Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Chọn Mua Và Nuôi Vẹt Non Chi Tiết Nhất mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vẹt rất đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau, chủ yếu khác nhau về màu sắc, ngoại hình, kích thước và cả thói quen, tập tính của chúng. Nhiều người nuôi vẹt vì thú vui, đồng thời cũng để không gian nhà cửa thêm vui vẻ và gần với thiên nhiên. Cùng Pet Me Shop tìm hiểu thêm về cách mua vẹt non ở đâu, chọn loài vẹt nào dễ nuôi.
Gợi ý những giống vẹt dễ nuôi cho người mới
Đối với người mới, thì bạn nên lựa chọn những loài vẹt dễ nuôi, dễ thích nghi với không khí nhiệt đới nóng ẩm tại Sài Gòn, và đặc biệt là loài vẹt dễ gần không quá khó để huấn luyện.
1- Vẹt Blue and Gold Macaw:
Giống vẹt này có kích cỡ khá lớn, thân dài, màu sắc rực rỡ (chủ yếu 2 màu xanh biển và vàng), rất bắt mắt. Vẹt Blue and Gold Macaw rất thân thiện, và đây là loài khá thông minh nên khả năng học nói rất tốt. Tuy nhiên giá thành loài này khá cao tầm 30tr – 45tr
2- Vẹt xám châu Phi
Dù ngoại hình không bắt mắt với tông màu xám, Vẹt Xám Châu Phi (African Grey) rất thông minh. Nên rất dễ dạy cho chúng học nói, phù hợp với ai thích nuôi vẹt biết nói. Nuôi càng lâu chúng sẽ càng quấn chủ như loài chó hay mèo, thích hợp nuôi làm thú cưng trong nhà. Giá tầm 25tr
3- Vẹt Mẫu Đơn – Hay còn gọi là lovebird
Giống vẹt này khá nhỏ nhắn, màu sắc rất đẹp và đáng yêu, tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn và hoạt bát. Đặc biệt người chơi nên nuôi theo cặp, theo đàn. Nếu nuôi Vẹt lovebird từ nhỏ, chúng sẽ trung thành với người nuôi. Tuy nhiên thì loài vẹt này không giỏi bắt chước giọng nói, khá ồn ào, nên chúng sẽ chỉ phù hợp với những ai muốn nhà lúc nào cũng có tiếng chim hoặc gia đình có con nhỏ. Giá tầm 1.5tr – 2tr
4- Vẹt Cockatoo
Với ngoại hình đẹp và sang với tông màu trắng, khả năng nói rất tốt, sôi động, thích nhảy theo các điệu nhạc. Giống vẹt này thân thiện, cũng rất thông minh, nên Vẹt Cockatoo cũng sẽ khiến cho mọi người thích thú khi chơi cùng chúng. Vẹt Cockatoo có giá giá cực cao tầm 90tr trở lên, vì vậy không phải ai cũng có thể mua được.
5- Vẹt Yến Phụng Hồng Kông (Hay còn gọi là Vẹt đuôi dài Úc – Budgerigar)
Ưu điểm của dòng vẹt Yến Phụng này là có rất nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau. Vẹt Yến Phụng rất dễ nuôi vì khỏe mạnh nên ít bệnh vặt. Loài vẹt này khá thân thiện, tuy nhiên lại khó huấn luyện cho vẹt hiểu những gì mình yêu cầu. Tuy vậy, do giá Vẹt Yến Phụng cực rẻ tầm 150k – 400k, nên đây là loài vẹt mà người mới bắt đầu chơi thường chọn.
Ngoài các giống phổ biến trên, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số loài vẹt khác như: vẹt ngực hồng, vẹt Sun Conure, Vẹt má vàng, vẹt Mã Lai. Đây cũng là những loài vẹt dễ nuôi và khỏe mạnh.
