Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Phương Pháp Nuôi Chim Yến Trong Nhà Chim Mồi mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hướng dẫn phương pháp nuôi chim yến trong nhà chim mồi- C.linchi
Như vậy ngôi nhà trống này lúc đầu chỉ là nơi ở của chim mồi c.linchi, về sau sẽ trở thành nhà yến. Vấn đề là làm sao để chim yến con nở ra trong ngôi nhà đó cảm thấy quen thuộc và thích thú cư ngụ, thì chủ ngôi nhà phải bố trí để ngôi nhà có các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… thích hợp.
Bạn nên biết nhà yến được xây lại từ nhà chim mồi
Ánh sáng được bố trí thích hợp với đời sống của chim yến. Từ khi trứng yến nở cho tới khi chim con 40-42 ngày tuổi có thể bay được, thì không cần đóng cửa và nhà chim khá sáng. Với cách đóng bớt cửa để làm tối phòng, chim mồi sriti sẽ vội vã rời chỗ đến nơi sáng hơn hoặc tìm kiếm nhà mới thích hợp hơn. Trong thời gian này chim yến con nở ra sẽ ở thường xuyên trong ngôi nhà tối. Để chim yến con quen và muốn về làm tổ thì phải canh gác xung quanh để phía ngoài yên tĩnh, bởi vì yến thích ở nơi yên tĩnh. Ngoài ra cần phải loại bỏ địch hại và sâu bọ gây hại cho chim, để nó cảm thấy không bị phiền nhiễu
Việc tháo dỡ ngôi nhà phải thực hiện cẩn thận và từng bước, ban đầu không tháo gỡ tất cả, đầu tiên làm ở phần dưới, gỡ tách mở ra từng mảng tường.
Mỗi ngày cắt mở một ít, hết phần này đến phần khác, dần dần tất cả phần tường sẽ được lấy đi, lộ ra cái khung từ trên mái xuống.
Cũng cần thiết phải chú ý, quá trình tháo gỡ nhà chim mồi phải thực hiện vào thời gian ban ngày lúc chim đi ra ngoài kiếm mồi, khoảng từ 9h00-15h00. Phải làm cẩn thận để không ảnh hưởng đến chim yến. Nếu cách tổ chức hoạt động là tốt và hợp lý thì chim mồi sẽ đến nhà mới và làm tổ vào mùa vụ đẻ trứng. Sau đó trứng của chim mồi sriti sẽ được lấy đi và thay trứng của chim yến vào đó, từ đấy trong tổ này sẽ không nở ra chim mồi con nữa.
Nâng cấp nhà chim mồi
Khi tiến hành cải tạo lại ngôi nhà của chim mồi thành nhà yến ta cần tiến hành xử lý một cách cẩn thận và dần dần. Nếu làm theo cách thô thiển vội vã, thì chim mồi tuy đã sống ở đó cũng sẽ bay đi và không trở về nữa. Điều này sẽ rất tai hại cho người nuôi chim. Muốn can thiệp một cách nhẹ nhàng vào nhà chim mồi, thì việc cải tạo lại ngôi nhà sẽ thực hiện theo phương pháp từng bước, tới mức chim mồi ở trong nhà không cảm thấy bị xáo trộn.
Khi tiến hành xây dựng lại ngôi nhà, ngoài việc phải chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với đời sống của chim yến còn phải chú ý đến gỗ và vật liệu xây đựng, nói chung là phải hết sức cẩn thận không để sai sót.
Trong quá trình thay thế trứng, cần tránh cầm trực tiếp vào trứng để không có “hơi người”, vì điều này sẽ khiến chim mồi không muốn ấp trứng, cần phải lấy trứng, thay đảo trứng bằng cái thìa hoặc giấy mỏng mềm. Trước khi thay thế trứng chim mồi bằng trứng yến cũng phải đo đạt kích thước tổ chim mồi để tính toán nên cho ấp 1 hay 2 trứng. Trường hợp tổ chim mồi nhỏ hơn hoặc tương đương với yến sào Khánh Hòa, nếu ta cho ấp 2 trứng yến, thì khi chim nở ra hai con yến con và lớn lên, tổ sẽ bị chật.
Như vậy, một con yến có thể bị rơi ra và chết. Điều đó sẽ gây thiệt hại cho chủ nhà. Nếu cả hai con yến con cùng lớn lên và không bị rơi thì đòi hỏi chim mồi mẹ phải tốn nhiều thời gian và năng lượng để nuôi chim con hơn. Chim yến con sinh trưởng tốt và khoẻ mạnh, sẽ sản xuất ra nước bọt đủ để làm ra những yến sào Khánh Hòa tốt.
Làm thùng nuôi chim con
Thùng nuôi chim con Ngôi nhà mới xây này làm ra ngoài nhà cũ của chim mồi, làm từ từ cho đến khi ngôi nhà cũ của chim mồi nằm vào trong tường của ngôi nhà mới xây. Nếu điều kiện của ngôi nhà mới thích hợp với vi tập quán của chim mồi, thì từng bước chim mồi sẽ bay vào, làm tổ và cư trú ở trong. Khi trong ngôi nhà mới đó có khoảng 100 cặp chim mồi sinh sống và làm tổ, thì ngôi nhà cũ sẽ được dỡ bỏ dần dần.
Thu hoạch yến sào Khánh Hòa như thế nào?
