Cập nhật thông tin chi tiết về Khung Thời Gian Và Vùng Kiếm Ăn Của Chim Yến Nuôi Trong Nhà. mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
xây dựng nhà yến và khảo sát trữ lượng chim yến là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một nhà yến.Anh chị nào có nhu cầu thử trữ lượng chim yến có thể tham khảo
Xây dựng nhà yến ở các vị trí chim kiếm ăn sẽ giúp nhà yến nâng cao tỉ lệ thành công.
Thời gian và vùng chim yến kiếm ăn trong ngày.
Theo chu kỳ hoạt động của chim yến trong ngày, chim thường rời tổ từ 5 giờ đến 5h30 (mùa đông thì muộn hơn) và quay trở về nhà yến từ 6h đến 6h30 (mùa đông thì sớm hơn).
Chim yến có thể bay hàng trăm km để kiếm ăn.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia.
Chim yến kiếm ăn tại các vùng cây thấp như đồng lúa, bãi cỏ, cây bụi trong khoảng từ 6 đến 10 giờ sáng (do thời tiết lúc này đang mát mẻ chim yến có thể bay thấp để kiếm ăn).
Tuy nhiên khi nhiệt độ tăng cao chim yến sẽ kiếm ăn ở những tán cây cao trên 5m từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều chúng thường kiếm ăn ở các vùng có mặt nước, ao hồ.
Sau 4 giờ chiều đến khi bay về nhà yến chim thường bay đến các khúc sông, đầm nước ngọt để tắm và uống nước.
Bài Viết Cùng Chủ Đề
Việc xác định vị trívà khảo sát trữ lượng chim yến là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của mộtAnh chị nào có nhu cầu thử trữ lượng chim yến có thể tham khảo mẫu loa test chim thế hệ 2 ở các vị trí chim kiếm ăn sẽ giúp nhà yến nâng cao tỉ lệ thành công.Theo chu kỳ hoạt động củatrong ngày, chim thường rời tổ từ 5 giờ đến 5h30 (mùa đông thì muộn hơn) và quay trở về nhà yến từ 6h đến 6h30 (mùa đông thì sớm hơn).Chim yến có thể bay hàng trăm km để kiếm ăn.Theo nghiên cứu của các chuyên gia.
Vùng Kiếm Ăn Của Chim Yến Nuôi Trong Nhà.
Tiếp tục với chia sẻ chuyên đề nông nghiệp và phát triển nông thôn về nghề dẫn dụ nuôi chim yến.
Có rất nhiều anh chị thắc mắc là sao anh thấy có nhà yến chim chơi buổi sáng, có nhà yến chim chơi buổi chiều, có những mùa anh thấy chim chơi suốt ngày, nhưng có mùa thì chẳng thấy con chim nào chơi, có thời điểm chim yến về nhà rất sớm và cũng có thời điểm chim về rất muộn.
Những điều nay được giải thích dựa trên đặc tính sinh học của chim yến, môi trường xung quanh nhà yến, khí hậu và vị trí xây dựng nhà yến.
Vậy chim yến thường kiếm ăn ở đâu, vùng kiếm ăn của chim yến.
Vùng kiếm ăn của chim yến là vùng có môi trường sống thích hợp để chim săn mồi, là vùng có côn trùng bay suốt cả năm.
Thông thường, chim rời tổ khoảng 5 giờ sáng và về lại tổ lúc 18 giờ chiều.
Chim bắt đầu kiếm ăn trên vùng cây thấp từ 6 – 10 giờ; trên vùng cây cao từ 10 – 14 giờ và trên vùng có mặt nước vào lúc 14 – 16 giờ. Buổi chiều (khoảng 16 giờ), chim yến thường bay đến các khúc sông hoặc các đầm phá nước ngọt sạch để tắm và uống nước, từ 16 giờ 30 – 17 giờ, chim bắt đầu bay về tổ và vào tổ lúc 18 – 19 giờ (tuỳ theo mùa).
Tuy nhiên, trong ngày râm mát, độ ẩm cao và gần mùa vụ sinh sản, thời gian đàn chim đi kiếm ăn trên vùng cây thấp kéo dài hơn; trong ngày nóng, chói chang mặt trời, chim bay cao hơn, bởi sự phân bố nhiệt độ theo chiều thẳng đứng, giảm dần khi lên cao (cứ lên cao 100 m giảm 0.60C); mùa đông chim đi kiếm ăn muộn và trở về sớm, mùa hè đi sớm và trở về muộn hơn.
