinh sản.

Chim làm tổ dễ dàng, không bị mệt mỏi vì chân và cơ bắp không phải hoạt động nhiều khi chim treo mình làm tổ. Nước bọt được hấp thu khô nhanh thì tổ được xong sớm. Nền tổ dày cứng sẽ giữ tổ,trứng và chim non được chắc chắn.

5. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ CHIM YẾN VỀ Ở VÀ LÀM TỔ

Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, các vùng ven biển của Việt Nam có rừng ngập mặn, vào trong đất liền có nhiều mặt nước sông hồ đầm lầy lớn, đồng lúa, vườn cây ăn trái và rừng cây bụi thấp thuận lợi cho nhiều loài côn trùng sinh sôi phát triển làm nguồn mồi ăn cho chim yến nên từ Đà Nẵng đến Hà Tiên Rạch Giá, Cà Mau và các hải đảo có chim yến sinh sống.

Vào cuối năm 2011, ở Việt Nam đã có hơn 3.000 nhà yến.

Ở TP. Hồ Chí Minh, vùng Cần Giờ rừng sinh quyển ngâp mặn và các vùng ở các quận 2, 7, 8, 9, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Thạnh có hơn 500 nhà yến, trở thành trung tâm nuôi yến lớn nhất nước ước phỏng với hơn 280.000m 2 sàn nuôi.

Chung quanh các hồ Dầu tiếng, hồ Phước Hòa, hồ Trị An, hồ Thác Mơ, hồ Xuyên Mộc của các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đòng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu của các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau,Rạch Giá có hơn 950 nhà yến, diện tích sản nuôi ước phỏng trên 350.000m 2.

Dọc theo theo ven biển từ các tỉnh Quảng Nam, Đà nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, và Bình Thuận có gần 900 nhà yến, diện tích sản nuôi khoảng 190.000m 2.

Qui mô các nhà yến ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam lớn diện tích trần nuôi rộng 250-600m 2, đặc biệt có nhiều nhà qui mô rất lớn 800-1.000m 2. Qui mô các nhà yến ở Miền Trung nhỏ dưới 250 m 2 và có hơn 50% nhà yến diện tích nhỏ từ 50-100m 2.

Trong thực tế có nhiều vùng không có hoặc có rất ít chim yến hoạt động. Ở TP. Hồ Chí Minh có vùng Lê Minh Xuân, An Hạ, Nhị Xuân, ở Đồng Nai có vùng Nam Cát Tiên mặc dù các vùng này nằm gần vùng có chim lưu trú với số lượng lớn như ở Cần Giờ, ở Long Khánh.

Vùng Quới Thạnh, Phước An của Nhơn Trạch cách vùng An Hòa, Tam Thôn Hiệp Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh con sông Lòng Tàu và Đồng Tranh là vùng có nhiều chim yến trên đường đi kiếm ăn bay ngang nhưng ở các vùng khác của Nhơn Trạch và Long Thành thì có rất ít. Việc chọn địa điểm xây nhà yến phải được khảo sát cẩn thận.

Địa điểm xây nhà yến chọn tốt nhất là trong khu vực đang có nhiều nhà nuôi chim yến vì là vùng chim yến đang hoạt động, hội đủ các yếu tố là gần nhiều vùng rừng cây bụi thấp, đồng lúa, mặt nước sông rạch lớn và không xa quá 20 km vùng chim kiếm mồi.

Ở các vùng mới chưa có nhà nuôi chim yến, chọn địa điểm phải xác định là vùng đang có chim hoạt động, các nhà kỹ thuật thường xác định các yếu tố là có gần vùng rừng cây bụi thấp, đồng lúa, mặt nước sông rạch lớn và không xa quá 20-25 km vùng chim kiếm mồi trước rồi mới xác định vùng có chim hoạt động.

Để xác định có chim yến, nên từ 9,30-10,30 h sáng và 4-6 h chiều dùng máy phát tiếng chim yến kêu, sau 20-30 phút chim nghe tiếng đồng loại sẽ bay về lượn chung quanh trên loa phát.

Chim yến bay đến và bay đi luôn là ở đây không phải vùng sống hoạt động của chim yến hay là chim yến đảo đang bay tìm mồi ăn ở trong đất liền trên đường bay về hang.

