Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Yến Phụng Theo Bầy Đơn Giản mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chuồng thường được làm theo hình hộp chữ nhật, tùy theo số lượng chim nuôi mà ta làm chuồng lớn hay nhỏ sao cho mật độ thích hợp là đươc. Chuồng được chia làm 2 phần: phần nhà và phần sân.
Phần sân
Phần sân được nối liền với phần nhà, phần này chiếm 2/3 diện tích chuồng, được bao bọc phía trên và xung quanh bằng lưới 1 phân, chiều cao của khung lưới phải trên 2m . Trong sân ta thiết kế những rãnh nước hay hồ nhân tạo để chim tắm và uống nước, ngoài ra phải bố trí nhiều sào dài, cây cối để làm chỗ đậu cho chim. Chọn một chỗ thích hợp nào đó trong sân đặt máng ăn, cóng khoáng. Tóm lại phần sân là nơi sinh hoạt của bầy chim, giúp chim được gần gũi với thiên nhiên, sống khỏe mạnh, đồng thời giúp người nuôi khi ngắm nhìn đàn chim sinh hoạt như ngoài tự nhiên sẽ hiểu thêm về tập tính cuả chúng cũng như được thư giãn, giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc.
Tổ đẻ theo cách nuôi tập thể
Tổ Yến Phụng trong cách nuôi riêng từng cặp là tổ rộng chiều ngang nhưng chiều cao thấp, nếu dùng tổ này trong chuồng tập thể thì chim con dễ lọt ra ngoài rớt xuống đất do nó tự mò ra cửa tổ hoặc bám vào chân mẹ, mà chim non đã rớt ra ngoài nếu không phát hiện kịp thì sẽ chết vì đói và lạnh. Vì vậy các nhà động vật học đã thiết kế ra 1 dạng tổ khác dùng cho chuồng tập thể mà tôi sẽ trình bày cho các bạn ngay sau đây :
Đó là 1 hình hộp dựng đứng, bề ngang 12 cm, chiều cao 20 cm. Mặt đáy khoét lòng chảo đường kính độ 9 cm để trứng tụ vào cho chim mẹ dễ ấp. Phần trên là nắp đậy có bản lề đóng mở để dễ kiểm soát chim và vệ sinh tổ. Mặt trước khoét 1 lỗ tròn đường kính 4 cm để chim ra vào, dưới cái lỗ tròn đó gắn thẳng góc với tổ 1 khúc cây tròn cỡ ngón tay trỏ dài độ 10 cm, để chim đậu trước khi vào tổ. Ưu điểm của kiểu tổ này là chim non khó lọt được ra bên ngoài .
Điều hành chuồng chại
Cung cấp lương thực Ai đã từng nuôi Yến Phụng đều biết, mỗi ngày 1 cặp chim ăn khoảng 20 gr kê+lúa. Nếu cặp đó đang nuôi con thì tốn khoảng 40 gr kê+lúa. Lấy con số đó nhân với số lượng cặp chim đang nuôi ta sẽ biết số lương thực sẽ được cung cấp hằng ngày, khi nuôi nhiều chim ta phải bố trí máng ăn sao cho đủ dài để chim được đứng ăn thỏa mái tránh giành giật. Ngoài ra nước uống, rau xanh, khoáng chất cũng phải cung cấp đầy đủ .
Kiểm soát ổ đẻ Chim cảnh thả vào chuồng tập thể lần đầu, nên chọn chim tơ có cùng lứa tuổi, số lượng trống mái bằng nhau, sau này cỡ năm bảy năm ta loại bỏ 1 lần và thay lứa mới vì lúc này chim đã già nên sinh sản kém. Số lượng tổ phải nhiều hơn số cặp chim khoảng 10% nhằm tránh tình trạng chim giành tổ cắn mổ nhau. Tổ phải đánh số thứ tự để tiện việc theo dõi, điều này cũng dễ vì Yến Phụng có đặc tính khi đã sử dụng tổ nào thì sử dụng cả đời luôn chứ không thay đổi tổ như những loài chim khác. Điều cần nhất là tuyệt đối không di dời vị trí tổ đẻ vì sẽ làm cho chim bị sốc, và có thể sẽ làm sốc lây những cặp chim khác.Nhiệm vụ chính của người kiểm soát ổ đẻ là kiểm tra loại bỏ trứng không cồ, rồi tùy theo đó dồn trứng, dồn con sao cho thích hợp, lập sổ theo dõi chất lượng sinh sản, sức khỏe của từng cặp chim. Khi chim con ra ràng thì bắt nhốt riêng để đem bán sau đó vệ sinh tổ đẻ để chim cha mẹ chuẩn bị đẻ lứa sau.
