Xem Nhiều 3/2023 #️ Kỹ Thuật Ép Giọng Cho Chim Chào Mào Hiệu Quả # Top 11 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kỹ Thuật Ép Giọng Cho Chim Chào Mào Hiệu Quả # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Ép Giọng Cho Chim Chào Mào Hiệu Quả mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

AE xem hết video chắc sẽ có nhiều kiến thức hay cho ae. Chúc ae có buổi tối thật tuyệt vời. KỸ THUẬT ÉP GIỌNG CHO CHIM CHÀO MÀO HIỆU QUẢ KHOA HỌC NHẤT. Biết và chia sẻ ae làm và thành công là Dũng cảm thấy rất vui. Mong rằng ae xem video hãy ĐĂNG KÝ VÀ CHIA SẺ VIDEO NHÉ.ĐĂNG KÝ BẤM VÀO ĐÂY 👉 👉CÁCH THUẦN CHÀO MÀO HIỆU QUẢ NHẤT:

👉CÁCH CHỌN LỒNG CHÀO HIỆU QUẢ:

👉CHĂM CHÀO MÀO CĂNG LỬA:

👉CÁCH CHỌN CHÀO MÀO HAY:

Anh Em và các Bạn nhớ ADD FanPage của Kênh nha. **Fanpage của Kênh Chào Mào Đam Mê**: Kênh: Chào Mào Đam Mê – Kênh của người yêu chào mào hót đấu ——————————————————————————————————– Mọi thắc mắc về Bản Quyền vui lòng liên hệ Gmail: nadungtt@gmail.com Bản quyền thuộc về Kênh Chào Mào Đam Mê cấm sao lưu với mọi hình thức

Tag: chào mào đam mê, chao mao dam me, chaomaodamme, KỸ THUẬT ÉP GIỌNG CHO CHIM CHÀO MÀO HIỆU QUẢ KHOA HỌC NHẤT, cách ép giọng chim,ép giọng chào mào khoa học hiểu quả,ép giọng chào mào má trắng, cách ép giọng chào mào non,ép giọng chim cảnh

Nguồn: http://trâm.vn

Rate this post

Kỹ Thuật Ép Giọng Chim Chào Mào

Chào Mào là loài chim quê mùa, phổ biến có mặt ở hầu hết các vùng nông thôn và rừng núi Việt Nam, tuy vậy mà chất giọng lại rất phong phú đa dạng. Giọng chim vùng nào, miền nào cũng có cái hay riêng, vì thế mà mỗi người lại chọn cho mình một chất giọng yêu thích nhất mà theo đuổi. Ai đã từng chơi chim giọng mới cảm hết nét thanh tao giản dị, đúng chất thanh nhã của thú chơi chim. Sáng sáng, “dọn chim” ra, rồi thì sắm sửa mồi màng, vệ sinh lồng cóng, móc mỗi con mỗi nơi, ngồi nhấm nháp tách trà bên bằng hữu hàn huyên những chuyện nắng mưa ở đời thì còn gì bằng. Nói thế không có nghĩ là phong cách chơi cội (trường) là không thanh nhã, vì chính các nghệ nhân chơi chim giọng vẫn phải đi trường, dợt nhà để chim luôn được sung mãn. Mỗi phong cách đều có nét hay riêng.

Nói về giọng chim Chào Mào, những năm trở lại đây, nhiều phân loài gần như tuyệt chủng, đơn cử như dòng Suối Đá – Tây Ninh, dòng Kim Phụng – Huế, dòng Trung Mang – Quảng Nam, và đáng buồn hơn cả là dòng Thủ Đức -Sài Gòn, vì gần như mất gốc, chỉ còn năm mười so với ngày xưa, âu như vậy cũng là may mắn quá rồi.

Chơi chim giọng việc đầu tiên người nuôi phải nghĩ đến nếu muốn di trùy lâu dài đó là vấn đề chim thầy.

