Xem Nhiều 3/2023 #️ Khám Phá Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh # Top 5 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Khám Phá Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đến với vùng đất hùng vĩ Tây Nguyên, đến với tỉnh Gia Lai trong chuyến hành trình khám phá thiên nhiên hoang dã, du khách ắt hẳn không thể bỏ qua điểm đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Đây là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, rất thích hợp với các du khách mong muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng với cảnh quan tự nhiên phong phú đa dạng cũng như các nhà nghiên cứu khoa học.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập ngày 25/11/2002 theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh.

Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu rừng đặc dụng Việt Nam từ năm 1986 theo Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhằm bảo tồn rừng á nhiệt đới núi cao với các loài thực vật hạt trần.

Toàn cảnh vườn quốc gia Kon Ka Kinh được ngắm từ trên cao

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 50km về phía Đông Bắc, phân bố trên phạm vi ranh giới hành chính của 5 xã: Đắk Roong, Kroong, Kron Pne, huyện K’Bang; Hà Đông, huyện Đắk Đoa; Ayun, huyện Mang Yang.

Kon Ka Kinh là đỉnh núi cao nhất trên cao nguyên Pleiku với độ cao 1.748m so với mặt nước biển.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum và một phần xã Đắk Rông; phía Nam giáp xã Hà Ra và một phần xã Ayun; phía Đông giáp một phần xã Đắk Rông, xã Krông, xã Lơ Ku, huyện K’Bang; phía Tây giáp một phần xã Hà Đông.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có nhiều dãy núi có độ cao trung bình 1.200-1.500m, với địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Ngoài ra, Kon Ka Kinh còn nằm trong vùng phân thủy của hai con sông lớn là Sông Ba và sông Đắk Pne. Do địa hình núi cao, dốc nên hệ thống sông suối bắt nguồn từ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thường ngắn, hẹp, tốc độ dòng chảy lớn, có nhiều thác ghềnh.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích 41.780ha vùng lõi và 118.598ha vùng đệm thuộc địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện Mang Yang, Đắk Đoa, K’Bang; trong đó 33.146ha đất có rừng, chiếm gần 80% diện tích.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh gồm các kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (11.837ha, chiếm 28,9%); rừng kín hỗn giao lá rộng – lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (1.253ha, chiếm 3,1%) – là kiểu rừng chỉ thấy ở Kon Ka Kinh trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam; rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (diện tích nhỏ); kiểu phụ thứ sinh nhân tác (rừng kín lá rộng thường xanh nghèo kiệt, rừng kín thường xanh phục hồi, rừng le, nứa, rừng trồng, đất trống, trảng cỏ…)

Với vị trí địa hình nói trên, hệ động thực vật ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh rất phong phú.

Theo thống kê Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có 687 loài thực vật có mạch thuộc 459 chi, 140 họ; 428 loài động vật, trong đó 42 loài thú, 130 loài chim (thuộc 11 bộ, 34 họ), 51 loài bò sát-lưỡng cư; 205 loài bướm thuộc 10 họ trong bộ cánh vây.

Nhiều loài động thực vật ở Kon Ka Kinh là loài đặc dụng (11 loài), loài quý hiếm (34 loài), loài có giá trị kinh tế (234 loài gỗ quý hiếm như pơmu, kim giao; 110 loài dược liệu; 38 loài làm cây cảnh; 85 loài làm thức ăn động vật).

Kon Ka Kinh có một hệ thực vật hội tụ của những luồng thực vật như Luồng thực vật thuộc khu hệ Bắc Việt Nam (bao gồm các loài cây thuộc họ đậu, dâu tằm, na, giẻ, thầu dầu và mộc lan…), Luồng thực vật thuộc khu hệ Vân Nam-Quý Châu và chân dãy núi Himalaya (bao gồm các loài cây lá kim của ngành phụ hạt trần như thông nàng, hoàng đàn giả, kim giao, pơ mu…) Luồng thực vật thuộc khu hệ Malaysia-Indonesia (bao gồm các loài cây thuộc họ dầu như chò chai, chò đen, chò chỉ, cẩm). Luồng thực vật Ấn Độ-Myanmar (bao gồm một số loài cây thuộc họ bàng như choại; họ tử vi như bằng lăng ổi…).

