Cập nhật thông tin chi tiết về Kiểm Soát Côn Trùng Dịch Hại Rentokil mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các lời khuyên Ngăn ngừa Chim
Phương pháp tốt nhất để đuổi chim mãi mãi là loại bỏ các nguồn thức ăn, tuy nhiên ở các khu vực thành thị đông dân cư, đây không phải là giải pháp khả thi. Nếu chim gây phiền toái cho công ty bạn, bạn có thể thử một số phương pháp:
Loại bỏ đường xâm nhập để chim làm tổ (chẳng hạn đặt các vật chắn trên gờ cửa sổ) có thể là một vật ngăn cản chim hiệu quả.
Loại bỏ các nguồn thức ăn tiềm năng cho chim.
Bảo đảm nắp thùng rác được đậy chặt và túi rác không để mở – các loài chim như con quạ có mỏ nhọn sẽ mổ các túi rác.
Dịch vụ kiểm soát chim chuyên nghiệp là rất quan trọng đối với các công ty nhằm xua đuổi chim gây hại hiệu quả, tránh thiệt hại cho tài sản và giảm rủi ro sức khỏe do sự xuất hiện của chim. Bồ câu và chim sẻ là một trong số thủ phạm tồi tệ nhất tại Việt Nam và việc đuổi chim là rất khó khăn do một số yếu tố sau:
Bồ câu không sợ người và có khả năng thích nghi cao với môi trường thành thị hiện đại.
Bồ câu có thể sinh sản suốt năm khi chúng tìm thấy một nơi làm tổ lý tưởng.
Chim sẻ là một trong số các loài chim gây rắc rối cho những nhà máy chế biến thực phẩm.
Các loài chim gây hại có bản năng tìm đường về tổ bẩm sinh khiến cho chúng cảm thấy gắn bó với một nơi nào đó.
THÔNG TIN: Bồ câu là một trong những loài chim thông minh nhất và có thể đảm nhiệm những việc mà trước đây người ta cho rằng chỉ có con người mới làm được.
Ngoài việc để ý kỹ tổ chim quanh nhà bạn, hãy tìm các dấu hiệu xâm nhập thường gặp trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bạn lo lắng về chim trong công ty bạn hay nó vượt ngoài khả năng xử lý của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi số 1800 54 54 83 để tìm hiểu thêm về các giải pháp cản chim hiệu quả của chúng tôi cho tài sản của bạn.
Chim Cảnh Còn Ngoài Vòng Kiểm Soát Dịch Bệnh
Hiện nay, tại các cửa hàng buôn bán, kinh doanh chim cảnh bán rất nhiều loại chim trời. Các loại động vật hoang dã này đang nằm ngoài vòng kiểm soát dịch bệnh, khiến người dân lo lắng về nguy cơ phát tán dịch cúm gia cầm trong các khu dân cư.
Nhiều loại chim được bày bán tại một cửa hàng kinh doanh chim cảnh trên đường Thống Nhất (TP. Vũng Tàu).
Chim trời không những được bày bán ở các cửa hàng, mà còn được bán trên các “xe di động”. Trên các tuyến đường như: Hùng Vương, Trần Hưng Đạo (TP.Bà Rịa), Võ Nguyên Giáp, 30-4 (TP.Vũng Tàu), người dân rất dễ bắt gặp những chiếc xe máy chở đầy chim trời đi bán dạo. Đa số những chiếc xe bán dạo này thường chỉ bán chim để làm thịt như: cò, diệc, bồ chao, chim sẻ… với giá từ vài chục ngàn đồng đến hơn trăm ngàn đồng/con.
Chưa được kiểm soát dịch bệnh
Bộ NN-PTNT đã có chủ trương cấm chăn nuôi gia cầm trong nội thành, nội thị, nhưng việc nuôi chim cảnh vẫn diễn ra phổ biến và chưa có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Hiện nay, vẫn chưa có quy định, chế tài nào đối với việc buôn bán và nuôi chim cảnh trong các hộ gia đình. “Chúng tôi kinh doanh chim cảnh ở đây nhiều năm nay, không thấy ai cấm. Việc tiêm phòng vắc xin ngừa dịch cúm gia cầm cho chim cũng chưa được thực hiện. Chúng tôi tự mua thuốc về nhỏ và cho chim uống để phòng những bệnh thông thường” – một chủ cửa hàng kinh doanh chim cảnh cho biết.
