Xem Nhiều 6/2023 #️ Kĩ Thuật Nuôi Chích Chòe Lửa Sinh Sản Trong Môi Trường Nuôi Nhốt # Top 13 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 6/2023 # Kĩ Thuật Nuôi Chích Chòe Lửa Sinh Sản Trong Môi Trường Nuôi Nhốt # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kĩ Thuật Nuôi Chích Chòe Lửa Sinh Sản Trong Môi Trường Nuôi Nhốt mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để ghép cặp CCL sinh sản không khó, nhưng “nghề chơi cũng lắm công phu”, ta phải chuẩn bị từ trước thì mọi việc mới suông sẻ.

Toàn bộ hình ảnh sử dụng trong bài viết này đều là hình chụp thực tế từ các cặp đôi CCL sinh sản của tôi, không phải là hình sưu tầm.

– Trống: Nếu có điều kiện bạn nên chọn những con trống có nết tốt, đẹp về hình dáng và nết chơi (ở đây ta chưa bàn đến giọng vì giọng ngoài bẩm sinh ra thì chim con còn phải được học và rèn luyện từ môi trường). Nên chọn những chim trống thi đấu có giải đã về vườn, chim đang thi đấu không nên ghép đẻ vì sẽ làm yếu chim, chim chơi không bền.

– Mái: Tướng thon gọn theo chuẩn “đầu xà cổ thắt”, có nết đập đuôi và hót như trống. Nếu bạn xác định ghép đẻ đuôi dài thì bạn phải chọn mái đuôi dài vì chim non sẽ hưởng phần lớn đức tính từ chim mẹ chứ không phải chim bố.

*** Để hiểu rõ vấn đề này ta cần nói đến kiến thức đã học từ thời phổ thông, chim thuộc họ gia cầm vì thế bộ nhiễm sắc thể (NST) giới tính cũng đối lập với các loài khác. Chim bố mang NST: XX. chim mẹ mang NST: XY (ngược lại với con người, đàn ông mang NST: XY, phụ nữ mang NST XX), để nhớ việc này một cách đơn giản hơn thì bạn chỉ cần nhớ trên quả đất này có 4 loài Chim, Cá, Bướm, Tằm mang NST ngược lại với con người. Sự di truyền và các tính trạng của loài chim tương đối phức tạp… balah balah… ta không nhắc đến trong bài này. Tuy nhiên rút gọn lại cho việc chứng minh các tính trạng trội di truyền từ khoa học cũng như kinh nghiệm thực tế hàng trăm năm nay từ việc cản mái cho gà chọi thì ta đúc kết ra rằng muốn có chim non tốt thì phải chọn mái tốt.

Để chim có một thể trạng khỏe mạnh, thoải mái thì ta phải chăm sóc cặp chim đã được chọn lựa ngay khi vừa thay lông xong. Để thúc cho chim căng lửa thì ta phải có chế độ chăm sóc về dinh dưỡng, tắm nắng, tắm nước, ngủ nghỉ khoa học. Trong phạm trù bài viết này tôi không đề cặp đến về đề làm sao để chim căng lửa và khỏe mạnh, tôi chỉ nói sâu vào vấn đề ghép cặp.

Trong quá trình thúc cho chim căng lửa, từ khi thay lông xong thì đến khi căng lửa tùy vào nết chim mà ta mất 1-3 tháng. Trong thời gian vào lửa cho chim ta thường xuyên treo chim trống và chim mái gần nhau nhưng không được thấy mặt nhau, chỉ khi nào cho tắm thì ta cho chúng thấy mặt nhau. Để mái cạnh lồng tắm khi trống tắm và ngược lại. Điều này sẽ giúp chim nhận dạng và nhớ mặt nhau ở cái thưở ban đầu lưu luyến ấy. Sau khi chúng tắm xong thì lại treo cạnh nhau nhưng không thấy mặt để chúng gọi nhau thêm phần thiết tha. Điều này cũng tương tự như việc ta bỏ đói để thuần chim vậy, khi chim có thói quen tắm là gặp mặt bạn tình thì chúng sẽ thêm phần quyến luyến với nhau và dễ dàng chịu nhau khi ghép cặp.