Cách Chọn Mua Vẹt Non
Đối việc nuôi thú cưng là Vẹt, thì đại đa số người chơi sẽ được khuyên nuôi Vẹt từ nhỏ. Nên cần phải mua khi vào mùa sinh nở của Vẹt, khi đó hãy lựa 1 con Vẹt khỏe mạnh đem về. Lý do rất đơn giản là khi nuôi từ nhỏ, Vẹt sẽ quen với chủ, và bản thân người nuôi cũng hiểu rõ tập tính của Vẹt. Từ đó, rất dễ dàng huấn luyện Vẹt những hành động hoặc dạy nói cho Vẹt. Về việc mua con non thì người nuôi chủ yếu chọn đúng con còn non và khỏe mạnh không bệnh tật.
Do đó Pet Me Shop sẽ cung cấp thêm các đặc điểm của từng loài Vẹt để người mới chơi hiểu rõ về từng loại Vẹt mà chọn mua con non cho đúng.
1- Đặc Điểm Vẹt Blue and Gold Macaw
Tên khoa học: Ara ararauna.
Xuất xứ: Đầm lầy và rừng khu vực Nam Mỹ.
Kích thước: Blue and Gold Macaws là các loài chim lớn, và có thể đạt đến độ dài lên đến 84cm từ mỏ đến cuối đuôi.
Tuổi thọ trung bình: Hơn 60 năm.
Tính cách: Blue and Gold khá thông minh và hòa đồng tuy nhiên có khả năng phát âm rất lớn nên đây là loài vật khá ồn ào.
Màu sắc: Trán màu xanh lá cây. gáy, lưng, đuôi và cánh bao phủ một màu xanh ngọc.Ngực, bụng và dưới của cánh là một màu vàng vàng tươi sáng. Mỏ màu đen lớn, phần da trắng xung quanh mắt và mặt . Có các viền lông đen nhỏ trên mặt.
2- Vẹt xám châu Phi – African Grey Parrot
Tên khoa học: Psittacus erithacus
Xuất xứ: Nơi hoang dã Châu Phi
Kích thước: 33 cm
Tuổi thọ trung bình: 40 – 50 năm
Tính cách: là loài chim hiền lành và ngoan ngoãn. Rất vui tươi, hoạt bát, nhưng ít nói hơn một số loại vẹt khác.
Màu sắc: Mặt và mắt được bao xung quanh bằng một lớp da trắng hẹp. Mỏ đen, mống mắt màu vàng nhìn rất sang. Đầu và cổ Vẹt có lông màu xám trắng, bụng lông màu xám đen; riêng phần đuôi là màu đỏ tươi. Vẹt Xám Châu Phi non có chóp đuôi đen, mống mắt màu ghi sáng, lớn lên sẽ chuyển dần sang vàng. Con trống có đầu to và mỏ lớn hơn, mắt hơi nhọn, con mái đầu dẹp hơn và mắt tròn hơn
3- Vẹt Mẫu Đơn – Hay Còn gọi là lovebird
Tên khoa học: Agapornis
Xuất xứ: Nơi hoang dã Châu Phi
Kích thước: 14 cm
Tuổi thọ trung bình: 10 – 15 năm
Tính cách: là loài vẹt thích ồn ào, náo nhiệt, chúng thường xuyên nghịch ngợm và kêu lên. Trong thiên nhiên chúng sống theo bầy đàn rất đông. Vẹt lovebird khá thông minh và nhanh nhẹn.
Màu sắc: Vẹt Lovebird có màu phổ biến là màu xanh lá cây, phần màu xanh lá cây kéo dài từ cổ cho tới hết đuôi. Phần dưới bụng là màu xanh lá mạ, còn phần trên cánh là màu xanh lá đậm. Phần cổ, mặt và mỏ vẹt có màu đỏ tươi. Phần ngực của chúng lại có màu vàng hoặc màu cam. Phía đỉnh đầu và sau gáy của vẹt có màu xanh oliu. Vẹt lovebird có viền mắt và viền quanh mỏ màu trắng nổi bật.