Trước tình trạng bày bán tràn lan chim trời như hiện nay, đặc biệt là tại các khu dân cư, khiến nhiều người dân lo ngại dịch cúm gia cầm phát tán. Bởi chim trời có nguồn gốc đến từ nhiều địa phương khác nhau và được xem là một trong những nguồn lây nhiễm mạnh nhất, do tốc dộ di cư cao. Trong điều kiện nuôi nhốt, chăm sóc chưa đúng quy chuẩn thì khả năng tự đề kháng với dịch bệnh của chim bị hạn chế, nguy cơ lây nhiễm virút càng cao. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy, các nguồn gốc dịch cúm chủ yếu xuất phát từ các động vật hoang dã. “Để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh cúm gia cầm, tôi đề nghị không cấp phép buôn bán chim trời ở khu vực đông dân cư” – bà Hà Huyền Trang (phường Phước Hiệp, TP.Bà Rịa) kiến nghị.
Đại diện Chi cục Thú ý tỉnh cho biết, chim trời là động vật hoang dã, thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Kiểm lâm. Theo quy định, động vật hoang dã bị cấm kinh doanh, buôn bán. Thế nhưng, hiện tại chim trời vẫn được bày bán tự nhiên. Còn về công tác phòng chống dịch bệnh, đến nay Nhà nước chưa có quy định ngành thú y phải tiêm phòng cho động vật hoang dã. Vì vậy, ngoài chim yến nuôi ra, hiện Chi cục Thú y chưa thực hiện kiểm soát dịch bệnh đối với các loại động vật hoang dã khác.
Trao đổi với PV báo BR-VT, ông Nguyễn Duy Bắc, Trưởng phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, Chi cục Kiểm lâm chỉ quản lý về nguồn gốc của các loại động vật hoang dã. “Đối với các cửa hàng bán chim cảnh, nếu chủ kinh doanh xuất trình được giấy chứng minh nguồn gốc chim, chúng tôi vẫn phải cấp phép cho họ kinh doanh, gây nuôi. Ngoài ra, chúng tôi không có chức năng kiểm soát dịch bệnh của các loại động vật hoang dã” – ông Nguyễn Duy Bắc nói. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Duy Bắc, ngành nông nghiệp nên có những quy định, quy chế bắt buộc thú y tham gia kiểm soát dịch bệnh đối với các động vật hoang dã, trong đó có chim cảnh.
Bài, ảnh: TRÚC GIANG
Cách Kiểm Tra Mắt Họa Mi
1,Lục đậu thanh. 2,Thiên lam thanh. 3,Bạch nhãn thủy. 4,Phỉ thúy lục. 5,Bảo thạch lục. 6,Hoàng kim sa. 7,Nguyệt bạch nhãn. 8,Sà nhãn. 9,Thái hoa hoàng. 10,Đạm lục sa. 11,Khôi bạch thủy. 12,Kim hoàng sa. 13,Khôi nhãn. 14,Hoàng kim nhãn. 15,Đại thanh nhãn. Bốn con mắt còn lại được ghi chú là “Tần lãnh bắc pha điểu” nghĩa là chim vùng núi cao bắc nước Tần.
Bên trên là cách chọn chim rồi thì bên dưới này em lại sưu tầm được vài quan điểm cần tránh khi chọn chim họa Mi : – Một là, Họa Mi non rừng: Nhỏ con, mép vàng, lông mịn, chân tròn và ướt ( ví như da em bé ) Nếu còn mộc thì khi ta động vào lồng nó nhảy và húc đầu lung tung không có 1 quy luật nào cả. Nếu đã thuộc thì có các biểu hiện sau: ở trong lồng thì ỉa bậy và hay bới phân; treo trên cây thì hay vặt lá, bẻ cành nhìn cứ ngồ ngộ như đứa trẻ con vậy; Khi đặt dưới đất thì bới đất nhặt cát và tha các thứ linh tinh vào lồng; khi hót thì tắc cú không thành bài vì chưa tốt nghiệp trường nghệ thuật tại rừng ( chim chưa trưởng thành ) – Hai là, Họa mi lông dầu: tôi đã nói ở trên, loại này có bộ lông tối màu và bết dính, mặt lông bóng như dầu nhớt. loại này rất khó thuần và khi đã mất lửa thì rất khó vực lại. – Ba là, Họa mi gáy lợn: gáy của nó không phẳng xuống lưng, mà có chỗ gợn lên như gáy con lợn. Loại này nếu chơi hót thì còn tạm chứ nếu chơi chiến thì dứt khoát không mua. Vì loại này dù có căng đến mấy thì khi đánh cũng nhát đòn và chạy sớm. – Bốn là, Họa mi rậm đầu: k nên chọn những con chim có bộ tóc dày, rậm và nhiều hoa. vì loại này là chim nhát, kém cả hót lẫn đánh.