Chim Thầy, phải là con hay, nếu không muốn nói là rất hay, chơi Chào Mào lâu nay tôi mới ngộ ra rằng, không phải con “Thầy” nào cũng tốt, chim thầy đúng nghĩa, phải hót suốt ngày, hót không ngừng nghĩ, luôn sung mãn để di trùy nhịp độ cho cả đàn đi theo. Thường phải mất khá lâu người ta mới chọn được một con Thầy ưng ý, xét về ngoại hình chim thầy cũng không nhất thiết là con đẹp tướng, miễn nết na, dữ tợn lị lợm, và bền chim, siêng hót, chơi ổn định là được.

Một chú chim Thủ Đức thầy già mùa, dìu dắt rất nhiều lứa chim non.

Chim Thầy có thể là một con tuyển ra từ những chú bổi có chất giọng mượt mà, đanh thép, hoặc cũng có thể là một con non ép giọng trở thành lão làng, đạt đến độ tuổi chính mùi để dìu dắt những lứa tơ kế tiếp. Ngoài ra chim Thầy thường là những con khôn, biết cách dìu chim Má Trắng, chứ không đè cho tắt lửa. Nhiều người có chim thầy rất hung, chơi trường rất tốt, nhưng về dạy Má Trắng lại không đạt kết quả, vì chim quá hung, hễ chim non mở miệng thì ché chéc, rất kinh khủng. Chim non bị đè ép, lâu ngày cũng hư chim, quá tuổi học giọng thì xem như thả.

Nói về chim Trò, tức chim Má Trắng, ta phải lưu ý một số vấn đề sau: Chim Má Trắng gọi là chơi được phải là chim non đầu mùa, vào thời gian này, chim rừng đẻ tốt, trứng chim chứa nhiều dinh dưỡng, điều kiện thức ăn cũng phong phú, bởi thế mà chim tơ đầu mùa, luôn là đối tượng săn lùng số một của dân chơi giọng. Độ tuổi thích hợp nhất để tuyển chim, là lúc chim vừa theo mẹ ra ràng, lông lá, chân cánh đã khá cứng cáp,miệng vẫn còn hai mục gạo màu trắng, đây là lứa tơ tốt nhất cho việc ép giọng. Một số người lại thích nuôi chim ổ, bón thức ăn mỗi ngày, nhằm vỗ béo chim có ngoại hình đẹp, nhưng chim ổ, ưu điểm thì ít, song khuyết điểm lại nhiều.

Một chú chim chuyền mỏ trắng, lứa chim thích hợp nhất để ép giọng.

Thời điểm phát triển tốt nhất của chim Chào Mào.

Chim Má Trắng đã trổ mỏ đen, chim đã dính giọng rừng từ cha mẹ, không thích hợp để ép giọng.

Khuyết điểm chim ổ: – Thứ nhất, chim ổ nuôi rất khó, rất mất thời gian, cái dở nhất của con chim ổ là hay ” Sợ bậy”, thấy cái nón của chủ đội cũng nhảy, thấy sào lạ cũng tung, ra khỏi nhà thì không dám hót. Tất nhiên là vẫn có nhiều nghệ nhân có cách khắc phục tình trạng này, nhưng theo tôi phổ biến nhất ta không nên chọn chim ổ, để ép giọng. – Thứ hai, chim ổ rất khó phân biệt trống mái, nhiều nghệ nhân lão làng vẫn bị nhầm, có con nuôi gần năm trời, vừa chéc vừa giang cánh xòe đuôi khá hung, về sau thấy nó không theo kịp “các anh khác”, mới hay là chim mái. Nghề chơi cũng lắm công phu, muôn hình vạn trạng phải không quý nghệ nhân. – Thứ ba, chim ổ rất khó đoán ngoại hình sau này, nhiều con, lúc còn đút cườm rất to, mào cao chót vót. Nhưng sau một mùa lông thì khác hẳn, tướng rất xấu, ở lứa tuổi này ta chưa thế nói gì nhiều về ngoại hình vì chim còn một giai đoạn dài “Trổ mã”.