Bên cạnh đó, còn có một số loài đặc hữu như du moóc, hoa khế, bọ nẹt trung bộ, hoàng thảo vạch đỏ, trắc, thông đà lạt, xoay, gõ đỏ, lọng hiệp, song bột và một số loài quý hiếm khác được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới.

Ở Kon Ka Kinh, hệ động vật rừng đặc hữu cho cả Việt Nam và Đông Dương bao gồm 5 loài thú lớn như (voọc vá chân xám, vượn má hung, hổ, mang Trường Sơn và mang lớn. 7 loài chim như (khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu kon ka kinh-loài mới được phát hiện cho khoa học trong vòng 30 năm trở lại đây ở khu vực châu Á, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn và thày chùa đít đỏ). 4 loài thuộc lớp bò sát ếch nhái (thằn lằn đuôi đỏ, thằn lằn buôn lưới, chàng Sapa, ếch gai sần).

Gia đình Chà vá chân xám. Ảnh: chúng tôi

Trong số trên, có nhiều loài quý hiếm có giá trị bảo tồn gen và nghiên cứu khoa học được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới như hổ, voọc ngũ sắc, khỉ đuôi lợn, tê tê Java, cầy tai trắng, gà lôi lông tía, giẻ cùi bụng vàng, các loại khướu, các loại kỳ đà, các loại rắn, cóc mày gai mí, cóc mắt chân dài…

Đặc biệt ở Kon Ka Kinh có 8 loài trong lớp thú ghi trong sách Đỏ của IUCN bao gồm 2 loài đang bị đe doạ ở cấp E (Endangered), 4 loài bị đe doạ ở cấp V (Vulnerable), 1 loài gần bị đe doạ Nr (Near-Threatened) và 1 loài ở cấp DD (Data Deficien); có 7 loài trong lớp thú ghi trong sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 3 loài đang bị đe dọa ở cấp E, 4 loài ở cấp V và có 4 loài thú đặc hữu cho Đông Dương là vượn má hung, voọc vá chân xám, hổ, mang Trường Sơn; 8 loài bướm mới cho khoa học và 6 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ bướm Việt Nam.

Ngoài sự phong phú và đa dạng về tài nguyên, Kon Ka Kinh còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông lớn cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Hơn thế nữa, Kon Ka Kinh còn có tiềm năng cho việc phát triển du lịch sinh thái.

Đến với Kon Ka Kinh là đến với bản làng của các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Ba Na hiện vẫn được lưu giữ như thủa sơ khai.

Sức hấp dẫn, lôi cuốn của khu Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn nằm ở hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc, thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất có độ cao khoảng 40m.

Vào mùa hè, dòng nước mát lành của các thác nước này làm không khí lúc nào cũng mát mẻ. Leo lên đỉnh Kon Ka Kinh nhìn xung quanh, bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn: những ngọn núi cao bao phủ bởi mây mù, những dòng thác từ trên cao ào ào tung bọt trắng xóa, vọng lại tiếng gầm của thú rừng hoang dã xen lẫn tiếng hót gọi bạn, tìm nhau của loài chim…

Do địa hình đa dạng với nhiều dãy núi cao chia cắt với mây mù bao phủ quanh năm tạo nên một Kon Ka Kinh hùng vĩ và thơ mộng.

Với khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành và dễ chịu, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là nơi lý tưởng cho nghỉ ngơi, an dưỡng.

Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh

Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh là 1 trong 4 vườn quốc gia của Việt Nam được Đông Nam Á công nhận là “Vườn Di sản ASEAN”, vào tháng 12 năm 2003. Với tổng diện tích khoảng gần 42.000 ha, Kon Ka Kinh là nơi duy nhất ở Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao (khoảng 2.000 ha) bao gồm các loài cây lá rộng và lá kim. Ngoài ra còn có các loài cây quý hiếm như pơ-mu, trắc, chò đãi, kim giao…

Thống kê chưa đầy đủ, trong vùng hiện có trên 652 loài thực vật (trong đó, khoảng 110 loài có thể dùng làm dược liệu), 42 loài thú, 160 loài chim, hơn 51 loài bò sát, ếch nhái và gần 210 loài bướm. Đặc biệt, VQG Kon Ka Kinh còn là nơi cư ngụ của nhiều loài thú quý hiếm, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ, đặc biệt là loài voọc chà vá chân xám – một trong những loài linh trưởng đẹp nhất thế giới.

