Xem Nhiều 6/2023 #️ Khúc Biến Tấu Của Một Loài Thiên Điểu # Top 11 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 6/2023 # Khúc Biến Tấu Của Một Loài Thiên Điểu # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Khúc Biến Tấu Của Một Loài Thiên Điểu mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

[ Đăng ngày: 02/04/2013 ]

Giữa bộn bề của cuộc sống bon chen, con người thường tìm cách thư giãn bằng những giai điệu hồn nhiên, tinh tế mà tạo hóa ban tặng. Đó cũng là cái lý khiến tiếng hót mê hoặc của loài chim rừng ngày càng thưa dần trên đại ngàn hùng vĩ. Gần đây, giới “nghiện” chim cũng như những người yêu quý chim rừng không khỏi thán phục khi biết tin anh Trần Kết Luận (xã Hiếu Liêm, Tân Uyên) đã nghiên cứu thuần dưỡng và nuôi sinh sản thành công một loài chim quý có tiếng hót mê hồn, cùng vũ khúc “chạy kèo” làm say đắm lòng người và đem lại giá trị kinh tế cao: chim chích chòe lửa.

 

   Anh Luận hướng dẫn khách tham quan mô hình nuôi chim chích chòe lửa

Mặc dù khó nhưng chúng tôi vẫn tìm ra nhà anh Luận ở một địa bàn khá sâu của huyện Tân Uyên. Ngôi biệt thự xinh đẹp nằm giữa vườn bưởi rộng lớn, quanh nhà treo đầy lồng chim với bầy chó dữ canh chừng. Chủ nhà còn khá trẻ (36 tuổi), bản tính hồn nhiên, khoái đối ẩm cùng bạn bè và thích nói chuyện cây rừng, chim chóc. Anh Luận sinh ra, lớn lên ở Hiếu Liêm, từ lúc vùng đất này còn là chốn “khỉ ho, cò gáy”. Những tiết tấu diệu kỳ vào những buổi ban mai, những giai điệu gọi bạn, gọi đàn của những loài chim rừng đã khiến anh Luận nghiêng về thiên nhiên hồi nào không hay. Để chứng minh, chỉ một tiếng huýt sáo của anh Luận vang lên, lập tức hàng trăm con chim đua nhau đánh tiếng líu lo đáp trả. Trong bản hòa âm ấy, chúng tôi không khó để nhận ra đâu là tiết tấu của chích chòe, chào mào và đâu là hợp xướng của hồng tước, khướu, vàng anh… Vui tai nhất vẫn là tiếng của những con chim chích chòe lửa. Chúng đua nhau đánh đuôi, chạy kèo, đổi giọng từ huýt sáo sang tiếng hót của hồng tước, chào mào rồi giả làm tiếng chó sủa, trẻ con khóc oe oe…

Do từ nhỏ đã ở vùng sâu nên chủ nhà không có điều kiện để sở hữu những bằng cấp văn hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu tập quán đời sống, thuần dưỡng và nhân giống chim chích chòe lửa thì ở Việt Nam hiếm có người nào sánh kịp anh Luận. Nói về cái duyên đến với chích chòe lửa, anh Luận cho hay: “Nghề chính của tôi là làm vườn trồng cam, trồng bưởi chứ không phải nuôi chim. Mấy năm gần đây, chích chòe lửa không còn nhiều vì bị săn bắt đến cạn kiệt. Ở Hiếu Liêm, chích chòe lửa có dáng đẹp, giọng hót hay nên tôi bỏ công tìm cách thuần dưỡng, nhân giống để lưu giữ loài chim đẹp của Hiếu Liêm”.

