Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Nghệ Luyện Chim Vành Khuyên Ở Hà Thành mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chăm chim hơn chăm… vợ đẻ
Quán cafe nhỏ ở góc hồ Thiền Quang là nơi “tụ tập” mỗi buổi sáng của Câu lạc bộ vành khuyên Hale. Tại đây, hôm ít thì chừng năm mươi, hôm nhiều thì có đến trên trăm lồng vành khuyên xinh xắn, thi nhau líu lo. Anh Đặng Văn Tuấn (sinh năm 1964), Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ vành khuyên Hale – một lão làng trong giới chơi chim khuyên Hà thành, có thâm niên gần 30 năm kể, quê mình ở Đà Nẵng.
Cách đây 24 năm, anh đi làm xây dựng ở Hà Nội, rồi lấy vợ, lập nghiệp ở đây. Những chú chim chào mào, yến, vành khuyên được anh đưa lên tàu, vận chuyển từ Đà Nẵng ra Hà Nội để tiện bề chăm sóc. “Ngày ấy, người Hà Nội chơi chim nhiều, nhưng không có thói quen mang chim ra các quán café như bây giờ,” anh nói.
Đây là những chú khuyên có khả năng nhanh hót (líu) và líu nhiều. Chim vành khuyên hay phải là những chú hay đứng giữa cầu (thanh giữa lồng, làm chỗ cho chim đứng), giọng lảnh, to, dài và có tính ganh đua với đồng loại… Chân chim khuyên phải cao, lông óng để tạo dáng cho chim đẹp. Vì chọn chim rất khó, nên có người ngồi cả buổi cũng không chọn được cho mình một chú chim ưng ý. Chọn xong chim, mới chỉ là xong… công đoạn đầu. Tiếp theo, là công đoạn chăm sóc và tập luyện. Thông thường, mỗi người chơi chim sẽ có một kỹ nghệ riêng để chăm sóc chim của mình. Nhiều người còn ví von, chăm chim phải cẩn thận hơn chăm… vợ đẻ.
Việc đầu tiên trong công đoạn chăm sóc vành khuyên là chọn cám. Người sành chim không thể cho chú chim cưng của mình ăn cám công nghiệp bình thường mà phải cho ăn cám đậu xanh hoặc các loại cám “đặc sản” dành riêng cho chúng. Thi thoảng, người ta lại phải cho chim ăn bổ sung các loại dưỡng chất: một tuần cho ăn 1 lần mật ong (khoảng 5-7 giọt) để tăng sức đề kháng. Chim cũng được ăn hoa quả và sâu, châu chấu tươi thường xuyên. Ngoài ra, mùa đông nên cho chim khuyên ăn thức ăn có chất ấm hơn mùa hè. Anh Tuấn cho hay, vành khuyên hay mắc bệnh đường ruột.
Mỗi lần như thế, anh phải dùng “bí kíp” riêng bằng thuốc nam, hòa lẫn vào nước uống để chữa trị. Nếu để lạnh, chim sẽ bị “trúng gió,” và anh Tuấn chữa bằng cách bôi một lượng dầu gió thích hợp vào “áo lồng” [mảnh vải che lồng chim – PV] để chim khỏi bệnh. Chế độ tắm của vành khuyên cũng… giống người. Mỗi ngày, người ta phải tắm cho chim 1 lần và mùa đông thì pha nước ấm cho chim tắm. Đặc biệt, không được dùng tay bắt chim mà phải mở cửa lồng, lùa chim sang… lồng tắm, được thiết kế riêng biệt.
