Xem Nhiều 3/2023 #️ Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng # Top 12 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tham quan mô hình nuôi chim yến phụng của anh Võ Thanh Đoàn.

Năm 2014, được một người bạn ở xã Tân Phong định hướng cho anh Đoàn tiếp cận với mô hình nuôi chim yến phụng. Đây là loài chim được nhiều người mua về làm cảnh vì màu sắc của chúng rất đa dạng, đẹp mắt lại có giọng hót hay. Anh Đoàn đến tỉnh Tiền Giang mua 60 cặp với giá 6 triệu đồng về nuôi. Anh Đoàn cho biết, chim yến phụng thuộc loại dễ nuôi, ít tốn thời gian chăm sóc, chi phí thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao. Sau khi nuôi hơn 3 tháng, chim bắt đầu sinh sản, mỗi chim mẹ cho ra từ 7 – 8 trứng với tỷ lệ nở hơn 50%. Tức là, mỗi cặp chim bố mẹ cho ra khoảng 2 cặp chim con. Chu kỳ sinh sản của cặp chim bố mẹ tiếp tục sau gần một tháng rưỡi.

Từ 60 cặp chim giống ban đầu, đến nay, anh Đoàn đã phát triển được 200 cặp chim yến phụng bố mẹ với đủ các màu sắc sặc sỡ, như: xanh, vàng, trắng, xám… Hiện nay, với giá bán dao động từ 150 – 200 ngàn đồng/cặp, mỗi tháng anh Đoàn bán ra thị trường khoảng 100 cặp, trừ đi chi phí anh còn lãi hơn 7 triệu đồng. Chim yến phụng được anh bán cho các cửa hàng chim cảnh tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An và cả TP. Hồ Chí Minh…

Thức ăn chính của chim yến phụng là hạt kê và lúa. Mỗi tuần, anh Đoàn bổ sung thêm chất xơ bằng bắp tươi, rau xanh, khoai mì… Thêm vào đó, để bổ sung can-xi cho vỏ trứng chắc khi chim sinh sản, anh cho chim ăn thêm nang mực. Về nguồn nước, anh Đoàn lưu ý, nước cho chim uống phải sạch và được theo dõi thường xuyên. Theo anh, nên cho chim uống nước lọc đóng bình, không nên cho chim uống nước mưa vì dễ bị tiêu chảy.

Trong các khâu nuôi chim, khâu sang chim khá quan trọng. Mỗi lồng nuôi chim yến phụng của anh có 30 ô nhỏ chứa 30 cặp chim. Theo đó, khi chim đến thời điểm tách mẹ, cần chọn những cặp chim cùng kích cỡ bỏ vào cùng một ô để chim mau lớn.

Để nhân rộng mô hình, gần đây anh cung cấp giống cho một thanh niên tại xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam 50 cặp để nuôi. Trong quá trình nuôi chim yến phụng, anh Đoàn tận tình chia sẻ về kỹ thuật, hướng dẫn các khâu chăm sóc để chim sinh trưởng, phát triển tốt. Đầu ra của chim yến phụng được anh Đoàn đảm bảo cho các thanh niên cùng thực hiện mô hình.

Cùng với việc nuôi chim yến phụng, hiện anh Đoàn còn nuôi thêm 20 cặp chim manh manh sinh sản. Chim có màu sắc đẹp, hót hay và dễ nuôi. Tuy nhiên, người nuôi cần có sự kiên trì, chăm sóc kỹ càng. Một cặp chim manh manh được nuôi hoàn toàn khỏe mạnh thì chỉ cần khoảng 3 tháng sau là chúng có thể đẻ trứng và ấp nở ra chim con. Chim có thể đẻ đến 10 quả trứng. Chim manh manh có giá trị cao gấp đôi chim yến phụng, mỗi cặp chim bố mẹ có giá khoảng 500 ngàn đồng.

Chị Nguyễn Thị Hồng Hoa – Bí thư Xã Đoàn Hòa Lợi cho biết, ngoài làm kinh tế, với vai trò là Phó bí thư Chi đoàn của ấp, anh Đoàn còn năng nổ tham gia các hoạt động của địa phương; tích cực vận động đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động của đoàn các cấp phát động.