Anh Luận cho biết ngôn ngữ gợi tình của chim chích chòe lửa thường bắt đầu bằng bản hợp xướng vào ban mai trên đại ngàn. Sau khúc gợi tình ấy là những cuộc “ái ân” lãng mạn và kết quả là đàn chim non xinh xắn đáng yêu ra đời. Đối với chim nuôi nhốt, do thiếu những cung bậc gợi tình tuyệt vời như thế nên rất khó kích thích để chim sinh sản! Tuy nhiên, anh Luận đã làm được điều đó. Thậm chí anh đã thuần được 10 đôi chim chích chòe thuộc loại giống quý, có giá trị kinh tế cao. “Giang sơn” ấm áp của bầy chim chích chòe lửa do anh Luận tạo ra là những “căn lều” nhỏ, nằm xen giữa những vườn cây trái sum suê. Trong từng “căn lều” riêng, những đôi chim hoàn toàn hài lòng với những gì mình đang có: Cảnh quan núi rừng, những hòn non bộ hình núi cao, ẩn hiện xung quanh là những gốc cổ thụ bề thế, khe nước róc rách chảy… Những gốc cây rừng lên đến 300 tuổi, bị gãy đổ vẫn còn cành nhánh được anh Luận cắt tỉa cẩn thận dùng làm nơi để chích chòe đứng tắm nắng, rỉa lông, phô giọng hót gọi bạn tình. Anh Luận nói: “Tạo những gốc này để chim nhảy múa khỏi phải nhớ rừng sâu”. Lưng chừng các mái lều là những cái vò bằng sành sứ, được bố trí rất hợp lý để chim chích chòe lửa “lâm bồn”. Anh Luận giải thích: “Loài chích chòe vốn không khéo xây tổ, chúng thường chọn những bộng cây cổ thụ có sẵn lót ổ qua loa rồi đẻ trứng. Nhưng nếu mình làm tổ mà không đúng hướng gió, tạo độ ẩm không thích hợp và thu hút nhiều côn trùng đến cắn phá thì chích chòe cũng khó mà sinh sản và ấp nở thành công”.

 

 Một tổ chim chích chòe lửa chuẩn bị ấp

Chỉ vào đôi chích chòe lửa đang “hạnh phúc” trong khu rừng thu nhỏ trước nhà, anh Luận cho biết: “Rất khó để tìm được bạn tình hợp ý cho chim và thỏa ý mình. Mất mấy năm trời tôi mới chọn được chú chim trống ưng ý có bộ dáng tuyệt đẹp, tiếng hót hay, thanh thót. Tôi từng “gạ” cho nó nhiều cô chim mái có vóc dáng đẹp, giọng thanh thót và cứ tưởng chúng sẽ nhanh chóng “bén duyên” sẵn sàng cho ra đời những chú chim non tinh khôn đáng yêu. Nào ngờ kết quả của những mối tình “gượng ép” ấy thật bi thảm, bởi một khi không chịu, chim trống “vũ phu” đến mức đá chết bạn tình lúc nào không hay. Một con chim mái ưng ý đôi khi phải mua đến mấy triệu bạc, vậy mà phải hy sinh đến con mái thứ 6 thì chim trống mới chấp nhận bạn tình”. Hé nở nụ cười nhẹ, anh Luận khoe: “Giờ thì đôi chim này đang đẻ ra tiền. Chim bố mẹ sinh ra bao nhiêu là được khách đặt mua hết bấy nhiêu, giá 3 triệu đồng mỗi cặp, mỗi năm chim mẹ đẻ 8 lứa, mỗi lứa nở từ 4 đến 5 con”.

“Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi sinh sản chích chòe lửa. Nếu ai có nhu cầu tìm hiểu về kỹ thuật nuôi chim chích chòe lửa, xin cứ liên hệ qua số điện thoại: 0947.928000 ” (anh TRẦN KẾT LUẬN)

Chỉ vào những chú hồng tước, khướu, chào mào, anh Luận giải thích: “Chúng là thầy của chích chòe con đấy! Chim chích chòe con học theo tiếng của chúng khi bắt đầu lớn lên”: Anh Luận tự tin: “Chim chích chòe tôi cho sinh sản, nuôi lớn, bán ra giỏi hơn nhiều so với chim chích chòe đánh bắt tự nhiên. Chẳng những chúng biết ngôn ngữ của các loài chim ngoài tự nhiên mà còn biết cả tiếng em bé khóc, tiếng chó sủa, tiếng xe máy… Nuôi lâu có kinh nghiệm, nên anh Luận còn trở thành “bà mụ” cho chim chích chòe. Anh nắm quy luật sinh sản cũng như chủ động nuôi chuyền, dạy ăn, dạy hót cho chim non. Ngoài những chú hồng tước, chào mào, khướu líu lo dạy hát cho chim non, anh Luận còn sắm một dàn đĩa CD, cùng một cái máy cassette ghi âm sẵn hàng trăm thứ âm thanh khác nhau và phát liên tục để dạy chim non hót theo.