VQG Kon Ka Kinh còn có loài chim độc đáo, đó là loài khướu Kon Ka Kinh (hay còn gọi là khướu tai hung). Loài chim quý này được phát hiện lần đầu tiên tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và cũng mới được phát hiện trong vòng 30 năm trở lại đây ở châu Á. Vì thế, chim được mang luôn tên của khu vườn này. Đây là loài khướu chỉ có duy nhất ở VQG Kon Ka Kinh, nó có vẻ đẹp khác lạ và theo giới nghiên cứu, chúng cũng có trí thông minh đáng nể so với bất cứ loài chim nào.

Những năm qua, du lịch Kon Ka Kinh phát triển khá mau lẹ, thu hút du khách khắp mọi miền đất nước, kể cả khách quốc tế; với các loại hình du lịch sinh thái, chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh, tham quan nghiên cứu thiên nhiên hoang dã, du lịch nghỉ dưỡng…

Với du lịch sinh thái, người ta có thể vào sâu trong rừng theo những đường mòn thiên nhiên, để được ngắm sinh cảnh rừng độc đáo, đa dạng. Nơi đây có những cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi khó tìm thấy ở bất cứ cánh rừng nào. Với những người ưa mạo hiểm, có thể cùng nhau chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh cao 1.748m so với mực nước biển. Lên cao, du khách có thể ngắm nhì thành phố cao nguyên Pleiku với vẻ đẹp rất nên thơ. Người ta sẽ không thể nào quên được những chuyến đi trong khu rừng hỗn giao rộng tới 2.000 ha, có cả cây lá rộng lẫn cây lá kim.

Sức hấp dẫn của VQG Kon Ka Kinh còn ở hệ thống sông, suối, thác ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như: thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc… “Thác 95” nổi tiếng và đẹp nhất với có độ cao khoảng 40m. Nhìn từ xa “Thác 95” giống như một dải lụa trắng lượn lờ trên màu xanh đại ngàn sâu thẳm. Chính hệ thống thác nước thiên nhiên này khiến cho những vạt rừng luôn xanh tốt và cũng làm cho khí hậu luôn mát mẻ trong lành. Trong tiếng thác nước rì rào là tiếng lá cây xào xạc, là tiếng của những con chim gọi nhau, và có cả tiếng hú của những chú vượn, tiếng tác tác của một bầy nai…

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có hệ động vật rừng đặc hữu cho cả Việt Nam và Đông Dương, bao gồm 5 loài thú lớn (voọc vá chân xám, vượn má hung, hổ, mang Trường Sơn và mang lớn). 7 loài chim (khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu kon ka kinh- loài mới được phát hiện cho khoa học trong vòng 30 năm trở lại đây ở khu vực châu Á, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn và thày chùa đít đỏ). 4 loài thuộc lớp bò sát ếch nhái (thằn lằn đuôi đỏ, thằn lằn buôn lưới, chàng Sapa, ếch gai sần). Trong số đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị bảo tồn gene và nghiên cứu khoa học được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và thế giới như hổ, voọc ngũ sắc, khỉ đuôi lợn, tê tê Java, cầy tai trắng, gà lôi lông tía, giẻ cùi bụng vàng, các loại khướu, các loại kỳ đà, các loại rắn, cóc mày gai mí, cóc mắt chân dài…

Đặc biệt ở Kon Ka Kinh có 8 loài trong lớp thú ghi trong Sách Đỏ của IUCN (Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế) bao gồm 2 loài đang bị đe doạ ở cấp E, 4 loài bị đe doạ ở cấp V, 1 loài gần bị đe dọa và 1 loài ở cấp DD. Có 7 loài trong lớp thú ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 3 loài đang bị đe dọa ở cấp E, 4 loài ở cấp V và có 4 loài thú đặc hữu cho Đông Dương là vượn má hung, voọc vá chân xám, hổ, mang Trường Sơn; 8 loài bướm mới cho khoa học và 6 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ bướm Việt Nam.

Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập Nổ Lực Bảo Vệ Rừng

Vườn quốc gia Bù Gia Mập là khu vực rất quan trọng và đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên về rừng, gen động – thực vật quý hiếm của quốc gia. Tuy nhiên, khi rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh hầu như bị thu hẹp thì vườn quốc gia là “miếng mồi ngon” cho lâm tặc và những kẻ phá rừng lấy đất. Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở vườn quốc gia đã được chú trọng nhưng vẫn gặp không ít khó khăn.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập hiện có diện tích 25.926ha nằm trải rộng trên địa bàn các xã Đắk Ơ, Bù Gia Mập của huyện Bù Gia Mập và xã Quảng Trực của tỉnh Đắk Nông. Ban quản lý Vườn quốc gia chỉ có 98 người, cùng với khoảng 300 lao động nhận khoán để làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Trong những năm qua, từ sự nỗ lực và quyết tâm của các lực lượng, rừng ở vườn quốc gia vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt. Năm 2014 không xảy ra phá rừng, cháy rừng, công tác tuần tra, truy quét được tiến hành thường xuyên. Đến nay, vườn đã hoàn thành quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Bù Gia Mập đến năm 2020; hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình đường tuần tra phía nam; chuẩn bị đầu tư xây dựng hồ chứa nước suối Mít. Ngoài ra, vườn còn xây dựng vườn ươm cây giống như gõ, sao, dầu… để trồng trong các khu vực đất trống, bổ sung nguồn cây cho rừng về lâu dài.

Trong những tháng mùa khô việc phòng chống cháy rừng được đặc biệt quan tâm, nhất là những khu vực giáp ranh với rẫy của dân. Hạt kiểm lâm huyện đã bố trí, sắp xếp cán bộ thường trực tại 4 chốt thuộc các đường dẫn vào khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Đồng thời, hạt cũng đã thành lập 2 chốt bảo vệ rừng ở các điểm nóng khai thác gỗ trái phép nằm giáp ranh tỉnh Đắk Nông. Công tác tuyên truyền được chú trọng, nhất là đối với cư dân sống trong vùng đệm. Ngoài việc xây dựng các bản tin tuyên truyền trên đài phát vào sáng sớm và chiều tối (bằng cả tiếng dân tộc thiểu số), vườn còn tuyên truyền lưu động, tổ chức các cuộc thi về pháp luật bảo vệ rừng cho học sinh các xã vùng đệm.

Đến thăm và tìm hiểu công việc tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, chúng tôi cảm nhận được tính chuyên nghiệp của những người giữ rừng nơi đây. Tuy vậy, khó khăn, gian nan đối với họ thật không phải ít, nhất là khi phải đối mặt với lâm tặc, làm nhiệm vụ nơi rừng sâu hẻo lánh, đối mặt với bệnh tật… Một kiểm lâm viên cho biết, mùa khô thì vất vả trong việc phòng chống cháy, mùa mưa đi tuần tra cũng gian nan như đi “đánh trận”. Năm 2014, qua tuần tra tại khu vực sát bờ sông Đắk Huýt, ranh giới giữa Vườn quốc gia Bù Gia Mập với Campuchia, lực lượng phát hiện 3 cây gỗ cẩm lai có khối lượng hơn 1m3 bị khai thác trái phép; tại Tiểu khu 21 có 2 cây ươi bị lâm tặc cưa hạ để thu hái trái. Theo báo cáo của vườn, năm vừa qua, số gỗ bị khai thác trái phép đã giảm nhiều so với năm 2013. Qua các vụ việc vi phạm, vườn đã tịch thu 11 xe gắn máy, 9 máy cưa, một khẩu súng thể thao, tiêu hủy một điện thoại cũ có ghi âm tiếng chim hót để bẫy chim chích chòe lửa; tịch thu và thả về rừng nhiều loại thú và chim quý hiếm.

Phó giám đốc Vườn quốc gia Bù Gia Mập – Vương Đức Hòa cho biết, thời gian qua, trên lâm phần của vườn còn xảy ra tình trạng khai thác lâm sản trái phép, tình trạng săn bắn, bẫy động vật hoang dã vẫn còn diễn ra phức tạp do đời sống người dân ở khu vực giáp ranh còn khó khăn nên họ còn lén lút vào rừng. Công tác hỗ trợ các thôn vùng đệm ở 2 xã Đắk Ơ, Bù Gia Mập còn hạn chế. Năm 2015, vườn tiếp tục duy trì 13 cộng đồng, đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng, đồng thời xúc tiến thiết kế lại diện tích; đầu tư cho 11 thôn vùng đệm và bổ sung thêm 1 thôn mới tách của xã Đắk Ơ vào danh sách hỗ trợ phát triển cộng đồng. Vườn đang tiếp tục xây dựng 3-5 đề tài khoa học cấp tỉnh và cấp bộ, trong đó ít nhất có 2 đề tài ứng dụng thực tiễn nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