5- Đặc Điểm Vẹt Yến Phụng – Hay còn gọi là Vẹt đuôi dài Úc , Yến phụng – Budgerigar Bird
Tên khoa học: Melopsittacus undulatus
Xuất xứ: Từ Châu Úc, nhưng du nhập từ Hồng Kông vào Việt Nam từ cuối những năm 80.
Kích thước: 18 cm (7 inch)
Tuổi thọ trung bình: 7 – 8 năm
Tính cách: là loài chim hiền lành và ngoan ngoãn. Rất vui tươi, hoạt bát, nhưng ít nói hơn một số loại vẹt khác.
Màu sắc: Xanh lá và các vân đen, chân và mỏ có màu xanh xám. Nền lông chính màu xanh, đậm màu nhất ở vùng ngực vẹt. Các vân vằn đen trải dài từ mỏ tới lưng và 2 cánh. Mắt có viền trắng, chim trưởng thành có trán vàng, cổ có 2 hàng đốm đen. Thông qua việc nhân giống và chọn lọc trong buôn bán, người ta đã tạo ra Vẹt Yến Phụng với nhiều màu sắc và hoa văn, như màu tím, xanh, vàng, trắng, và màu xanh neon cổ điển.
Vẹt Yến Phụng luôn có sẵn ở hầu hết các cửa hàng vật nuôi, vì vậy cần phải cẩn thận khi chọn. Bạn nên mua một con vẹt còn non nếu bạn muốn huấn luyện Vẹt Yến Phụng dễ dàng. Đa phần các cửa hàng vẹt thú cưng thường có những con Vẹt Yến Phụng lớn tuổi, vì vậy việc huấn luyện chúng theo ý bạn rất khó và tốn thời gian hơn.
Đối với Chim Yến Phụng non thì mắt đen không có viền trắng, trán trần (ko có màu vàng) có các đốm nhạt, mỏ có đốm.
Mũi chim trống màu hồng nhạt khi còn non và chuyển xanh dương khi trưởng thành, còn Vẹt mái có màu nâu nhạt trên mỏ.
Khi mua tìm con Vẹt năng động. Lông phải mịn, sáng bóng và nằm phẳng trên cơ thể. Các vảy trên bàn chân phải mịn, móng và mỏ phải nhẵn và không mọc quá nhiều, và lỗ mũi phải rõ ràng và sạch sẽ không có lông vón cục xung quanh.
Chăm sóc Vẹt Non
Hướng Dẫn Nuôi Chim Chào Mào Chi Tiết Nhất
Đầu tiên chúng tôi xin giới thiệu đến bạn top 6 dòng chào mào quý hiếm đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam:
Kinh nghiệm, cách nuôi chim chào mào được người nuôi chim chia sẻ:
Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi chào mào chi tiết từ Kỹ thuật nuôi trồng: “Cách nuôi chim chào mào”
Chào Mào (Passeriformes) gồm những loài chim có kích thước vừa phải. Thường sống thành đàn, khá đông và ầm ĩ. Chào mào các loại côn trùng và hoa quả. Tổ chim hình cốc, làm trong các bụi rậm và cành cây. Có tổng 41 loài (trong đó Việt Nam đã phát hiện 23 loài).
Hướng dẫn nuôi chim chào mào chi tiết nhất
1/ Chào mào mới bắt về:
Mất 3 tháng để “trấn an”, tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với “kiếp tù chung thân”. Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi.
2/ Sau 3 tháng quân trường:
Nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ,… Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng – việc này hơi khó thực hiện – con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là “mỗi khi bạn đến gần là chỉ để cho ăn” dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.
3/ Chim thay lông, bắt đầu chế độ tập dợt
Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong.
Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi – là xách chim đến những tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. Làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn.
Phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. Nhìn chim dữ thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành.