Anh Luận còn biết lắng nghe tiếng gọi tình của chim để chủ động bỏ rác vào tổ cho chúng xây tổ. Chim xây tổ khoảng 4 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, sau đó ấp khoảng 10 – 12 ngày thì nở ra chim non, nuôi tiếp 8 ngày là chim non đủ lông, biết ăn. Lúc này, anh Luận chủ động tách bố mẹ để thuần dưỡng, dạy chúng theo ý mình. Anh Luận còn là “bác sĩ” giỏi giúp chim vượt qua cơn nguy kịch. Chỉ cần nhìn dáng điệu, ngửi mùi phân là anh có thể biết chim đang bị bệnh gì. “Chim thường bị bệnh đường ruột, khi lại gần lồng chim mà ngửi thấy mùi phân tanh tanh, phải nhanh chóng trộn thuốc vào thức ăn cho chim ăn. Phát hiện bệnh kịp thời có thể cứu chữa thành công đạt 70%”, anh Luận cho biết.

Từ thành công trong nuôi sinh sản chim chích chòe lửa hót, anh Luận đang tiến hành nuôi sinh sản chim khướu và thậm chí cả những loài chim ít xuất hiện ở miền Nam như họa mi. Từ thành công này của anh Luận sẽ làm nên điều kỳ diệu là những giai điệu độc đáo của thiên nhiên, núi rừng sẽ mãi đồng hành cùng cuộc sống con người. Quan trọng hơn, thành công của anh Luận sẽ góp phần bảo tồn những nguồn gien quý hiếm của các loài thiên điểu để thế hệ con cháu chúng ta còn diễm phúc thụ hưởng những bản giao hưởng tuyệt vời của thiên nhiên, mà chích chòe lửa là thiên sứ.