Anh Nguyễn Cao Cường, 37 tuổi (ở Tạ Hiện, Hà Nội) cho hay, ngoài chế độ chăm sóc đặc biệt, chim vành khuyên còn phải được tập luyện thường xuyên. Cứ hai ngày một lần, người ta lại phải mang chim đi “tụ hội” để giúp chúng bạo dạn, tạo sự ganh đua nhau líu. Chim của anh Cường cũng đã đoạt nhiều giải trong các hội thi chim vành khuyên của Hà Nội cũng như liên tỉnh. Hỏi về thời gian dành cho chim, người chơi chim đều bảo mất… rất nhiều. Và, hầu như họ không dám không đi đâu xa dài ngày. Nếu đi, họ sẽ thì mang chim đi gửi những người cùng chơi, bởi chỉ thế thì mới “đủ tin cậy” cho sức khỏe của chim cưng.
Nhìn lồng chim, biết… đại gia
Những năm trở lại đây, Hà Nội rộ lên thú chơi vành khuyên với đủ các lứa tuổi, thành phần. Có người chơi chim đơn giản chỉ vì thú vui, nhưng cũng có người chơi vì mục đích kinh tế. Anh Tuấn cho hay, tuy không mua đi bán lại chim, nhưng anh là một trong những nhà sản xuất cám đậu xanh dành cho chim vành khuyên ở Hà Nội. Việc bán cám với giá 50.000 đồng/kg cũng là một nguồn thu giúp anh duy trì thú vui này. Giá của một chú chim vành khuyên cũng thật đa dạng, có chú chỉ vài chục ngàn, nhưng cũng có chú đến vài chục triệu đồng. Chim khuyên của anh Tuấn được định giá 25 triệu đồng bởi đã nhiều lần đoạt giải trong các hội thi. Chim khuyên của anh Cường cũng đến giá 20 triệu đồng, nhưng họ đều không bán.
Anh Tuấn bảo, đó chưa phải là cái giá “ngất ngưởng,” mà chỉ là cái giá “kha khá” cho những người chơi chim. Thực tế, có con hoàng khuyên líu hay lên tới 65 – 70 triệu đồng. Giá đắt là vậy, nhưng cũng không có chim mà bán. Lại nữa, bởi “chim đẹp phải ở lồng son” nên các đại gia chơi chim khuyên cũng chả sợ tốn kém khi sắm cho chú chim cưng của mình những chiếc lồng tre được trạm trổ công phu với những cái giá ngất ngưởng. Anh Sơn, một người chơi chim đã “chịu chi” đến 60 triệu đồng để mua một chiếc lồng chim với bộ cóng (bộ đựng thức ăn, nước uống cho chim) và cầu cho chim đứng, moóc lồng bằng ngà voi.
Vừa qua, anh Sơn cũng đã mất chú hoàng khuyên trị giá 40 triệu đồng. Theo giới chơi chim khuyên, nhiều đại gia tìm mua chim đoạt giải ở các giải thi với giá cao để “tăng giá trị” của mình. Song, đây chưa hẳn là… sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi, “có người bỏ một đống tiền, mua chim được giải nhưng không biết chăm sóc, huấn luyện nên chim lại bị… tịt ngòi.
Bởi, chim hay nhưng rơi vào tay thầy… không giỏi” anh Cường nói. Anh Tuấn thì có lời khuyên với những người mới bước vào thú vui tao nhã này là “hẵng từ từ” và đầu tư có chọn lọc. Theo đó, người ta chỉ cần mua những chú chim có giá hợp lý và từ từ “học nghề” từ lớp đàn anh đi trước bởi mỗi người có một “bí kíp” riêng để có được những chú chim hay./.
Hội thi chim
Anh Tuấn cũng cho biết, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, thú chơi chim vành khuyên hiện đang nở rộ hơn bao giờ hết. Có nhiều Câu lạc bộ được mở ra như Hale, Giáp Nhị, Sinh vật cảnh Hà Nội, Long Biên, Hà Đông… Thông thường, các Câu lạc bộ, Hội chim vành khuyên đều có những cuộc thi cho riêng mình. Và, ngày 21/3 tới, Câu lạc bộ vành khuyên Hale sẽ tổ chức Hội thi chim liên tỉnh miền Bắc, dự kiến sẽ có 200 lồng chim tham dự.
