Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Nuôi Chim Cảnh mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Chọn mua chim cảnh
Trước tiên bạn phải chọn mua các chú chim khỏe mạnh.Bạn quan sát nếu chú chim mang vẻ ủ rũ, xù lông, mệt mỏi hay rúc đầu xuống dưới cánh, đây không phải là chú chim bạn nên chọn. Nếu chú chim hắt hơi, chảy mũi, ngồi ở đáy lồng, chảy mũ ở phía trên lỗ mũi hay phân dính ở lông đuôi, có thể đó là vấn đề nghiêm trọng. Nếu khi chú chim thở mà gây ra tiếng lách cách hay đuôi của nó vẫy nhẹ, chú chim có thể bị bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và bạn nên chọn một chú chim khác. Dấu hiệu của một chú chim khỏe mạnh bao gồm mắt sáng, lông sạch sẽ, sáng sủa, ăn ngon miệng và có hoạt động mạnh. Những chú chim khỏe mạnh ăn uống thường xuyên và rất năng động. Để bảo đảm mua được một chú chim khỏe mạnh, bạn nên mua chim ở một cửa hàng hay một người nuôi chim đáng tin cậy.
II. Vị trí đặt lồng chim:
Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, tránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng, hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
III. Mua lồng chim
Bây giờ bạn chọn căn nhà cho chú chim của bạn như thế nào? Nó phải an toàn và thoải mái. Hãy mua cái lồng lớn nhất bạn có thể để được trong nhà. Phải để ý chú chim không thể ló đầu qua khe giữa 2 thanh chắn của lồng. Cái lồng phải tiện lợi, sạch sẽ và chim dễ tiếp cận thức ăn và nước uống. Thanh gỗ cho chim đậu phải có kích cỡ phù hợp, nên là gỗ thiên nhiên. Những thanh gỗ này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng bán thú nuôi hay bạn có thể dễ dàng nhặt được. Các loại gỗ an toàn cho chim là gỗ mazanita, gỗ madrona, gỗ bạch đàn (do chim rất hay mổ vào các thanh gỗ trong lồng nên ta cần phải tìm các loại gỗ an toàn cho chim mổ). Làm sạch các thanh gỗ trước khi cho vào lồng. Nếu bạn có chú chim khác, nên để chú chim mới trong 1 căn phòng biệt lập vì nhiều loài chim ngoại quốc có thể mang theo những vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường tiếp xúc. Điều này rất quan trọng đối với tất cả những thú nuôi có lông vũ của bạn. Bác sĩ thú y có thể khuyên bạn cách an toàn để cho 2 chú chim làm quen nhau, khi bạn đi kiểm tra sức khỏe cho chú chim.Tránh dùng lớp lót sàn của lồng bằng gỗ của cây óc chó. Việc này thường mang đến sự truyền nhiễm nấm cúc (aspergillus). Lót đáy lồng bằng khăn giấy hay lõi ngô đều được. Làm sạch hay thay lớp lót mỗi ngày.
IV. Các phụ kiện nuôi chim:
* Thức ăn, nước uống
: Hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.
* Cần đậu
: Cần đậu cho chim thường làm bằng tre, hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. Theo kinh nghiệm nuôi chim, tôi nhận thấy chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm, cành táo, cành me… Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất tốt! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn – một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn… chật chội, khả năng này là không thể!
* Khay hứng phân
: Có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày… Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm… để thấm hút phân chim nhanh hơn.
* Ổ chim
: Với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc ổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô… đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.
* Thùng, lọ, khạp
..
. đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt…
* Thức ăn tổng hợp dành cho các loại chim cảnh
Cám dạng viên gồm các thành phần: Ngô, Gạo, Khô đậu lạc , thịt bò, tôm, lòng đỏ trứng gà , vitamin, khoáng chất …..
* Bạn có thể tự tạo cám viên cho chim cảnh bằng
máy ép cám chim
quay tay
Hoặc bạn dùng máy ép cám viên bằng điện
Kinh Nghiệm Chọn Mua Chim Cảnh
Với đặc thù khí hậu thuận lợi cùng địa hình rừng núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, nước ta được thiên nhiên trù phú với muôn vàn các loại chim khác nhau, và nhiều loài trong số đó đã được còn người chọn để nuôi làm cảnh. Mỗi một loài chim lại mang những đặc điểm về ngoại hình, màu sắc cũng như giọng hót khác nhau khiến những người yêu chim không khỏi lúng túng không biết chọn loại chim nào về nuôi. chúng tôi đã liệt kê ra đây một số nguyên tắc và kinh nghiệm chọn mua chim, hi vọng sẽ có ích với các bạn mới bắt đầu thú vui tao nhã này.