4/ Một số điểm lưu ý khi nuôi chim chào mào:
– Lồng: Bạn nên mua loại lồng cao, to hoặc loại lồng nhỡ mái bằng cũng đẹp. Đừng nuôi lồng quá bé kẻo chim ít được nhảy nhót sẽ yếu chân lâu dần chim kém hoạt bát và sẽ chết. Bạn mới nuôi lại nên theo mình bạn nuôi lồng vác thôi là hợp lí nhất.
– Thức ăn: Chào mào là loại dễ nuôi,ăn thức ăn đa dạng. Các loại trái cây đứng đầu danh sách cho chào mào Chuối, táo, mướp khía, cà chua, đu đủ, bơ, xoài, cam…Những loại trái cây trên cần luân phiên thay đổi cho chim, mỗi loại chứa vitamin và hàm lượng khoáng chất khác nhau. Giúp cho chim luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và chim luôn đạt đỉnh điểm là hót rất hay.
– Chế độ chăm sóc:
+ Lúc nào bạn cũng nên cho đầy 2 cóng cám và 1 cóng nước, lồng phải vệ sinh hàng ngày, nước thay hàng ngày.
+ Hoa quả: Chào mào là loại thích ăn hoa quả chúng ăn rất nhiều loại: táo Tàu, dưa hấu, khế, chuối, ớt, đu đủ,… Nhưng loại quả mà chúng thích nhất là táo Tàu. Ngày nào bạn cũng nên có hoa quả cho chim ăn.
+ Tắm táp:
Mùa hè: Ngày nào bạn cũng nên cho chim tắm, nếu bận thì cách ngày tắm 1 lần.
Hướng dẫn nuôi chim chào mào chi tiết nhất Con giống, Chim giống, Chim chào mào
Đăng bởi Mai Tâm
Tags: cách chăm sóc chim chào mào, cách nuôi chim chào mào, Hướng dẫn nuôi chim chào mào, kỹ thuật nuôi chim chào mào
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nuôi Khướu Sinh Sản Đạt Hiệu Quả Cao
Để có thể nuôi chim khướu, đặc biệt là nuôi chim khướu sinh sản thì việc làm chuồng như thế nào là điều vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả nuôi chim của chúng ta. Tất nhiên, khi nuôi chim khướu sinh sản thì chúng ta phải nuôi theo đôi, vì thế nên khi làm chuồng thì ta cũng cần chuẩn bị cho hai con chim. Kích thước hợp lý nhất cho chuồng của một cặp chim khướu là cao x rộng x dài khoảng 2m mỗi chiều.
Bên cạnh đó, để một chiếc chuồng chim được hoàn thiện và đảm bảo nhất thì mọi người nên lưu ý rằng bên trong lồng chúng ta cần trồng thêm cây trúc hoặc cây dạ bì và trên chuồng cần phải có mái che. Về mặt vật liệu, các bạn có lựa chọn nhiều loại vật liệu khác nhau, tuy nhiên để có thể sử dụng lâu dài thì chúng ta nên làm bằng inox để tránh trường hợp chuồng bị han gỉ.
Chọn chim khướu để ghép đôi là một phần không thể thiếu trong quá trình nuôi chim khướu sinh sản và đương nhiên quy trình này cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo nhất có thể ngay từ các giai đoạn đầu tiên. Trước hết, khi nuôi chim khướu sinh sản thì các bạn cần có được những kiến thức cơ bản trong việc chọn giống chim tốt qua một số đặc điểm như: bộ lông dày, xốp, cánh tròn, hai chân chim cao, khỏe, di chuyển tốt, nhanh nhẹn cả trên cây lẫn trên mặt đất. Đặc biệt, khi chọn chim thì các bạn nên đặc biệt chú ý tới tiếng hót của chúng thông qua hình dáng của chim.