* Năm 2014, Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã tổ chức cứu hộ, nuôi dưỡng, thả vào rừng 5 con vượn má đen vàng, 5 con rùa núi vàng, 1 kỳ đà, 1 heo rừng; cứu hộ và thả 2 con khỉ đuôi lợn, 2 con vượn, 2 chim nhồng, 2 cầy vòi hương, 1 con chim hồng hoàng. Ngoài ra, vườn cũng đã chăm sóc 22 cá thể động vật hoang dã do Công an huyện Bù Gia Mập gửi và làm thủ tục bàn giao lại 12 cá thể… Ngày 5/8/2015, người dân đã tự nguyện giao 1 cá thể vượn đen má vàng và 1 con chà vá chân đen cho vườn để thả về rừng tự nhiên, đây là hai loài động vật quý hiếm.

Khám Phá Khoa Học : Chim

I. Mục đích – yêu cầu:

II. Hoạt động tích hợp:– Hát múa “Con chim non”– Tạo dáng “Chim bay”– Chơi trò chơi: Đội nào nhanh hơn, bé khéo tay – Tạo hình: Làm tranh cát, trang trí, …. con chim– Toán so sánh chim : to hơn, nhỏ hơn

III. Chuẩn bị:– Hai lồng chim (chim chào mào và chim sáo)– Khu vườn để đặt 2 lồng chim .– Bộ tranh về quá trình phát triển của con chim– Các hình ảnh Powepoint về một số loài chim, quá trình sinh trưởng và phát triển con chim.– 6 tổ chim, giấy VS, tranh và sách tranh cho trẻ chơi trò chơi.– Các bài hát: `Con chim non” của Lý Trọng, “Chim mẹ chim con “, liên khúc về các loài chim.

IV. Tổ chức hoạt động:

Hoạt độngHoạt động của côHoạt động của trẻ

Hoạt động 1:Hát về con chim– Cô cho trẻ hát bài “con chim non” của Lý Trọng– Trò chuyện: + Con vừa hát bài hát gì? + Con biết gì về con chim ?– Cô nói: + Các bạn vừa kể được một số hiểu biết về con chim nhưng chưa đầy đủ.Trong thiên nhiên có rất nhiều loài chim khác nhau, mỗi loài có 1 đặc điểm khác nhau về hình dáng, màu lông, tiếng hót. – Hôm nay, cô cháu mình cùng khám về con chim, các cháu có thích không nào?– Trẻ đứng lên múa hát cùng cô– Trẻ trò chuyện với cô

– Trẻ lắng nghe

Hoạt động 2:Bé cùng khám về đặc điểm, hoạt động, thức ăn, sinh sản, ích lợi và vòng đời phát triển của con chim– cho trẻ vào khu vườn để khám phá chim sáo và chim chào mào.– Cô gợi ý cho trẻ quan sát thảo luận trong vòng 3 phút về đặc điểm, hoạt động, môi trường sống, thức ăn, sinh sản, vòng đời phát triển của con chim.– Sau khi thảo luận xong cô cho trẻ nhận xét những gì mình vừa thảo luận? – Lần lượt xuất hiện 2 lồng chim và hỏi trẻ : + Các con nhìn xem cô có con chim gì đây? + Thế con chim sáo có những đặc điểm như thế nào?+ Nó thích ăn gì?+ Con chim sáo sống ở đâu?+ Con chim sáo vận động như thế nào? + Con chim sáo nó đẻ con hay đẻ trứng?+ Con chim sáo nó hót như thế nào? ( Cô khái quát lại) Sau đó tiếp tục cho trẻ khám phá về chim chào mào ( Đặt câu hỏi tương tự như với chim sáo)– Vừa rồi, các con đã nói lên đặc điểm của chim chào mào và chim sáo bạn nào cho cô biết điểm giống nhau và khác nhau của 2 con chim này?– Trẻ làm chim bay và ngồi lại thành 2 nhóm

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe .

Hoạt độngHoạt động của côHoạt động của trẻ

– Mời 1-2 trẻ trả lời– Cô khái quát lại:* Giống nhau: Nó đều có đầu, có mình, đuôi, cánh và bay được, nó đều thích ăn thóc, gạo, côn trùng và trái cây , đẻ trứng….* Khác nhau: – Chim sáo

Bạn đang xem bài viết Khám Phá Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!