Vệ sinh – Chăm sóc Nuôi Yến Phụng tuy không dơ bẩn như gà, vịt nhưng chỗ nào có đồ ăn rơi vãi là có ruồi bọ, vì vậy ta phải quét dọn chuồng trại hằng ngày.- Tổ nào có lứa chim ra ràng sau khi bắt con ra phải cạo rửa sạch sẽ, đem phơi nắng xong đem treo vào chỗ cũ.- Rau cho chim ăn phải rửa sạch sẽ, ngâm thuốc tím pha loãng hoặc khử bằng khí ozon để diệt ký sinh trùng tránh cho chim bị bệnh đường ruột.
-Máng ăn, máng uống luôn được cọ rửa sạch sẽ, luôn thay nước mới.
Ngoài ra người nuôi phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của bầy chim, khi có chim nào bệnh thì cho ngưng sinh sản bắt nhốt riêng để tiện chăm sóc. Còn khi thấy có chim chết trong chuồng thì xem là trống hay mái xong bắt 1 con cùng giống nuôi dự trữ bên ngoài thả vào nó sẽ tự tìm con chim lẻ bạn mà bắt cặp. Dĩ nhiên sau đó phải tìm hiểu xem con chim đó vì sao chết để tìm cách lo liệu cho cả bầy chim. Yến Phụng nuôi trong chuồng tập thể tuy khỏe mạnh hơn nuôi nhốt từng cặp nhưng chết vì nguyên nhân này, khác vẫn thường xảy ra, nếu chỉ là số ít thì cũng không cần quan tâm nhiều .
Một điều nữa cần quan tâm là thường xuyên kiểm tra lưới bao quanh sân có chổ hở nào không khiến chim theo đó bay ra ngoài, Yến Phụng mà thoát ra khỏi chuồng là vô phương bắt lại. Vào mùa mưa bão, chim đều trú trong nhà, vì vậy ta cũng nên nghĩ đến việc lo chỗ đậu và ăn uống cho chim ngay trong nhà.
Hướng Dẫn Nuôi Chim Yến Trong Nhà Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả
Nuôi yến lấy tổ là phương pháp kinh doanh đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Chúng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi. Có nhiều người đã rất thành công với mô hình này.
Và cũng có không ít người rơi vào thất bại liên tiếp. Vì thế mà nội dung trong bài viết này sẽ chia sẻ cách nuôi yến trong nhà sao cho hiệu quả. Từ đó giúp cách nhìn về giải pháp làm giàu không khó, quan trọng là có quyết tâm.
Hướng dẫn cách nuôi chim yến trong nhà
Nuôi chim yến trong nhà không hẳn là dễ nhưng cũng không phải phức tạp. Chúng ta chỉ cần hình dung chính xác mô hình, nắm rõ bản chất của chim yến.
Bên cạnh đó thuộc lòng những điều kiện cần và đủ cho yến là được. Và cần phải tạo môi trường xung quanh cho yến thật sự thoải mái sẽ góp phần tạo nên thành công.
Cần nắm rõ các đặc điểm về loài chim yến
Muốn chăm sóc yến để đem lại lợi phẩm thì điều đầu tiên phải nắm rõ là hiểu được mọi thông tin sinh sống của yến. Cụ thể như điều kiện sinh trưởng, môi trường sống…
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều loại chim yến. Mỗi loài đều có những đặc tính riêng, không loại nào giống nhau cả.
Làm nhà cho yến
Yến vốn là loại chim sống trong các hang động, vách đá. Chúng chưa được thuần dưỡng. Vậy nên khi chọn nuôi chim yến trong nhà thì chúng ta cần xây dựng giống với môi trường tự nhiên để yến có thể thích nghi được.
Chúng ta có thể xây dựng nhà nuôi yến ở bất kỳ nơi nào. Thậm chí có thể tận dụng những phần đất thừa không sử dụng để làm tăng thu nhập.
Điều quan trọng khi xây dựng nhà nuôi yến cần lưu ý đó chính là diện tích và cách thiết kế. Mỗi tầng phải cao ít nhất 2 mét, các tầng bắt buộc phải có khoảng thông tầng.