Để “dự thi,” chủ của các lồng chim phải đóng phí ở mức 50.000 đồng/lồng (đối với hội viên của Hale) và 100.000 đồng/lồng với người không phải hội viên. Sẽ có các giải bằng hiện vật: cúp, cờ, lồng chim… cho các chú chim đoạt giải. Tuy hiện vật có giá trị rất khiêm tốn, song những cuộc thi chim lại thu hút được đông đảo người chơi chim tham dự. Bởi thông thường, các chú chim đoạt giải sẽ được định giá rất cao.
Đệ Nhất Vành Khuyên Hà Thành
Với bao người yêu chim đất Hà Thành, những lồng chim khuyên vứt lăn lóc tại phiên chợ phố Hoàng Hoa Thám mỗi độ mùng chín, mười chín, hai chín hàng tháng đôi khi lại chứa bảo vật. Nghề chơi cũng lắm công phu, “cửa ải” đầu tiên của thú chơi là chọn khuyên nghe chừng cũng lắm điều rắm rối.
Dù ai cũng biết trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim “mộc” bẫy từ thiên nhiên có khi chỉ lựa được vài con, nhưng người chơi thực thụ vẫn tự làm khổ mình trong cuộc “đãi cát tìm vàng”, tìm ra con chim có tố chất hơn là bỏ tiền mua sẵn một “đệ nhất” vành khuyên đã được tôi luyện.
Dương Văn Chiến nhà ở ngõ Dân Chủ một tay chơi khuyên lâu năm chia sẻ: “Phải có con mắt “nhà nghề” mới nhận ra những điểm khác biệt của một chú khuyên hay trong trăm vạn chú chim cùng bị nhốt trong lồng. Chim được chọn nhất định phải là chim đực để giọng mạnh mẽ, mang âm hưởng “chiến binh”: âm cao, trong, đanh tiếng. Lông tươi màu, lông yếm, lông cổ phải có màu xanh tươi, sáng. Dáng vóc thon nhỏ khuôn mặt nhìn có góc cạnh, dữ dằn…”
Với nhiều người khác, chọn chim đầu tiên phải loại bỏ những con mắc các dị tật như lộn cầu, ngoái, ngoái ngửa. Những tật xấu này sẽ làm cho người chơi rối mắt, khó chịu. Sau đó đến bước chọn hình dáng: Gồm mặt, mỏ, bóng bộ. Về khuôn mặt, yêu cầu mỏ dưới phải thẳng, mỏng. Đầu phải tròn, gáy dài, rộng tảng. Chọn chim có cổ to, vai to, nở hậu, bản đuôi to. Cuối cùng bàn chân phải khô, quắp, bé và đủ móng…
Chơi chim để luyện trí
Để chọn được chim Vành khuyên hót dân chơi chim thường chọn chim theo bộ (gồm bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn vì khi líu chim thường líu xòe rất đẹp). Cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ, trong khi chim già thường rất lâu công và khó. Nhưng ngược lại chim già có giọng hót hay hơn, có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên, tối đa lên đến 40 mỏ. Người chơi thường nhìn vào chân chim, con nào có vẩy sừng cứng và nhiều để biết đó là chim già. Nếu có “kỳ duyên”, người chơi còn có thể tìm được một chú khuyên đen, một chú khuyên đột biến gen lốm đốm như bảo vật. Còn một khi hội tụ được những ưu điểm trên là chim đẹp, có sức khoẻ, người chơi chuẩn bị một công đoạn mới luyện đủ ít nhất 365 ngày.
Nghề nuôi chim đòi hỏi sự công phu chính từ yếu tối này, các cao thủ đi trước thường khuyên răn lớp trẻ có khi 365 ngày chăm sóc chim đúng theo một quy chuẩn và chỉ lơi là 1 ngày coi như chú chim đó mất giá trị, trở về con số không như mới được mang từ thiên nhiên về.