Sau khi đã chọn được chim giống thì bước tiếp theo chúng ta cần thực hiện đó là nuôi, chăm sóc. Tuy nhiên, để thực hiện cách nuôi khướu sinh sản chính xác, bạn cần lưu ý rằng ngay khi mua chim giống về chúng ta tuyệt đối không nên nhốt chúng vào chuồng ngay bởi lẽ khi chưa quen nhau thì chim khướu rất dễ đánh nhau. Vậy nên, để hai chú chim làm quen với nhau thì ta nên nhốt chim trống vào chuồng trước và để chim mái ở ngoài, khi bạn thấy những biểu hiện tốt từ hai chú chim thì ta có thể nhốt chúng vào chung một chuồng.
Khi được nhốt chung khoảng vài ngày thì chim trống sẽ đạp mái và sau đó thì các bạn cần phải lót ổ cho chim mái đẻ trứng. Có nhiều cách để chúng ta lót ổ để cho chim mái, bạn có thể sử dụng ổ rơm hoặc cỏ khô hay nhiều vật dụng khác miễn và chúng mềm và có hình dáng phù hợp.
So với việc nuôi chim khướu làm cảnh như thông thường, chắc chắn cách nuôi khướu sinh sản luôn được đánh giá là khó khăn hơn khá nhiều. Nguyên nhân cơ bản gây ra sự khó khăn cho người nuôi chim khướu sinh sản đó chính là do trong thời kỳ sinh sản thì sức khỏe của chim mái sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều và không được ổn định. Thêm vào đó thì chúng ta cũng cần quan tâm nhiều hơn tới chim con nữa.
Nếu muốn đảm bảo sức khỏe cho chim khướu khi nuôi con, đặc biệt là chim cái thì yếu tố quan trọng nhất đó chính là chế độ ăn. Hãy nhớ rằng khi nuôi chim con thì việc chú ý cung cấp đầy đủ nhiều thức ăn hơn là điều tiên quyết. Nó đảm bảo cho chúng có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.
Thông thường, thức ăn cho chim khướu rất dễ kiếm, bạn có thể tìm dễ hoặc cào cào cho chúng ta, đó đều là những nguồn thức ăn tươi vô cùng bổ dưỡng cho chim khướu. Đặc biệt, khi chim khướu mẹ đang trong thời gian nuôi con cần bổ sung thêm thức ăn tươi thay vì sử dụng cám thông thường.
Không chỉ có vậy. dù bạn nuôi bất cứ một loại chim gì thì chúng ta cũng cần phải có một chế độ chăm sóc riêng biệt, nhất là đối với cách nuôi khướu sinh sản. Tất nhiên, những điều cơ bản cần phải thực hiện tốt đó là đảm bảo về nguồn thức ăn chất lượng, vệ sinh cùng với môi trường sống sạch sẽ, phù hợp với chim khướu.
Ngoài ra, đặc tính của chim khướu là chúng rất thích tắm bởi trong tự nhiên chúng thường cư trú tại các khu vực có nước như ven song, khe suối… tất nhiên, khi nuôi chim khướu thì bạn cũng nên chú ý cho chúng tắm khi đã nuôi được khoảng nửa tháng bằng cách chuẩn bị thêm một chuồng khác chuyên dùng để cho chim khướu tắm.
Vẹt Lovebird Giá Bao Nhiêu? Hướng Dẫn Nuôi Vẹt Lovebird Đúng Cách
Vẹt lovebird con non chưa trổ rõ màu sắc giá từ 200.000đ đến 400.000đ/con
Vẹt đã trổ rõ màu sắc nhưng vẫn còn non giá từ 300.000đ đến 500.000đ/con, khoảng 500.000đ đến 800.000đ/cặp.
Vẹt trưởng thành, vẹt sinh sản giá từ 800.000đ đến 2.000.000đ/cặp.
Vẹt Lovebird siêu đáng yêu, giá tốt đang được rao bán trên Chợ Tốt!
Cách chăm sóc vẹt lovebird
Để có cách chăm sóc loài vẹt lovebird tốt nhất, chúng ta hãy tìm hiểu về đặc điểm, tập tính của chúng.