5.2. CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ ĐỂ MÔI TRƯỜNG NHÀ YẾN PHÙ HỢP

5.2.2.NHIỆT ĐỘ NHÀ NUÔI CHIM YẾN

Chim yến sống trong môi trường có nhiệt độ 27-29 0C, nếu nhiệt độ trên 32 0C hay dưới 24 0 C chim yến sẽ bỏ đi.

Phần lớn các vùng có chim yến hoạt động thường có số giờ trong năm chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao trên 37 0 C cần được can thiệp xử lý.

Để giải quyết nhiệt độ được ổn định và duy trì ở 27-29 0C, trong nhà yến phải có hệ thống thông gió và hồ nước. Hệ thống này tự vận hành luôn duy trì nhiệt độ trong nhà yến thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 3-7 0 C.

Khi nhiệt độ trên 37 0 C không thể tự vận hành nhiệt độ về ở mức chuẩn được thì phải dung đến hệ thống phun nước hơi sương can thiệp để đưa nhiệt độ xuống.

Một số ít vùng có khí hậu mát dưới 26 0C để nâng nhiệt độ lên 27-29 0 C thì ó thể dung máy sưởi nước nóng hoặc hơi nóng dẫn đi trong ống thép bố trí đi trong nhà yến để nâng nhiệt độ lên.

Khu Du Lịch Sinh Thái Du Sơn, Long Sơn, Vũng Tàu ở nhiệt độ cao 30-50m, trong năm có hơn 5.800-6.200 giờ có nhiệt độ bình quân thấp dưới 26 0C và 1.800-2.100 giờ nhiệt độ ở 27-36 0C và 240-260 giờ nhiệt độ trên 37 0 C nên vẫn phải có hệ thống thông gió và hồ nước.

5.2.3. Độ Ẩm Nhà nuôi chim yến

Độ ẩm thích hợp cho nhu cầu sinh lý của chim yến là 65-70% vào mùa sinh sản, độ ẩm phải tăng lên trên 70% để vật liệu mà chim yến gắn tổ lên nhờ hơi nước giữ được nền tổ không bị rộp chân.

Trong thiên nhiên hoang dã chim yến làm tổ trên vách đá để nền tổ không bị rộp rớt tổ cầ độ ẩm 85-90%, tron nhà yến ở Ind obesia sử dụng gỗ giá tị làm tấm ván đóng trần vì gỗ có thớ gỗ săn chắc khó thấm nước nên cần độ ẩm cao 85-90% để tổ yến gắn được không bị rộp chân.

Gỗ giá trị rất khan hiếm nên các nhà nuôi chim yến không sử dụng mà sử dụng ván gỗ tạp rẻ tiền, ở độ ẩm 75-80%, các tấm ván này vì không được xử lý ngâm tẩm nên dễ bị mọt gỗ và nấm mốc phá hoại.

Độ ẩm và nhiệt độ có môi trường tương quan tăng giảm nghịch chiều.

Trong vùng nhiệt độ thấp dưới 26 0C, khi nâng nhiệt độ trong nhà yến đạt chuẩn 28 0C thì nên chấp nhận độ ẩm thực tế đang có dù độ ẩm chỉ là 60%, nếu đưa độ ẩm lên 70% thì nhiệt độ sẽ hạ xuống dưới 28 0 C.

Trong vùng nhiệt độ cao trên 27 0C, khi kéo nhiệt độ xuống chuẩn 28 0 C nếu cần nâng độ ẩm lên trên 85-90% thì cứ nâng nhưng lưu ý là không được làm không khí ẩm thấp nấm mốc phát triển chim bỏ đi.

Nên vận hành môi trường nhà yến theo chỉ tiêu nhiệt độ và luôn giữ ẩm độ ở 65-70% là phù hợp. Trong mùa chim sinh sản thì nâng lên 70-80% tốt nhất.

Không cần thiết phải đưa đô ẩm lên tới 80-95%. Các chủ nhà yến ở Thái Lan và cho rằng không cần thiết phải đưa độ ẩm lên 80-95% vì tấm ván trần sử dụng là gỗ SWO-2 hay gỗ tạp có tính hút ẩm và giữ ẩm tốt, độ ẩm 70-75% là giúp giữ tổ yến gắn được vào tấm ván không bị rộp chân. Độ ẩm này tốt cho chim yến trong mùa sinh sản vì trùng vào mùa mưa là mùa độ ẩm trong không khí cao nhưng rất dễ bi nấm mốc xâm nhập.

