Xem Nhiều 3/2023 #️ Hội Thi Chim Chào Mào, Chích Chòe Lửa Hót Hay Xuân Canh Tý 2022 # Top 7 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Hội Thi Chim Chào Mào, Chích Chòe Lửa Hót Hay Xuân Canh Tý 2022 # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Thi Chim Chào Mào, Chích Chòe Lửa Hót Hay Xuân Canh Tý 2022 mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày 28-1 (mùng 4 Tết), Khu du lịch Bửu Long phối hợp với Hội Sinh vật cảnh TP.Biên Hòa tổ chức Hội thi chim chào mào hót hay lần thứ 4-2020. Có 127 chim chào mào của những người chơi chim kiểng đến từ TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai tham gia hội thi.

Chủ nhân của các chú chim chào mào đoạt giải cao tại Hội thi chim chào mào hót hay truyền thống.

Qua 17 vòng thi loại trực tiếp, chim chào mào của ông Nguyễn Phi Lâm (Bình Dương) đoạt giải nhất. Chú chim chào mào của ông Nguyễn Thanh Bình (TP.Biên Hòa) giải nhì; hai chú chim chào mào của các ông Nguyễn Ngọc Quý (TP.Biên Hòa) và Nguyễn Ngọc Minh (huyện Trảng Bom) đồng giải ba.

Ban tổ chức trao giải cho chủ nhân của các chú chim chích chòe lửa đoạt giải cao tại Hội thi chim chích chòe lửa hót hay

* Ngày 29-1 (mùng 5 Tết), Hội thi chim chích chòe lửa hót hay do Câu lạc bộ Than Mi Lửa Biên Hòa tổ chức diễn ra tại khu vực Văn miếu Trấn Biên. Có 50 chim chích chòe lửa của những người chơi chim kiểng đến từ TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai tham gia.

Quang cảnh Hội thi chim chích chòe lửa hót hay ngày 29-1

Vượt qua 50 chú chim chích chòe lửa sau 13 vòng đấu, chú chim chích chòe lửa của ông Lê Thanh Hải (TP.Biên Hòa) đã đoạt giải nhất. Chú chim chích chòe lửa của anh Phan Văn Quang (TP.Biên Hòa) đoạt giải nhì. Hai chú chim của Nguyễn Văn Tôn (TP.Biên Hòa) và Nguyễn Đức Long (P. Tân Mai, Biên Hòa) lần lượt đoạt giải ba và tư.

Huy Anh

Hội Thi Chim Chào Mào, Chích Chòe Lửa Hót Mừng Xuân Quý Tỵ

Sáng ngày 15-2 (mùng 6 tết), Hội sinh vật cảnh tỉnh phối hợp với Công ty Đầu tư phát triển Bửu Long tổ chức Hội thi chim chào mào hót mừng Xuân Quý Tỵ tại Khu du lịch Bửu Long, thu hút 140 lồng chim chào mào của các nghệ nhân đến từ Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương cùng các địa phương: Thống Nhất, Long Khánh và Biên Hòa (Đồng Nai).

Đông đảo các nghệ nhân tham gia hội thi chim chào mào hót vào sáng mùng 6 tết tại KDL Bửu Long

Sau 10 vòng thi, ban tổ chức đã xác định được 5 chú chim vào thi vòng chung kết xếp hạng gồm: số 75, 37, 100, 32, 89. Kết quả, chim chào mào số 75 của nghệ nhân Nguyễn Giang Sơn (P.Bình Đa, Biên Hòa) được trao giải nhất cùng 5 triệu đồng tiền thưởng. Các chim chào mào số 37, 89 (nghệ nhân Nguyễn Văn Chính – Bà Rịa -Vũng Tàu) lần lượt được giải nhì (3 triệu đồng) và đồng giải tư. Chim chào mào số 100 (nghệ nhân đến từ Xuân Lộc, Đồng Nai): giải ba (2 triệu đồng) và giải tư còn lại (32, Nguyễn Văn Út, chúng tôi Hiệp). Ngoài ra, Ban tổ chức trao 15 giải khuyến khích (mỗi giải 200 ngàn đồng).