Thanh Niên Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng

Thanh niên khởi nghiệp từ mô hình nuôi chim yến phụng

Thời gian qua, đoàn viên, thanh niên tại huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) tích cực tham gia Chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” do Tỉnh ủy phát động. Các hoạt động khởi nghiệp của huyện ngày càng đi vào chiều sâu, tạo điều kiện, khuyến khích thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp và làm giàu.

Một số mô hình khởi nghiệp khá hiệu quả của thanh niên của huyện đang được thực hiện như: sản xuất thiết bị nuôi trồng thủy sản, trồng kiểng lá, liên kết sản xuất dừa hữu cơ, trồng dưa lưới trong nhà màng…

Tại xã Hòa Lợi, anh Võ Thanh Đoàn, 31 tuổi, ngụ ấp Quí Thuận B bén duyên với nghề nuôi chim yến phụng đã 6 năm. Đến thời điểm hiện tại, mô mình này của anh Đoàn đã cho thấy hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập ổn định hàng tháng.

Tham quan mô hình nuôi chim yến phụng của anh Võ Thanh Đoàn. Ảnh: Minh Mừng.

Năm 2014, được một người bạn ở xã Tân Phong định hướng cho anh Đoàn tiếp cận với mô hình nuôi chim yến phụng. Đây là loài chim được nhiều người mua về làm cảnh vì màu sắc của chúng rất đa dạng, đẹp mắt lại có giọng hót hay. Theo đó, anh Đoàn đến tỉnh Tiền Giang mua 60 cặp với giá 6 triệu đồng về nuôi. Anh Đoàn cho biết, chim yến phụng thuộc loại dễ nuôi, ít tốn thời gian chăm sóc, chi phí thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao. Sau khi nuôi hơn 3 tháng, chim bắt đầu sinh sản, mỗi chim mẹ cho ra từ 7-8 trứng với tỷ lệ nở hơn 50%. Tức là, mỗi cặp chim bố mẹ cho ra khoảng 2 cặp chim con. Chu kỳ sinh sản của cặp chim bố mẹ tiếp tục sau gần một tháng rưỡi.

Từ 60 cặp chim giống ban đầu, đến nay, anh Đoàn đã phát triển được 200 cặp chim yến phụng bố mẹ với đủ các màu sắc sặc sỡ, như: xanh, vàng, trắng, xám… Hiện nay, với giá bán dao động từ 150 – 200 ngàn đồng/cặp, mỗi tháng anh Đoàn bán ra thị trường khoảng 100 cặp, trừ đi chi phí anh còn lãi hơn 7 triệu đồng. Chim yến phụng được anh bán cho các cửa hàng chim cảnh tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An và cả thành phố Hồ Chí Minh…

Thức ăn chính của chim yến phụng là hạt kê và lúa. Mỗi tuần, anh Đoàn bổ sung thêm chất xơ bằng bắp tươi, rau xanh, khoai mì… Thêm vào đó, để bổ sung canxi cho vỏ trứng chắc khi chim sinh sản, anh cho chim ăn thêm nang mực. Về nguồn nước, anh Đoàn lưu ý, nước cho chim uống phải sạch và được theo dõi thường xuyên. Theo anh, nên cho chim uống nước lọc đóng bình, không nên cho chim uống nước mưa vì dễ bị tiêu chảy.

Trong các khâu nuôi chim, khâu sang chim khá quan trọng. Mỗi lồng nuôi chim yến phụng của anh có 30 ô nhỏ chứa 30 cặp chim. Theo đó, khi chim đến thời điểm tách mẹ, cần chọn những cặp chim cùng kích cỡ bỏ vào cùng một ô để chim mau lớn.