Ở Việt Nam, chim yến làm tổ trong mùa mưa, các nhà yến không dùng gỗ giá trị mà dùng ván tạp chỉ sấy (không ngâm tẩm trừ mối mọt nên rất dễ bị nấm mốc).

Trong năm 2010, ở Bạc Liêu, mưa nhiều độ ẩm cao. Nhà yến vận hành với độ ẩm 85-95% nhiều tấm ván trần bị nấm mốc phá hoại, ở Đồng Xoài thì mạt gỗ sinh sôi tràn lan cắn phá chim làm tổ, kết quả chim bỏ đi.

5.2.4. KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH

Phân chim có màu nâu đen, khi mới thải ra có màu nâu đen có pha vài vệt trắng, Do còn cánh, vỏ và thân côn trùng chưa tiêu hóa hết nên chứa nhiều protein, các khoáng dưỡng chất, Ca/P và chitin, nên có mùi đặc biệt. Phân chim tiếp tục phân hủy nên phát sinh nhiều khí thải độc CO 2, NO 2, NO 3, CH 4, H 2S và NH 3 bay quanh quẩn trong nhà yến. Hàm lượng các khí thải độc này cao sẽ gây nguy cơ ngạt thở và tê liệt thần kinh nếu hít phải.

Chim yến rất mẫn cảm với các loại khí thải độc, chỉ hàm lượng thấp cũng bị sốc và chết nên bỏ đi ngay nếu hàm lượng vượt quá 0,01%.

Chim yến ở lâu dài khi không khí trong nhà yến được trong lành.

Các chủ nhà yến có xu hướng để phân chim trong một thời gian khá dài 12-16 tháng để tạo thêm mùi tự nhiên thu hút chim nhưng làm các khí độc tích tụ nhiều.

Đặc điểm của các loài chim sống trong hang động là cần chỗ tối để giấu tổ, bảo vệ bản thân và các chim non khỏi kẻ thù.

Nhờ đặc điểm nhà yến tối lờ mờ hạn chế được các loài chim khác như én nhạn, yến cỏ, se sẻ, bồ câu và nhiều loài chim dữ như chim cú, cắt, đại bang, két…không dám ào nơi trú ở của chim yến, tối thăm thẳm.

Nguồn ánh sáng chiếu vào nhà yến chỉ có ở hai nơi lỗ ra-vào và lỗ thông gió, phải hạn chế nguồn ánh sáng chiếu và phản chiếu vào.

Kỹ Thuật Nuôi Và Thuần Hóa Thành Công Chim Họa Mi

Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là “nghệ sĩ của rừng xanh” bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm tựa hồ tiếng suối reo, gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi lâm trận. Tính cách của chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ, trau truốt. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản. Xét một cách tổng quát, chim họa mi thuộc loại ương ngạnh, khó tính, khó thuần.

Chim mộc là gì, khái niệm về chim mộc:

– Chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm “chim mộc”. Người chơi chim sử dụng từ “mộc” để nói về những con chim vừa bắt từ rừng về. Đặc điểm cơ bản nhất của chim trong thời kỳ này là sự hoảng sợ, nhút nhát. Nuôi chim trong kỳ này rất vất vả, khó khăn bởi chúng chưa quen với cuộc sống trong lồng. Mỗi khi thấy bóng người là mỗi lần bay nhảy loạn xạ, đâm đầu vào các nan lồng dẫn tới rách đầu, chảy máu, xã cánh, gãy đuôi… Có con chim thậm chí còn nhất quyết không chịu ăn dẫn tới tử vong. Nếu bạn không phải là người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất không nên chọn mua và nuôi chim họa mi trong thời kỳ này. Tốt nhất là nên mua những con chim tương đối thuần, đã biết ăn cám và cất tiếng hót trong lồng.

Các bước thuần hóa chim họa mi

– Để thuần hóa chim hoa mi, trước hết chúng ta bắt đầu thuần hóa chim mộc. Những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái “lồng cũi”, cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen “đứng cầu”, ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.