Chim ổ, tuy có mỏ trắng, nhưng lại mắc nhiều khuyết điểm, dễ sợ bậy (sợ linh tinh như chai lọ, mũ, màu sắc…)

Đó cũng là lí do vì sao Chim mục gạo luôn là ưu tiên số một với chim giọng, nhiều người thấy những nghệ nhân chơi giọng cứ tháng 3 tháng 4 hằng năm hay trầu trực, có khi giành nhau, mua những con tơ thuộc hàng quỷ khóc thần sầu, tướng mạo rất ư xấu xí, lông lá tơi tả, lộ lớp da đen xì nhìn rất khó coi, họ cho rằng những người này không biết chơi nên mới lựa những con đó, chim bổi đẹp thế kia sao không bắt, chim tơ đã trổ mào lân họng bò sao không mua? Xin thưa rằng mua “chim bổi tiệm” chẳng khác nào đem lửa về rừng, bổi tiệm rất khó xác định nguồn gốc, chủ tiệm nào cũng gắn mác chim chim Huế, mà thao thao bất tuyệt, thật chất lại không phải vậy, chim bổi rất tạp nham, đã pha trộn nhiều từ khâu mối lái. Lẽ đó mà chim bổi không phải là đối tượng của phong cách giọng, còn thì chim tơ đã trổ, ôi mào lân họng bò, dáng uy nghi lãm liệt, tiếc thay mỏ chim đã đen, loại này không thể ép giọng được nữa. Chim Thầy hay mấy lâu lâu nó vẫn sổ giọng gốc. Chim đầu vào, đã không chuẩn thì khó mà nghĩ đế chuyện bảo tồn cho đúng chất giọng chim thầy. Người nghệ nhân giỏi là người nhìn hình dạng mà đoán được dáng chim sau này, quả nghề chơi chim nhìn đơn giản song lại là một nghệ thuật “Nuôi chim luyện trí”.

Chim đầu mùa khôn có con chỉ 2 tuần là chơi tay đôi với Thầy, có con chừng 2 tháng rưỡi đã nắm gần hết các giọng chuẩn của chim thầy. Có lần tôi đã bất ngờ với phong cách chơi của một chú chuyền 5 tháng lồng, chim hót giống hệt giọng thầy, càng lớn chim càng hăng máu. Chơi lấn thầy, kẹp chim lạ thì bung cánh xòe đuôi rất đẹp.

Cách ép với số lượng ít. Không gian tối thiểu phải có diện tích đủ rộng cho thầy và trò cùng rèn luyện, con treo trước con treo sau lại càng hay. Chào Mào là giống tinh khôn, chỉ sau vài lần đi gió là nhái được giọng thầy ngay, chim tơ mua về ta khoang hãy kè thầy, như thế sẽ rất dễ hư chim, hay để chim học giọng một cách tự nhiên nhất, cứ con trước con sau, hoặc con trùm con mở, miễn là thầy trò không thấy mặt nhau. Ép như vậy cho tới khi chim non đi được giọng 4 5 trở lên, bắt đầu trổ mã, hăng máu, căng lửa thì cho kè thầy, ban đầu chim thầy sẽ làm rất dữ, ché chéc, chim non chỉ biết cụp mào thỉnh giáo. Hãy yên tâm chim không bể đâu, vạn sự khởi đầu nan, tuy cụp mào, như khi thầy đã quen mặt nó sẽ thôi bắt nạt nữa, chim non lúc này sẽ đi gió mà học theo, cứ vài ngày thì tách riêng ra cho sổ, chim sung thì kè tiếp, cứ nhứ thế chim non sẽ học được giọng thầy một cách nhanh nhất.