Thu hoạch 4 lần trong năm
Phương pháp thu hoạch này thường thực hiện cho trường hợp chim đã thích thú ở trong nhà này với mật độ cư trú dày và đã ở khá lâu trong ngôi nhà đó.
a/ Thu hoạch lần đầu: Tiến hành khi tổ đã làm xong, sẵn sàng được dùng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Khi lấy tổ đi chim bắt buộc và ngay lập tức làm tổ lại với tốc độ nhanh, có thể chỉ trong vòng 1 tháng. Phương pháp thu hoạch này được gọi là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ).
b/Thu hoạch lần hai: Thực hiện lấy tổ (bật tổ) khi chim đã làm xong tổ và đẻ xong 2 quả trứng. Lấy trứng đi, rồi bật tổ ra. Tiếp tục, chim sẽ làm lại tổ và đẻ trứng. Phương pháp thứ 2 này sẽ không làm khi trứng mới chỉ 1 quả. Phương pháp thu hoạch này gọi là phương pháp loại bỏ trứng.
c/Thu hoạch lần thứ ba và lần thứ 4 giống như lần thứ 2: Cái lợi của phương pháp thu hoạch 4 lần trong 1 năm là thời gian thu hoạch nhanh, chất lượng yến sào Khánh Hòa tốt, và tổng sản phẩm yến sào Khánh Hòa trong 1 năm nhiều hơn. Nhược điểm của phương pháp này là không bảo quản và gìn giữ tốt đàn yến, vì đàn yến không kịp phục hồi lại. Nếu cứ thực hiện liên tục, tổng số đàn chim yến sẽ giảm, và lâu dài chim sẽ cảm thấy mất yên tĩnh, bởi vì chim có bản năng của loài là tự phòng vệ. Kết quả là chim sẽ tìm chỗ mới yên tĩnh hơn. Mặt khác, tổ chim đần dần nhỏ và mỏng hơn, bởi vì sự sản xuất nước bọt không đủ khả năng cân bằng và không chế tiết kịp với thời gian làm tổ.
Phương pháp thu hoạch này thực hiện một cách nhàn nhã hơn, vì đã có sự chú ý đến phát triển quần đàn yến. Trong một năm cũng lấy tổ 3 lần.
b/Thu hoạch lần 2: Thực hiện theo phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Yến sào Khánh Hòa được lấy lúc tổ đã làm xong nhưng chưa có trứng. Tiến hành thăm trứng vào mùa chim làm tổ phát đạt nhất. Phương pháp này nhằm mục đích kích thích chim làm tổ tiếp trong một thời gian ngắn nhất. Với cách kích thích này chim sẽ sản xuất và tiết nhiều nước bọt hơn để trong thời gian 40 ngày tổ sẽ làm xong. Ta quan sát thấy chất lượng mùa vụ thu hoạch lần 2 tốt hơn lần đầu, yến sào Khánh Hòa trắng hơn bởi vì chưa trộn lẫn các thứ bẩn của chim con nhưng tai tổ nhẹ và kích thước nhỏ hơn.
c/Thu hoạch lần 3: Thực hiện với phương pháp loại bỏ trứng. Tổ chim đã nhận được 2 trứng nhưng chưa nờ. Trứng sẽ bị loại bỏ hoặc vứt đi, chất lượng và tai tổ tốt hơn so với lần thu hoạch đầu và thứ 2, tuy nhiên hình dáng tổ chưa hoàn chỉnh. Làm tốt hệ thống thu hoạch ba lần trong một năm sẽ dẫn đến các điều sau đây:
Với phương pháp cho chim tự ấp nở ở lần thu hoạch 1, nhiều trứng được nở thành chim con, thay thế cho các chim yến già đã chuyển đi hoặc bị chết (khoảng 15 – 17% năm), như vậy đàn yến trong nhà sẽ được phục hồi.
Sự sắp xếp việc thu hoạch lần 1 theo cách trên trong toàn bộ các mùa thu hoạch của năm sẽ làm cho quần đàn yến trong nhà tăng nhiều lên, bởi vì số lượng chim già chuyển đi hoặc bị chết ít hơn so tỷ lệ với tổng số chim yến con mới nở.
Các trứng bị loại bỏ sau lần thu hoạch thứ 3 có thể được sử dụng để tăng quần đàn yến bằng 2 cách ấp nở như đã trình bày.
Tuy nhiên, với phương pháp thu hoạch 3 lần này đòi hỏi nhà nuôi chim yến phải hết sức chính xác, cẩn thận, nhất là phải chú ý đến mùa vụ. Hợn nữa thu hoạch lần 1 phải vào đầu mùa mưa, bởi vì vào mùa mưa các thức ăn thiên nhiên rất phong phú, sẵn sàng cung cấp cho chim con mới nở.
Cần chú ý đặc điểm thời tiết của từng địa phương, vì điều này có quan hệ với sự nẩy nở sâu bọ là thức ăn của chim yến. Thường thì đỉnh phát triển sâu ở sau đỉnh mưa khoảng 15 ngày đến 1 tháng. Ví dụ ở Khánh Hòa vào mùa khô (tháng 1 – 4) số lượng côn trùng thu được thấp, còn mùa mưa (tháng 9-12) lượng côn trùng thu được khá cao, và vào tháng năm đến tháng 8 cũng có một đỉnh mưa nhỏ nên lúc này lượng côn trùng cũng có sự giao động tăng giảm đôi chút. Gần như phù hợp với đặc điểm mùa vụ đó, trong tự nhiên loài chim yến đẻ trứng tập trung vào giữa tháng 4, chim con được nở ra tập trung vào giữa tháng 5, chim non rời tổ vào khoảng giữa tháng 6 đến đầu tháng 7(NQP).
Chính vì các điều trên nhà nuôi chim yến hàng cần lập kế hoạch chính xác về lần thu hoạch “cho chim tự ấp nở” để chim con có đủ thức ăn, mặc dù chất lượng sản phẩm yến sào Khánh Hòa trong cả năm có sự khác nhau.