– Khi chim đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại cũng là lúc người chủ quan sát và nhận biết được giá trị của từng con. Họ đưa chim ra ở “lồng nuôi”. Thông thường, chúng ta mua chim khi chim ở giai đoạn này. Không biết dùng từ nào cho chính xác nhưng có lẽ ta tạm gọi những chú chim như vậy là “chim tạm”.

– Ở thời kỳ này, chim vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người, có con vẫn rách đầu chảy máu như thường nhưng bù lại chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Nhiều khi để theo dõi chim, tôi phải nấp sau những bức tường lắng nghe xem hôm nay chim của mình có hót không hay hót thêm được những giọng gì mới. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều. Bạn nên có một con chim mái tương đối thuần để “ốp” chim đực làm cho chim đực bớt hoảng sợ và sớm thích nghi với cuộc sống trong lồng. Cách “ốp đực” không có gì là phức tạp cả. Bạn treo chim mái ở cạnh chim đực, mở hé lồng để chim đực nhìn thấy chim mái. Nếu con chim mái của bạn thuộc loại hay, chim đực sẽ nhanh thuần hơn. Tôi thật may mắn khi đang sở hữu một con chim mái thuộc loại “đỉnh”. Cứ mỗi khi nhìn thấy chim đực là nó vẫy vẫy hai đầu cánh, nhảy lên thành lồng như muốn âu yếm, vuốt ve chim đực. Và chú chim đực như cũng “xốn xang” đáp lại tình cảm của cô nàng, quên cả hoảng sợ.

– Không giống như nhiều loại chim khác, chim họa mi rất hiếu thắng vì vậy bạn không nên để những con chim đực “tạm” ở gần những con chim “thuần”. Nếu như bạn nuôi khướu, việc treo hai con chim đực ở gần nhau đem lại hiệu quả tích cực là chúng có thể học tập giọng hót cũng như phản xạ của nhau thì việc treo hai chim họa mi đực ở gần nhau lại đem đến những kết quả tiêu cực. Là giống chim hiếu thắng xuất phát từ bản năng tranh giành chim mái, hơn nữa trong tự nhiên, họa mi thường sống đơn lẻ trên những “lãnh địa” riêng nên nó sẽ không chấp nhận sự có mặt của kẻ “phá đám”; họa mi đực thuần sẽ có hành động “dằn mặt” con chim mới khiến cho nó thêm hoảng sợ. Mỗi lần mở mỏ định hót là mỗi lần chim thuần lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo. Vì vậy chú chim mới mang về còn lâu mới dám thể hiện giọng ca của mình. Kinh nghiệm rút ra là nên ốp đực bằng mái và ngược lại nên ốp mái bằng đực.

– Có thể nói chăm sóc chim “tạm” là giai đoạn vất vả nhất trong quá trình thuần hóa chim họa mi. Nếu như ở thời kỳ “mộc”, người chủ chỉ việc tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng cũi thì ở giai đoạn “chim tạm” bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ cần thiết khi sống trong lồng. Bạn nên cố gắng thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn và cố định vào mỗi giờ trong ngày, chẳng hạn sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, sau đó treo chim ở một chỗ cố định, tiếp thức ăn, nước uống vào một giờ cố định… để tạo cho chim có những “phản xạ có điều kiện” phù hợp với cuộc sống trong lồng.

– Khi chim mới đưa vào lồng nuôi, do chưa quen với việc tiếp xúc với con người nên bạn phải chấp nhận một thực tế là không thể ngày nào cũng “sờ mó” vào lồng chim được. Bạn nên để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất “nặng mùi” và không còn cách nào khác là phải “sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình để “không ai đụng cham đến ai cả”.

– Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần, hé dần áo lồng cho chim dần làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim… Và, như tôi đã trình bày ở phần trên, nếu có thể, hãy luôn cho chim đực được “ốp mái”. Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim đực và chim mái ra để chim đực, khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình và thể hiện những “tuyệt chiêu” mà có khi bạn cũng không ngờ tới.