Những nơi chim yến tự nhiên hay làm tổ:
Nơi có điều kiện nhiệt độ 24-31 độ C (tốt nhất là 27-29 độ C), độ ẩm trong phạm vi 70-95%, lý tưởng là 80-90%, ánh sáng từ tối đến mờ tối, có đối lưu không khí, thoáng mát với bầu không khí trong sạch.
Điều kiện độ ẩm, nhiệt độ thích hợp này là điều kiện cần và đủ bảo đảm cho sự sinh sản của chim.
Đặc điểm cấu trúc hang và điều kiện khí hậu của hang có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh sản, số lượng tổ, mật độ tổ (tổ/m2) và diện tích có khả năng làm tổ của chim yến.
Chim yến rất thích trú trong các hang động có diện tích rộng, độ ẩm cao.
Kiếm Nhiều Tỷ Đồng Mỗi Năm Nhờ Nghề Nuôi Chim Yến Trong Nhà
Nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ là một nghề khá mới mẻ ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao vì sản phẩm này có giá trị khá lớn. Nếu như tổ yến ( yến sào ) xưa kia được xem là loại thực phẩm cao cấp và quý hiếm, chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa, quan lại, thì nay các sản phẩm chế biến từ yến sào đã được đa dạng hóa, đôi lúc trở nên bình dân.
“Mỏ vàng trắng” trong nhà
Những mẩu chuyện từ hơn mười năm trước về việc chim yến vào làm tổ một cách tự nhiên ở một số ngôi nhà: 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); 21-23 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên); Nhà hát Thanh Bình, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận)… nay đã trở thành những tư liệu trong các công trình nghiên cứu về phát triển nghề nuôi chim yếntrong nhà. Trong thực tế, nghề này nay đã tạo nên một làn sóng mới về đầu tư sản xuất đầy triển vọng, có sức lan tỏa khá lớn.
Trong lúc đang hoàn thiện nhà thì có nhiều chim yến bay đến đập vào cửa kính. Nhiều con bay được vào nhà thì bám lên trần tường, khiến chủ nhà quyết định dành 80m2 nhà cho chim đến ở. Từ đó, hằng năm, nhà yến này đã thu được một lượng tổ yến khá đều. Sự may mắn này phần nào cho thấy không chỉ có những tỉnh vốn rất giàu “tiềm năng” để nuôi yến, tiêu biểu như Khánh Hòa, mà ngay cả những vùng đất mới, nếu lành, chim yến cũng có thể tụ về trú ngụ.
Theo số liệu điều tra vào thời điểm tháng 6/2014, cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi chim yến trong nhà với tổng số lượng trên 2.610 nhà yến, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh…
Ba năm sau đó, theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và thạc sĩ Hồ Thị Loan (Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam), đến tháng 3/2017, cả nước đã có 36 tỉnh, thành phố phát triển nghề nuôi yến trong nhà, với tổng số trên 5.060 nhà yến.
Các địa phương thuộc khu vực phía Nam như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang mỗi nơi có từ 550-700 nhà yến. Miền Trung mạnh nhất là các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, khi mỗi tỉnh đều có trên 200 nhà yến và đây là những địa phương đã quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để phát triển nghề trong tương lai.
Điều đáng ghi nhận là thời gian gần đây, các tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, kể cả các tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai cũng đã bắt đầu hình thành nghề nuôi yến trong nhà.
Nắm bắt cơ hội này, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất được giao trách nhiệm quản lý, khai thác yến sào trên các đảo tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, cũng là địa phương có số lượng hang yến tự nhiên và sản lượng yến sào cao nhất nước, nhiều năm qua, Công ty yến sào Khánh Hòa đã đầu tư triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ quá trình nuôi yến trong nhà.
Gia đình chị Đặng Thị Thanh Hằng, tổ dân phố Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa là một ví dụ. Năm 2005 gia đình chị xây dựng nhà yến, sau khi được các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, chỉ thời gian ngắn đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên. Hiện gia đình chị mở rộng và sở hữu ba ngôi nhà yến, đều thành công khi hàng chục nghìn con chim yến liên tục nhả “vàng trắng,” để mỗi năm chị Hằng thu về trên 300kg tổ yến, trị giá nhiều tỷ đồng.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người dành không ít thời gian cho nghiên cứu khoa học về chim yến, nói: “Sau hơn mười năm phát triển, nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam từ chỗ phải mò mẫm tìm hiểu, tự thử nghiệm hoặc nhập khẩu công nghệ, vật liệu từ nước ngoài đã dần nghiên cứu hoàn chỉnh cơ sở khoa học, công nghệ để chủ động phát triển nghề này trên quy mô rộng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng địa phương.”