HÒA NHÂN – CHÍ THANH Theo baobinhduong.org.vn

Câu Hỏi Của Hoa Thiên Cốt

Sáng sớm tinh mơ, chiều vàng ngả bóng, nơi vườn quê, nơi sườn non, nơi cánh rừng ngọn suối, tiếng chim hót véo von… ta lắng tai nghe mà thấy yêu đời kì lạ. Tiếng chim của đất trời đôi với em là khúc hát của quê hương, là bài ca của sự sống. Tiếng chim nơi ngôi vườn của bà ngoại trong những tháng ngày hè, đối với em đã trở thành kỉ niệm. Nhất là tiếng hót của chim họa mi. Năm học lớp Ba, em bị ốm nặng. Bố mẹ đi công tác xa. Em ở với bà. Bà chăm sóc thuốc men mãi mà em vẫn đau yếu, người xanh xao gầy tóp lại. Nhiều tuần, bà thức trắng đêm. Thế rồi, một hôm sau cơn mưa rào, trời hửng nắng. Em nằm chập chờn bỗng nghe chim hót trên cây nhãn vườn bà. Hai con chim trống mái thi nhau cất tiếng hót véo von, lánh lót, réo rắt. Lần đầu trong cuộc đời, em mới được nghe chim hót hay như thế. Tiếng hót họa mi nghe thật “mê”, và kì lạ thay, cơn sốt chiều ấy dịu dần trong bóng chiều buông. Em thấy thanh thản lâng lâng. Em ngủ say lúc nào không biết. Sáng hôm sau, rồi chiều hôm sau, cặp chim họa mi lại đến hót ở vườn bà. Qua cành nhãn, em nhìn thấy hoạ mi đang sát cánh nhau cùng hót. Lúc đầu em ngỡ, họa mi phải đẹp lắm mới có giọng hót hay như thế. Nhưng không phải, lông họa mi không rực rỡ sắc màu như hoàng yến, như chim thiên đường,… mà chỉ khoác một màu nâu đỏ bình dị, mộc mạc. Xung quanh mắt chim có một vành lông trắng kéo dài từ đuôi mắt ra sau gáy, như một nét vẽ lượn sóng. Người ta gọi các “mi vẽ” ấy là “họa mi”, sau trở thành tên của con chim ca sĩ này chăng ? Cái mỏ màu ngà, cái cổ rướn cao… họa mi hót mê say, cả vườn cây như lắng nghe âm thanh lúc trong lúc đục, lúc nhặt lúc khoan, đầm ấm ríu ran. Họa mi hót sớm sớm chiều chiều như tiếng đàn thần đã làm cho em khỏi bệnh. Hơn tuần lễ sau, chim họa mi bay đi đến vườn quê nào, cánh rừng nào, em cứ bâng khuâng mãi. Có nhiều đêm nằm mơ, em vẫn nghe họa mi hót. Về lại thành phố, em nói lại với bố mẹ về tiếng chim họa mi hót nơi vườn bà. Hình như sau đó, mẹ em viết thư cho anh trai em, một sĩ quan Công an Biên phòng Tây Bắc. Tết năm ấy, anh về phép thăm nhà, và mang về cho em một đôi chim họa mi làm quà. Mỗi con được nhốt trong một chiếc lồng son vô cùng xinh xắn, cả nhà ai cũng vui thích về đôi chim họa mi ấy. Anh trai em còn cho biết: “ở các chợ miền núi, người ta nuôi và bán chim họa mi không chỉ để nghe giọng hót mà còn cho nó chọi nhau. Thế võ tranh hùng của họa mi lúc kịch chiến hấp dẫn lắm”Rồi không biết ai xui, độ tháng sau, em mở lồng cho chim họa mi bay đi. Em viết thư cho anh trai: “Anh ơi, họa mi đã làm cho em khỏi bệnh. Em đã trả lại tự do cho đôi chim họa mi là để tạ ơn loài chim thảo hiền ấy. Chắc là anh đồng tình với việc làm của em ?”… Mẹ em bảo: “Con còn bận học, thì giờ đâu mà nuôi chim ? Vả lại, con chim nào cũng cần tự do. Bầu trời bao la là cái lồng chim con ạ! Con làm thế là phải đạo…”

Một Số Nét Về Loài Chim Yến

Về một số giống loài chim yến

Nội dung trong bài viết

Về một số giống loài chim yến

Đời sống tự nhiên của chim yến hàng

Thành phần hoá học cơ bản của tổ yến

Thuộc họ: Apodidae

Giống: Collocalia (tiếngAnh-Swifts)

Loài:

Collocalia fuciphagus (yến tổ trắng, VN-yến hàng)

Collocalia gigas (yến lớn)

Collocalia maxima (yến tổ đen- yến xiêm)

Collocalia brevirostris (yến núi)

Collocalia vanicorensis (yến tổ rêu)

Collocalia esculenta (yến bụng trắng, theo tiếng Indonesia gọi là yến sapi).

Chim yến ( Swiftlet– t iếng Anh) và chim én thường bị lẫn lộn vì chúng đều là những loài chim bay lượn, thích bay lượn trên bầu trời để thăm dò thám thính ở những khoảng cách khá xa, và đều ăn các côn trùng bay.

Về mặt phân loại, nhóm chim yến thuộc họ Apocdidae (theo tiếng la tinh nghĩa là “không chân”), có đặc trưng là chân yếu ớt không thể đậu được nhưng có khả năng bay cao và có thể bay lượn liên tục trong không trung suốt cả ngày. Tổ làm từ nước bọt hoặc thêm các thứ khác như lông, cỏ trộn nước bọt. Cánh uốn cong và đuôi lõm mức vừa phải.