Một địa chỉ đem chim đi dãi được ưa thích hiện nay là góc quán hồ Hale giáp với đường Nguyễn Du, Trần Bình Trọng của anh Hùng Hale. Còn những người chơi lâu năm vẫn thích tạt ngang phố cổ ngồi quán anh Hùng “Nguyễn Siêu” và lên sân thượng nhà các tay chơi trên phố Hàng Đồng, Hàng Dầu bắc lồng lên để dõi mắt như dán vào từng cử động của chú chim “bảo bối”
Và những cuộc chơi trứ danh
Tự tin đem chim đi thi là “cửa ải” thứ 2 nhưng vô cùng quan trọng để khẳng định đẳng cấp dân chơi. Hiện tại Hà Nội đang hội tụ 5 CLB chim khuyên mang tên Thăng Long, Bách Thảo, Hale, Gia Lâm, Hà Đông để thường xuyên tổ chức những cuộc thi tiếng hót vành khuyên vào mỗi ban mai cuối tuần.
Cuộc thi không phân biệt đẳng cấp, hội tụ tất cả những chú chim khuyên đã được tôi luyện, miễn là người chơi tự tin đem chim qúy của mình ra phô diễn. Theo anh Hùng “Hale”, thủ lĩnh CLB chim “vành khuyên Hale”, để tìm ra được chú chim hay nhất trong vô vàn những thanh âm, người chơi có một quy ước tính theo tiếng hót. Cứ một hót bằng 5 tiếng líu lo, trong cuộc thi con nào có nhiều hót nhất sẽ dành chiến thắng và cũng là để loại những chú chim chưa được luyện bài bản. Ví như chú chim đó khỏe có thể hót lên một tràng dài hơn chục tiếng nhưng vẫn chỉ tính là một hót mà thôi, vì những chú chim này nếu thi đấu dài hơi sẽ bị loại vì giọng sẽ yếu và lạc tiếng đi…
Luyện chim và thi chim đã từng bước khẳng định một thú chơi. Nhưng với những người chơi lâu năm trên Hà Thành vẫn âm thầm một thú khẳng định một cách chơi mới. Chơi lồng chim. Những chiếc lồng khuyên bình thường vốn đã được trau chuốt tỉ mẩn bằng thứ tre già ngâm nước ao hàng tháng giờ còn có thêm cách chơi mới trang trí thêm cho lồng thêm tinh xả, thêm bắt mắt thành những chiếc lồng son đích thực. Nhiều người đến cuộc thi không chỉ để khoe chim mà còn làm cho “người trong giới” trầm trồ về chiếc lồng “hàng khủng”.
Cách đây khoảng 20 năm trên phố Hàng Dầu, Hàng Đồng từng có 2 cao thủ tiên phong cho cách chơi hình thức này. Vào thời điểm đó giá vàng cũng chỉ dao động vào độ 400 nghìn đồng/chỉ mà dẫy lồng của các cao thủ này theo thời giá đó ước chừng đã vài chục triệu. Dạo ấy, chiếc độc nhất vô nhị thuộc về ông Phúc “Hàng Dầu” làm theo tích Quan Công và thày trò Tôn Ngộ Không lên đến gần chục triệu. Ngày nay, có những dân chơi Hà Thành đang sở hữu những chiếc “lồng khủng” vô giá, được trau chuốt từ ngà voi, đồi mồi nhưng những chiếc lồng gần như đầu tiên, khai sáng cho một cách chơi tài tử đó vẫn là câu chuyện đáng nể phục.
Vẫn theo lối hoài cổ, dựa theo các tích trong Tam Quốc, các hình Bát Tiên, bát Mã, phong cảnh, chim hoa chiếc lồng vẫn chưa đi hết tận cùng cuộc chơi khi ngày càng được sáng tạo đưa thêm vào những tiện ích xa hoa cho chú chim. Kéo theo đó là đẳng cấp chim cũng tăng lên. Đựng trong một chiếc lồng son có giá từ vài chục triệu đồng trở lên đương nhiên không phải là chú chimkhuyên có giá vài nghìn đồng mới mua ngoài chợ phiên Hoàng Hoa Thám.