– Năm là, Mắt loãng và sáng màu: Mắt là thứ quan trọng nhất, khi chọn không nên chọn con có chất mắt loãng, sáng long lanh như giọt sương. – Sáu là, mắt lộ khóe: k nên chọn chim có mắt lộ khóe. cái da mắt k che hết con ngươi mà đề lộ ra cái khóe mắt ( chính là chỗ hay đùn gỉ ở mắt người )
Bên trên là cách chọn và vài điều cần tránh khi chọn chim
Sau khi đã chọn cho mình một chú Mi ngon lành từ “rừng” về ( Mi bổi), ta bắt tay vào việc. Tìm 1 cái lồng 60 (60 nan), không cần vẹc-ni chi cả (Lồng Mộc), sau này ta sẽ sắm lồng xịn khi mà chú đã ra giáng rồi thỉ cũng không muộn. Một cái áo lồng màu xanh dương đậm ( xanh biển), hoặc màu đen, 4 cái kẹp ( kẹp quần áo cũng dc). Trong lồng nên bỏ 3 cóng, 2 cóng nước và 1 cóng trộn sâu tươi cùng tấm. Khi có nhà rồi, cho chú ta vào, phủ kín áo lồng, treo vài góc nhà hay góc sân. Mỗi ngày nhớ thăm chừng nuớc khoảng 2 lần ( 1 buổi sáng và 1 buổi tối), mỗi sáng lặt chục con cào cào quăng vô, xong cứ “trùm mền” nó lại.
Một tuần sau, có thể làm bước 2, đó là cái áo lồng, mỗi bên vén lên 1 ít, chừa 1 khoảng trống đúng bằng khoảng cách cửa lồng, mỗi bên kẹp 2 cây kẹp cho áo lồng dính vô nan lồng. Giai đoạn đồ ăn, nước uống cứ tiếp tục như trên.
Thường thì Mi bổi mua về, ít nhất là vứt đi mùa đầu để thuộc cho đứng chim, chịu ăn mồi nhà ( tấm), có nhiều chú nhát quá phải tốn đến 2, 3 mùa mới đứng chim, chim đứng mới có thể đem đi dợt được, vội vã quá sẽ có tác dụng ngược lại, hư luôn con chim. Do đó khi tìm mua Mi bổi nên mua vào đầu năm ( đang mùa xuân), chim ở rừng khi đó vừa có bộ lông mới, vừa có lửa, mang về thuộc dễ hơn, nhanh hơn, chim mau dạn hơn.
Để tập Mi ăn tấm cũng không khó, ban đầu ta bỏ tỉ lệ 1:1 ( phân nữa tấm, phân nửa sâu tươi), sau vài ngày ta rút lại, 2:1 rồi 3:1,…khoảng 1 tháng là Mi có thể ăn tấm làm thức ăn chính.
Một tháng sau khi mua Mi bổi về, có thể cho Mi tắm, Mi bổi rất thích tắm, chọn ngày nắng to, buổi trưa, chọn chỗ vắng, nhẹ nhàng thì ta áp sát lồng Mi vô lồng tắm đã mở sẵn rồi kéo kiếm, sau đó ra chỗ khác, và phút thì Mi sẽ qua lồng tắm ngay, khi đó ta có thể lấy lồng tắm ra, và tránh chỗ khác để em nó tự nhiên tắm, he he. Khoảng 2 phút Mi nhảy tới, nhảy lui trong lồng, không xuống nước nữa, ta có thể cho em nó về lồng. Khi này áo lồng ta có thể mở rộng thêm nhưng không được quá 1/2 lồng, treo chim vào chỗ ráo (không có nắng ) để chim tự rỉa, làm khô lông. Cứ mỗi lần cho tắm là mỗi lần chim dạn thêm 1 bước, các bạn cứ yên chí thế.