Chim bố, người thầy đầu tiên…

Bên cạnh đó ta có thể cho chim non đi dợt ở nhà hoặc cội chim cùng giọng để chim tự tin hơn, học được nhiều giọng hơn, ngược lại chim thầy cũng cho đi đổi gió để nó không lười hót. Nếu được cho cả 2 thầy trò cùng dợt, về thì ủ áo vài hôm, sẽ giữ nhiệt được rất lâu. Với tâm lí luôn lấn át kẻ xâm nhập lãnh thổ, Chào Mào bắt đầu biết hót nếu, lãnh thỗ đã được khẳng định, và kẻ xâm nhập đã quy hàng, luôn thay đổi vị trí treo để chim luôn phải bảo vệ lãnh thổ, sáng treo trên lầu, trưa đổi chỗ xuống đất, làm như vậy thầy trò sung đều, giọng cũng cứng hơn hẳn.

Cách ép với số lượng nhiều. Cách ép này khá đơn giản, và đỡ tốn công hơn cách ép trên, nhưng dàn chim Thầy phải thật hùng hậu để luôn “đuôi bắt” nhau, đè nhau luân phiên cho sung đều, không bị quen mặt, quen giọng. Chim thầy nhiều, chim trò cũng tương đương. Giả sử, trường hợp nhà ép 5 thầy 1 trò, nguy cơ chim trò tịt ngòi là rất cao. Cả đàn sẽ ép nó cho tới khi bể mới thôi, giọng hót có khi còn uy lực và đáng sợ hơn cả cú giang cánh xòe đuôi của chim thầy, chim non, tốt nhất ta nên kẹp 4, 5 con tơ, cùng lứa với nhau, nhất định sẽ có con vượt trôi dìu cả đàn đi lên, chim tơ ganh lẫn nhau, ví dụ hôm nay con lồng thấp hót đấu với thầy rất dữ, hôm sau những con khác cũng bắt nhịp hót theo. Đây là thời điểm thú vị nhất của thú chơi giọng, chim trò nổi dậy, có con còn đạt lửa đè lại thầy. Chim lên đều rât hay. Thỉnh thoảng mượn chim lạ về, kè lồng mỗi con một chút, chim càng hăng hót dữ hơn nữa, hằng ngày nếu rãnh cứ cầm lồng, kè đều khắp dàn để chim đượ xoay vần, vừa dạn hơn, vừa sung mãn hơn, tiện cả đôi đường.

Dàn chim thầy rặc giọng siêng hót, nhân tố chính quyết định sự thành công trong việc ép giọng.

Dàn chim Thủ Đức trò, đa số là chim Huế và chim Bắc – tài sắc vẹn toàn.

Kè lồng xoay vần giúp chim không quen mặt, & hăng máu hơn.

Chim trò 2 mùa lồng, lên lửa chụp lại thầy, cả hai đều rất sung mãn.

Chim non cứng giọng ở tuổi lồng thứ 2, con nhanh thì mất một năm rưỡi để cứ giọng.Chim đã cứng giọng có thể làm thầy được rồi, sẽ có rất nhiều thế hệ sau được dìu dắt, chất giọng nguyên sơ được bảo tồn, chúc quý nghệ nhân thành công. Thiết nghĩ ở khía cạnh của người viết tôi không thể nhìn hết tổng thể của vấn đề, nên không tránh khỏi những sai xót, rất mong quý nghệ nhân lượng thứ.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Hiệu Quả

Nuôi chim yến không hề khó 1 chút nào. Nhưng do đặc tính quen với tự nhiên nên bạn cần chú ý khi làm nhà cho chúng.

1. Chim Yến là gì? đặc điểm và cách nhận biết

Muốn nuôi được chim yến bạn cần nắm rõ đặc tính sinh hoạt, môi trường sống, thói quen, mức độ sinh sản của chúng. Chỉ có như vậy thì khi nuôi bạn mới đạt tỉ lệ thành công cao.

Ở Việt Nam có một số loài chim yến khá phổ biến. Đầu tiên là yến cỏ Việt Nam, yến cỏ cây dừa hay yến tổ trắng,… Mỗi loài này lại có những đặc tính hoàn toàn khác nhau.

Vì thế nếu không có sự kiên trì và hứng thú thì sẽ rất khó nuôi được loại chim này tại nhà.