Vừa giúp cho ngôi nhà trở nên thoáng đãng, vừa tạo sự tự nhiên cho các chú chim yến. Chúng ta có thể thay đổi số liệu theo từng diện tích thực tế của mình. Chỉ cần giữa cho yến một không gian thoáng như các hang động là tốt. Nên xây ít nhất 2 tầng thì khả năng thành công sẽ cao hơn.
Nhiệt độ cho nhà nuôi yến
Môi trường yến sống thường có độ ẩm cao từ 75-90%. Nhiệt độ phù hợp từ 27- 29 độ C. Các dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm sẽ giúp chúng ta xác định chính xác các thông số này.
Việc xây dựng chiều cao tốt thì độ thoáng của nhà nuôi yến sẽ được cải thiện đáng kể. Hướng nhà nên là hướng hứng gió thì nhà yến sẽ luôn có độ ẩm vừa phải, không bị hanh. Còn về nhiệt độ chỉ cần thắp bóng kết hợp với ánh sáng và độ ẩm nhất định là yến có thể trú ngụ lâu dài.
Dẫn dụ yến về nhà
Cách dẫn dụ yến phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng phương pháp âm thanh. Sử dụng các loại loa cải tiến phát ra tiếng chim vọng xa là đã dẫn dụ chim yến thành công. Cách này khá đơn giản, nhưng quan trọng là nuôi và giúp chúng xem như là một ngôi nhà thật sự mới là quan trọng.
Nhà nuôi yến cần được trang bị đầy đủ các thiết bị để yến có thể ở lâu dài hơn. Như loa, âm thanh tại các vị trí trong nhà, ngoài sân. Và phải chú ý thay đổi âm thanh theo mùa, theo thời điểm cho giống thật. Ngoài ra cũng cần phải đầu tư thêm hệ thống phun sương, hóa chất phun.
Cách nuôi và chăm sóc chim yến
Nói chung việc nuôi chim yến trong nhà rất tốn kém. Không giống như yến tự nhiên nơi hang động. Việc xây dựng nhà, chọn nguyên vật liệu, lắp đặt thiết bị để nuôi yến tại nhà đều phải làm hài lòng chim yến.Ngoài ra, phải biết phòng tránh các loại bệnh mà yến hay mắc phải. Nhất là chân bị đỏ và sưng tấy.
Nếu chúng ít vận động, cộng thêm nhiều vi khuẩn, ve xâm nhập sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của yến. Chúng ta cần có những biện pháp phòng và chữa bệnh để đảm bảo yến luôn khỏe mạnh. Từ đó kết quả thu hoạch tổ yến mới là tốt nhất. Vì thế, muốn khởi nghiệp bằng mô hình này cần phải có niềm đam mê và hứng thú.
Sinh sản và thu hoạch
Chim yến chủ yếu sinh sản theo màu. Thường là mùa xuân, từ tháng 1 thì xây tổ đến tháng 3 thì đẻ trứng. Đầu tiên yến sẽ làm tổ để ấp trứng và sau nở thành con sau 23-30 ngày kể từ ngày bắt đầu nằm ổ.
Chim non nở ra chưa có lông, sau 5-6 ngày mới bắt đầu mọc và sau 45 ngày mới bay được. Đây là lúc làm gia tăng số lượng chim yến trong mô hình nuôi chim yến trong nhà.
Sau đó mới là lúc để thu hoạch thành quả của mình sau khoảng thời gian vất vả. Sau khi thu hoạch tổ yến về cần bảo quản nơi khô ráo. Tuy cách này khá vất vả nhưng nó sẽ đem lại thu nhập tốt và ổn định lâu dài hơn.
Hướng Dẫn Cách Tự Xây Dựng Nhà Nuôi Chim Yến Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất 2022
Cách xây dựng nhà yến chuyên nghiệp, chi tiết Điều kiện cần thiết để xây nhà yến
Vị trí xây nhà nuôi yến thường là những nơi gần với những cánh đồng ruộng, sông, hồ, bụi cỏ,… Đây là nơi để chim yến có thể dễ dàng tìm được thức ăn đặc biệt là vào mùa mưa.
Bạn hãy quan sát số lần chim bay lượn trên bầu trời ở nơi mà bạn có ý định xây nhà và vẽ lại sơ đồ đường bay của yến. Vị trí thích hợp nhất để làm nhà yến là cách hang yến đang sinh sống từ 5 đến 8 km.