Trước đó, sáng ngày 13-2 (mùng 4 tết), Sở Văn hóa thể thao – du lịch đã tổ chức hội thi chim chích chòe lửa hót mừng Xuân Quý Tỵ 2013 tại Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh, thu hút hơn 120 lồng chim chích chòe lửa của các nghệ nhân đến từ Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương cùng các địa phương trong tỉnh.

Ban tổ chức trao giải cho các nghệ nhân đoạt thứ hạng cao tại hội thi chim chích chòe lửa hót

Kết quả, ban tổ chức đã trao tổng cộng 15 giải gồm: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 2 giải tư và 10 giải khuyến khích. Trong đó, giải nhất được trao cho chim chích chòe số 16 của nghệ nhân Vũ Đức Khang và giải nhì (số 85, nghệ nhân Nguyễn Văn Trọng) đều của P. Hố Nai, Biên Hòa và giải ba (95, nghệ nhân Huỳnh Kim Hoàng, Bửu Long). Hai giải tư thuộc về chim chích chòe của hai nghệ nhân: Nguyễn Khắc Diệp (Trị An, Vĩnh Cửu) và Hoàng Thanh Sang (Hố Nai, Biên Hòa).

chúng tôi

Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Thi Hót

So với Chích Chòe Than thì con Chích Chòe Lửa lại còn đẹp mã hơn. Hình dáng nó đẹp thon thả giống như cô nàng thắt đáy lưng ong, sắc lông trên mình cũng nổi bật như chiếc áo tứ thân nhiều màu sặc sỡ.

Chích Chòe Lửa có tên khoa học là COPSYCHUS MALABARIOUS INDICUS là loại chim rừng có giọng hót thật hay, khiến ai nghe cũng thích thú. Giọng hót của Chích Chòe Lửa mang âm vang của gió núi mưa rừng, của thác ngàn tuôn đổ… khi khoan khi nhặt, khi nhỏ khi to, nửa giống tiếng Họa Mi, nửa lẫn với giọng chim Khướu, và pha trộn với nhiều giọng chim rừng khác.

Vì vậy, có người mê Chích Chòe Lửa đến độ trong nhà lúc nào cũng nuôi đến năm bảy con, có khi vài chục con, và chỉ thích nuôi một thứ này thôi. Mặc dầu ai cũng hiểu con Chích Chòe Than và Chích Chòe Lửa được đánh giá là “con chim của nhà giàu”, vì nuôi rất nhiều tốn kém lại săn sóc mất nhiều thì giờ, không cào cào, không sâu tươi, sâu khô thì đừng mong… nó mở miệng cho một tiếng! Trong khi đó, nuôi Họa Mi, nuôi Khướu, Sơn Ca… lại ít tốn vì thức ăn không mấy cầu kỳ và đắt tiền. Với Họa Mi một tuần vài lần ăn cào cào, sâu tươi chút đỉnh cũng được, nhưng Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa thì ngày nào cũng phải “bơm” đúng liều lượng sâu tươi, sâu khô, cào cào chúng mới “giữ lửa”, mới sung chim, và mới chịu hót!

Tuy nhiên, tốn liền, hao sức mà có con chim hay thì đâu nghệ nhân nào lại tiếc của, tiếc công!

Xuất xứ:

Hiện nay chưa có tài liệu nào chứng minh đích xác là Chích Chòe Lửa khởi thủy là chim cảnh của vùng đất nào, chỉ có điều hiện nay chúng đã có mặt ở nhiều nước châu Á, những vùng có khí hậu ấm áp quanh năm.

Tại nước ta, miền Bắc và miền Trung không có giống chim này, vì khí hậu không thích hợp với chúng. Ngay tại miền Nam, Chích Chòe Lửa coi như là quê hương của chúng, nhưng đâu phải vùng nào cũng thấy chúng xuất hiện. Người ta chỉ bắt gặp chúng sống ở các vùng Trảng Bàng, Long Khánh, Bình Dương, Chơn Thành, Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp… và rải rác vài nơi ở miền Tây Nam Bộ.