Hình ảnh một chú chim họa mi
– Hãy chọn một chú chim khỏe mạnh: Có thể dùng mắt quan sát để chọn được một chú chim có sức khỏe tốt. Một chú chim khỏe mạnh sẽ nhảy nhót vui vẻ, bay nhảy khắp lồng chuồng từ vị trí này sang vị trí khác, mắt liên tục đảo quanh nhanh nhảu. Ngoài ra có thể chờ để quan sát chim ăn, nếu chim ăn uống bình thường, ngon miệng thì đấy sẽ là một con chim đáng để chọn.
Một chú chim có đôi mắt sáng thường nhanh nhẹn, hoạt bát
– Vẻ ngoài hoạt bát: Chim có đôi mắt sáng long lanh, không chảy nước mắt, mũi sạch, không có nhầy nhớt rơi từ mũi và mỏ.
– Nên chọn những chú chim có bộ lông mọc đều, phủ kín, bông xốp, mượt mà và sạch sẽ.
Hình ảnh chú chim chào mào với bộ lông óng mượt
– Tuổi chim: Thường chim tơ sẽ có lớp da chân khá mịn màng, trắng trẻo, càng sần sùi thì tuổi đời của chim càng lớn.
– Chân chim sạch sẽ, đủ ngón, không có u cục nổi lên, không trầy xước. Móng chân của chim dài vừa phải, thẳng với ngón chân và không cong quặp quá.
Hãy kiểm tra chân của chim thật kỹ
– Hậu môn của chim sạch sẽ, không mẩn đỏ
– Hãy lật ngửa chim trên bày tay bạn, kiểm tra lườn chim, nếu mềm mại, đầy đặn chứng tỏ chim non đã được nuôi dưỡng tốt, có lực để phát triển sau này.
Kinh Nghiệm Nuôi Chim Họa Mi Hót Hay
Họa Mi là một trong những loài chim cảnh hót hay, trong tự nhiên họa mi là chim rừng sống rất nhiều ở Trung Quốc, ở VIệt Nam chúng sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,…. Chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát, lạnh.
Nuôi chim bồi:
Theo hội những người yêu chim cảnh 3 miền cho biết vì là chim rừng khi nên bắt về Họa Mi rất nhát, Ta phải nhốt ngay vào lồng, sau đó chuẩn bị sẵn thức ăn & nước uống đầy đủ cho chim. Bên ngoài phủ áo kín lồng và treo nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Khi nào cóng nước và đồ ăn hết thì tiếp thêm một lượng đủ cho chim ăn trong 2,3 ngày.
– Nếu việc nuôi đúng phương pháp thì chỉ trong nửa năm chim sẽ dạn người. Nuôi đc một tuần thấy chim bớt nhát thì hé áo lồng ra từ từvà treo chim ở chỗ ít người qua lại để chim quen dần.
– Chim bổi tắm thì bình thường, chỉ có những lần đầu tắm cho chim nên nhẹ nhàng để tránh làm chim hỏang sợ.
– Muốn chim bổi trống mau dạn, ta treo 1 một chim mái ở cách xa đó, khuất mặt càng tốt. Khi nghe tiếng của chim mái, chim bổi trống sẽ hăng lên và mau dạn người. Một chim mái có thể giúp 2-3 chim trống tăng lửa.
Thức ăn cho chim:
Họa mi là loài chim cảnh dễ nuôi bởi thức ăn của chúng chỉ cần gạo trộn trứng và cào cào là được.
Chế biến thức ăn:
Lấy một lon sữa bò tấm( khỏang 250gr) đem lên chảo rang vàng ( hơi vàng, đừng để vàng khét) sau đó đập khỏang 4 lòng đỏ trứng gà hay trứng vịt, trộn đều cho trứng quyện vào tấm rồi đem phơi vài giờ cho khô còn không sấy lửa liu riu cũng được.
Lồng chim:
Lồng nuôi họa mi khỏang 60 nan là được, đường kính đáy lồng khỏang 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn.Có thể dùng lồng tre hoặc mây. Mỗi lần tắm cho chim là mỗi lần vệ sinh lồng cho nó, ta phải cọ sạch nước và quét hết rác bên dưới đáy lồng cho kỹ. Họa mi là loài chim ưa khí hậu lạnh nên ko nên cho phơi nắng nhiều, nếu để ở nới có nhiều gió chim dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối đi ngủ nên đậy kín áo lồng lại.
Nuôi họa mi không tốn thời gian và công chăm sóc, rất đơn giản vì thế bạn chỉ cần chú ý một chút là đã có được một chú họa mi đẹp và hót hay.
Nguồn: chúng tôi
Kinh Nghiệm Nuôi Chim Chích Chòe Lửa
video thực tế 1 : https://youtu.be/BGPo6p178KE
Quan điểm thuần chim phải thuần được cả lực và tinh thần do vậy :
Trong 3 ngày đầu ( hoặc kĩ hơn có thể 5 ngày … ) bạn hãy cho chòe ăn mồi tươi mà chúng thích ( sâu, dế, trứng kiến, giun, tép… ) để chim giữ lực lửa rừng.