Có nhiều chú nhát quá không chịu qua lồng tắm, mạnh bạo hơn, đứng từ phía sau, ta vỗ nhẹ vào lưng lồng vài cái, nó chui tọt qua lồng tắm liền.
Sau lần tắm đầu tiên, các bạn có thể rút bớt thời gian lại bằng cách cho Mi tắm mỗi tuần 1 lần, sau đó là mỗi ngày 1 lần.
Khoảng 3 tháng sau kể từ ngày đem chú ta về nhà, bạn có thể xách chú ta đi chơi rồi. Ở đây tui xin nói rõ là đem đi chơi thôi, không phải là đem đi luyện giọng.
Đến chỗ dợt, thường là công viên , chọn 1 chỗ ngồi hơi thoáng, ta đặt lồng chim trước mặt, để dưới đất, mở áo lồng ra và kẹp lại đúng bằng ngay cửa lồng, gọi 1 ly cafe đá, ít vài hơi thuốc, ung dung mở bịch cào cào, lặt từng em quăng vào lồng. Đúng điệu rồi, chắc là nghệ nhân.
Việc cho chim ăn cũng là một trong những tiểu xảo để làm chim mau dạn, quen mặt với chủ nuôi, Mi thông lắm, nhớ mặt , làm nó hoảng, mai mốt thấy mặt bạn từ xa là nó nhảy lia lịa. Kết hợp cùng việc để lồng chim dưới đất, ngồi trên ghế, banh 2 chân, chim ở giữa. Chú có nhát, có nhảy cũng không thể nhảy ngược lên mà bể đầu, chỉ có nhảy qua, nhảy lại hoặc ở dưới bố lồng thôi. Sau khi làm xong bịch cào cào, ta có thể treo chim lên xà, chọn chỗ không có Mi treo, tốt nhất là chỗ thưa, quay mặt cửa về hướng có nhiều chim để Mi tập làm quen với khung cảnh bên ngoài.
Việc thuần dưỡng 1 chú Mi có nhiều công đoạn, thuần cho Mi dạn, đứng lồng, chịu hót, thuần cho Mi hót hay và cuối cùng, cao cấp hơn đó là thuần cho Mi sống theo phong cách của chủ. Nghe qua thì hơi lạ tai, nhưng thiết nghĩ đó cũng là một vấn đề ta cần suy nghĩ, bàn bạc cùng nhau xem đúng sai ra sao. Công đoạn đầu, thuần cho Mi dạn, đứng lồng, chịu hót là tương đối khó nhưng cũng không phải là quá khó nếu bạn nhiệt tâm, chú ý hơn về những điều có vẻ như nhỏ nhặt trong việc hàng ngày chăm sóc Mi, ví dụ đơn giản : nuôi chim thì phải vệ sinh lồng, thay bố lồng.
Một chú Mi mới về, nhảy lưng tưng mỗi khi thấy bóng người hoặc xe cộ, con mèo,…bạn lò mò lại gần, mở cửa, thò tay lôi bố lồng ra, thay bố lồng khác…đảm bảo sau đó chú không tét máu đầu thì cũng hoảng càng thêm hoảng, ta giải quyết thế nào, đơn giản là ta chỉ thay bố lồng, vệ sinh lồng khi mà cho chú tắm.
Hoặc việc cắt móng, cắt mỏ cho chú thì sao ? Mi rất thông minh, bạn thò tay bắt chú trong lúc bạn và chú chưa thân, đảm bảo lần sau thấy mặt bạn từ xa là chú đã nhảy loạn xạ tìm đường trốn. Khi bạn muốn làm việc này, kiếm cái mũ đội vô, đeo cặp kính đen vào và thêm cái khẩu trang. Công đoạn thứ 2 là khi ta đã có một chú Mi đã tưong đối dạn, đã xong lông rồi thì ta sẽ cho chú đi dợt giọng “ca sĩ” của mình. Mi rừng chú nào cũng có sẵn giọng cả và phong phú theo mức độ nào thì do số tuổi sống ở rừng quyết định và do…bạn có chọn được chú có “ngon lành” hay không mà thôi. Tất nhiên, ngoài các yếu tố kể trên, dợt Mi luôn là yếu tố quan trọng.