– Khi con chim mới về nhà bạn, trừ khi bạn mua “chim thuộc”, không bao giờ bạn có ngay một chú chim ưng ý cả. Hoặc là không hót, hoặc là lông cánh rách, hoặc là nát mặt chảy máu… hoặc là tất cả những điều đó. Nhưng bạn yên tâm, chỉ cần kiên nhẫn chăm sóc, chú chim của bạn không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tiêu chuẩn thôi. Tôi còn nhớ khi mới mang chim về, mỗi lần cho chim tắm tôi xót hết cả ruột khi nhìn chú chim bay nhảy loạn xạ, rách đầu rách mặt… Nhưng đó là thực tế mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận khi đưa một sinh vật hoang dã vào trong cuộc sống con người.

Lưu ý:– Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào cũng phải dịu dàng, nhẹ nhàng và âu yếm chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng như thế nào tới mức độ thuần của chim nhưng tôi dám chắc rằng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim… bằng sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo.

– Ngay cả khi đã thuần, ngoài chế độ chăm sóc bình thường, bạn vẫn nên cho chim đực “ốp mái” để kích thích “nam tính” trong chúng. Cũng giống như con người, tôi nghĩ rằng sự hưng phấn trong “tình yêu” có thể giúp chim họa mi thêm dồi dào sinh lực, ăn khoẻ hơn, chải truốt bộ lông hơn và trau truốt thêm giọng hót của mình. Như thế, người nuôi chim chúng ta chỉ có lợi mà thôi.

Kỹ Thuật Nuôi Yến Trong Nhà Công Nghệ Malaysia

KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ KIẾM VÀI TRĂM TRIỆU MỖI NĂM

KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ KIẾM VÀI TRĂM TRIỆU MỖI NĂM

Kỹ thuật nuôi chim Yến tại nhà không hề khó nhưng hơi phức tạp trong việc làm nhà cho chim Yến ở bởi chúng đã sống quá quen thuộc với môi trường hoang dã. Để có kỹ thuật nuôi chim Yến đúng cách cần phải nắm vững các yêu tố sinh trưởng, môi trường và điều kiện sống của loài chim này mới tạo ra được những hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi chim.

Vậy làm sao để có thể nuôi được chim Yến trong nhà là cả một quá trình không đơn giản đòi hỏi bạn phải kiên trì và điều quan trọng là phải có hứng thú.

Nhiệt độ thích hợp nuôi chim Yến Chim Yến nuôi trong nhà phải đảm bảo được độ ẩm từ 75- 90%. Nhiệt độ: 27 – 290C. Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần thực hiện những việc cần thiết như độ cao của căn nhà hợp lý. Địa thế của căn nhà xây theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm ướt trong không khí. Để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Ống thông với lỗ hổng phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ.

– Làm nhà cho chim Yến Chim Yến là động vật hoang dã chưa thuần dưỡng, chúng thường sống trong những hang động tự nhiên. Do đó, muốn nuôi chim Yến trong nhà trước hết cần phải tạo ra một môi trường sống y như ngoài thiên nhiên để chúng cảm thấy an toàn. Nuôi chim yến không cần quỹ đất lớn, có thể xây nhà nuôi ở vùng đất kém màu mỡ, không sản xuất nông nghiệp được.

Độ cao của mỗi tầng nhà chim ít nhất là 2m đối với những vùng lạnh. Tuy nhiên cần chú ý là có khoảng thông tầng. Làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như trong các hang vách đá tự nhiên. Số tầng tối thiểu là 2 tầng. Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi nó quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm khó điều chỉnh, ít điều kiện để chim lựa chọn 1 chỗ thích hợp nhất cho nó.

– Kỹ thuật nuôi và dẫn dụ chim Yến Kỹ thuật nuôi chim Yến không phải ai cũng có thể nuôi và thành công. Vì ngoài tiền đầu tư rất lớn ra còn chịu nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thành công của một nhà yến, như vị trí xây nhà yến. Kỹ thuật xây dựng như vật liệu làm nhà, kích thướt, độ cao, hướng bố trí cửa chính – phụ, giờ mở loa, loại loa – âm lượng, âm thanh trong – ngoài nhà – âm thanh theo mùa… Cách bố trí hệ thống phun sương. Hóa chất phun trong nhà… Quy hoạch các loại cây trồng quanh nhà yến. Ngoài ra còn nhiều yếu tố phức tạp khác. Do đó nếu muốn làm giàu từ việc nuôi Yến chắc chắn phải thực sự vững tâm, kiên trì và quan trọng là hứng thú.