2. Hướng dẫn nuôi chim Yến tại nhà

Chim yến thích nghi ở môi trường có độ ẩm 75-90%, nhiệt độ dao động từ 27-20 độ. Do là nuôi trong nhà nên việc điều chỉnh nhiệt độ hay độ ẩm đều tương đối. Nhà cho yến cần đặt trên cao. Sau đó cửa nhà cần hướng theo chiều gió giúp thoáng và mang độ ẩm tới.

Sau khi làm nhà cần chú ý tới việc thông gió. Có như thế mới đảm bảo độ ẩm, ánh sáng mờ, nhiệt độ ổn định. Những ống thông gió nối với lỗ hổng phải có biện pháp ngăn côn trùng. Hay nhiều người thường lắp quạt thông gió cũng được.

Trong tự nhiên chúng sống ở các hang động. Do đó tính cách của chúng còn rất nguyên thủy. Vì vậy, muốn chúng quen và sống được thì môi trường ở nhà phải giống môi trường tự nhiên. Như vậy chim yến sẽ cảm thấy an toàn hơn thay vì 1 nơi lạ lẫm. Việc nuôi chim Yến không tốn nhiều diện tích đất. Nhà cho chim xây ở vùng đất nào cũng được. Kể cả nơi đất ít màu, khô cằn.

Nếu ở vùng lạnh muốn nuôi chim thì mỗi tầng nhà nên cao 2m. Ở mỗi tầng nên có những chỗ thông thoáng để giống với môi trường hang đá tự nhiên. Mỗi nhà cần xây từ 2 tầng trở lên. Nếu để nhà cho chim 1 tầng thì tỉ lệ thành công thấp. Vì nhà không đủ độ cao, chim bay chưa hết tầm, độ ẩm, nhiệt độ không ổn định. Hơn nữa chúng cũng khó tìm được 1 chỗ như ý để trú đậu.

Nhìn chung không phải ai nuôi chim yến cũng thành công. Vì ngoài số vốn lớn thì nhà ở cho yến là yếu tố tối quan trọng. Khi xây nhà, bạn cần tính tới rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là hướng nhà phải theo hướng gió. Thứ 2 là vật liệu và kích thước làm nhà ra sao. Tiếp đến là cửa chính, phụ bố trí như nào cho tiện? Lắp loa với âm lượng như nào là vừa đủ? Giờ mở loa cho yến là mấy giờ? Âm thanh trong và ngoài nhà hay theo mùa có khác nhau không?

Ngoài ra còn hệ thống phun sương như nào? Hóa chất phun trong nhà loại nào? Ngoài nhà trồng những cây gì cho yến? Đó chỉ là 1 vài yếu tố. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác. Do vậy, nếu bạn muốn đổi đời từ nuôi yến nhất định phải quyết tâm, kiên trì và giữ vững đam mê.

Vào khoảng trung tuần tháng 1 hằng năm là chúng bắt đầu xây tổ. Mùa này gọi là mùa yến sinh sản. Đến tầm tháng 3 là đã đẻ rồi. Khi xây tổ cả con đực và con mái cùng xây. Sau đó cùng ấp trứng và nuôi chim con. Nói chung chúng sống 1 cuộc đời ổn định.

Sau 8-10 tháng tuổi là chim yến đẻ trứng lứa đầu. Thời gian xây tổ là từ 30-80 ngày. Sau đó chúng sẽ giao cấu và đẻ trứng 5-8 ngày. Thời gian ấp trứng là 23 ngày đến 1 tháng. Chim non khi nở đến lúc bay được ra khỏi tổ thường là 43 ngày hoặc sớm muộn hơn vài ngày.

Chim non lúc mới nở da hồng, nhăn nheo và trụi lông. Sau khi bố mẹ chăm 5-6 ngày mới nhú lông ra. Nói chung lông mọc rất ít và chậm. 20 ngày đầu lông cứ như thế. Đến 30-45 ngày mới mọc đều hơn. Sang ngày 45 là bay được rồi.