Trong cộng đồng chim khuyên đang lớn mạnh của Hà Thành việc góp một tiếng hót cho đời, góp một sắc hương cho Thăng Long – Hà Nội mãi tỏa sáng tinh hoa dù bằng cách làm nào cũng đều được đáng nể trọng.
Theo chúng tôi
Luyện Thi Cho Chim Vành Khuyên
Cô gái 20 tuổi ở Nghệ An đã có 7 năm theo học võ phát hiện con rắn hổ mang trong vườn cam của người thân liền dùng tay bắt rắn mang về nhà, khiến cộng đồng mạng “trố mắt” và đưa ra nhiều quan điểm trái chiều.
Đó là chia sẻ của bà Diệp (72 tuổi, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) – bà nội của bé trai sơ sinh bị cha mẹ “bỏ lại” hơn 2 tháng tại bệnh viện quận Thủ Đức bất ngờ khi có thêm một đứa cháu.
Nam tài xế xe ôm công nghệ khi chở khách đến một con hẻm vắng ở TP.Buôn Ma Thuột vào sáng sớm qua đã bị đâm liên tiếp để cướp xe nhưng bất thành.
Xe cơm cháy, bánh tráng nướng của cặp vợ chồng câm điếc trên đường Vạn Kiếp, Q.Bình Thạnh suốt 7 năm đã trở nên quen thuộc với mọi người sống xung quanh. Hằng ngày, từ chiều đến tận gần nửa đêm khách lui tới vẫn đông nườm nượp.
Ngày 11.11, tại Sở Chỉ huy tiền phương cứu hộ cứu nạn sạt lở Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế), đại diện Báo đã trao 216 bộ áo quần mưa chuyên dụng loại tốt có khả năng giữ ấm cơ thể do Công ty TNHH GIVI Việt Nam (trụ sở tại Long An) gửi tặng lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Kết quả đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương năm 2019 mới được Bộ TT-TT công bố, cho thấy Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục đứng đầu các cơ quan thuộc Chính phủ.
Khi nhận thông tin QL12A lên biên giới cơ bản đã được khắc phục sạt lở, ngày 11.11, đoàn công tác xã hội Báo Thanh Niên và Hiệp hội Điều VN (Vinacas) phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình lên miền biên viễn, đến thăm hỏi, tặng quà cho 34 hộ dân xã Dân Hóa, chúng tôi Hóa; mỗi suất 500.000 đồng tiền mặt.
Tin tức về Bán rượu bia, thuốc lá cho người dưới 18 tuổi: Khó xử phạt!; Bão số 13 rất phức tạp, ứng phó theo tình huống đặc biệt; Bầu cử Mỹ, “trận chiến” chưa kết thúc… là các thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo số ra ngày 13.11.2020.
Kể từ khi cơn bão số 5 ập vào TP.Huế (Thừa Thiên – Huế) gần 2 tháng trước, vùng đất này trải qua những chuỗi ngày mưa lũ liên miên. Giữa khốn khó trăm bề, người Huế vẫn gắng giữ niềm lạc quan, chủ động phòng tránh.
Xem tử vi hàng ngày năm 2020, tử vi vui 12 con giáp – tuổi Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.
Chim Vành Khuyên !! Kỹ Thuật Nuôi, Chăm Sóc Vành Khuyên Hiệu Quả
Mặc dù giọng hót của chim vành khuyên không quá xuất sắc như họa mi. Nhưng nhìn chung chúng cũng rất hay. Mặc dù vẻ ngoài của chúng không hấp dẫn cho lắm (cỡ bằng con chim sâu).