Chích Chòe Lửa thích sống xa người, ít khi làm tổ trong vườn cây trái gần nhà, mà chúng thích sống trong rừng sâu nơi có nhiều cây cao hóng cả. Tuy nhiên người ta cũng dễ dàng bắt gặp chúng sống tụ tập theo các đường xe bò, xe trâu chở gỗ trong rừng. Chúng làm tổ trên các chảng ba cây dọc theo đường rừng, với tầm cao chừng ba bốn thước.

Mỗi buổi sáng, Chích Chòe Lửa hót râm rang trong rừng và hót sớm nhất so với các giống chim khác.

Hình dáng:

Chích Chòe Lửa có hình dáng thon thả, nhỏ hơn Chích Chòe Than. Chim nào có thân hình nhỏ nhắn càng được ưa chuộng bấy nhiêu. Mình thon nhỏ nhưng phần đuôi lại dài nên trông con chim càng mảnh mai, yểu điệu hơn.

Chích Chòe Lửa có ba màu lông trên mình: đầu, cổ, lưng, cánh và phần trên của đuôi màu đen. Mặt dưới của đuôi, và đốm nhỏ cuối lưng màu trắng, những phần còn lại như ức, bụng màu nâu sẫm. Nhìn con chim hơi “tối”, nhưng màu sắc lại được phân bổ hài hòa nên trông cũng hấp dẫn dễ coi. Chích Chòe Lửa có hai dạng đuôi: chim đuôi ngắn và chim đuôi dài. Đuôi ngắn chỉ dài chừng mười đến mười lăm phân tây, còn đuôi dài có thể từ hai mươi đến hăm lăm phân tây. Tùy theo ý thích của mỗi người mà chọn nuôi loại chim đuôi ngắn hay đuôi dài. Phần nhiều chim đuôi ngắn ưa múa khi hót, còn chim đuôi dài có lẽ do cái đuôi quá nặng nên ít con chim chịu múa.

Cách nuôi chim bổi:

Chim bổi Chích Chòe Lửa cũng có hai loại: chim non bắt ở tổ về và chim hơn.

Cách thuần dưỡng chim non và chim bổi Chích Chòe Lửa cũng giống như nuôi Chích Chòe Than. Thức ăn cũng giống nhau, có điều chim bổi Chích Chòe Lửa nuôi mau dạn hơn Chích Chòe Than, và nó ăn ít hơn.

Lồng chim: tùy theo con chim đuôi ngắn hay đuôi dài mà ta chọn lồng nuôi thích hợp với chúng. Với chim đuôi ngắn, ta có thể dùng lồng nuôi chim Chích Chòe Than, tức lồng 48 đến 52 nan cũng được. Nhưng với Chích Chòe Lửa đuôi dài thì phải dùng loại lồng lớn nôm na gọi là “lồng lửa” từ 68 đến 72 nan mới vừa. Với chim đuôi dài quá khổ, người la phải đặt loại lồng đến 80 nan!

Lồng chim phải đủ rộng, đủ chiều cao để con chim dễ bề xoay trở, hay nhảy. Lồng chật quá, đuôi chim sẽ bị tưa, bị gãy làm mất giá trị con chim. Hơn nữa, con chim nuôi để hót và thi hót cần phái có bề ngoài không những lành lặn, mà còn mướt mái, đẹp đẽ.

Nuôi chim thi hót: Chích Chòe Lửa có giọng hót hay, có hình dáng đẹp, nên nghệ nhân thường nuôi dưỡng để dự các kỳ thi hót. Nhiều nơi, người ta tổ chức thường xuyên thi hót Chích Chòe Lửa còn nhiều hơn việc tổ chức và thi hót Chích Chòe Than hay Họa Mi, một phần do số chim này được nuôi nhiều.

Như trên chúng tôi đã có dịp trình bày là thuần dưỡng chim con Chích Chòe Lửa dễ hơn và nhanh hơn việc thuần dưỡng Chích Chòe Than, nhưng muốn cho chim hót hay, hót “sống” thì phải tốn nhiều công sức mới thỏa màn ước muốn.