Khi chim đã căng lửa và bắt đầu vào giai đoạn sinh sản thì ta dễ dàng thấy những biểu hiện sau :

– Trống: hót lớn giọng, kéo thuốc lào cả ngày, tùy theo nết chơi mà có những biểu hiện sàn cầu đập đuôi. Bung xòe, hót múa khi kè mái…

– Mái: hót lớn giọng, sàn cầu đập đuôi tùy theo nết. Kè trống thì líu tíu nhũi đầu, chặp chờn đôi cánh hướng về phía trống, bu lồng đòi sang trống …

Trong giai đoạn thúc lửa thì bổ xung canxi cho chim mái bằng cách cho ăn thêm các loại vitamin khoáng chất bổ sung canxi, hoặc nan mực, vỏ hàu, vỏ cua biển mài thành bột trộn trực tiếp vào cám. Ở thời điểm thúc lửa cho chim tôi dùng Insect Essentials để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cả trống và mái, riêng chim mái tôi sử dụng thêm vitamin EasyBird Complete Pet Supplement bổ sung thêm protein cho chim mái sung mãn khi sinh sản. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng trứng của chim khi sinh sản.

2/ Môi trường, chuồng trại: Để CCL sinh sản điều quan trọng nhất ta phải có một Aviary (AVI) rộng rãi, thoáng mát và tuyệt đối yên tĩnh, có chút nắng sáng thì càng tốt. Một avi tối thiểu để CCL sinh sản thì cần phải đạt độ DxRxC là 100x60x80cm. Còn bản thân tôi thì thường làm AVI 160x80x200cm để cặp chim rộng rãi và thoải mái hơn (bạn có thể tham khảo hình AVI của tôi phía dưới)

Sau khi đã trang bị AVI, bạn dùng lưới trồng lan bịt kít các mặt, chỉ chừa cửa tiếp tế thức ăn và nước uống cho chim, đây là những thứ bạn nên trang bị trong một AVI sinh sản

– Cầu cho chim đậu: nên chọn loại cầu ngang, CCL cần môi trường thoáng đãng để bay nhảy nên trong 1 AVI tùy theo thể tích mà bạn bố trí số cầu phù hợp. Tuy nhiên dù AVI lớn hay nhỏ bạn vẫn phải chú ý 3 nguyên tắc + Cầu thấp: cách mặt đất khoảng 20-30cm để chim quan sát đấy avi, bắt mồi, tắm … + Cầu trung: tiện lợi cho quá trình bay nhảy cho chim + Cầu cao: CCL là loài chim có tính lãnh thổ rất cao, vì thế thường chọn nơi cao nhất để đứng sổ giọng khẳng định lãnh thổ. – Khay nước tắm – Khay đựng dế: bạn nên mua khây trồng rau mầm được bán ở các cửa hàng cây cảnh, khi về bịt kít lỗ thoát nước và cho vào 1 lớp đất trồng cây vừa phải, gieo vào 10-20 hạt rau muống, trên miệng dán băng keo bóng để dế không bò ra được. Sau khi bạn thay nước uống nước tắm cho chim thì cứ rưới 1 ít vào chậu thả dế, rau muống sẽ nảy mầm và dế sẽ ăn loại rau sạch mà chính mình trồng. Điều này sẽ rất tiết kiệm dế chết, dế ốm vì dưới môi trường đất ẩm và có rau xanh thì dế luôn khỏe mạnh và mập mạp. – Khay nhỏ đựng sâu: trong giai đoạn ghép đẻ thì sâu luôn phải luôn có sẵn – Hủ đựng cám: chỉ một ít cám, vì khi ghép đẻ chim thường ít đụng tới cám. (đã có trường hợp chim thuần của tôi sau khi ghép đẻ và bắt ra lồng tre thì phải tập ăn cám lại) – Tổ chim: Bạn nên đặt ít nhất 2 tổ chim vào 2 nơi kín đáo trong AVI, nơi khuất và kín gió để chim làm tổ. Bạn có thể dùng muỗng dừa khô, lẳng hoa, hộp giấy khoét lổ … để làm tổ chim. – Rơm: chuẩn bị sẵn 1 khây rơm, cọng chổi, lẵng hoa khô …. bất cứ thứ gì dạng sợi để chim dùng làm nguyên liệu lót tổ.