Nuôi yến trong nhà và cho chim tự ấp thì 1 năm chúng đẻ được 3 lứa. Chu kỳ sinh sản mỗi lứa tầm 3-4 tháng. Cụ thể 1-2 tháng đầu xây tổ. Thời gian còn lại là ấp trứng và nuôi con. Chúng sẽ nghỉ 1 thời gian cho hồi sức mới đẻ tiếp. Có thể nói nuôi yến trong nhà thì chim đẻ không đều.

Chim yến khi nuôi thường hay bị chân đỏ và sưng. Nguyên nhân được lý giải là do chúng vận động ít. Hoặc có thể do gen di truyền. Cũng có thể bị mạt, rệp, ve gây bệnh khiến chúng hao kiệt dinh dưỡng. Nếu thấy khi đứng chúng co 1 chân lên thì là dấu hiệu của bệnh.

Lúc này thì bệnh gần như đã nặng. Chúng sẽ rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Nếu chỉ bị trầy da nhỏ thì dùng oxy già, cồn,… rửa ngay cho chim. Còn nếu bị chảy máu thì dùng thuốc cầm máu theo đúng liều lượng.

Chim yến khá khó tính. Chúng không ăn thức ăn gia cầm. Cũng không ăn thức ăn mà con người cho ăn. Chúng chỉ ăn 1 số loài nhất định như ong, mối, chuồn chuồn kim, cào cào. Những con này đều phải có kích thước rất nhỏ.

Tỷ lệ khẩu phần ăn

Chúng thường ăn bộ cánh màng như kiến (61,1%). Sau đó mới đến bộ cánh đều như mối (-14,7%)

Còn bộ 2 cánh như ruồi tỉ lệ là -7,8%.

Các loại khác thì tỉ lệ không đáng kể.

Thức ăn yêu thích của yến ở bộ cánh giống (các loại rầy) là:

Ong kiến là loại chúng thích ăn nhất. Tỉ lệ lên đến 50-70%,

Sau đó mới là ruỗi muỗi, bọ rầy, mối, chuồn chuồn kim, giống bọ xít nhỏ, các loại bướm đêm,…

Chim yến thường tìm thức ăn ở độ cao 0-50m. Vào sáng sớm bạn có thể thấy chim yến bay khỏi tổ. Đó là lúc chúng đi tìm thức ăn cả này. Khẩu phần ăn của chim thay đổi theo mùa, theo tháng hay số lượng côn trùng chúng bắt gặp.

Thời gian kiếm ăn của chim rất dài. Chúng đi từ 5 giờ sáng và về lúc 8 giờ tối. Quãng đường đi của chúng có thể lên đến 30km trong 15 giờ kiếm ăn mỗi ngày. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao trong thành phố người ta vẫn xây nhà yến rồi đúng không?

Do thức ăn của chim là côn trùng nên vì thế nuôi chúng trong nhà thì lượng côn trùng này sẽ giảm đáng kể. Nếu bạn nắm đúng kỹ thuật và kiên trì thì sẽ có lợi nhuận kinh tế cực kỳ cao.

Chỉ tính riêng 1 cặp chim yến 1 năm thu lợi 1 triệu đồng. Mà vòng đời của chúng là 12 năm. Như vậy chúng có thể cho bạn đến 12 triệu/ đời/ cặp.

3. Kết bài

Nuôi chim yến cần nhất là đam mê và quyết tâm. Vì quả thực chúng khó tính hơn các loài khác rất nhiều.

Dù đã có kỹ thuật nuôi chim yến rồi nhưng trong quá trình nuôi, bạn có thể gặp nhiều trở ngại. Nhưng nếu kiên trì theo đuổi đến cùng, bạn sẽ thành công.

Cập nhật 30/06/2020

Tắm Cho Chào Mào Bổi Hiệu Quả

Tiếp tục chia sẻ các bạn cách tắm cho chào mào bổi sao cho nhanh và hiệu quả. Sau khi bắt chim bổi về đã tập cho em nó ăn cám, mình đã để cập ở bài trước : Cách vào cám cho chào mào bổi. Đây bắt đầu là quá trình gian khổ đầu tiên về thú chơi chào mào, hehe nói “gian lao” cũng hơi quá, chủ yếu là niềm đam mê thôi.