Song tiếng hót lại có thể khiến nhiều người mê mẩn. Về cơ bản thì bạn nắm vững được kỹ thuật nuôi chim vành khuyên thì sẽ có được người bạn tri kỷ tuyệt vời đấy!
1. Chim vành khuyên là gì? nguồn gốc và đặc điểm
Tên tiếng anh của loại chim này là “Zosteropidae”. Bạn có thể bắt gặp chúng ở nhiều nơi trên thế giới.
Nếu chưa nhìn lần nào thì rất dễ lầm chúng với chim sâu. Thân hình nhỏ nhắn, lông màu vàng chanh, quanh mắt có 1 dải lông nhỏ màu trắng, nhảy nhót chụp lồng,…. Từ những điều này thôi cũng khiến nhiều người dè chừng khi định nuôi chúng. Bởi họ sợ bỏ công sức, tiền bạc nuôi 1 giống chim “rẻ tiền” quá lãng phí.
Nhưng nếu nhìn kỹ, vành khuyên sẽ khác hơn 1 chút. Thân chúng to hơn 1 chút chân cũng cao hơn. Và nhất là đòn cũng dài hơn nữa.
Có 2 loại khuyên vàng và khuyên xanh. Người ta phân biệt dựa vào lông ở ức và bụng trước. Khuyến vàng thì có lớp lông ở 2 phần đó óng lánh rất thích mắt. Còn khuyên xanh thì lông màu xanh lục đúng như tên gọi.
Bạn chú ý quan sát con nào mình thon thả, đòn dài lại có hàm dưới hơi bạnh là chim trống. Chim mái thì thân hình mập mạp hơn. Và chân chim trống cao hơn chân chim mái.
Nhiều người thì dựa vào tiếng kêu để phân biệt. Chim trống thì hay hót, âm vực cao nhưng tiếng lại gắt. Còn chim mát thì ít kêu giọng cũng trầm hơn.
Chim trống chưa đủ lửa và khuyên mái đều có 1 kiểu kêu là “Chép! Chép!”. Chính vì thế người mới nuôi hay nhầm lẫn và dễ chán.
Không khác với các loại chim rừng khác. Khi mới đưa về chúng cũng rất nhát. Thường xuyên nhảy loạn tìm chỗ bay đi.
Đầu tiên khi mua về bạn cũng cần trùm kín áo lồng, treo cao ở nơi yên tĩnh. Trong lồng chuẩn bị đầy đủ nước uống và thức ăn. Thức ăn của chúng là bột đậu xanh.
Cứ như vậy vài ngày thay cào cào với chuối cho chim ăn. Khi thấy chim dạn sẽ hé 1 chút áo lồng. Thấy chúng ăn bột đậu được rồi thì bỏ bớt chuối ra là được.
Loại chim khuyên bổi ưa tắm nên bạn cho chúng tắm hằng ngày không sao cả. Nhiều khi, nhờ vậy mà chúng thích nghi với môi trường mới nhanh hơn. Từ đó chim cũng dạn dĩ và nhanh lớn hơn.
Loại này chúng sẽ không hót cũng chẳng líu lo gì. Cùng lắm bạn chỉ nghe chúng kêu “chíp, chíp” mà thôi. Lúc này bạn cứ hiểu chúng đang sợ hãi là được.
Phải tới tận vài tháng sau, khi chúng quen rồi mới nghe chúng hót vài 3 câu rõ ràng. Lúc này chúng mới được coi là thuần hóa thành công.
2. Hướng dẫn nuôi chim vành khuyên và chăm sóc đúng cách
Chim vành khuyên mộc hay còn gọi là chim mới bắt từ rừng ra được chọn giống phải nhanh nhẹn. Mỏ của chim mỏng nhưng giọng phải to, rõ ràng. Nếu thấy tu cuồn cuộn thì là chim trống. Còn nếu không hót gì thì là chim mái vì tu của chúng nhỏ.