III/ GHÉP CẶP VÀ SINH SẢN:

Sau khi đôi trẻ đã căng lửa, đầy nhiệt huyết thì ta cho chúng ghép cặp, tốt nhất là vào mùa sinh sản, mùa sinh sản của CCL thường vào tháng 02 âm lịch kéo dài đến tháng 09 âm lịch. AVI đã chuẩn bị xong, ta cho khoảng 5K dế vào khay, 5k sâu gạo và 1 ít cám, 1 khay nước tắm vào avi và thả chim trống vào trước. Mặc dù là chim thuần nhưng khi thay đổi môi trường nuôi nhốt thì ít nhiều gì chim cũng hoảng, khi vừa thả vào chim sẽ nhảy nhót mọi nơi ngóc ngách của avi để khám phá, chiều tối thì chim sẽ tìm vị trí kín đáo để ngủ. Theo quan sát của tôi thì khi chim chọn vị trí ngủ thì sẽ ngủ ở nơi đó theo thói quen và ít thay đổi.Sang ngày thứ 2 thì bạn treo nguyên lồng chim mái vào AVI, chim trống sẽ kè bu lồng chim mái và tìm vị trí cầu đậu gần lồng chim mái để hót múa gù mái, mái khi căng lửa cũng sẽ nhấp cánh ưng thuận. Theo tôi quan sát thì một số chim trống còn có hành động gắp dế và sâu móm cho chim mái trong lồng ăn. Khi bạn đã thấy hội đủ các yếu tố này thì bạn mở lồng cho chim mái bay ra và đem lồng tre ra, chỉ trong ngày đôi trẻ đã quấn quít với nhau.

* Nếu trường hợp cả 2 chim đều căng lửa nhưng không chịu nhau, cắn nhau thì bắt buộc bạn phải đổi trống khác. Vì bản năng CCL ở tự nhiên từ khi sinh ra đến chim chuyền là đã tách cha mẹ sống riêng lẻ và tự tìm lãnh thổ cho mình. Đến mùa sinh sản thì chim trống hót vang để dụ chim mái, sẽ có những trường hợp 2 con trống đá nhau chí tử, con chiến thắng sẽ được ở lại để hót múa gây sự chú ý cho chim mái. Nếu chim mái chịu thì sẽ cho trống đạp mái và xây tổ, nếu mái không chịu thì mái cũng sẽ bay đi và chim trống tiếp tục đi tìm một đối tượng mái khác để kè.

* Nếu trường hợp cả 2 chim đều chịu chung sống với nhau đến 2-3 tuần nhưng không có các biểu hiện đạp mái, lót tổ thì bạn bắt riêng trống mái ra, chăm sóc tiếp và đổi cặp cho chúng. Vì nếu bạn có để tiếp thì hầu như tình trạng đó vẫn kéo dài chứ chúng cũng sẽ không sinh sản.

Sau khi trống và mái quen nhau, hiện tượng đạo mái sẽ xảy ra rất nhanh, sau khi đạp mái thì trống và mái sẽ cùng nhau xây tổ. Trong quá trình xây tổ trống vẫn tiếp tục đạp mái, quá trình xây tổ sẽ kéo dài 3-4 ngày. Ta có thể tóm tắt quá trình ghép đẻ, sinh sản, ấp trứng của CCL như sau :

– Ngày 1: ghép đôi – Ngày 2: trống đạp mái – Ngày 3-6: tha rơm lót tổ – Ngày 7-11: đẻ trứng đầu tiên và nếu bạn chăm chim mái tốt từ trước, đủ canxi thì chim mái sẽ đẻ mỗi ngày 1 trứng

– Ngày 12-21: chim mái vào tổ ấp, nếu khí hậu ấm áp như miền nam thì chỉ cần 10 ngày là trứng nở, lạnh hơn 1 tí thì 11-14 ngày. Nếu qua ngày thứ 14 mà trứng không nở thì trứng đã hỏng do trứng không có cồ, hoặc mái không biết đảo trứng … Lúc này ta lấy trứng ra và chăm tiếp để mái đẻ lứa khác. – Ngày 22: chim non đầu tiên chào đời, mái sẽ tiếp tục ấp những trứng còn lại thêm 1-2 ngày nữa. Kể từ ngày chim non đầu tiên ra đời chim mái chỉ ấp thêm tối đa 3 ngày, nếu trứng không nở thì mái sẽ bỏ ổ không ấp nữa.