Thu hoạch 2 lần trong năm
Thu hoạch yến theo cách này phải hết sức chính xác, và thường dùng cho loại nhà chim yến mới xây, hoặc còn cần thiết nhân rộng quần đàn. Thực hiện theo cách cứ 6 tháng thu hoạch 1 lần. Đa số người nuôi chim sau khi thu hoạch lần đầu tốt cứ muốn thu hoạch thêm lần thứ 2, nhưng cần phải để trứng nở thành chim con và chờ cho nó biết bay đi kiếm mồi. Mặc dù hình dáng tổ hoàn chỉnh, nhưng chất lượng sản phẩm của mùa vụ thu hoạch lần 2 rất kém, màu tổ đen, bẩn, có giá trị thấp
Chim Yến Con: Hướng Dẫn Phương Pháp Nuôi
Hiện nay, để tăng số lượng đàn chim yến, phương pháp ấp trứng chim yến hàng bằng máy đã không còn là một vấn đề khó khăn tại Việt Nam. Nhưng trở ngại mà chúng ta cần chú ý nhiều là chăm sóc chim yến con sau khi nở, vì có thể tỷ lệ chết rất cao.
Chim yến con mới nở phải để trong máy ấp. Lúc này cơ thể con trần trụi, không có lông và rất yếu ớt. Do chim con chưa có lông, điều hoà thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho tốt. Ngoài ra trong bụng còn tích khối noãn hoàng, lòng đỏ dự trữ cho quá trình phát triển một số ngày sau nở, nên chim dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp. Nếu phần dưới bụng không đủ ấm dẫn đến xơ cứng không tiêu hoá được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong thời gian sau khi noãn hoàng đã hấp thu hết, nên việc giữ ấm trong thời gian đầu là hết sức quan trọng.
Chim yến con chưa có khả năng tự ăn, nên phải đút cho chim ăn bằng một ống nhựa nhỏ vát đầu và không nhọn hoặc gắp thức ăn bằng pince nhỏ. Thức ăn của chim yến con là trứng, nhộng, ấu trùng tươi của kiến, ong và mối. Chim con bắt đầu ăn muộn nhất là 24 giờ sau khi nở. Cho chim ăn tối thiểu ngày 3 lần; đó là lúc 8 giờ sáng, 12 giờ trưa và 16 giờ chiều. Trong tự nhiên, chim mẹ rời tổ đi kiếm mồi lúc 4 giờ 30 sáng, bay vào đất liền kiêm mồi và trở về mớm mồi cho chim con vào lúc 5 – 6 giờ và 17 – 18 giờ, buổi trưa tỷ lệ mớm mồi thấp. Ấu trùng non của các loài kiến ong có thể thu thập từ trong tự nhiên hoặc tự gây tạo ra. Trong thực tế hiện nay cũng đã có những phương pháp nuôi kiến và các loại thức ăn sống cho chim con.
Sau khi nở từ 1 – 10 ngày chim được tiếp túc sống trong máy ấp, với nhiệt độ thấp vào khoảng 35 – 36 độ C, ẩm độ 65 – 70%, có độ thông thoáng nhưng không có gió lùa. Trong thời gian này vì chim còn cần sự điều hoà nhiệt độ của máy ấp, nên chúng ta phải kiểm soát các của động của chim yến con. Nếu chim không được yên ổn, vi nhiệt độ của máy có thể quá nóng, thì phải giảm bớt độ nóng. Mỗi ngày hạ nhiệt độ xuống 1 – 2 độ C bằng cách mở rộng lỗ thông khí của máy ấp theo từng giai đoạn của lứa tuổi, mỗi ngày một ít. Sau 2 – 3 ngày cơ thể chim con dần dần cứng cáp, đứng dậy ổn định hơn.
Cách săn sóc chim khi đưa chim ra khỏi máy ấp
Khoảng sau 10 ngày, chim đã ra lông, lớn hơn và mạnh mẽ hơn, có thể dời chim ra khỏi máy ấp, chuyển chúng vào trong một cái hộp chuyên dùng, để tiếp tục săn sóc đặc biệt. Điều quan trọng là giữ ấm cho chim, đừng để chim lạnh, kiểm soát nhiệt độ bằng vặn to hoặc nhỏ đèn nhưng phải có độ thông thoáng. Thùng này lại đưa vào trong một căn phòng ấm. Trong phòng này vẫn đút cho chim ăn như lúc đầu. Ngoài ra độ ẩm vẫn kiểm soát như cũ. Cũng có thể đưa chim lên các tổ giả được gắn trong thùng này. Thời gian này cục mồi to hơn, khoảng cách giữa hai lần ăn ngắn hơn. Cho chim uống nước từ ngày thứ 10.
Hộp săn sóc này là một thiết bị đặc biệt có thể điều chỉnh nhiệt độ giống như cơ thể tự nhiên của chim mẹ. Hộp được làm bằng bìa cứng có chỗ thoát hơi ra và đèn đặt ở giữa. Để biết nhiệt độ có thích hợp không ta cần xem hành vi của chim. Nếu nhiệt độ quá thấp chúng sẽ tập trung một chỗ gần đèn sưởi; nếu nhiệt độ quá cao chúng tản ra ở những nơi mát mẻ hơn, duỗi cánh. Buổi tối bắt buộc phải sưởi ấm cho chim. Cần để ý những ngày mưa, nhiệt độ phòng ấp bị hạ thấp và độ ẩm lại quá cao.
Nhìn chung cần phải siêng năng, săn soc cẩn thận, kiên nhẫn để chim yến con có thể lớn lên và phát triển thành chim yến trưởng thành rồi tiếp tục sống trong ngôi nhà chuẩn bị.