Điều kiện quan trọng nhất mà bạn cần ghi nhớ khi xây dựng nhà nuôi chim yến là nơi đó phải có chim yến sinh sống. Bên cạnh đó, nơi đây phải có chim yến kiếm ăn hoặc đường chim bay. Bạn tuyệt đối không nên xây nhà yến ở những nơi có quá nhiều các nhà máy, kho xưởng bởi vì quá trình đô thị hóa sẽ làm cho thức ăn của yến bị tiêu diệt.
Khi chọn địa thế xây nhà bạn cần xem xét vấn đề không khí, độ ẩm, hướng gió, nhiệt độ,… sau đó so sánh với các yêu cầu của chim yến xem thích hợp hay không. Tại Việt Nam, chim yến đang sinh sống và làm tổ ở 3 vùng khí hậu khác nhau như Nam Bộ, Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.
Nhiệt độ thích hợp để xây nhà yến là từ 27 đến 32 độ C với độ ẩm khoảng 70 – 85%. Bên cạnh đó, hướng gió tại những nơi khác nhau như Bắc Trung Bộ thì gió Bắc, Nam Bộ gió Tây và Tây Nam, Nam Trung Bộ gió Tây Nam. Từ hướng gió bạn có thể điều chỉnh cửa ra vào của chim để thu hút chim.
Cách xây dựng nhà yến năng suất cao Mô hình xây nhà yến phổ biến nhất hiện nay
Cách xây dựng nhà yến phải có độ cao không được vượt quá mặt biển 1000m. Trường hợp ngôi nhà cao trên 1000m thì chim yến vẫn sống và làm tổ tuy nhiên sau khi đẻ chim non sẽ bay đi để tìm những nơi có địa thế thấp hơn. Hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo cách xây dựng nhà yến có độ cao không được dưới 500m.
Tránh xa các loài thiên địch của chim yến như đại bàng, chim cắt, quạ,… Đây là những loài thích ăn thịt chim yến do đó sẽ làm yến sợ và tìm nơi khác.
Hiện nay, cách làm nhà yến đơn giản thường được mọi người sử dụng được chia thành 3 mô hình. Đó chính là:
Mô hình nhà yến bằng gạch: được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bên cạnh đó, loại nhà này có độ bền và tuổi thọ cao, phù hợp thời tiết nước ta. Ngoài ra, kiểu xây dựng này tiết kiệm chi phí hơn so với những loại khác vì vậy rất thích hợp với người vốn ít.
Hướng dẫn cách xây dựng nhà yến chuyên nghiệp, đơn giản
Mô hình nhà yến 3D: Loại nhà yến này hiện đang sử dụng trong các điểm du lịch được đầu tư vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Tuy nhiên, chi phí khá cao nhưng tuổi thọ thấp nhiều ngôi nhà 5 -7 năm đã xuống cấp.
Hình dáng nhà, tường nhà nuôi yến
Mô hình lắp ghép tấm lợp thông minh: Đây là mô hình được xây dựng chủ yếu ở TP HCM và một số các tỉnh Tây Nam Bộ. Ưu điểm của loại nhà yến này là quá trình thi công nhanh chóng, vật liệu nhẹ tuy nhiên độ bền khá thấp và khó điều chỉnh nhiệt độ trong nhà yến.
Ngôi nhà của chim yến có hình dáng rất giống với hình ảnh của một cái kho lớn tùy vào điều kiện của mảnh đất mà có thể xây dựng thành nhiều kiểu khác nhau. Nhà yến có thể là hình khối chữ nhật, hình khối ống với bề ngang rộng. Bên cạnh đó, bạn có thể xây dựng nhà nuôi chim yến như những khách sạn mái bằng hay mái lợp.
Chim yến thường làm tổ trong các hang động độ rộng lớn. Do đó, cách nuôi yến trong nhà là bạn nên xây nhà có kích thước từ 10 – 15m đến 10 – 20m với mặt bằng 150 – 200m. Nhà nuôi chim có thể lớn hoặc nhỏ hơn một chút tuy nhiên bạn phải làm sao để sức chứa bên trong tăng lên bằng cách chia tầng từ 3 – 5 tầng.
Cách nuôi yến lấy tổ tại Indonesia với những ngôi nhà yến có diện tích lên đến 150 – 200m vuông rất thành công. Bởi vì, trong một số những nghiên cứu thì các hang có diện tích lớn thì chim yến sẽ thích làm tổ hơn và cho sản lượng cao. Thông thường một hang có diện tích 200m vuông thì bình quân có 54 tổ/mét vuông/năm còn đối với các hang nhỏ hơn 80m vuông đều cho sản lượng thấp.