Khác với nhóm trên, loài chim én (chim nhạn – tiếng Anh: Swallows, Martins), cũng thích bay lượn trên trời cao, thuộc hirudinidae thì có chân khoẻ mạnh, có thề đậu xuống trên cây và dây điện, chân có ba ngón phía trước, một ngón phía sau; cánh dài, nhọn, gần như thẳng; lông nói chung có màu xanh dương ngả sang màu đen; tổ làm từ đất sét hoặc cỏ cây.

Tại Indonesia nguời ta đã tìm ra bí quyết nuôi chim yến trong nhà bằng cách nương tựa vào một loài chim mà người Indonesia (Indo.) gọi là chim sriti và nhiều ý kiến cho rằng nó chính là chim “én ” (nên nhiều người ở đây vẫn dùng tiếng Anh là Swallow). Con chim sriti này làm tổ dưới mái nhà, và tổ của nó có thể dùng để ấp nở trứng yến. Trên thực tế nó ở trong cùng họ với chim yến (họ Apodidae), có tên la tinh là Coilocalia linchi (theo Tim Penulis PS). Bởi vì chim con của nó hầu như giống chim yến sapi (C. esculenta). Nhưng lông phân bố trên lưng của cơ thể C. linchi màu đen phớt xanh lục và không có các lông nhỏ ở trên ngón chân cái. Trong khi lông trên cơ thể của chim C. esculenta màu đen phớt xanh dương, và trên ngón chân cái có lông nhỏ.

Ở bắc Kalimantan và Benunnungan Bukit Barisan, loài chim C. linchi sống cùng chỗ với loài C. esculenta. Ở đảo Jawa và Bali, loài C. linchi kiếm mồi cả ở các vùng thấp đến đỉnh núi có độ cao 3000m so với mặt biển. Loài này hay bay lượn gần nhà và thích làm tổ ở trong nhà, dưới mái nhà, nhất là ở vùng Sukabumi. Tổ của nó hình cái bát không đều đặn, tổ được kết bện chặt bằng cỏ nhỏ và nước bọt, kích thước tổ 65,5 x 45 mm, có thể sử dụng để ấp trứng chim yến hàng.

Tổ chim yến núi, yến lớn, yến tổ rêu, yến sapi C. esculenta và cả tổ yến sriti C. linchi đều không thể ăn được, riêng tổ của loài yến xiêm C. maxima thì có thể ăn được nhưng phải nhặt hết lông. Mội số người Indo. còn dùng các tổ yến phẩm chất xấu có trộn nhiều lông để làm thuốc cho ngựa.

Ở VN loài chim này có trọng lượng cơ thể khoảng 12-20gr, làm tổ lần đầu kéo dài 4 tháng, bắt đầu khoảng tháng 12 -tháng 1, tuỳ địa phương và điều kiện khí hậu từng năm. Chim bắt đầu đẻ trứng vào giữa và cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 (tùy vùng), có 70% chim tập trung đẻ vào đầu và giữa tháng 4. Nếu bị khai thác lấy tổ thì tiếp tục làm tổ đến khoảng tháng 5-6, còn nếu tổ của chúng không bị lấy đi thì chúng sẽ đẻ lại lần 2 sau khi chim non rời tổ được 5 – 40 ngày, có 30% số chim đẻ lại trong vòng 7-10 ngày. Thòi gian ấp trứng là 23 – 30 ngày, trung bình 25 ± 2. Chim non rời tổ sau khi nở 40 – 45 ngày, trọng lượng cơ thể là 14,5gr. Thức ăn của chim yến hàng chủ yếu là côn trùng: kiến, mối, ruồi muỗi, bọ rầy, các loài cánh cứng và nhộn. Chim trưởng thành ăn chủ yếu là kiến cánh.

Chim non ăn bọ rầy (nâu, xanh) – chiếm 50% và ruồi muỗi chiếm 20%. Trong thức ăn của chim bố mẹ thì bọn cánh màng ( Hymenoptera) chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Vào mùa mưa tỷ lệ mối trong ruột là 100% (theo NQP).