– Ngày 27: chim non mở mắt, trung bình là 4-5 ngày sau khi nở thì chim non sẽ mở mắt – Ngày 28: trổ lông ống

– Ngày 32: chim non bắt đầu rời tổ, nếu chim bố mẹ chăm con tốt, vitamin khoáng chất đầy đủ thì chỉ cần 10 ngày chim con có thể rời tổ tập bay chuyền.

Đây là ghi chép về lịch sử sinh sản của một cặp CCL của tôi gần nhất (tháng 03/2015), các bạn có thể tham khảo và đối chiếu số ngày.

* Trong quá trình chim đẻ trứng và ấp nở, bạn nên tránh quan sát tổ chim và avi, điều này sẽ làm chim dễ hoảng và bỏ ổ.

IV/ CHĂM SÓC CHIM NON:

Trong quá trình chim mái ấp trứng, chim trống sẽ đứng bảo vệ lãnh thổ, bạn phải luôn đảm bảo rằng sâu và dế lúc nào cũng phải có sẵn trong AVI, nếu thiếu hụt mồi tươi, chim cũng sẽ bỏ ổ vì bản năng nó nhận biết môi trường không đủ thức ăn để nuôi con.

Tôi có một bảng chia khẩu phần ăn dành cho chim non như sau (tính từ ngày chim nở):

– Ngày 1-5: Trong thời điểm này (trước khi mở mắt) chỉ duy nhất để dế cho chim bố mẹ mớm mồi cho con. – Ngày 6-10: sau khi chim mở mắt thì buổi sáng mình dặm thêm trứng kiến trộn vitamin EasyBird Complete Pet Supplement để chim con bổ sung vitamin, cứng cáp, đề kháng tốt. Việc dặm thêm trứng kiến trộn vitamin được thực hiện cách ngày 1 lần vào buổi sáng và thức ăn chính cho chim non trong giai đoạn này vẫn là dế.

– Ngày 11-20: khi chim non đã bay ra khỏi tổ thì mình cho nguồn thức ăn phong phú hơn, bổ sung thêm cá lóc con (cá quả) size nhỏ nhất để chim bố mẹ mớm mồi cho con. Trong giai đoạn này mỗi buổi sáng mình cho 1 cóng trứng kiến nhỏ trộn vitamin và 2 này 1 lần cho ăn cá con. Thức ăn chính vẫn là dế. – Từ ngày 20 trở về sau thì mỗi buổi sáng bạn vẫn cho chim non ăn một ít trứng kiến nhưng lúc này không trộn vitamin EasyBird Complete Pet Supplement nữa mà trộn trứng kiến với một ít cám (trong cám đã trộn vitamin Insect Essentials). Thức ăn chính vẫn là dế. – Giai đoạn chim non tập mổ thì bạn giảm dần số lượng dế, tăng dần lượng trứng kiến trộn cám cho đến khi chim non mổ cứng thì tập dần ăn cám. – Giai đoạn chim non thành chim chuyền thức ăn chính là cám, dặm thêm một ít sâu, dế, trứng kiến, cào cào … vào mỗi buổi sáng giống như chim trưởng thành.

* Trong giai đoạn chim non trong còn trong tổ thì bộ máy tiêu hóa của chim non rất kém, nếu bạn quá lo cho chim non mà cho chim non ăn mồi ngon hay đút dặm cám cho chim thì chỉ hại chim non mà thôi. Giai đoạn này chim cần thực phẩm nhiều nước để nuôi cơ thể nên dế là thức ăn tuyệt vời nhất. Sau khi chim ra khỏi tổ cũng vậy, ta vẫn phải chăm sóc mồi tươi, vitamin & khoáng chất để chim non khỏe mạnh, đề kháng tốt, không bị suy. Nếu chim non bị suy vào giai đoạn này thì rất dễ chết khi lên chuyền và tương lai cũng sẽ không có triển vọng.

Vợ tôi thường nói rằng việc nuôi chim của tôi cũng giống như việc nấu một món ăn ngon vậy. Bạn có thể mất nhiều ngày, nhiều tháng để tìm một nguyên liệu ưng ý, bạn phải mất nhiều giờ để chế biến chúng nhưng bạn chỉ mất 30 phút để thưởng thức nó. Nuôi chim sinh sản cũng vậy, mọi thứ cần chuẩn bị kĩ lưỡng trong thời gian dài thì lứa chim con thành quả mới triển vọng được.