Nguồn cung chim yến phụng cho các cơ sở đang thiếu hụt nên anh Đoàn dự định mở rộng thêm mô hình. Anh Đoàn bộc bạch: “Lúc trước tôi cũng đi làm nhiều nghề sau đó bắt đầu nuôi chim yến phụng. Ban đầu tôi nuôi chỉ 60 cặp giờ nhân rộng được khoảng 200 cặp. Thu nhập hiện tại đủ trang trải cuộc sống gia đình. Nếu đoàn viên, thanh niên khác có ý định cùng thực hiện mô hình này, sẽ hỗ trợ để nhân rộng cùng nhau phát triển kinh tế, tăng nhu nhập cho bản thân, gia đình”.

Nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình nuôi chim, anh Võ Thanh Đoàn tự kết lồng chim, tổ chim. Đồng thời, anh còn làm lồng, tổ để bán cho những người có nhu cầu. Để nhân rộng mô hình, gần đây anh cung cấp giống cho một thanh niên tại xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam 50 cặp để nuôi. Trong quá trình nuôi chim yến phụng, anh Đoàn tận tình chia sẻ về kỹ thuật, hướng dẫn các khâu chăm sóc để chim sinh trưởng, phát triển tốt. Đầu ra của chim yến phụng được anh Đoàn đảm bảo cho các thanh niên cùng thực hiện mô hình.

Cùng với việc nuôi chim yến phụng, hiện anh Đoàn còn nuôi thêm 20 cặp chim manh manh sinh sản. Chim có màu sắc đẹp, hót hay và dễ nuôi. Tuy nhiện, người nuôi cần có sự kiên trì, chăm sóc kỹ càng. Một cặp chim manh manh được nuôi hoàn toàn khỏe mạnh thì chỉ cần khoảng 3 tháng sau là chúng có thể đẻ trứng và ấp nở ra chim con. Ổ của những cặp chim đẻ có thể lên đến 10 quả trứng. Chim manh manh có giá trị cao gấp đôi chim yến phụng, mỗi cặp chim bố mẹ có giá khoảng 500 ngàn đồng.

Chị Nguyễn Thị Hồng Hoa, Bí thư Xã đoàn Hòa Lợi cho biết, ngoài làm kinh tế, với vai trò là Phó Bí thư Chi đoàn của ấp, anh Đoàn còn năng nổ tham gia các hoạt động của địa phương; tích cưc vận động đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động của đoàn các cấp phát động.

“Mô hình nuôi chim yến Phụng của anh Võ Thanh Đoàn đang thực hiện là mô hình sinh kế mới tại địa phương, có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Nhận thấy tín hiệu tích cực từ mô hình, trong thời gia qua, Xã đoàn cũng như Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã có sự quan tâm, hỗ trợ hướng dẫn anh Đoàn để tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển, nhân rộng mô hình. Thời gian qua, có nhiều thanh niên trong và ngoài xã đến tham quan mô hình này và có ý định thực hiện mô hình để tạo việc làm, kiếm thêm thu nhập. Định hướng của xã đoàn trong thời gian tới sẽ tranh thủ các nguồn vốn để tạo điều kiện cho anh Đoàn cũng như các thanh niên khác nhân rộng mô hình, làm phong phú thêm các mô hình trong thực hiện Chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh” tại tỉnh Bến Tre” – Chị Nguyễn Thị Hồng Hoa cho biết thêm.

Để khởi nghiệp, lập nghiệp và làm giàu, đoàn viên thanh niên cần phát huy tinh thần, sức trẻ, không ngại khó, có hướng đi bền vững tương lai. Theo đó, những mô hình kinh tế như anh Võ Thanh Đoàn thực hiện cần được nhân rộng. Từ đó, khẳng định vai trò tuổi trẻ huyện Thạnh Phú trong thực hiện Chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” trong thời gian tiếp theo.

Tăng Thu Nhập Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng

Với niềm đam mê nuôi chim cảnh, cuối năm 2015, anh Huỳnh Trung Trực, Bí thư Chi đoàn khu vực Yên Thạnh (phường Thường Thạnh, quận Cái Răng) bén duyên với nghề nuôi chim Yến Phụng. Dù chỉ hơn 1 năm phát triển mô hình, anh Trực đã có thêm thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng. Với cách làm mới mẻ, anh Trực được xem là một trong những thanh niên tiêu biểu, tiên phong trong phong trào lập thân, lập nghiệp.