Loài này sinh sống nhiều từ vĩ độ 10 o S đến 20°N và kinh độ 95° đến 115° đông, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Á, Philippines, Việt Nam, Thailand, Malaysia, Indonesia (Kalimantan, Sumatera, Jawa, Bali…), Campodia.

Ở Việt Nam người ta thấy chim yến hàng làm tổ ở các đảo trong vịnh Hạ Long, Quảng Bình, Đà Nẵng (Cù Lao Chàm), Quảng Ngãi (Sa Huỳnh), Bình Định (bán đảo Phước Mai), Khánh Hòa (10 đảo lớn nhỏ), Phan Rang (Đá Vách), Côn Đảo (10 đảo), Kiên Giang (khoảng 4-5 đảo) (theo NQP).

b/ Loài yến lớn C. gigas là loài chim có cơ thể lớn so với các loài yến khác. Kích thước trung bình của cơ thể khoảng 16cm. Lông chim màu đen, phía dưới màu nâu tối. Lông đuôi chẽ đôi rõ.

Chim thường chỉ đẻ 1 quả trứng, trứng trắng và hình dạng gần như oval. Vào tháng 11-12 yến lớn thường bước vào mùa làm tổ. Phân bố nhiều ở Malaysìa, Sumatera, Kalimanlan và Jawa, thường thấy ở các vùng núi cao rùng rậm.

c/ Loài yến xiêm C. maxima cũng hay làm tổ chung với loài yến hàng, chiều dài trung bình cơ thể là 12,5cm (số liệu Indo.). Lông lưng màu nâu phớt đen, lông ngực màu xám đen và lông đuôi màu nâu phớt cam. Đuôi cũng hơi chẽ đôi. Loài yến này chân có lòng phẳng, mắt nâu đậm, mỏ đen, chân đen. Tổ chim màu đen vì được làm từ lòng đen và nưức bọt của chim kết lại. Tổ yến đen có tới 90% là nước bọt và 10% là lông. Sau khi lựa hết lông ra, tổ chim có thể ăn được. Chất lượng tổ tất nhiên là thấp hơn so với tổ yến hàng. Chim cũng ăn các côn trùng nhỏ và chủ yếu là các côn trùng bay. Chim thích làm tổ trong các khe đá vôi.

Người ta thấy mùa vụ ghép đôi cũng giống chim yến hàng. Trứng màu trắng, thường chỉ đẻ 1 quả. Giống như chim yến hàng, loài yến xiêm cũng dễ nuôi hơn những loài yến khác.

Loài này thường thấy ven bờ biển, làm tổ trong các khe núi đá vôi ở Indonesia, Himalaya, Malaysia, Thailand, Philippines.

Việt Nam cũng có loài yến xiêm, hay cùng làm tổ với yến hàng ở một số đảo vùng Khánh Hoà. Nhưng yến xiêm ở đây có số lượng quá ít, khoảng 90 đôi (186 con – theo NQP), trọng lượng cơ thể từ 12-17 gr.

d/ Yến núi C. brevirostris, lông chim màu đen, đuôi màu xám đen. Lông đuôi chẽ đôi sâu, chân hơi có chút lông hoặc không. Cơ thể hơi lớn, chiều dài trung bình đạt 14cm.

Loài này bay nhanh, thường ghép thành nhóm, hướng đến các vùng cao, đỉnh núi. Ăn các côn trùng nhỏ và cả các côn trùng bay. Tổ của nó làm trong các khe đá, nơi có dấu vết núi lửa và ở các đỉnh núi. Bởi vì tổ của nó làm từ cỏ, chỉ trộn rất ít hoặc không có nước bọt nên loại tổ yến này không thể ãn đươc. Chim có mùa vụ ghép đôi, thường đẻ 2 quả trứng.

Loài chim này thường gặp ở Himalaya, Trung Quốc, Đông Nam Á, Philippines, Andaman, Sumatera, Jawa.

e/ Yến tổ rêu C. vanicorensis, lông chim màu nâu ngã sang màu đen, lòng đuôi tối hơn. Đuôi cũng chỉ hơi lõm vào. Giọng hót ríu rít và cao. Kích thước cơ thể nhỏ, chiều dài cơ thể trung bình khoảng 12cm.