BÀI VIẾT ĐÃ KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC. CHÚC CÁC BẠN GHÉP CẶP SINH SẢN LOÀI CHIM CHÍCH CHÒE LỬA THÀNH CÔNG VÀ CÓ CÁC LỨA CHIM CON TRIỂN VỌNG.

Kỷ Thuật Nuôi Vẹt Xám Sanh Sản Trong Moi Trường Nuôi Nhốt

Quy trình lựa con giống : Để nuôi vẹt con tới lúc trưởng thành sanh sản được mất khoảng thời gian từ bốn năm tới sáu năm . Trong quá trình nuôi từ con con là chúng ta phải nuôi moi trường tập thể ( thả tập thể các cá thể vẹt con ) sao ba năm thì chúng nó tự lựa bạn đời của nó ( gọi là bắt cập). Sau đó chúng ta tách nó ra theo đúng từng cập chính xác . Vấn đề này khá quan trọng vì nuôi đẻ thành công phụ thuộc vào nó có đúng cặp không .Còn không thì chúng ta đem xét nghiệm DNA cho nó có phải là trống mái .vì cá thể vẹt có ngoại hình rất giống nhau . Còn trong trường hợp bất khả khán như trong quá trình nuôi nhốt bị bay mất hoặc bệnh chết một trong hai con .Trong trường này các bạn phải xác định coi cá thể còn lại là cá thể trống hay mái, sau đó tìm cá thể khác cáp vào nhưng quá trình cáp cặp mất khá nhiều thời gian . Trước tiên các bạn nhốt hai cá thể ở hai chuồn riêng biệt nhưng ở cạnh nhau cho hai cá thể nhìn thấy nhau khoảng từ sáu tháng tới một năm mới tiến hành cáp cặp . Lúc cáp cặp các bạn phải theo giỏi xác để phát hiện chúng có chịu nhau không , nó không chịu nhau chúng sẻ đánh nhau phải can thiệp ngay .Tỷ lệ thành công khá thấp .

Quá trình chăm sóc cho tới lúc sanh sản:

Sao khi bắt cặp song chúng ta đưa vô lồng riêng biệt bắt đầu quá trình nuôi sanh sản . Moi trường phải nơi thoáng khí có ánh nắng sáng chiếu vào là tốt nhất . Phải bổ sung thêm các vitanim và ADE .

Dấu hiệu cho biết vẹt xám chuẩn bị đẻ là vẹt xám mái sẻ vào ổ nằm ban ngày và ban đêm sẻ ra ngoài . Tới lúc thấy lông tơ trong ổ là khoảng một tuần sau là đẻ trứng coi như là đã thành công được 50% . Một điều các bạn lưu ý trong quá trình nuôi vẹt sanh sản phải ở nơi gần với tự nhiên và ít tiếng ồn nhất và hạn chết người lạ ra vào . Tránh ra vào chuồn vẹt thường xuyên để tránh tình trạng vẹt bị hoảng sợ.

Chế độ ăn của vẹt xám :

Các bạn cho vẹt ăn theo khẩu phần hàng ngày không nên cho ăn nhiều chất đạm gây ra cho con chim mập không thể sanh sản. Thông thường các bạn cho ăn một bửa hạt một bửa trái cây là tốt nhất .

THÔNG TIN LIÊN HỆ :

MAI HOÀNG NAM

SỐ ĐIỆN THOẠI : 0977044714 GẶP NAM HOẶC 0902898666 GẶP LỘC

ĐỊA CHỈ :ẤP THẠNH HÒA, XÃ THẠNH HỘI,THỊ XÃ TÂN UYÊN ,TỈNH BÌNH DƯƠNG

EMAIL : hoangnamthanhhoi@gmail.com

Kĩ Thuật Chăn Nuôi Dê Cái Sinh Sản

Phương pháp, kĩ thuật nuôi dê cái sinh sản các thời kì: đang mang thai, sinh sản và sau sinh.