Theo anh Trực, chim Yến Phụng thuộc loại dễ nuôi, ít tốn thời gian chăm sóc, chi phí thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao. Cuối năm 2015, anh Trực mua 4 cặp chim Yến Phụng với giá hơn 1 triệu đồng về nuôi làm cảnh. Hơn 4 tháng nuôi, chim bắt đầu sinh sản và chim con sau khi nuôi khoảng 45 ngày bán với giá 90 ngàn đồng/con. Từ 4 cặp chim giống ban đầu, đến nay, anh Trực đã phát triển được 12 cặp chim Yến Phụng bố mẹ với đủ các màu sắc, như: vàng, trắng, xanh, xám… Trung bình, mỗi tháng, 12 cặp chim bố mẹ cho ra đời 15 cặp chim con. Hiện nay, với giá từ 120 – 140 ngàn đồng/cặp, mỗi tháng anh Trực thu về gần 2 triệu đồng. Anh Trực cho biết: “Yến Phụng là loài chim sinh sản nhanh nên rất dễ nhân giống. Trung bình, 1 tháng mỗi cặp chim bố mẹ đẻ từ 4 đến 8 trứng. Tỷ lệ nuôi đạt khoảng 50%. Sau khi chim con nở 45 ngày là tách bố mẹ để bán”.

Thức ăn của loài chim này là hạt kê (giá 35 – 40 ngàn đồng/kg), lúa và bắp tươi. Để bổ sung chất xơ và canxi cho chim Yến Phụng thì người nuôi nên cho chim ăn thêm rau muống, xà lách và nan mực… Tuy nhiên, thức ăn yêu thích của loài chim này vẫn là hạt kê. Trung bình, 1 tháng 12 cặp chim Yến Phụng ăn khoảng 2kg hạt kê; cộng thêm lúa và rau, chi phí chưa đến 100 ngàn đồng. Anh Trực cho biết: “Hiện nay, nhiều người thích nuôi chim Yến Phụng để làm cảnh vì màu sắc của chúng rất đa dạng, đẹp mắt lại có giọng hót hay”. Theo anh Trực, loài chim này phù hợp với khí hậu miền Nam. Còn ở miền Bắc, thời tiết nóng, lạnh bất thường nên tỷ lệ trứng nở rất thấp, thậm chí bị hỏng hết, nên đầu ra của chim Yến Phụng cao. Ngoài việc nuôi chim sinh sản để bán chim con, anh Trực còn tìm mua giống chim này về thuần dưỡng và bán lại để kiếm lời. Anh Trực cho biết: “1 cặp chim bố mẹ có giá từ 400.000 đến 600.000 đồng. Còn chim con sau khi thuần nuôi bán lại với giá 180.000 đến 200.000 đồng/cặp. Trung bình, mỗi tháng, tôi bán được từ 15 đến 20 cặp chim. Nhờ mô hình nuôi chim kết hợp với kinh doanh mua bán, tôi có thêm thu nhập ổn định”.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, với vai trò là Bí thư Chi đoàn khu vực Yên Thạnh, anh Trực luôn tích cực tham gia và vận động đoàn viên tham gia các phong trào do đoàn cấp trên phát động. Hiện tại, anh Trực sắp tốt nghiệp ngành Cao đẳng Điện Công nghiệp, Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Với ý chí và nghị lực vượt khó, anh Trực là một tấm gương sáng để đoàn viên địa phương noi theo.

Bài, ảnh: THANH THƯ

Người Phụ Nữ Khởi Nghiệp Kinh Doanh Từ Niềm Đam Mê Chim Cảnh

Cuộc phỏng vấn ngắn với người đứng đầu thương hiệu Cám chim MIO, thương hiệu cám chim cao cấp quen thuộc với người nuôi chim Việt.