– Kỹ thuật nuôi chim Yến phải đặc biệt chú trọng trong khâu làm tổ Nuôi Yến trong nhà là một nghề không chỉ đòi hỏi người nuôi Yến phải có nghệ thuật mà việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ là hết sức cần thiết. Điều đầu tiên cần làm đó là dẫn dụ chúng ổn định trong tổ. Phương pháp để có thể dụ chúng chính là nhờ vào các thiết bị âm thanh, mùi bầy đàn

– Chim Yến sinh sản Chim Yến sinh sản theo mùa, vào khoảng giữa tháng 01 chim bắt đầu xây tổ, đến giữa cuối tháng 3 bắt đầu đẻ trứng. Chim Yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định.

Chim Yến 8 – 10 tháng tuổi thành thục và đẻ trứng lần đầu. Chim xây tổ 30-80 ngày, giao cấu và đẻ trứng 5 – 8 ngày, ấp trứng: 23 – 30 ngày, từ trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ là 43 ± 3 ngày. Chim non nở ra trụi lông, màu hồng nhạt, da nhăn nheo. Sau 5 – 6 ngày tuổi, đâm lông tơ, lông mọc rất ít, chậm và giữ ít lông như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi và mọc khá đều ở 30 – 40 ngày tuổi, khoảng 45 ngày thì bay được.

Trong nhà Yến để chim tự ấp nở thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Một chu kỳ sinh sản của chim khoảng 3-4 tháng, trong đó 1-2 tháng là xây tổ và 2,5 tháng ấp nở nuôi con, và có thời gian nghỉ nhưng về quần đàn thì chim yến nhà đẻ rải rác quanh năm.

– Thu hoạch Thức ăn chim Yến là các loại côn trùng nên nếu có chim Yến trong nhà sẽ góp phần tiêu diệt loài gây hại. Ngoài ra, nuôi chim Yến cũng cho hiệu quả kinh tế cực cao nếu nắm bắt được các quy trình kỹ thuật khoa học. Một cặp chim Yến có khả năng cho thu nhập 1 triệu đồng/năm

(Chuyên: Khảo Sát – Thiết Kế – Thi Công nhà yến)

– Trụ sở chính: 65/7 Thạnh Lộc 22 – P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM.

– Văn phòng đại diện: 177/2/16 Đường Linh Trung, chúng tôi Trung, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

– Chi nhánh 1: Km38, QL.26, Xã Eaphê, Krông Păc, ĐăkLăk.

– Chi nhánh 2: 85A/4 Bình Lợi, Thị Trấn Tân Trụ, Huyện Tân Trụ, Long An.

– Chi nhánh 3: TT Sa Rài, H. Tân Hồng, Đồng Tháp

Liên hệ tư vấn và khảo sát nuôi Yến : 0902005034 (Mr.Quang)

– Fanpage Facebook: YẾN SÀO BA PHI

Chia sẻ:

Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Malaysia

Cũng như các loài động vật nuôi khác khi tiến hành nuôi với mục đích thu lợi nhuân. Người nuôi yến cần hết sức chú trọng đến tập tính của yến, nắm rõ thức ăn của loài yến giúp duy trì sự sống cho toàn đàn yến và giúp thu hút chim yến từ nơi khác đến sinh sống tăng năng suất chất lượng, nâng cao chất lượng của nghề nuôi yến.

Chim yến thường ăn gì?

Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu thức ăn ưa thích của loài chim này là gì để từ đó biết cách bổ sung sao cho phù hợp với khẩu vị của chim yến. Chim yến là loài thích ăn các loại côn trùng trong tự nhiên có kích thước nhỏ chỉ khoản 0,01 – 0,72g như cánh kiến, ruồi muỗi, ong, và các loại bọ nhỏ khác. Theo một số tài liệu chuyên ngành về nuôi yến thì việc chia tỷ lệ thức ăn của yến được chia làm nhiều loại với độ khác nhau như sau:

+ Cánh kiến: 61,1%

+ Cánh mối: 14,7%

+ Ruồi giấm 7,8%

+ Khác: 16,4%

Trong thiên nhiên có một số loài cây thường thu hút côn trùng như cây xung. Chính vì thói quen thích ăn côn trùng nên chim yến được xem là loài có ích cho người nông dân. Bảo vệ và căn bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường tự nhiên nhất.