Đối với mảnh đất diện tích hẹp 4 x 16m, 4 x 20m thì bạn vẫn có thể xây nhà yến bằng cách chia thành 4 – 5 phòng (4 x 4m). Tại nước ta, mọi người thường xây nhà nuôi yến với diện tích 5 – 6m x 20, chia thành 3 tầng mang lại hiệu quả rất cao.
Một trong những vấn đề rất quan trọng trong cách xây dựng nhà yến là độ cao. Độ cao của tường nhà yến ít nhất phải từ 5,5 – 6m và càng cao càng tốt. Bên cạnh đó, nhà cao sẽ giúp cho việc phân chia tầng, phòng, điều hoà không khí, nhiệt độ và độ ẩm tốt hơn. Đối với vùng nóng có nhiệt độ cao hơn 27 độ C thì chiều cao từ 3-4.5m, vùng lạnh thì 2-3m.
Cách xây dựng cửa ra vào nhà yến
Tường bê tông có độ dày từ 20 đến 25cm được làm từ cát, vôi và xi măng. Để giảm nhiệt độ cho những vùng nóng bạn có thể xây 2 lớp gạch và cách nhau khoảng không 5cm giúp hạ nhiệt độ. Lưu ý, bạn nên phủ xi măng mặt ngoài và trong sao cho trơn láng nhằm tránh những con vật khác xâm nhập vào nhà chim.
Mái và nóc nhà bạn có thể lựa chọn các loại vật liệu như tôn lạnh với góc nghiêng vùng nóng tối thiểu 45 độ và vùng lạnh nhỏ hơn 30 độ. Đối với những nơi quá nóng người ta thường lớp mái cách trần nhà khoảng 0,5 – 0,8m nhằm làm giảm hơi nóng.
Đối với cửa dành cho người bạn chỉ cần xây 1 cửa và thông qua phòng nhỏ rồi mới tới cửa vào phòng chim. Cửa ra vào của chim yến bạn nên xây dựng như một cái hang và sơn màu đen cho tối. Để giảm ánh sáng cho nhà yến người ta thường sử dụng ống bọc kéo dài ở cửa và mái che để cường độ ánh sáng nhỏ hơn 2 lux.
Cách xây dựng nhà yến tiên tiến nhất 2020 Cách xây dựng phòng cho chim yến
Cửa thường đặt phía trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chim bay ra và bay vào với kích thước chiều cao và rộng là 30 x 20cm, 45 x 30cm. Đối với những nhà yến lớn bạn có thể xây rộng hơn để hấp dẫn chim vào nhà như 80 x 40cm, 100 x 20cm. Để giảm ánh sáng bạn có thể làm vách ngăn giả cách cửa một khoảng 50cm vì cửa rộng ánh sáng nhiều sẽ không thích hợp với chim.
Nếu nhà yến có kích thước nhỏ 4 x 16cm thì bạn có thể làm 2 cửa ra vào và đặt gần mép góc tường. Đối với nhà diện tích lớn 8 x 16 – 20cm, 10 x 20cm thì bạn có thể đặt 2 lỗ ra vào ở trên và giữa tường.
Độ cao cho mỗi tầng của nhà chim khoảng 2m nếu căn nhà có 7.5m thì chia ra làm 3 tầng trong đó lại chia thành từng phòng nhỏ. Điều quan trọng là bạn cần biết cách xây dựng nhà yến làm sao cho phòng có không khí giống như ở các hang vách đá tự nhiên.
Cách xây dựng lỗ thông tầng
Hiện nay số tầng được ưa chuộng xây dựng phổ biến tối thiểu là 2 tầng và phía trên cần có 1 phòng để yến bay lượn. Bên cạnh đó, nhà yến 1 tầng cơ hội thành công thường không cao do quá thấp và không thích hợp với đường bay của yến, khó điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm,…
Lắp xà gỗ cho phòng chim
Mỗi căn phòng có chiều dài và rộng là 4 x 4m x cao 3-4m. Trong trường hợp các phòng rộng 5 – 6 x 8m thì bạn cần xây dựng thêm vách ngăn phòng giả. Bên cạnh đó, giữa các phòng phải có cửa thông với nhau nếu phòng 4 x 4 m thì cần 2 lỗ liên thông còn phòng 4 x 8m thì cần 1 lỗ liên thông ở giữa.