Cuối tháng 3 năm 2017, tôi may mắn được tham dự một hội thi chim chào mào lớn tại tỉnh Quảng Trị. Giữa cái nắng chói chang của vùng đất miền Trung khắc nghiệt, tôi được chứng kiến những con người có chung một niềm đam mê kỳ lạ với những chú chim. Bên cạnh hàng nghìn nam giới đang theo dõi cuộc thi, tôi vô tình bắt gặp một người phụ nữ đang tất bật cùng nhân viên tại gian hàng quảng bá sản phẩm tư vấn cho khách hàng. Mỗi lúc vắng khách chị lại không quên theo dõi rất chăm chú và sát sao các lồng chim đang thi trên giàn. Đây là cơ hội để tôi được làm quen và có cuộc trò chuyện ngắn về thú chơi chim cùng chị:

Chào chị, chơi chim cảnh thường là thú chơi của cánh đàn ông, là một người phụ nữ mà chị lại có đam mê chơi chim, không những vậy còn đem chim từ Hà Nội tới các tỉnh khác tham gia thi nữa. Chị có thể chia sẻ thêm về niềm đam mê của mình được không?

Hiện nay phong trào chơi chim phát triển khá mạnh, không chỉ có những bậc chú bác thâm niên mà cả những người trẻ tuổi như tôi cũng có đam mê này. Đối với những người nghệ nhân thực thụ, việc chăm sóc chim không chỉ là chỉ cho chúng ăn mà cần đặt rất nhiều thời gian, tình cảm với chúng. Mình cần phải quan sát để ý mới biết được thói quen của mỗi con chim để điều chỉnh chế độ chăm sóc cho hợp lý nữa.

Lựa chọn được 1 chú chim hay và chăm sóc để nó phát huy được hết khả năng là niềm tự hào của mỗi người chơi chim. Ngoài ra, vào các dịp rảnh rỗi, tôi thường đem chim tới các tụ điểm café để giao lưu. Hội thi ngày hôm nay cũng là 1 dịp rất tốt để anh em nghệ nhân trên khắp cả nước tụ họp về đây giao lưu, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc chim đồng thời cho những con chim tiêu biểu nhất của mình tham gia tranh tài tại 1 đấu trường quy mô lớn.

Vậy những yếu tố gì đã giúp chị cùng thương hiệu của mình vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu?

Là một người nuôi chim lâu năm, tôi luôn đặt mình vào vị trí của các nghệ nhân, hiểu được tình cảm và tâm huyết họ dành cho những chú chim. Chính vì vậy, tôi luôn lựa chọn những nguồn nguyên liệu sạch, đạt chuẩn cho các sản phẩm của mình. Chúng tôi cũng rất tự hào khi sản phẩm của mình đã mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn, nhiều nghệ nhân nuôi chim đã đạt được các thành tích cao trong các hội thi họ tham gia nhờ vào việc sử dụng Cám chim MIO nuôi dưỡng những chú chim của mình.

Cảm ơn chị, chúc chị luôn mạnh khỏe, chúc thương hiệu Cám chim MIO luôn là người bạn thân thiết của mọi nghệ nhan nuôi chim trên khắp cả nước.

Tạm biệt người phụ nữ mê chim – một người phụ nữ trẻ nhưng đã phát triển được một thương hiệu có uy tín, có danh tiếng trong lĩnh vực nuôi chim. Tôi nhìn thấy được một niềm đam mê bất tận và sự tâm huyết của chị với từng chú chim. Hiện tại, thương hiệu Cám chim MIO đã và đang là một cái tên rất quen thuộc với người đam mê nuôi chim. Khách hàng có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm của công ty tại hệ thống đại lý trên toàn quốc hoặc qua website chúng tôi Tôi tin tưởng rằng với tâm huyết trong công việc và đam mê như vậy, chị có thể sớm đưa thương hiệu cám MIO thành thương hiệu cám chim hàng đầu Việt Nam.

van.vn – chuyên trang đánh giá, tư vấn và tin tức về công nghệ, sản phẩm hàng đầu Việt Nam.

Link gốc: http://doanhnhan.net/nguoi-phu-nu-khoi-nghiep-kinh-doanh-tu-niem-dam-me-chim-canh-113976.html

Bạn đang xem bài viết Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Chim Yến Phụng trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!