Một điểm cần lưu ý là chim yến ăn cánh kiến sẽ cho sản lượng yến có chất lượng tốt hơn.

Tại sao làm làm côn trùng cho chim yến?

Việc tạo côn trùng choc him yến là việc cần thiết mang lại những hiệu quả rõ rệt như kiểm soát bổ sung một lượng thức ăn có trong tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm giúp hỗ trợ thức ăn cho yến trong điều kiện thời tiết thất thường như mua bão chim yến không thể đi kiếm ăn được.

Giúp duy trì lượng thức ăn cho đàn yến, duy trì lượng thức ăn, sự sinh sôi của đàn yến là việc hết sức quan trọng trong việc nuôi yến.

Ý nghĩa của viêc tạo côn trùng làm thức ăn nuôi yến:

Việc tạo côn trùng để bổ sung thức ăn cho đàn yến có ý nghĩa không nhỏ như bổ sung thêm lượng thức ăn giúp yến ăn no hơn từ đó sẽ tăng năng suất và chất lượng của đàn yến. Giúp gia tăng sản lượng và nhanh chóng mang lại lợi nhuận cho người nuôi yến.

Việc tạo côn trùng làm thức ăn cho nhà yến cũng giúp người nuôi chủ động hơn về nguồn thức ăn nuôi yến nhất là nguồn thức ăn ngày càng cạn kiệt ngoài tự nhiên. Vì theo tập tính tự nhiên ở đâu có nhiều thức ăn thì chim yến sẽ sống nhiều chỗ đó.

Do đó việc bổ sung thức ăn như việc tạo côn trùng còn giúp gia tăng bầy đàn.

Một số cách tạo côn trùng để làm thức ăn cho yến hiệu quả hiện nay bạn cần biết

Gây ruồi giấm để bổ sung thức ăn choc him yến:

Bước 1: Lấy 2 kg bột gạo hoặc bột mì sau đó trộn đều với nhau với 5lit nước sạch cho đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn. Sau đó đặc hỗn hợp lên bếp đun sôi cho đến khi hỗn hợp sền sệt nhưng không được đặc cứng.

Bước 2: Cho thêm bột trắng NP vào khuấy đều lên và để nguội sau đó chia hỗn hợp thành nhiều phần nhỏ

Bước 3: Lấy vỏ chuối chin, vỏ mít chin bỏ lên bề mặt của hỗn hợp.

Để hỗn hợp này gần chỗ có trái cây nát hoặc bị hư. Mục đích của việc này là dụ ruồi giấm đến trú ngụ và sinh sản.

Với loại hỗn hợp này ruồi giấm sẽ đến ở và đẻ trứng lên bề mặt. Sau đó trứng sẽ đẻ thành vòi và biến thành nhộng và cuối cùng biến thành ruồi.

Khi thấy vòi ruồi giấm thì cho toàn bộ vào chuồng, nhà yến để thuận tiện cho việc chim yến ăn ruồi. Tuy nhiên hỗn hợp này dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng và thời tiết làm cho khô cứng.

Ngoài ra ruồi giấm chỉ sống trong độ ẩm vừa không quá khô cũng không quá ướt do đó cũng cần phải kiểm tra xem độ ẩm. Nếu thấy hỗn hợp bị khô cứng thì cho thêm 2 muỗng canh mè để làm mềm hỗn hợp.

Hoặc bạn có thể bổ sung thêm 1,2 trái chuối nghiền nát để tăng thêm độ ẩm của hỗn hợp.

TỰ TẠO HỖN HỢP GỒM: đu đủ chin, chuối và men chua để tạo thức ăn cho chim yến

Tất cả cho vào một cái xô, sau đó nghiền nát hỗn hợp ra. Sau đó bạn để hỗn hợp này ở nơi bụi rậm để thu hút côn trùng kéo đến ăn hỗn hợp và bạn đem lại vào trong nhà yến như cách 1.

Cảm ơn các bạn đã xem qua bài chia sẻ của chúng tôi về cách tạo côn trùng cho chim yến. Các bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ 0908 3131 66 để được tư vấn thêm về kỹ thuật và thiết bị nuôi yến hiệu quả.

Trân trọng!

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Thành Công trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!