Chim bay mạnh và xa, đôi lúc cũng bay lượn xoay tròn và là thấp xuống gần mặt đất để tìm các côn trùng nhỏ. Tổ đẹp với bề mặt mềm. Rêu tảo được dùng để phủ và bện kết thêm cho đến khi tổ làm xong, nên được gọi là “yến tổ rêu”

Yến tổ rêu thấy nhiều ở Sumarera, Kalimantan, Javva và các vùng tây Thái Bình Dương.

g/ Yến bụng trắng C. esculenta (tiếng Anh là White Billied Swiftlet).

Lông lưng đen phớt xanh dương, lông ngực phớt màu cam tối (màu vàng bí ngô), phần lông bụng trắng hơn, đuôi có chẽ đôi nhỏ. Mắt nâu tối, mỏ đen, chân đen. Giọng hót ríu rít và cao. Đây là loại chim yến nhỏ nhất trong giống yến, có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 10cm.

Chim sống cả trên vùng cao nguyên, thích đồng cỏ, rừng cây rộng và thoáng. Loài chim này hay bay thành nhóm nhưng không xếp thứ tự. Chim không bay xa, thường bay thấp hoặc lượn vòng tròn gần trên mặt đất, hoặc mặt nước để tắm và uống nước. Khi tìm kiếm thức ăn thường kêu hót ríu rít dưới các cây lớn có nhiều côn trùng. Hình dạng tổ không đều đặn, được làm từ rêu, cỏ và nước bọt. Tổ làm ở các khe đá, góc khe núi. Chỉ đẻ 2 quả trứng, màu trắng và hầu như hình oval. Chim làm tổ không phụ thuộc vào mùa ghép đôi mà có thể làm tổ kéo dài trong năm. Trong một số tài liệu của Indonesia đây chính là loài để dụ chim yến hàng (nhưng theo phân tích ở trang 2 loài dùng để dụ chim yến hàng là loài C. linchi Tim Penulis PS).

Loài này phân bò nhiều ở Châu Á, Himalaya, Trung Quốc, Papua New Guinea, Đông Nam Á, Australia, Jawa, Rali

Đời sống tự nhiên của chim yến hàng

Loài chim này hay sống quần đàn, thích làm tổ từng cặp riêng rẽ, thích sống ở chỗ gần nước (sông, hồ, biển), có đồng ruộng, rừng cây thấp, và ít đến các khu rừng rậm. Chim yến là loài chim bay lượn cao, nhưng ít khi chúng bay xa đến độ cao 1500m để kiếm mồi (Indo.).

Theo những điều tra của Khánh Hoà, chim yến hàng có thể lên đến Lâm Đồng, Phan Rang để kiếm ăn.

Chim rất thích trú trong các hang động với diện tích rộng. Độ ẩm trong chỗ ở của chúng giao động từ 85 – 95% (đấy cũng là lý do tại sao trong một số điều tra của Khánh Hòa, sản lượng tổ yến của các hang có đáy nước cao hơn hang đáy đá, và có thể gợi ý về việc thử tạo ra một độ ẩm nhất định cho các hang không có đáy nước). Nhiệt độ thích hợp nhất cho yến làm tổ là 25 – 29 o C. Yến thích sống ở chỗ tối, nơi yên tĩnh, cảm giác an toàn, không bẩn thỉu và chứa bầu không khí trong sạch (Indo.).

Chim yến hàng làm tổ trong thời gian lúc trở về nhà đến nửa đêm. Nó không làm một mình mà cả con đực và con cái cùng làm. Công việc xây dựng tổ tiến hành mỗi ngày, kéo dài trong khoảng 40-80 ngày. Nếu thức ăn (côn trùng) nhiều hoặc vào mùa đẻ trứng thì thời gian này chỉ 40 ngày, còn nếu chưa vào mùa đẻ trứng và bị ảnh hưởng của nhiều tác nhân thì thời gian làm tổ có thể kéo dài gấp đôi.