Sau đó 3-7 ngày hãy giã cám nhỏ và cắt lẫn sâu , dế, trứng kiến nếu có… để chim ăn quen vị cám dính mồi.
Dùng áo lồng mỏng và lồng treo nơi yên tĩnh
1 ngày cắt sâu dế trộn cám 2 lần tùy điều kiện gia chủ
Đặt cầu thấp và giữ đúng vị trí cóng cám và cóng nước, nên dùng cóng sáng màu để chim dễ ăn.
Vào cám dễ dàng hơn nếu nuôi chung 2 con /1 lồng trở lên. Và tốt hơn là vào cám cùng 1 trống và 1 mái chung 1 lồng hiệu quả cao cả về thể lực và tâm lý chim. ( vào cám 1 con 1 lồng sẽ khó hơn chút ).
Rút dần lượng mồi tươi nếu thấy chim đã ăn cám bằng cách quan sát phân chim.
Sau khi chim ăn cám có thể cho chim tắm 1 ngày 1 lần.
Nên cho chim ăn cám hạt để ổn định và sạch sẽ.
Chim giữ được lực , giữ lửa rừng sẽ nhanh hót sổng hơn.
Lưu ý chăm chòe lửa mùa thay lông và lên lửa sau thay lông.
Quan điểm chim điều bằng cám sẽ ổn định hơn điều bằng mồi tươi. Do vậy :
Bạn hãy giữ nguyên chế độ cám ổn định ( nếu đang sử dụng cám nhà mình – Cám Chim Đất Việt ).
Hãy sử dụng áo lồng mỏng, lồng trại luôn vệ sinh sạch sẽ tránh giận mạt cắn chim , cắn lông chim làm đứt gãy lông, chim ko có lực, lông cằn, giận mạt cắn lông máu làm hỏng lông…( Có thể dùng dầu gió bôi vào lông chim, hoặc dùng vòng trị giận mạt trên lồng…., tắm nước muối… )
Cho chim tắm nước thường xuyên vào buổi trưa hoặc chiều , có thể tắm 1-2 ngày 1 lần.
Cho chim tắm nắng nhẹ vào buổi sáng ( Quan điểm ” Nắng là Lửa , Nước làm mát ” )
Mồi tươi có thể là dế, cào cào… không nên cho ăn sâu lúc thay lông vì sâu có thể là lông chim kém hoặc dẫn tới cắn phá lông , chân móng sau này…
Nên sử dụng áo lồng mỏng , mát, và chịu khó che áo lồng để nơi yên tĩnh để tránh chim nhảy nhiều gẫy rụng vỡ lông máu sau này khó lên lại hoặc lông chim sẽ xấu khi nhảy nhiều sơ đầu đuôi.
Chim để nơi có ánh sáng cân đối để chim có sắc lông đẹp và tránh ngợp mờ mắt vì quá tối thời gian dài.
Tối ngủ che kín áo lồng để chim ngủ giữa cầu , với lồng rộng hợp lý tránh cong vẹt đuôi sơ đuôi.
Có thể nuôi kèm chòe mái để thúc lửa trống.
Không nên lấy tay nhử bón sâu quá nhiều trong ngày tạo nết xấu cho chim chờ ăn mồi mà bỏ cám . vì chim bỏ cám độ ổn định sẽ ko cao và bất tiện trong quá trình nuôi nếu cứ phải chăm bằng mồi tươi nhiều.
Hãy để mồi tươi vào cóng riêng để chim tự ăn ( như thực tế nhà mình ăn 2-3 con dế mỗi và cám ngon đều ). Tuỳ thực tế chim của các bạn có thể điều tiết thêm mồi tươi tùy điều kiện gia chủ và địa phương. Nhưng nhất định ko được để chim bỏ cám . chim ăn cám tốt cám đều sẽ mượt mà ổn định dễ điều tiết đặc biệt với chòe lửa.
Nói chung Ae nên chọn các chú chim tố chất : Về cơ bản nên chọn chim bộ thon dáng sẻ, mỏng mỏ, mũi thông, siêng tạch, cánh xệ, đầu tròn hoặc xà đều ok, cổ thắt nhỏ, hầu mỏng to, đuôi ngắn hay dài cũng được, đuôi xếp thể và mềm hoặc tôm thì đẹp tùy vùng miền…. vân vân…
Nuôi cách xa các con trống tránh đè nhau và nuôi theo cặp chim nhanh chơi hơn , khi chim căng chúng ta tách dần mái để chim chơi 1 mình.
Khi chòe căng họng nó thường có màu đen.
Thân ái chào các bạn !
Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Nuôi Chim Cảnh trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!