1. Cách nuôi dê cái thịt đang mang thai ra sao?

Thường thì dê thịt được nuôi thả, vì nuôi mà đỡ tốn thức ăn mới có lợi. Khi chăn thả ngoài đồng, dê đực cái nuôi chung nên chúng phối giống theo cách tự nhiên, lắm khi người chăn cũng không hay biết, mà dù có hay biết họ cũng mặc cho dê cấn chửa đi ăn chung bầy cho đến ngày đẻ con, chứ không có một chế độ nuôi dưỡng chu đáo nào như đối với dê sữa mang thai cả. Thậm chí có nhiều trường hợp buổi sáng cho dê mẹ theo bầy ra đồng, chiều người chăn bế con nó trở về… do loài dê sinh đẻ rất dễ. Ở ngoài bãi chăn thả, khi đau bụng đẻ, dê mẹ liền âm thầm tách ra khỏi bầy để tìm vào lùm bụi nào gần đó sinh con. Khoảng vài ba giờ sau, mẹ con cứng cáp, dê dẫn con ra nhập bầy trở lại…

Như trên đã nói, trong suốt thời gian mang thai. Dê cái thịt vẫn được nhập bầy đi ăn bình thường như những dê khác, chỉ người chăn phát giác bụng nó to quá, lại đi đứng nặng nề chậm chạp, biết là dê chỉ còn một vài tuần nữa đẻ thì mới cho ở lại chuồng để lo tẩm bổ cho dê mẹ và bào thai trong bụng nó. Những ngày này dê mẹ mới thực sự nghỉ ngơi, mới được ăn uống những thức ăn ngon miệng chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng cao. Nó được nuôi trong ngăn chuồng riêng hoặc được cầm cột vào một góc riêng biệt ấp áp và sạch sẽ… Khi dê mẹ chuyển bụng, ta nên túc trực cạnh bên để chăm sóc cho nó, giống như cách chăm lo cho dê sửa đẻ vậy. Đẻ xong dê mẹ được uống nước cám, được ăn no và được sống tại chuồng thêm vài ba tuần cho thật khoẻ mạnh mới cho nhập bầy đi ăn trở lại.

3. Cách chăm sóc dê mẹ sau khi đẻ?

Sau khi việc sinh đẻ hoàn tất, nghĩa là nhau thai cũng đã xong, dê mẹ thường mệt nhoài. Ta nên cho dê mẹ uống nước cám pha muối để nó mau hồi sức. Chủ nuôi nên tranh thủ dùng khăn sạch nhúng nước ấm để lau sạch bầu vú, âm hộ và thân sau nhơ nhớp của dê. Nếu dê đói cứ cho ăn thỏa thích. Sau đó cho dê mẹ nằm trên ổ rơm để nghỉ ngơi, và nên đạt các con nó nằm cạnh bên mẹ, để dê mẹ được yên tâm nằm nghỉ, và dê con cũng được ấm áp nhờ hơi ấm toát ra từ mình dê mẹ. Chỉ cần được nghỉ ngơi sau vài ba giờ, dê mẹ sẽ khoẻ khoắn lại ngay.Nếu dê chăn thả, trong vài ba tuần đầu, phải nhốt dê mẹ lại trong chuồng không cho theo bầy đàn, chỉ khi dê con đã thực sự cứng cáp đủ sức đi theo dê mẹ ra đồng mới cho theo bầy.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Chích Chòe Lửa

Chim chích chòe lửa ngoài giọng hót hay còn có bộ mã đẹp, vì vậy được rất nhiều nghệ nhân ưa thích và có giá khá cao so với loại chim khác.

Chim thường cân nặng từ 1 đến 1,2 ounce và có khoảng 9-11 inches dài. Con trống có màu lông đen bóng với cái bụng màu hạt dẻ và một chùm lông màu trắng trên mông và đuôi. Con mái có màu hơi xám nâu, và thường ngắn người hơn so với con trống. Cả hai giới có chung một điểm chung là màu đen trên lưng và chân màu hồng. Chích chòe non chưa trưởng thành có màu sắc hơi xám hoặc nâu và trông giống như con mái và có màu ngực lấm chấm.

Chim bổi bẫy về thì rất nhút nhát, khó thuần hóa, phải nhốt chim trong lồng tre hoặc mây lớn , cao, bên trong có cóng nước, cóng cào cào (nhớ cắt chân kẻo cào cào nhảy mất), cóng đựng đậu phộng trộn lòng đỏ trứng, một cóng sâu tươi hay trứng kiến. Sau đó ta theo dõi tình hình sức khỏe của chim, xem chim hợp với thưc ăn nào thì cho ăn tiếp. Ngoài lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần và tạp cho chim ăn bột đậu phộng.