Trong sân dợt, có biết bao là Mi, hay có, dở có, chưa kể đến các loài chim khác, chú Mi của bạn được đem đi dợt thường xuyên sẽ được nâng cấp giọng hót. Bản tính tự nhiên của chú là sao chép, sao chép ở đây không phải photo nguyên bản mà là có sự chọn lọc. Đi dợt mà Mi của bạn được treo gần những chú ” khét lửa”, những chú “trùm”, thì chỉ cần vài hôm, giọng hót của chú Mi bạn sẽ có vài âm điệu của những chú kia, hoặc là thêm vào vài tiếng còi xe, tiếng mèo kêu, chó sủa,…
Điểm quan trọng cần lưu ý là khi dợt, đừng bao giờ dại dột treo lồng Mi của mình kế bên nhửng chú Mi đó, treo xa xa, cách 5, 7 mét và phải chú ý Mi của mình, nếu thấy chú nhảy lên, nhảy xuống vồ lồng về hướng những chú kia, đó là tín hiệu đáng mừng. Còn nếu thấy chú có vẻ hoảng, nhảy theo cách tìm đường trốn hoặc đứng yên 1 chỗ trên cầu, can thiệp ngay, treo xa hơn nữa, quay mặt hướng khác hoặc mượn 1 Mi mái kè ngay trước cửa lồng ngay, không thì chim dựng đầu thành Chào Mào của bác Bạch Đề.
Thời điểm này khi làm tấm, bạn có thể rang vàng đều hạt tấm, cho ăn tấm + cào cào tươi, không cho ăn sâu ( nuôi Mi thì tốt nhất đừng cho ăn sâu), có thể thay đổi thực đơn cào cào = liêu điêu nhưng ít thôi hoặc kèm thêm liêu điêu.
Chế độ phơi nắng, tắm cũng phải thích hợp, Mi nên phơi nắng mỗi ngày từ khoảng 7h đến 9h sáng là đủ, sau đó cho vào trong bóng mát, khoảng trưa thì nên cho tắm, tắm xong nên cho phơi nắng khoảng 3 đến 5 phút để chú hong khô lông rồi mang vào ngay, không nên để Mi tiếp xúc nắng trưa hoặc chiều. Đến khi mà ta mang Mi vào sân dợt, vừa treo lên vài phút là chú ta đã lên cầu, đánh võng cái đầu, chơi liền tù tì vài phút hay hơn, khi đó ta có thể yên tâm để Mi đứng gần các chú Mi dữ khác nhưng vẫn phãi quan sát kỹ, “cao nhân tắc hữu cao nhân trị”, Mi ta dữ nhưng có thể có Mi dữ hơn, khi đó Mi ta sẽ lép, khi đó phải tách ra xa một chút. Khi này, trước khi mang Mi đi dợt, bạn có thể xách thêm vài quả lựu đạn, đến chỗ dợt, trong lúc nhâm nhi cafe, nhả khói thuốc chữ O, ngồi nghe ca sĩ nhà trổ giọng, bạn có thể ung dung quăng vài quả chỗ này, chỗ kia rồi đó.
Giai đoạn 3, giai đoạn mà tôi muốn trình bày trong bài này là ở đây, thuộc cho Mi phải tuân theo bạn ! Giai đoạn này thường chỉ bắt đầu khi mà Mi bạn thuộc khoảng từ mùa thứ 2 hoặc 3 trở đi, lúc này Mi đã dạn người, đã có giọng hay,…và ta đã có tình cảm thân thương với chú. Việc đầu tiên bạn phải làm sao để chú nhận ra bạn, chính bạn chứ không phải là ai khác ! Có nhiều cách làm, không ai giống ai, tôi xin ví dụ: Khi lại gần Mi búng tay 1 cái, miệng huýt sáo ” chỏi che chèo, chỏi che chèo”. Lâu dần, từ xa thấy hoặc nghe thấy tiếng huýt sáo từ xa, Mi sẽ nhảy qua lại điệu bộ mừng rỡ, vì là người bảo vệ chú, người chăm sóc chú,… Việc này nghe qua có vẻ vô nghĩa, nhưng thực tế không vô nghĩa chút nào, có những lúc bạn treo Mi ở chỗ nào đó mà làm chú bị hoảng, hoặc có nhiều người dòm ngó là chú hoảng, bạn lại gần, khi thấy mặt bạn Mi sẽ bớt hoảng ngay, rồi động tác hạ lồng, chuyễn vị trí cho Mi nữa, chú Mi trong tay bạn đó như đứa trẻ đang được ông bố, bà mẹ nắm tay, nó im re ngay. Đôi khi bạn có thể đổi chỗ dợt chim, bạn có thể yên tâm cùng chú đi mà không sợ chú lạ sân, lạ chỗ, có bạn, chú sẽ chơi hay hơn, dạn dĩ hơn.