Hướng nào cho nghề nuôi yến tương lai?
Tuy đạt được một số kết quả khả quan nhưng số lượng nhà yến ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước đi đầu trong phát triển nghề nuôi chim yến trong khu vực, như 200.000 nhà yến tại Indonesia, 10.000 nhà yến ở Thái Lan và 60.000 nhà yến ở Malaysia.
Nhìn vào bản đồ các nước Đông Nam Á, các vùng có chim yến sinh sống phần lớn nằm ven biển Andaman (một vùng nước ở Đông Nam vịnh Pengal), vịnh Thái Lan và Biển Đông. Lợi thế này cho thấy một thời gian dài Việt Nam đã “chối bỏ” món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho yến sinh sống và phát triển bầy đàn là trong vùng có nhiều rừng (vườn) cây, có diện tích lớn mặt nước, có đồng lúa, bụi cây thấp và khí hậu nóng ẩm. Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế hơn cả, bởi điều kiện tự nhiên ở các vùng này rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển, có khả năng nhà yến cho năng suất cao.
Tuy vậy, nghề nuôi yến có mức đầu tư ban đầu khá lớn, lên đến hàng tỷ đồng và phải có thời gian để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ. Chúng phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý, khai thác. Trong bối cảnh số lượng nhà yến đang gia tăng, việc quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi chim yến cũng như quần đàn chim yến nhà là điều cần phải tính đến, trong đó nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.
Tuy nhiên, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ mới ban hành Thông tư 35/2013/TT-BNN&PTNT, quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Do đó không ít nhà khoa học, doanh nghiệp và cả người nuôi yến cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành văn bản chính thức, quy định cụ thể về quản lý nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.
Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa, gợi mở khi đã xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến mang quy mô quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cần phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ ở mỗi tỉnh, tránh hiện tượng xây nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề nói chung và lợi ích của mỗi thành viên.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn lưu ý thêm việc quy hoạch các vùng nuôi yến cần tách biệt khu vực xây dựng nhà yến ra khỏi khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Với các tỉnh hiện có số lượng nhà yến lớn như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang cũng nên phát triển ở mức độ vừa phải, bởi lẽ sự cân bằng giữa nguồn thức ăn tự nhiên cho chim yến và chất lượng, năng suất tổ yến cũng là vấn đề cần tính đến.
Với những vùng nuôi yến ở phía Bắc mới hình thành, như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình gặp phải trở ngại về thời tiết mùa đông giá lạnh. Làm thế nào để trong mùa Đông, chim yến vẫn kiếm được mồi với đặc điểm sinh thái vừa bay vừa bắt mồi, là một vấn đề tiếp tục được nghiên cứu.
Đi sâu vào một vấn đề chi tiết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Tào Anh Tuấn nêu lên yêu cầu cụ thể, cần phải tích cực trồng cây, khôi phục rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng cây phòng hộ ven biển, trên các đảo, rừng ngập mặn để tạo ra một lượng côn trùng là thức ăn chính cho chim yến. Có như vậy mới từng bước kết nối để hình thành những vùng sinh cảnh phù hợp với các bầy đàn và quần thể chim yến đến kiếm ăn và làm tổ sinh sống lâu dài.
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tiếp tục tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nuôi chim yến, kể cả lĩnh vực chế biến, nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm yến sào.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh, việc bảo hộ thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm yến sào của từng địa phương, từng doanh nghiệp cũng cần được chú trọng để đảm bảo uy tín, chất lượng cho các sản phẩm yến của Việt Nam, vốn được thị trường quốc tế lâu nay đánh giá cao./.
Theo Tiên Minh
Vietnam+
Những Sự Thật Độc Đáo Của Loài Chim Yến Nuôi Trong Nhà.