Thức ăn:

Nuôi thi hót, Chích Chòe Lửa được ăn loại thức ăn bổ dưỡng, lại có tính “nóng” để đủ lửa mà siêng hót. Thức ăn mỗi ngày gồm có:

Tất nhiên là mỗi thứ một ít, vì Chích Chòe Lửa ăn không tốn nhiều thức ăn như các giống chim khác.

Bột đậu phộng là loại đậu phộng rang rồi cán nhuyễn thành hột. Cỡ một lon hột như vậy trộn với năm hay sáu lòng đỏ trứng gà, rồi phơi hoặc sấy khô, trộn thêm một muỗng nhỏ đường cát. Hỗn hợp nhiều thứ đó gọi là hột đậu phộng trộn trứng. Mỗi con Chích Chòe Lửa mỗi ngày chì ăn hết nửa muỗng cà phê bột là nhiều.

Nhưng một lon bột trộn trứng như vậy, còn phải trộn với một lon (có thể nửa lon cũng được) sâu khô. Sâu khô cũng hóp nhuyễn trộn chung với bột, bỏ vào hộp đậy kín cho chim ăn dần. Số sâu trộn càng nhiêu càng thúc giục chim siêng hót. Sâu tươi và cào cào có thể bữa ăn bữa nghỉ hoặc vài ba ngày ăn một lần cũng được.

Trở lại phần bột đậu phộng, chúng tôi xin được lưu ý là nếu chim đang thời kỳ thay lông thì đậu phọng chỉ rang vừa chín tới, sâu khô trộn với tỉ lệ thật thấp, nhưng tăng cường lượng cào cào và sâu tươi nhiều hơn.

Trái lại, khi chim đã thay lông xong, càn thúc cho chim đủ lửa để thi đấu, đậu phộng phải rang thật vàng (gọi là vàng cháy) nhưng không được cháy. Sau đó trộn nhiều sâu khô, với tỉ lệ cao chừng nào tốt chừng nấy. Có người tăng lượng sâu khô lên đến một trăm phần trăm, tất nhiên như vậy sẽ đem lại kết quả tốt nhưng lại tốn nhiều tiền.

Tắm chim:

Việc tắm chim nuôi hót hay nuôi thi hói vần ở mức bình thường, vài ngày tắm một lần cũng được. Nhưng, tắm nắng thì dứt khoát mỗi ngày mồi phải làm. Mỗi sáng, vào khoảng tám chín giờ, ta nên đem lồng chim treo ngoài nắng độ nửa giờ để chim được đón nhận vitamin D qua ánh nắng mặt trời buổi sáng. Sau đó đem lồng chim vào treo nơi mát mẻ, miễn là không có gió lùa là được.

Dượt chim:

Chim Chích Chòe Lửa có tính bắt chước rất nhanh những giọng hót (cũng như những âm thanh lạ tai) của các chim treo chung quanh mà nó nghe được. Vì vậy muốn cho chim có nhiều giọng hót hay và lạ, ta nên mang chim đen các tụ điểm nuôi chim, mỗi ngày hoặc cách nhật để chúng được đấu hót với chim lạ.

Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra một hai giờ là đủ. Khi về chim sẽ sung hơn, hay hót và hót hay hơn. Quí vị sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấv rõ được điều này, và vì vậy, tuy tốn nhiều thì giờ, nhưng bù lại ta sẽ có con chim sung sức và hót hay.

Ngoài cách dượt chim ra, có thể cho chim nghe băng cassette, trong đó thu tiếng chim Chích Chòe Lửa bậc thầy để chim nhà nghe mà bắt chước. Những băng này tuy ngoài thị trường không có bán, nhưng ta có thể hỏi mượn ở các nghệ nhân nuôi chim lão luyện trong nghề để về sang lại. Mỗi ngày, ta cho chim nghe máy độ mươi làm phút hoặc nửa giờ, chim sẽ sung lên và hót đấu theo.