Thiết bị hỗ trợ nuôi chim yến và phương pháp dụ chim yến vào nhà
Cách cho chim yến con tập bay
Sau 35 ngày tuổi chim con đu bám trên tổ giả và sau đó tập bay. Sau 40 – 43 ngày chim tập bay nhiều trong nhà yến. Sau khoảng 43 ngày chim con sẽ được lựa chọn, cách lựa chọn, cách lựa chọn chim phương pháp sau đây:
Chim trông khoẻ mạnh
Hai cánh chim có thể tự chéo lại được
Chim muốn bay ra khỏi thùng
Đem những con chim này vào trong căn nhà chim mà ta đã chuẩn bị. Điều đáng chú ý là cần dời chúng vào ban đêm chứ không phải ban ngày. Muốn tập bay cho chim người ta đưa thùng đựng yến đặt trên các thành gỗ có chiều cao từ 2m trở lên. Với độ cao này sẽ giúp chim tập bay, đó là vào buổi sáng hôm sau. Khi trời sáng, vào thời gian đàn chim bắt đầu bay đi kiếm mồi, những con chim con này sẽ rơi mình từ trên cao xuống. Với độ cao này giúp chim con vươn cánh trên không trung và sau đó sẽ bay theo những con chim yến lớn. Khi mặt trời bắt đầu về chiều, các chim con này lại theo đàn bay về, rồi cứ tiếp tục như thế qua những ngày kế tiếp. Cũng có phương pháp khác mà các nhà yến đã sử dụng và có hiệu quả ở Công ty Yến Việt, Yến Sào Khanh Hoà, đó là chuyển chim con sang tổ giả khá sớm. Tổ giả được gắn trực tiếp trên thanh gỗ treo tường, cách mặt đất 2m để tiện thao tác cho chim ăn.
Nếu người nuôi chim đã tập thành phản xạ có điều kiện cho chim ăn thì thậm chí chim sẽ bay đến để nhận mồi. Khoảng 50 – 60 ngày chim con phát triển đầy đủ có thể rời nhà yến.
Trong thời điểm hiện tại, hướng nuôi chim con để đem chim thả vào trong một nhà mới chưa có chim ở với hy vọng chim bay về sống và làm tổ tại đó là chưa khả thi về mặt kinh tế và nếu tiếp tục có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng số lượng đàn yến nói chung do người nuôi chim tìm mọi cách lấy trứng yến. Trong quá trình nuôi chim con cần chú ý vệ sinh tổ, quan sát sức khoẻ của chim và phân chim.
Thức ăn tự nhiên là nhộng non, ấu trùng kiến và ong. Nguồn dinh dưỡng của loại thức ăn này rất cao, thành phần đạm chiếm đến 42 – 67%. Hiện này, nuôi chim con theo cách giai đoạn đầu cho ăn 3 lần/ ngày, cục mồi: 0,6 – 1gam. Cần bổ sung enzym thích hợp cho cục mồi của chim con. Có tư liệu cho biết chim bắt đầu ăn thức ăn cứng vào ngày thứ 7 – 9. Thời gian chim non trên tổ kéo dài 5 tuần, cả hai bố mẹ cùng mớm mồi. Người ta quan sát thấy trong thời gian sau cục mồi lớn hơn khoảng 1,7gam. Khoảng cách thời gian mớm mồi gần hơn, gần nhất là 30 phút. Giai đoạn sau chim con ăn bọ cánh cứng, kiến,, ong bắp cày, côn trùng bay. Loại thức ăn này đáp ứng nhu cầu chất khoáng trong thời kỳ sinh trưởng nhanh và mọc lông.
Nước uống cho chim con cũng rất cần thiết, chim rất thích uống nước, cho chim uống từ ngày thứ 10 sau khi nở. Nước cất, nước tinh khiết, nước khoáng, nước vòi đều phải sạch sẽ không nhiễm khuẩn.
Người ta cũng cung cấp thêm vài loại nước uống chuyên cho chim con. Cho chim uống 1 – 4 ml dung dịch hỗn hợp glucose + nước + vitamin + chất khoáng.
Thức ăn bổ sung, ngoài thức ăn sống là kiến non nhộng non người ta còn cho chim ăn thêm loại thức ăn côn trùng đóng hộp, với hàm lượng protein cao đến 56%, là thức ăn tự nhiên 100%. Đây là giống ruồi dấm Drosophila melangate. Thức ăn được cung cấp ngay trong nhà yến, và gần với nơi làm tổ, khi chim yến bắt đầu làm tổ nó không phải đi xa, không phải mất nhiều năng lượng, chim con cũng đủ mồi để lớn lên nhanh chóng và đủ sức rời khỏi tổ. Nhờ cách nuôi này số lượng chim và năng suất nhà yến tăng lên nhanh chóng.
Trứng yến: Những điều cần biết từ A đến Z
Loại thức ăn tăng cường nhân tạo tổng hợp, cũng được dùng cho chim con và chim con tiếp nhận tốt. Trộn 1 hỗn hợp gồm sữa + bánh biscuit + trứng luộc xay nhuyễn, cho chim ăn 3 giờ 1 lần. Tỷ lệ các thành phần và liều lượng sử dụng cần được tính toán.
Rõ ràng thành phần thức ăn, số lần và liều lượng cho ăn có thay đổi theo quá trình phát triển của chim con, đặc biệt chú ý giai đoạn 10 – 20 ngày tuổi, sinh lý tiêu hoá có một số thay đổi nhất định và đây là giai đoạn chim mọc lông nhanh nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thời gian này nếu không được chú ý chim con sẽ chết hàng loạt. Ngoài ra phải có tiêu chuẩn vệ sinh khử trùng nghiêm ngặt.
Vấn đề bệnh tật của chim yến con
Chim yến con rất hay bị bệnh, đặc biết ở 10 – 20 ngày tuổi. Tỷ lệ chết ở giai đoạn này rất cao. Vì vậy, cần có biện pháp tăng sức đề kháng của chim và thực hiện chế độ vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình nuôi.
Nhìn chung với một số loài chim khác, chim non có thể nhiễm bệnh chúng tôi và Salmonella, qua đường trứng hoặc qua rốn. chúng tôi và Salmonella, qua đường trứng hoặc qua rốn. chúng tôi dễ dàng xâm nhập qua vết thương ở rốn gây viêm túi lòng đỏ. Chết trong vòng 1 tuần tuổi hoặc 2 đến 4 tuần tuổi, trong trường hợp này người ta phòng bệnh là chủ yếu, như vệ sinh máy ấp nở, nhà xưởng, cho uống kháng sinh + B1 ở 1 – 3 ngày tuổi, bôi cồn iod vào rốn…
Những con chim có hiện tượng bị bệnh cần phải cách ly ngay lập tức, có chế độ săn sóc riêng và giữ ấm cho chim. Hiện tượng chim con sình bụng trong quá trình nuôi, và nâng cao tỷ lệ sống của chim con là một nội dung cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu.