Đối với các nhà yến nhiều tầng thì lúc nào cũng phải có một khoảng trống để thông tầng từ trên xuống dưới để yến có thể bay lượn giữa các tầng. Thông thường, chiều rộng của lỗ thông tầng là 2,2 – 2,5m giống như các khe sâu của hang đá. Nhiều nhà nuôi chim yến lớn người ta thường xây đường thông tầng thành hình chữ T hoặc L với bề ngang là 3 – 4m.
Thông thường, khi xây dựng nhà yến người ta thường lắp thêm các xà gỗ trên trần nhà để yến có thể bám vào cũng như tăng diện tích làm tổ. Quy cách đóng ván nhà yến thường là dùng xà gỗ gắn trực tiếp lên bê tông với kích thước bề dày 1,5 – 2cm, rộng 15 – 20cm.
Ngoài ra, tùy vào điều kiện khí hậu của các nơi mà các kích thước có thể thay đổi như vùng nóng thì rộng 15cm và dày 1,5cm, vùng lạnh rộng 29cm, dày 2cm. Nếu bề rộng quá nhỏ thì phòng sẽ có nhiều ánh sáng, gió,… yến chỉ làm tổ 1 lớp gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Bên cạnh đó, để tổ có hình dáng đẹp nhiều người thường lắp thêm tấm chắn góc có mùi hấp dẫn chim yến ngay các xà gỗ.
Những tấm xà gỗ thường được lắp theo luồng ngang cách nhau khoảng 30cm thành từng ô hình chữ nhật có kích thước từ 30 – 40cm x 100cm. Bên cạnh đó, xà gỗ còn được kẻ ô khuôn bằng cách sử dụng thêm các xà dọc. Trong cách xây dựng nhà yến thì tầng gỗ cần phải chắc chắn vì đây là nơi yến làm tổ.
Cách xây dựng nhà yến chi phí đầu tư thấp Cách sơn nhà và ánh sáng của nhà nuôi yến
Cách lắp xà gỗ đóng vai trò quan trọng đối với năng suất tổ. Ví dụ lắp theo kiểu ô khuôn 30 x 100cm thì có thể đạt từ 20 – 40 tổ/mét vuông còn theo kiểu luồng ngang 15 – 30 tổ. Bên cạnh đó, kiểu ván tổ cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, thời gian chim làm tổ. Đặc biệt, sản lượng tổ cao nhất là các nhà yến lắp xà gỗ theo kiểu ô khuôn.
Nếu bạn chưa có đủ điều kiện kinh tế thì giai đoạn đầu bạn có thể sử dụng khung gỗ thưa sau đó chèn thêm các thanh gỗ khác. Khi chọn gỗ để lắp trên nóc nhà yến bạn nên chọn gỗ tốt nhưng không nên lưu lại mùi hương gỗ mới do chim yến không thích ở chỗ có mùi lạ. Loại gỗ thường được chọn sử dụng làm nhà cho chim yến là gỗ tếch. Đây là loại gỗ xốp nhẹ, không mùi, có màu trắng và rất bền yến có thể dễ dàng bám vào loại gỗ này.
Cách làm nhà nuôi yến đơn giản nhưng không dễ để thực hiện thành công bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, màu sơn và ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng thu hút chim yến đến sinh sống và làm tổ.
Độ ẩm và nhiệt độ trong nhà
Cách xây dựng nhà yến tốt nhất là bạn nên quét vôi trắng vì đây là màu dịu và phẳng đối với bên ngoài còn phía trong thì chỉ tô trát tường thôi. Bên cạnh đó, hiện nay màu xanh cũng có tác dụng rất lớn trong việc thu hút chim yến làm tổ.
Chim yến thường sống trong các hang đá nên bạn cần phải có cách xây dựng nhà yến sao cho ánh sáng gần giống với các hang động. Điều này bạn có thể thực hiện bằng cách đóng kín cửa ra vào của người chỉ chừa cửa chim mà thôi. Bởi vì, chim yến yêu cầu cường độ ánh sáng khoảng 0,2 – 0,6 lux do đó sau khi ánh sáng lọt qua cửa ra vào của chim đến các phòng sẽ bị yếu dần đi và phù hợp.