Tắm cho chào mào bổi không dễ, cũng không khó nhưng mà phải kiên trì, có người tập hoài em nó cũng không chịu tắm, nhưng có nhiều con mới cho vào là tắm luôn. Chim tắm nhanh hay không cũng do lúc bẫy ngoài rừng em nó có lửa hay không? Nếu chim có lửa thì nhanh tắm lắm. Trước đây mình có bẫy được 1 em chào mào, chim này ở ngoài rừng chứ không phải của người ta xổng đâu nha. Em nó nhảy điên loạn. Vậy mà chỉ 1 ngày em nó đã tắm và ăn cám.

Cách 1 : Phơi nắng và cho chim nhìn chim thuộc tắm

Trước khi tắm nên phơi chim ngoài nắng khoảng 45 phút đến 1 giờ. Thời gian phơi tốt nhất là khoảng từ 8h đến 9h30 sáng. Nếu không rãnh thời gian đó thì phơi buổi trưa, hoặc chiều nhưng thời gian phơi ít hơn và tránh hướng mặt trời chiếu.

Sau khi phơi nắng xong cho một chú chim thuần đã chịu tắm vào lồng tắm. Và để chim bổi đứng gần để nhìn chim thuần tắm. Chim thuần tắm xong thì cho chim bổi vào lồng tắm, cho khoảng 1/2 nước vào chậu thôi tránh làm cho chim sợ nước, để lồng tắm ở nơi không có người qua lại. Nếu chim chịu tắm thì đã thành công ngay ngày đầu tiên rồi đó.

Nếu chim vẫn chưa chịu tắm, thì ngày thứ 2 cũng làm như cách trên. Nhưng phơi nắng lâu thêm tí nữa cho chim nóng. Rồi dùng bình xịt nước, bình hay dùng để xịt hoa đó, chỉnh nước phun sương thôi nha, đừng để nguyên 1 tia nước to xịt vào làm chim hoảng. Xịt nhẹ lên lông chim rồi đi chỗ khác tránh để chim thấy mặt. Nước khi xịt lên làm chim ngứa lông là em nó nhảy xuống tắm ngay.

Cách 2 : Nhốt trong lồng tập thể.

Mình thấy cách này là hiệu quả nhất, không mất thời gian nhiều và chim cũng nhanh tắm. Nhưng cách này phải có nhiều chim bổi và có lồng lớn, hoặc lồng tập lực.

Nhốt khoảng 10 con chim bổi trong lồng tập thể, đến trưa thì cho chậu tắm vào. Các bạn khỏi cần xịt nước gì hết. Cứ để vậy, khi một con nhảy xuống thì các con khác cũng theo mà xuống tắm.

Cách này rất nhanh và hiệu quả, chỉ cần vài ngày là chim tắm ngon lành rồi. Khi chúng ta tách chim bổi trong lồng tập thể ra để nhốt riêng. Mỗi lần cần cho tắm thì cứ lùa qua lồng tắm là chim sẽ tắm thôi chứ không cần tập nữa.

* Chú ý : Nên tập cho chim thói quen tắm vào buổi trưa khoảng 12h đến 1h. Và 1 tuần tắm 3 lần cách ngày. Vì tắm sớm quá, sau này các bạn mang chim đi dợt hay đi thi, đến giờ là em nó rỉa lông, chui đầu vào cóng nước và tắm làm mất vệ sinh lắm :). Thêm 1 cái nữa là lúc chim tắm thì đừng có rình xem, cái này nhiều anh em gặp phải lắm, vì muốn nhìn em chào mào cưng tắm làm cho em nó càng sợ và lâu tắm hơn.

Các bạn chịu khó kiên trì làm như vậy từ 2 – 5 ngày là chim chịu tắm thôi, chúc thành công nha.

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Ép Giọng Cho Chim Chào Mào Hiệu Quả trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!