Chích chòe lửa ăn được nhiều thức ăn, nhưng ăn ít, có một số con chim chích chòe lửa không biết ăn bột đậu phộng. Ta cần tập cho chúng bằng cách mỗi ngày lấy một ít bột đổ vào cóng rồi trộn với một ít sâu tươi hay sâu khô. Chim ăn có lẫn bột nên quen dần, lần sau ta tăng thêm lượng bột dần dần để chim biết cách ăn bột

Lồng chích chòe lửa phải dùng loại lồng đặc biệt, có 72 nan, đường kính đáy lồng khoảng 35 phân trở lên, chiều cao lồng tối thểu 60 phân. Sở dĩ phải nuôi trong lồng lớn như vậy là vì đuôi nó quá dài.

– Thông thường từ tháng mười âm lịch là chim thay lông và hoàn tất vào tháng 3 âm lịch. Tùy sức khỏe chim mà chim thay lông sớm hay muộn. Có con chỉ trong 1 tuần là rụng lông ào ào, nhìn thảm thương nhưng như vậy thì lông mới sẽ mau ra. Lại có con chỉ rụng lác đác vài cọng nên thời gian thay lông kéo dài 4 – 5 tháng. Và cũng có con suy lông ,một năm thay đi thay lại đến mấy lần. với chim này thì ta nên cho ăn thức ăn bổ dưỡng và không nên thay thức ăn trong suốt năm.

– Bất kể chim nào cũng vậy, việc thay đổi thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Mỗi lần thay thức ăn là mỗi lần thay lông vì vậy khi mua chim cần tìm hiểu kĩ thức ăn mà người bán cho chim ăn để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng.

– Trong thời gian thay lông, ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch, đậy áo kín cả ngày lẫn đêm, tiếp đồ ăn, nước uống đầy đủ và đặc biệt là tắm bình thườg. trong thời gian này, không cần cho chim ăn sâu để đỡ tốn kém nhưng tuỵêt đối không bỏ cào cào. Khi chim thay lông xong thì cho ăn sâu lại như bình thường

-Chích chòe lửa là một trong số những lòai chim hót hay nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả chích chòe lửa đều hót hay như vậy

Chích chòe lửa có khả năng bắt chước những giọng hót của những loài chim khác. Cần đưa chim đến những nơi có nhiều giọng hót của những loài chim khác, hoặc cho nghe tiếng sáo, vĩ cầm…để giọng hót của chim được đa dạng phong phú.

Bộ lông chiếm 20% protein của cơ thể vì vậy cung cấp Protein là quan trọng trong quá trình thay lông. Các amino acid là cấu trúc cơ bản của Protein và lưu huỳnh có chứa 2 axit amin methionine và cysteine là rất quan trọng cho việc hình thành và phát triển bộ lông. Đôi khi có những đường Stress trên đuôi của chòe lửa. Điều này rất có thể do thiếu hụt methionine trong quá trình thay lông của chim. Côn trùng là nguồn cung cấp lưu huỳnh có chứa các axit amin cho loài chim ăn côn trùng. Các nguồn khác là trứng, cá và thịt.

Thay lông gây nhiều khó khăn cho chim, có lẽ chỉ đứng sau đẻ trứng. Ngoài ra còn có sự gia tăng các yêu cầu khác ngoài protein. Can xi trong máu sẽ giảm trong quá trình thay lông. Vitamin cũng cần được bổ sung trong giai đoạn căng thẳng này.

Trong thời gian thay lông, sử dụng thuốc có thể gây bất lợi đến sự tăng trưởng và phát triển của lông. Một ví dụ là anthelmintics fenbenzadole, có thể ảnh hưởng xấu đến bộ lông nếu được sử dụng trong thời gian thay lông. Tốt nhất là không dùng thuốc trong thời kỳ này.

Khi thay lông nhìn chim khá xơ xác – điều này là bình thường. Ngoài việc sử dụng bột, cần bổ sung thêm cá bảy màu, sâu bột và dế vào cuối ngày.

Chòe lửa thay lông phải được nghỉ ngơi nhiều. Phải phủ áo lồng trong suốt giai đoạn này trừ khi cho nó tắm và phơi nắng sau đó. Mặc dù trùm áo lồng nhưng chim có thể hót chuyện thỉnh thoảng hót sổng – điều đó chứng tỏ chim được chăm sóc tốt khi thay lông.

Bạn đang xem bài viết Kĩ Thuật Nuôi Chích Chòe Lửa Sinh Sản Trong Môi Trường Nuôi Nhốt trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!