Đặc điểm ngoại hình của vẹt lovebird
Vẹt lovebird có màu phổ biến nhất là màu xanh lá cây, phần màu xanh lá cây kéo dài từ cổ cho tới hết đuôi. Phần dưới bụng là màu xanh lá mạ, còn phần trên cánh là màu xanh lá đậm. Phần cổ, mặt và mỏ vẹt có màu đỏ tươi. Phần ngực của chúng lại có màu vàng hoặc màu cam. Phía đỉnh đầu và sau gáy của vẹt có màu xanh oliu. Vẹt lovebird có viền mắt và viền quanh mỏ màu trắng nổi bật.
Kích thước của vẹt trưởng thành là chiều thân dài khoảng 14cm, nặng khoảng 50g. Các đặc điểm về ngoại hình này là một trong những yếu tố quan trọng để người bán xác định vẹt lovebird giá bao nhiêu.
Tập tính của vẹt lovebird
Lovebird được biết đến là giống vẹt thích ồn ào, thích náo nhiệt, thường xuyên nghịch ngợm và kêu thét lên. Trong tự nhiên chúng là loài sống theo bầy đàn rất đông. Vẹt lovebird thông minh, nhanh nhẹn, sẽ hợp với những người nuôi ưa sự náo nhiệt.
Chăm sóc vẹt lovebird
Lồng nuôi: Bạn nên chọn loại lồng chim inox hoặc sẳt, không nên dùng lồng gỗ, vẹt lovebird khá nghịch ngợm, chúng có thể sẽ rỉa lồng nuôi nhốt. Kích thước lồng nên rộng một chút để chúng có không gian, hạn chế stress.
Một đôi vẹt lovebird sẽ cần diện tích khoảng 0,5m2. Bạn hãy dải cát vệ sinh xuống đáy lồng để dễ dọn dẹp vệ sinh lồng mỗi ngày. Bên cạnh đó, hãy đặt thêm đồ chơi trong lồng để chúng được vui đùa vui vẻ, phát huy đúng tính cách của loài.
Nên nuôi vẹt lovebird theo cặp, hoặc nuôi theo đàn một vài con để chúng không bị stress do quá chán. Nếu bạn chỉ nuôi một chú vẹt thôi thì hãy đặt vào lồng 1 chiếc gương, thường xuyên chơi cùng vẹt để nó không stress. Vẹt bị stress thường sẽ tự rỉa lông của mình trụi đi.
Vẹt nuôi nhốt trong lồng rất dễ bị béo phì, khi béo phì sức khỏe của chúng bị giảm sút, việc giảm cân cũng sẽ khá khó khăn, vì vậy, bạn hãy chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chúng.
Vẹt lovebird thích ăn ngũ cốc, các loại hạt nhỏ như hướng dương, hạt kê,… Để vẹt có sức khỏe tốt, phát triển cân đối, bạn hãy cho vẹt ăn xen kẽ ngũ cốc, các loại hạt với rau xanh, trái cây. Bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ từ rau củ, hoa quả sẽ giúp vẹt đào thải độc tố, cân bằng trao đổi chất, nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ hệ tiêu hóa.
Nên bổ sung rau cải vào bữa ăn của vẹt, khẩu phần ăn của vẹt lovebird nên có 15 đến 30% rau cải, và khoảng 5% là hoa quả. Hạn chế cho vẹt ăn những thức ăn công nghiệp sẵn, bởi giống vẹt này thực tế rất dễ nuôi, đồ ăn của chúng cũng dễ kiếm.
Nếu có ý định nuôi bằng thức ăn công nghiệp, bạn hãy chú ý tới thành phần dinh dưỡng của loại thức ăn đó, đồng thời chọn loại thức ăn từ hãng nổi tiếng, phù hợp với tuổi đời của vẹt. Trên thực tế, nếu biết cách lựa chọn thì bạn vẫn sẽ chọn được loại thức ăn công thức cân bằng dinh dưỡng, tốt cho vẹt.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Chọn Mua Và Nuôi Vẹt Non Chi Tiết Nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!