1. Sống ở khu vực Đông Á:
Chim yến là loài chim rất yêu thích khí hậu mát mẽ (không quá nóng và không quá lạnh), chúng chủ yếu sinh sống ở khu vực đông á, đặc biệt là khu vực đông nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt là các quốc gia ven biển như Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Philipine… Do tổ của loài chim yến được làm trên các vách núi đá vôi (chim yến đảo) và trên các thanh làm tổ bằng gỗ, đá, bê tông bằng nước bọt nên chúng cần những nơi mát mẽ và độ ẩm cao để chiếc tổ dẻo dai không bị giòn, vở.
2. Chim yến có tính bầy đàn rất cao:
Chim yến là loài động vật sống theo bầy đàn lớn. Chim yến có tập tính sinh sống gần gũi và phụ thuộc lẫn nhau. Chim yến rất yếu trong việc chống chọi với các kẻ săn mồi vì vậy việc sống bầy đàn giúp chúng chống chọi được với kẻ thù và cảm giác được an toàn. Vì vậy, những nhà yến có trữ lượng chim yến tốt sẽ hút chim hơn những nhà yến có trữ lượng bầy đàn nhỏ. Điều này biểu hiện quá rỏ là trong 1 khu vực thường chỉ có 1 đến 2 nhà là trữ lượng chim cực lớn, còn những nhà yến còn lại chỉ lèo tèo, tăng trưởng chậm cho dủ được thiết kế và sử dụng những thiết bị tốt nhất. Vì vậy, trong dẫn dụ chim yến yếu tố tạo bầy đàn là vô cùng quan trọng.
3. Chim yến có những giọt nước bọt dinh dưỡng cao và phong phú.
Nước bọt của chim yến được đánh giá rất cao nên giá tổ yến có thể lên đến vài chục, đến vài trăm triệu một kg, đặc biệt người Trung Quốc rất ưa chuộng. Tuyến nước bọt của chim yến sẽ phình to ra khi đến mùa sinh sản, những chiếc tổ yến đầu thường nhỏ, mỏng nhưng càng về sau càng to càng đều, càng đẹp và khi già thì khả năng làm tổ của chim yến sẽ kém đi. Nhân tiện nói đến đây thì Lộc Bụt nhớ đến câu hỏi “Nuôi chim yến lấy tổ có ác không?”, ác hay không là do quan điểm của từng người và nên hiểu được bản chất và tập tính của chim yến. Lộc Bụt chỉ xin phép nêu ra điều này bằng quan sát thực tế là cho dù bạn có lấy chiếc tổ yến đi hay không thì con chim yến cũng xây dựng một chiếc tổ mới. Nếu bạn không lấy đi thì chim yến sẽ làm chồng lên chiếc tổ củ, nhưng có thể làm nhanh chóng hơn.
4. Chim yến có tính trung thành với nơi chúng ở:
Chim yến là động vật trung thành về chổ ở, có nghĩa là chúng đã làm tổ ở đâu thì sẻ ở lại đó suốt cuộc đời, cho dù vị trí làm tổ có thể thay đổi. Chúng sẽ rời đi chổ ở mới nếu chúng cảm giác không an toàn hoặc phị phá hoại (vì vậy nếu bạn lấy chiếc tổ yến của chúng đi, chúng vẫn ở lại và làm một chiếc tổ mới). Cả chim yến trống và chim yến mái sẻ cùng xây dựng tổ ấm của mình chính vì thế mà con người sử dụng hình ảnh chim yến đại điện cho sự trung thủy, trung tình. Tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên mới kết đôi thì chim yến đực sẽ là con quẹt tổ trước và rủ con chim yến cái về làm tổ chung.
5. Chim yến trung thành nhưng vẫn di cư:
Chim yến thường di cư vì ảnh hưởng bởi nguồn thức ăn, môi trường sống bất lợi và ô nhiễm môi trường. Chim yến nếu gặp điều kiện bất lợi thì chỉ di cư đến nơi không xa lắm với nơi ở củ. Tuy nhiên, hiện nay với sự biến đổi khí hậu chim yến có thể di cư rất xa (điều hay thấy nhất là hiện nay chim yến đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các tỉnh tây nguyên, các xa biển).
Sang năm mới Lộc Bụt sẽ có gắng chia sẻ đến anh chị những kiến thức xâu hơn về nghề nuôi chim yến (Lộc Bụt chia sẻ đến anh chị với mong muốn giúp một điều gì đó cho anh chị trong nghề nuôi chim yến).
Bạn đang xem bài viết Khung Thời Gian Và Vùng Kiếm Ăn Của Chim Yến Nuôi Trong Nhà. trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!