Ta cũng có thể nuôi Chích Chòe Lửa mái, để khi mái “xùy* chim trống sẽ hăng hái mà hót say mê hơn

Chích Chòe Lửa mái có than hình nhỏ và sắc lông lợi hơn chim trống, đuôi cũng ngắn hơn. Ngoài ra, chim mái có cặp mắt to hơn, tròn hơn, trong khi mắt chim trống nhỏ và hơi méo. Nếu nuôi mái thì chim mái phải treo xa con trống độ năm mười thước và hai con không thấy mặt nhau. Nếu thấy được mái, trống sẽ không hót, trái lại còn bớt sung.

Tuy nhiên, không phái ngày nào ta cũng để cho chim Chích Chòe Lửa trống nghe mài tiếng “xùy” của chim mái. Chỉ nên cho chim trống nghe tiếng mái độ một tuần, rồi gởi chim mái đến nơi khác, độ một đôi tháng sau đó mới đem về… Nghĩa là hễ chim trống sung độ, đủ lửa thì “giựt” chim mái ra, để trống giữ vững phong độ của mình.

Chỉ lúc nào chim thực sự đủ lửa ta mới tính đến chuyện cho chim cảnh thi hót.

Hội Thi Chim Chào Mào Huyện Trảng Bàng: Nét Đẹp Ngày Xuân

Hội thi chim chào mào huyện Trảng Bàng đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một sân chơi lành mạnh, hấp dẫn cho những người yêu chim cảnh vào mỗi dịp đầu xuân, góp phần đẩy mạnh phong trào nuôi trồng và chăm sóc sinh vật cảnh trên địa bàn.

Hội thi lần này có số lượng “thí sinh” tham gia kỷ lục gần gấp đôi so với giải lần II. Ban giám khảo gồm các nghệ nhân kỳ cựu của Liên hiệp Các CLB Chim cảnh miền Nam đã làm việc một cách tận tâm, có giải thích công khai về các lỗi khiến các “thí sinh” chim bị loại như xù lông, rỉa lông, tắm khô, thái độ thi đấu kém…

Sau khi hoàn tất vòng loại, có 30 “thí sinh” được chọn để bước vào cuộc đua đến các thứ hạng đầu của cuộc thi. Nhiều bất ngờ đã xảy ra khi nhiều chú chim có phong độ khá ổn định ở vòng loại lại thể hiện sự sa sút ở vòng này, phải dừng chân ở tốp 30, trong số đó có 6 “thí sinh” của các nghệ nhân ở TP. Tây Ninh, 4 “thí sinh” đến từ Hòa Thành, Trảng Bàng (Tây Ninh), Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh.

Ở tốp 20, với các “thí sinh” có phong độ ổn định hơn, cuộc sàng lọc tiếp tục diễn ra khá gay cấn, căng thẳng. Có thêm 10 “thí sinh” nữa phải dừng cuộc chơi.

Cuộc đua đến thứ hạng đầu của tốp 10 còn lại đã diễn ra đầy kịch tính. Tuy được đánh giá khá cao ở vòng ngoài, song, “thí sinh” của các nghệ nhân Tony, Kim Thạch – Trảng Bàng, Minh Trung – Tân Biên, Hữu Trọng – TP. Tây Ninh, Văn Út, Văn Nên – Bến Cầu lại thi đấu thiếu thuyết phục, phải dừng chân ở tốp 6 để nhận giải Khuyến khích.

Giải Nhì thuộc về chú chim của nghệ nhân Nghiêm Xuân Trường ở Bình Long (tỉnh Bình Phước) với số tiền thưởng 9 triệu đồng.

Hội thi chim chào mào huyện Trảng Bàng đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một sân chơi lành mạnh, hấp dẫn cho những người yêu chim cảnh vào mỗi dịp đầu xuân, góp phần đẩy mạnh phong trào nuôi trồng và chăm sóc sinh vật cảnh trên địa bàn.

Bạn đang xem bài viết Hội Thi Chim Chào Mào, Chích Chòe Lửa Hót Hay Xuân Canh Tý 2022 trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!