Cho đến nay nhiều phát biểu chính thức là loài chim yến này không bị H5N1. Tại một số nước người ta thương xuyên lấy chất thải của chim để kiểm tra H5N1 nhưng đến nay chưa phát hiện thấy có hiện tượng nhiễm bệnh này trên đối tượng chim yến. Họ cho răng chim yến thường xuyên bay và ăn côn trùng trên không trung nên khả năng bị bệnh hiếm hơn. Tuy nhiên, họ cũng nhắc nhở là chưa khẳng định hoàn toàn chắc chắn chim có bệnh hay không trong trường hợp nhà yến nằm ngay trung tâm phát bệnh H5N1.
Cách xử lý quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, khử trùng, giữ gìn vệ sinh từ khâu kỹ thuật. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất… để tăng cường sức đề kháng của chim con.
Nuôi chim rơi
Trong tự nhiên một số chim con thường rơi khỏi tổ vào thời gian 16 – 22 ngày tuổi, phần lớn đó là những con chim yếu, nhận được thức ăn ít hơn trong cặp chim cùng tổ mà bố mẹ không thể chăm sóc đều được.
Khi chim con bị rơi khỏi tổ vì chim chỉ bám một cách yếu ớt cần phải được tăng cường chăm sóc ngay lập tức. Những con chim không có bố mẹ này phải bắt nó ăn cách 2 giờ mỗi lần với thức ăn có trộn với côn trùng sống và phải giữ nó cho ấm.
Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Yến Trong Nhà Nuôi Đạt Năng Suất Cao Nhất
Tổ yến thô là gì?
Tổ yến thô là loại tổ yến nguyên chất 100%, vẫn còn lông chim yến bám vào, chưa qua quá trình chế biến nào. Yến thô được thu hoạch trực tiếp từ nơi nuôi yến và bán ra thị trường. Sản phẩm này phù hợp cho người có thời gian, vì công đoạn làm sạch tổ yến để chế biến chiếm rất nhiều thời gian. Yến thô có mùi thơm đặc trưng, sợi yến sẽ dai và nở nhiều hơn tổ yến tinh chế, đặc biệt dễ nhận biết, tổ yến thật hay giả.
Ưu và Nhược điểm của tổ yến thô
Ưu điểm: Là loại tổ yến nguyên chất 100%, tổ yến thô có mùi thơm đặc trưng, sợi yến sẽ dai và nở nhiều hơn tổ yến tinh chế. đặc biệt dễ nhận biết, tổ yến thật hay giả.
Nhược điểm: Vì còn nguyên thủy nên tổ yến thô còn nhiều lông, bất tiện với người không có thời gian.
Dùng tổ yến thô khi nào ?
Với người có nhiều thời gian chăm lo về thực dưỡng cho gia đình, việc tự mua tổ yến thô về để sơ chế, và sau đó là tạo những sản phẩm món ăn dinh dưỡng từ loại yến này là điều hoàn toàn có thể. Điều này không những tạo ra được những món ăn dinh dưỡng mà còn an toàn cho sức khỏe vì bạn có thể yên tâm với cách sơ chế tổ yến của mình.
Cách xử lý tổ yến sào thô
Việc ngâm nở và chưng tổ yến khá đơn giản, người tiêu dùng hoàn toàn có thể tự làm. Sau khi ngâm nở nếu để trong tủ lạnh, tổ yến có thể bảo quản đến 10 ngày. Ngâm tổ yến trong nước để có thể lấy lông chim và các tạp chất khác dính trong tổ yến, các loại tổ khác nhau sẽ có thời gian ngâm khác nhau, thường thì ngâm 3 giờ trở lên.
Tổ càng có chất lượng tốt thì đòi hỏi thời gian ngâm lâu hơn. Sau khi ngâm kích thước tổ sẽ lớn hơn rất nhiều so với trước khi ngâm. Loại tổ yến tự nhiên thường có lẫn tạp chất và lông chim, do đó ta nên sử dụng dòng nước chảy và nhíp để làm sạch tổ.
Dụng Cụ:
01 cái ray, đường kính khoảng 20 cm, lỗ nhỏ vừa phải 01 cái nhíp cán dài, đầu nhíp nhỏ 01 cái đĩa nông lòng, màu trắng 01 chén nước nhỏ 01 thau/ chậu
Cách thực hiện:
Đầu tiên ngâm nở tổ yến trong nước khoảng 300C. Khi ngâm cần lưu ý nước phải ngập tổ yến để tổ yến hút đủ lượng nước cần thiết. Dùng nhíp để lấy sạch lông chim và tạp chất ra khỏi tổ yến. Nếu yến vẫn còn nguyên tổ, quý khách tách thành từng sợi, sau đó cho yến vào ray, đặt ray vào tô nước dùng muỗng khuấy nhẹ đồng thời nhấc lên nhấc xuống lông tơ yến sẽ theo nước ra ngoài. Thay nước 4-5 lần quý khách sẽ có tổ yến trắng sạch.
Vớt tổ yến đã sạch ra khỏi nước để một lúc cho ráo. Dùng hai nồi có kích thước khác nhau để chưng tổ yến. Cho một ít nước sôi để nguội vào nồi nhỏ – đổ đầy nước vào nồi lớn – cho tổ yến đã làm sạch vào nồi nhỏ đun lửa nhỏ. Thời gian chưng tùy thuộc vào loại tổ nếu chưng quá lâu, tổ yến sẽ rất mềm và dễ nát vụn.