Nguồn internet
Tầm Soát Đột Quỵ Là Làm Gì? Những Điều Cần Biết Về Tầm Soát Đột Quỵ!
Tầm soát đột quỵ là làm gì?
Tầm soát đột quỵ là việc kiểm tra các yếu tố nguy cơ, qua đó xác định khả năng bị đột quỵ và đưa ra những hướng ngăn ngừa, điều trị từ sớm. Công việc này được thực hiện bằng một loạt xét nghiệm như: Xét nghiệm chỉ số máu, đo huyết áp, đường huyết, siêu âm mạch máu, siêu âm tim,…
Tầm soát đột quỵ là việc khám để xác định nguy cơ đột quỵ và đưa ra hướng phòng ngừa
Những ai cần tầm soát đột quỵ?
Trên thực tế, tầm soát đột quỵ là việc cần thiết, ai cũng nên thực hiện, nhất là những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, trong điều kiện mức sống cũng như trang bị y tế tại Việt Nam hiện nay, việc tầm soát đột quỵ nên tập trung vào những nhóm đối tượng sau:
Người có thành viên trong gia đình bị đột quỵ
Đột quỵ không di truyền, nhưng nếu có người thân từng bị đột quỵ, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn. Bởi mọi người trong gia đình thường chia sẻ nếp sống, thói quen sinh hoạt cũng như một số bệnh lý nguy cơ giống nhau, chẳng hạn như các bệnh về tim.
Cao huyết áp là tình trạng áp lực của máu lên thành mạch thường xuyên cao hơn 140/90 mmHg, khiến mạch máu suy yếu, dễ hình thành mảng xơ vữa động mạch hoặc các cục máu đông trong não – tác nhân gây đột quỵ. Đây là “thủ phạm” gây ra phần lớn số ca đột quỵ.
Tim có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể, trong đó có não. Các bệnh về tim như: Rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim,… có thể khiến quá trình bơm máu bị ảnh hưởng, máu không lưu thông tốt dễ hình thành nên các cục máu đông gây tắc mạch máu. Do vậy, người mắc bệnh tim mạch cũng cần chủ động phòng ngừa, tầm soát đột quỵ.
Người có bệnh lý tim mạch nên chú ý tầm soát đột quỵ
Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein trong cơ thể, biểu hiện bằng lượng đường trong máu luôn cao. Đây là bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến biến chứng về tim mạch, trong đó có đột quỵ. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.
Người hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc
Khói thuốc lá có thể gây viêm trong mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông dẫn đến đột quỵ. Theo một số nghiên cứu, những người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần so với người không hút.
Bao lâu nên tầm soát đột quỵ một lần?
Thời gian tầm soát đột quỵ tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe cũng như khả năng tài chính của mỗi cá nhân. Sau khi khám và thực hiện các xét nghiệm, chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp. Nếu kết quả chụp mạch máu não phát hiện hẹp hay phình động mạch thì cần kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/lần, thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp, mỡ máu, đường huyết, còn nếu bình thường thì sau 3-5 năm mới cần tái khám tầm soát đột quỵ.
Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa và cải thiện đột quỵ hiệu quả
Các cụ xưa có câu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Điều này đặc biệt đúng với bệnh đột quỵ. So với quá trình điều trị đột quỵ gian nan, phức tạp, ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm thì việc phòng ngừa đột quỵ sẽ đơn giản và mang lại hiệu quả tích cực hơn rất nhiều. Và để ngăn chặn bệnh lý nguy hiểm này, khám tầm soát đột quỵ là việc cần thiết. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên chúng ta nên xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nattospes.
Không những thế, cơ chế hoạt động của nattokinase còn giúp làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh cao huyết áp .
Nattospes giúp phòng ngừa và cải thiện đột quỵ hiệu quả
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Kinh nghiệm của nhiều người
Giới chuyên gia đánh giá thế nào?
Đừng bỏ lỡ những phân tích của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về công dụng phòng ngừa đột quỵ của sản phẩm Nattospes trong video sau:
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tầm soát đột quỵ hoặc muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 ; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170 / 0917230950 .
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Bạn đang xem bài viết Kiểm Soát Côn Trùng Dịch Hại Rentokil trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!