Giống các loại chim khác, khi mới mua về cần trùm kín áo lồng, treo cao ở nơi yên tĩnh. Những nơi đó cũng cần ít người qua lại để chim không bị sợ. Bởi dù sao mới thay đổi môi trường chúng còn rất nhát. Trong lồng nhớ để đầy đủ đồ ăn, nước uống cho chúng. Đồ ăn là bộ đậu xanh đảo trứng, chuối và cào cào. Đến khi chúng quen rồi mới hé lồng 1 chút cho chúng dần thích ứng môi trường mới.
Các bước nuôi chim sau đó qua các ngày nhìn chung giống nhau. Đến khi chim thay lông thì vẫn cho chúng ở nơi yên tĩnh và trùm áo lồng thường xuyên. Việc này giúp chim nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cũng như tránh gió gây hại.
Thức ăn rau của quả tươi hợp với chim vành khuyên là cam, chuối, dưa chuột, cà chua,… Chúng vừa giúp chim giải khát lại có đủ chất để chim có bộ lông mượt mà. Bạn chỉ cần xay nhỏ chúng rồi trộn với cám cho chim ăn là được. Với những quả như chuối, cam, cà chua thì bạn để nguyên miếng cho chúng ăn không sao.
Tầm 5,6 tháng bạn mới thấy chim hót vài 3 tiếng. Tiếng lúc này líu lo líu lô. Đây là lúc chúng đã thuần hóa. Muốn chim hót hay thì treo chúng ở gần lồng của những con có giọng hót hay là được.
Nếu vào mùa hè bạn cần thay nước cho chim 2 lần 1 ngày vì chúng vẩy nước tắm mát nhiều. Lồng nhốt chim cũng cần để ở nơi thoáng, có nắng nhẹ là được.
Nếu bạn thấy chim có biểu hiện xõa cánh, hốc hác, không dám uống nước thì phải thay ống nước ngay. Vì nước lúc này nóng nên chúng không uống được. Không thay sẽ dẫn đến việc chim bị tiêu chảy.
Bạn cũng cần chú ý chăm tắm cho chim. Mỗi lần tắm đều phải dọn dẹp chuồng cho sạch sẽ để chim không bị vỡ họa. Do thói quen ăn xong chúng hay quẹt mỏ vào nan lồng hoặc cầu. Nếu không làm sạch đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây hại cho chim. Hơn nữa thói quen của chúng là tắm xong sẽ dụi mặt vào cầu. Không làm sạch sẽ cầu chim dễ bị đau mắt.
Sang đông thời gian tắm là 2 ngày 1 lần là vừa đủ. Chú ý áo lồng kín để tránh gió lùa làm chim ốm rét.
Chim rất dễ mắc bệnh tụ huyết trùng. Loại bệnh này khiến chim rù đi, khó thở, chân co dúm, đi phân lỏng có nhớt. Lúc này bạn dùng thuốc streptomycine hay kanamycine với liều lượng 1-2mg điều trị bệnh cho chim.
Ngoài ra chúng cũng hay gặp bệnh ký sinh trùng. Không chỉ chim mà vật nuôi nào cũng dễ gặp phải. Dấu hiệu là lông xơ xác, rụng nhiều. Cái này là do ký sinh trùng bám vào lông. Lúc này bạn pha loãng vài giọt dầu hỏa rồi tắm nhẹ nhàng cho chim. Cùng với đó làm sạch lồng để loại ký sinh trùng đi.
3. Kết bài
Nhìn chung chim vành khuyên không phải giống lạ. Nuôi chúng cũng không quá khó khăn. Bạn chỉ cần chú ý kỹ thuật nuôi chim vành khuyên mà chúng mình đã giới thiệu thì chắc chắn sẽ có kết quả. Lúc đó chú chim của bạn không những hót hay mà còn khỏe mạnh nữa đấy!
Cập nhật 30/06/2020
Bạn đang xem bài viết Kỹ Nghệ Luyện Chim Vành Khuyên Ở Hà Thành trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!