Giá tổ yến thô
Trên thị trường hiện nay giá yến thô có cũng khá nhiều mức dao động từ 2 triệu đồng cho đến trên 3 triệu đồng một 100g là loại yến thô trắng. Các mức giá này tùy thuộc vào độ lớn của tổ, độ tạp chất và nơi khai thác tổ. Giá tham khảo này thường được bán với số lượng tính từ kg trở lên hay còn gọi là yến sào giá sỉ.
Ví dụ Tổ yến thô được khai thác tại đảo thì có giá cao hơn so với tổ yến nhà, một phần là do mức độ nguy hiểm trong khai thác, tính tự nhiên trong môi trường biển đảo. Kể từ khi bắt đầu tồn tại chim yến trong nhà nuôi, việc chăm sóc và nuôi chim yến trong nhà rất dễ dàng, bởi vì chúng ta không thực sự cần dụ chim mồi và chim yến nữa. Cho tới lúc chim yến đã quen và muốn làm tổ ở trong nhà nuôi, thì sau đó không nên làm rối loạn điều kiện của ngôi nhà đó.
Để nhận được tổ yến tốt về mặt chất lượng và số lượng, cần quản lý và chăm sóc cẩn thận với hy vọng ngôi nhà đó chim muốn ở. Chúng ta cố gắng bảo đảm các điều sau đây:
Chú ý mật độ của chim yến
Tổ chức sắp xếp và phòng vệ ngôi nhà tốt đến mức có thể.
Phải để ý đến tình trạng phân bố của chim ở trong nhà, làm sao để cho mật độ chim không cao quá, bởi vì như thế nhiều tổ sẽ dính sát lẫn nhau và hình dạng tổ không hoàn chỉnh.
Cung cấp bổ sung thức ăn cho chim yến vào mùa khô ráo
Vào mùa khô các nguồn thức ăn để chim sử dụng thường rất ít. Điều này gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chim.
Chất lượng thức ăn mà chim nhận được mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm nước bọt. Như vậy bằng phương pháp không trực tiếp, thức ăn đã ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến, màu sắc và hình dạng.
Trong mùa khô chim yến cần được cung cấp thêm thức ăn tăng cường, loại giống như côn trùng bay, mà chúng sống trên cây hoặc trong đất như ruồi, muỗi, kiến cánh, rận rệp, mối… Các côn trùng này chứa nhiều vitamin, chất khoáng, protein… cần cho cuộc sống của chim. Thức ăn thường được cho vào buổi chiều.
Cần dọn sạch sẽ và loại bỏ địch hại
Sự tấn công của các địch hại của chim yến như chuột, dán, sâu bọ …sẽ làm chim yến thấy mất yên tĩnh, không an toàn và tổ yến sản xuất ra cũng thường bị hư hỏng.
Thu hoạch tổ yến sào tốt
Thực hiện thật tốt phương pháp thu hoạch tổ yến, với chương trình chính xác. Phương pháp thu hoạch sai sót có thể dẫn đến không thành công về chất lượng tổ yến mà càng tai họa hơn nữa là chim yến có thể bỏ đi nơi khác
Phương Pháp Luyện Chào Mào Bổi Thành Mồi
Sau khi đã có chú chim thuần chơi tốt, các bạn đã có thể thỏa chí cùng anh chị em tham gia cafe, cội chim để dợt dãi, chiêm nghiệm, thưởng thức. Nhưng cái đỉnh của Thú chơi đâu đã hết! Cái đỉnh thú vị nhất của nghề chơi là được cùng Chú chim của mình ngao du Sơn Thủy chinh phục chim trời. Đó là cái thú chơi Mồi Lồng.
Công việc đầu tiên khi ta muốn huấn luyện cho một chú chào mào bổi thành mồi là lựa chọn được những chú chào mào có nhiều triển vọng. Tiêu chuẩn để chọn một chú có tương lai sẽ trở thành một chú mồi tốt theo kinh nghiệm của những người đi trước thì hình thức không phải là yếu tố chủ đạo trong mục tiêu chọn lựa, mà điều cốt yếu là chú chim phải mau mỏ ( hót nhiều để sau này khi ra rừng chú ta sẽ hót cả ngày để dụ bổi ) nhanh nhẹn và “đầu gấu” – tức là những chú chim bổi khi kê gần chim mồi nhà cũng không sợ mà vẫn bu lồng đòi chiến, những chú chim như thế khi ra rừng sẽ không sợ một chú chim nào, kể cả những chú chim trận già rừng.
Khi chọn được những chú như thế thì hình thức của chúng mới được xem đến, lúc này nếu được những chú cao to, dài đòn hình dáng oai vệ mũ cao má đỏ to thì không còn gì bằng. Theo như em biết thì khi muốn huấn luyện mồi thì người ta không nuôi từ chim non lên vì như thế rất mất thời gian (để thành mồi với một chú chim non thì công đoạn chăm sóc và huấn luyện phải gấp 2 đến 3 lần so với chim bổi có 2-3 mùa rừng) trong khi đó khi thành mồi chú chim này cũng khó có thể hay và chơi bền như chim già rừng huấn luyện lên.
Sau công việc chọn lựa là công việc thuần hóa và nuôi dưỡng, với chế độ ép thuần hợp lý không làm chim bị hoảng mà bể chim, để chim chỗ đông người và bỏ áo lồng từ từ , tránh chim nhảy nhiều mà có khả năng chim mất móng mà phí chú chim hay.
Thời gian này chế độ dinh dưỡng tốt + mồi tươi + hoa quả năng cao thể lực và thể trạng cho chim và cho chim tắm táp thường xuyên giúp chim đẹp mướt lông lá, tránh bọ mạt. Chẳng những sức khỏe tốt mà qua đó chim cũng nhanh dạn người hơn.Trong quá trình này ta nên chăm treo chim nhiều chỗ khác nhau trong nhà nhằm cho chim quen với những chỗ treo lạ và sự di chuyển, khoảng được 7-8 tháng ta có thể cho chim đi dợt cho chim học hỏi chim khác và tạo sự tự tin, bản lĩnh khi gặp chim khác .