Hình bên cho thấy chu kỳ sống của chim yến: Từ khi mới nở đến khi tập bay và rời tổ khoảng 45 ngày; từ khi bay được đến khi ghép đôi khoảng 30 ngày. Chim bắt đầu làm tổ cho đến khi làm tổ xong là khoảng 40 ngày nếu vào mùa mưa, còn nếu vào mùa khô ráo thì thời gian này mất 80 ngày. Thời gian từ khi làm tổ xong đến khi đẻ trứng là 8 ngày. Bắt cặp giao phối khoảng 5 – 8 ngày. Trứng bắt đầu vào ấp khoảng 7 ngày. Trứng được ấp và nở ra thành chim con trong khoảng 20 – 21 ngày, rồi lại bắt đầu 1 chu kỳ mới.

Chú thích : 1- Chim con mới nở

II – Chim non tập bay rời tổ

III – Chim ở thời kỳ chuẩn bị ghép đôi

IV – Chim bước vào làm tổ

Va – Tổ đã làm xong (vào mùa mưa)

Vb – Tổ đã làm xong (vào mùa khô ráo)

VI- Đẻ trứng

VII- Trứng bắt đầu ấp

Ia – Trứng ấp đã nở ra con

(IIa – Chim con bắt đầu bay rời tổ cho tới khi tổ trống)

Thành phần hoá học cơ bản của tổ yến

Theo phân tích của Departemen Perdagangan R. I, 1979 (Indo.) trong 100g tổ yến chứa

Calori : 281 Calori

Protein : 37,5 gram

Lipit: 0,3 gr

Carbonhydiat: 32,1 gr

Canxi: 485 mg

Phospho: 18 mg

Sắt: 3mg

Nước: 24,8 gr

Theo các phân tích của Nguyễn Quang Phách (1993), hàm lượng protein và lipit có khác nhau theo loại tổ và kỳ khai thác (tính theo % trọng lượng khô). Hàm lượng protein trong kỳ khai thác lần đầu là 47,16%, lần hai là 36,9%; lipit lần đầu là 0%, lần 2 – 0,56%.

Qua các số liệu trên cho thấy, hàm lượng canxi và photpho trong tổ yến rất cao, nguyên tố sắt cũng khá cao. So sánh với tài liệu đã công bố của Indonesia, thì tổ yến của Khánh Hoà có chất lượng rất tốt, hàm lượng protein cao, hàm lượng lipit rất thấp, chỉ từ 0 – 0,56%, lượng nước thấp chỉ khoảng 16 % (so với Indo. Là 24,8%).

Giới Thiệu Một Số Loài Chim Ở Bắc Ái

Qua điều tra, ghi nhận khu vực rừng khộp vực Bắc Ái, Ninh Sơn có 58 loài chim thuộc 8 Bộ, 23 Họ và 46 Chi. Đặc biệt, ở đây không có loài chim đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm theo các hệ thống đánh giá của IUCN, sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Nhóm khảo sát động vật – thực vật của trung tâm GreenViet đã tham gia đợt điều tra đa dạng sinh học tại khu vực rừng khộp vực Bắc Ái, Ninh Sơn, Ninh Thuận. Đây là khu vực rừng nằm tiếp nối giữa 2 vườn quốc gia lớn của tỉnh Ninh Thuận là Vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa và Phước Bình. Kết thúc chương trình khảo sát nhanh trong 11 ngày làm việc tại các điểm khảo sát trên các sinh cảnh rừng khác nhau, nhóm điều tra chim ghi nhận được 58 loài chim thuộc 8 Bộ, 23 Họ, và 46 Chi. Trong tổng số các loài chim ghi nhận được thì có 56 loài (99.55%) là các loài chim định cư phổ biến. Không có các loài chim đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm theo các hệ thống đánh giá của IUCN, sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Hình ảnh một số loài chim ghi nhận tại khu vực khảo sát:

Nguồn ảnh: Bùi Văn Tuấn/GreenViet

Bạn đang xem bài viết Khúc Biến Tấu Của Một Loài Thiên Điểu trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!