Điều chỉnh độ ẩm hợp lý
Trong tự nhiên, độ ẩm và nhiệt độ mà các hang chim yến sinh sống thường rất ổn định. Theo một nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thích hợp để thu hút yến là từ 27 – 29 độ C, ẩm độ 75 – 90% và ánh sáng 0,2 – 0,6 lux. Đây chính là điều kiện thích hợp để yến làm tổ, đẻ trứng và nuôi con non.
Hiện nay, cách xây dựng nhà yến nhiều người thường dựa vào các thông số kỹ thuật trên để tạo môi trường thích hợp cho yến sinh sản. Trong trường hợp độ ẩm quá thấp thì tổ của yến sẽ dễ bị bong ra. Do đó, cách làm nhà yến hiệu quả phải đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm mà yến yêu thích.
Lưu ý, khi làm nước phun bạn phải canh đường chim bay và tổ chim. Một số nhà yến đã ứng dụng bơm phun ẩm tự động cho nơi nuôi yến của mình để điều chỉnh khí hậu phù hợp với yến đồng thời giúp chất lượng tổ tốt hơn.
Xung quanh nhà nuôi yến bạn nên chọn đất rộng rãi có khuôn viên nhất định để chim yến bay lượn. Thông thường, kích thước sân từ 4 x 4m trở lên và phía ngoài nhà nên xây tường bê tông để chắn gió nhằm giúp yến cảm thấy an toàn hơn khi vào nhà. Ngoài ra, chim yến thường bay xung quanh sân để xác định vị trí của lỗ ra vào. Hơn nữa, quanh nhà yến bạn nên trồng thêm cây chuối, sung,… không cao qua lỗ nhằm cản trở yến bay ra bay vào đồng thời bảo vệ ngôi nhà.
Hướng Dẫn Cách Làm Cám Chim Họa Mi Hót Đơn Giản Nhất
+Cách tắm: Bạn dùng loại lồng tắm cho khuyên. Theo quan điểm của mình thì không cần dùng chậu tắm to, chim dễ hoảng sợ và mất nhiều thời gian để chim Họa Mi hót làm quen chậu tắm. Mình chỉ cần dùng nắp hộp sữa Milo loại lớn, cho nước vào và đem lồng Họa Mi hót ra phơi nắng nhẹ. Khi quen chim ngó nghiêng một thời gian sẽ nhảy vào tắm ngay.
+ Đối với riêng mình, khi đã nuôi đến chú Họa Mi hót thứ ba, mình nhận thấy tuỳ vào nết con chim Họa Mi hót mà nhanh hay chậm tắm. Tuy nhiên, con Họa Mi hót nào chậm lắm cũng chỉ 1 tuần là biết tắm trong lồng, có con bổi đem về là nhảy vào tắm sảng khoái ngay, không cần phơi nắng gì cả.
Khi thay thức ăn và nước, dọn vệ sinh lồng, tốt nhất ta nên chuyển chim qua một chiếc lồng khác. Cho chim tắm thì phải cẩn thận ko để chim hoảng sợ, lúc chim Họa Mi hót qua lồng tắm chim sẽ rất đề cao cảnh giác, nếu bạn không cẩn thân, đến gần có thể chú chim sẽ bị hoảng. Nếu bạn không chắc là chim có hoảng hay không thì tốt nhất không nên cho chim Họa Mi hót tắm, nếu chim cần tắm thì chim sẽ tự vẩy nước trong cóng để tắm.
Chim Họa Mi hót ăn ít nhưng lại uống nhiều nước. ta nên theo dõi cóng nước thường xuyên, nếu thấy hết nước là châm thêm ngay vào để chim uống đủ nước, một ngày cho chim ăn một muỗng cafe nhỏ thức ăn là được. Nếu muốn chim sung thì cho chim ăn cào cào!
– Cách làm cám cho Họa Mi hót: Chủ yếu là sâu gạo, thỉnh thoảng bổ sung một vài loại thức ăn tươi khác như: dế, cào cào, sâu loại lớn … cho phong phú thêm nguồn thức ăn. Thức ăn đóng vai trò quan trọng với Họa Mi hót. Họa Mi hót sống trong rừng, thức ăn đa dạng hơn trong điều kiện nuôi nhốt. Bạn nên ổn định thức ăn, khi Họa Mi hót quen với thức ăn thì cũng là lúc nó tích luỹ lửa trong người để cất tiếng hót.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Yến Phụng Theo Bầy Đơn Giản trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!