Sau 1 mùa lồng chú chim của ta lúc này đã thuần hơn , khi ta đến gần cũng không còn nhảy lung tung nữa và cũng đã ra giọng nhiều thì ta bắt đầu công đoạn huấn luyện của mình, đây là giai đoạn cần đầu tư thời gian nhiều nhất,lúc này nếu có thể liên hệ với anh em mượn được chim mồi hay thì vô cùng quý, nếu không có thì phải chịu khó rủ anh em có chim mồi hay đi bẫy để qua đó mà mang chú chim của mình đi học việc, khi mang chim đi bẫy thì những lần đầu tiên ta phải bao phủ thật kín lồng bẫy( cái này để tránh cho chim rừng thấy chim mồi học việc của ta mà bay vào đấu , chú chim của ta tuy đã chọn kĩ là một chú khá gấu nhưng chưa thật quen trong lồng nên khi gặp phải chim trận già rừng vào đấu rất dễ bị bể.) lụp bẫy chỉ để hở một chút nhỏ đủ để cho chim học việc thấy được chim mồi già đấu và dụ chim rừng , sau một thời gian ta có thể để chim học việc cách xa chim mồi già và đấu với chim rừng……… khi chim học việc dụ và bẫy được chú chim rừng đầu tiên lúc này các bác phải để ý nếu chú chim đó là chim má trắng hoặc là chú chim khá nhát ( cái này qua cách đấu của chú chim rừng mà các bác phán đoán được chú này dữ hoặc nhát ) thì các bác cứ để chú chim rừng nằm trong lục bẫy để chú chim học việc củng cố thêm độ tự tin……
Nếu những lần bẫy đầu tiên mà gặp phải chú chim già rừng dữ thì nên hạ chim học việc xuống để hôm khác sẽ bẫy nơi khác …… cứ như thế sau khoảng 3 năm chúng ta sẽ có một chú mồi khá tốt mà ta rất hiểu về chú.
Bổ Sung thêm trong công tác huấn luyện chào mào mồi , khi đi bẫy xa để tiện lợi cho việc treo lụp bẫy ở những chỗ lý tưởng hơn ngoài việc sử dụng tay để treo , anh em còn sử dụng dây cước để quăng treo lụp bẫy lên thật cao , những cách này đều không có gì để phải bận tâm .
Việc sử dụng sào treo , đặc biệt là sào rút thì tiện lợi hơn cả , tuy nhiên khi sử dụng loại sào này ta phải có bước chuẩn bị và huấn luyện song song với việc huấn luyện từ bổi thành mồi , mục dích để chú mồi sau này chinh chiến xa trường thật sự quen với sào .
Có những chú mồi chiến , chinh chiến mấy năm trời không ngại gian khổ , vất vả nhưng do chưa từng sử dụng loại sào này khi đi bẫy , không quen với sào khi chúng ta sử dụng sẽ khiến chào mào mồi hoảng sợ nhẩy tung mặt trong lồng bẫy ( đặc biệt xẩy ra khi anh em sử dụng bằng lồng bẫy inox , chú chào mào khi thấy sào móc vào lồng những tưởng bị xua đánh hoảng sợ nhẩy tung lồng + những chấn thương như vỡ mặt do lồng bẫy gây ra sẽ khiến chào mào hoảng trở lại và đâm ra sợ lồng bẫy , sau này rất khó cho chú ta sang lồng bẫy trở lại và cho dù có cố cho sang thì chú chào mào của ta không còn đủ độ tự tin khi ở trong lồng bẫy nữa, cách huấn luyện cũng khá đơn giản , khi bắt đầu thuần chim các bác phải thửa luôn cái sào , trong quá trình thuần các bác cứ dể cái sào gần lồng cho chim quen với sào , thỉnh thoảng các bác qua lại lấy sào khua khua tạo động và cũng tạo cho chào mào quen với hình ảnh mình cầm sào mà không gây nguy hiểm gì cho chú ta , cầm sào khua khua suốt thì cũng ngại phải không ạ …. có cách đây … để cho chào mào quen với sự chuyển động của sào các bác buộc sợi dây thun ( loại co giãn nhiều ) buộc một đầu vào sào , một đầu buộc lên dây treo sát cạch lồng , sau đó ta kéo xuống cho giãn day thun và thả ra … sào sẽ nẩy tưng tưng và thời gian sào chuyển động cũng khá lâu khiến cho ta đỡ mệt hơn , tuy nhiên điều này cũng không thể có hiệu quả bằng khi ta rỗi ngồi chơi với chào mào và chăm sóc nó lúc nào cũng có cái sào ở bên và thỉnh thoảng ta khua khua sát lồng và sử dụng hàng ngày để treo lồng (ngay cả khi ta có thể với tay treo lồng thì ta cũng nên sử dụng sào treo cho chim quen ) .. khi chào mào thuần thì việc đi bẫy với sào rút không còn là vấn đề lo ngại nữa !!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Đó là vấn đề Mồi Trống ! Và đây giờ Em Chào Mào mái cũng có chỗ đứng của mình Việc đầu tiên có thể khẳng định là những lão làng chơi chào mào , đặc biệt là ưa chơi mồi để đi đánh vẫn có những bác , những Ông có ghém lại cho mình một em Mồi Mái ! Thứ nhất là để chơi cho biết mái , sau để thúc những chú chim trống căng hơn và chơi hết bài bản của hắn hơn … và cuối cùng sau khi đưa ra rừng thử nghiệm… các Bác , các Ông đã thấy được sự cần thiết của của một Em Mái khi ra rừng …hi..hi..và từ đó mà huấn luyện thành MỒI .
Việc trước tiên là lựa được em Mái có hình dáng thật đẹp nhất có thể , Giọng chuông trong trẻo và vang … và cần nhất cũng như Mồi Trống là khả năng mau mồm mau miệng. Việc luyện thành mồi mái thì cũng đơn giản hơn Mồi trống khá nhiều , bởi Trống phải rèn luyện và chú trọng để ý hơn đến nước Gọi, đấu và Dụ .
Nếu Mất 1 trong 2 nước là Gọi _DỤ thì nên sa thải để tìm em khác huấn luyện nên , vì có luyện một em như thế lên Mồi thì là Một chú Mồi không hay , kém nước chúng tôi đó chắc chắn là không thể sát bổi rồi và khó có thể thu phục được bổi hay . Mái đơn giản hơn bởi chỉ cần nước Gọi , mau mỏ và chất giọng chuẩn là Ok . Các bước cũng phải tương tự như ép thuần , mang đi nhiều nơi để dợt cho quen không lạ nơi , lạ chỗ khác , lạ Chim Trống khác .
Quá trình dợt thỉnh thoảng kê sáp Lồng các chú chim Trống khác nhau để xem thái độ em nó , cũng như xem Nước DỤ ( cái này gọi là ve vãn đó ). Nếu kê sáp lồng thấy đa phần chim Trống sáp gần Múa là Ok rồi ! Không phải Chim mồi mái chỉ có thể đánh được những chú trống tơ , chim trống không hay và chim Mái . Vì mình đã được tận mắt xem đánh 2 lần trong 1 ngày ! 1lần chỉ có Chim Mồi nhà( mồi trống ) đấu với Chim Trận trời từ sáng sớm mãi đến trưa mà chim trời không Đá , sau đó chim trời bay mất và đến khoảng gần 14h nó lại về đấu mà không đá . Sau đó Ông chạy về nhà lấy chim Mái ra móc gần Chim mồi nhà thì nó sập lồng chim mái vào lúc đó khoảng gần 5h. Chú chim đó giờ đang là mồi Cứng khá hay của Ông .(Hi..hi… biết tính Cụ rồi nên không Gạ gẫm bao giờ ).
Theo Ông kể lại thì thông thường Chim Trời sẽ đá Mồi Trống để đuổi dành lấy chim mái nhưng trong trường hợp này nó quá khôn và đã thuộc mặt Mòi Trống nhà nên không đá trống mà quay sang áp Mái . Tuy nhiên cũng có cái Thời Điểm mới có thể sửa dụng Mồi Mái để có được Bổi Hay hoặc thậm chí chim Trận già . Đó là cái thời điểm Chim vẫn còn đi đàn và sắp đến thời gian chim tìm thấy bạn tình để tách đôi . Thời điểm này kết hợp Mồi Trống và Mồi Mái đánh rất Trúng . Ngoài thời điểm này rất khó dùng mồi mái đánh được Chim trống trời . Họa hoằn lắm mới đánh được chim Mái trời á chớ. Cũng chính vì lý do như vậy mà Mồi Mái rất ít được giới chơi chim lưu ý! Bởi thời điểm đánh ngắn và phải tinh tế lắm mới nhận ra , không thì phải mất thời gian đi liên tục vào thời điểm này . Mặc Dù khi ra Trận có cả mồi Trống và Mồi Mái xem Chim Trời đấu rất đã con mắt.
Giờ nói đến cái tật đầu tiên của Chào mào khi bắt về thuần dưỡng ! Đó là cái Tật ngoái lộn nếu như chúng ta thuần không đúng cách ! Cái tật khi đã hình thành thì rất khó chữa và gây khó chịu khá nhiều cho người nuôi đồng thời làm giảm giá trị chú chim thấy rõ !
Những nghệ nhân chơi chim , nếu không phải là một chú chim có Chất Giong và phong cách chơi quá xuất sắc thì những chú có tật ngoái lộn sẽ không có cơ hội hiện hữu trong nhà , ngoài sân. Chim khi mới bẫy về thường rất nhát và cũng như bao loài chim khác ! lúc này chúng rất dễ sinh tật khi làm quen với môi trường nuôi nhốt ! Chim thường nhát nên hay có biểu hiện ngó nghiêng tìm đường lẩn trốn ! Chúng nhẩy cao bám vào vanh Lồng đoạn cong giáp Đỉnh ! lúc này chim thường xoay cổ tìm các hướng để trốn chạy do phần cổ , đầu rúc sát phần nan này và bị ép phải quay ngược lại hoặc sang hai bên .
Ngày qua ngày sẽ sinh tật ngoái cổ rất khó chữa ! Tật Lộn thì xác xuất có ít hơn chút so với tật ngoái ! Thông thường những bạn mới chơi khi bắt chim về thường được nhận những lời khuyên nhốt thuần chim trong Lồng nhỏ , chào mào sẽ nhanh thuần hơn ! tuy nhiên lúc này chim nhát , được nuôi trong lồng nhỏ khiến phạm vi nhẩy hoảng của chúng bó gọn lại ! Chim dể nhẩy bám ngược nóc Lồng và lộn ngược xuống cầu ! lâu ngày trở thành tật Lộn cầu của chim !
Những Tật này ta có thể khắc phục tốt trong 1 năm đầu tiên trong lồng của chim ! Chim mới bẫy về nên có khoảng thời gian nuôi thuần ít nhất 3-4 tháng trong Lồng trung bình có đường kính 32 chào mào và cao 60 chào mào ! Trùm kín áo lồng trong giai đoạn đầu để chim quen với khung cảnh và môi trường sống mới khoảng 3-4 tháng ! Sau đó áo Lồng sẽ được vén theo chiều từ dưới lên 1/4 khoảng 1 tháng , 1/3 khoảng 1 tháng nữa , 1/2 khoảng 1 tháng tiếp theo và 3/4 áo lồng đến khi chim tương đối thuần và đứng lồng !
Như vậy sẽ hạn chế rất nhiều khả năng sinh tật của chim ! Quan trọng nhất là việc thuần dưỡng phải kiên nhẫn , từ từ và nhẹ nhàng ! Chúng ta sẽ hạn chế tối đa được khả năng phát sinh tật này!
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Phương Pháp Nuôi Chim Yến Trong Nhà Chim Mồi trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!