Xem Nhiều 6/2023 #️ Hội Quán Sinh Vật Cảnh Đồng Nai: Mang Thiên Nhiên Vào Lòng Phố Thị # Top 6 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 6/2023 # Hội Quán Sinh Vật Cảnh Đồng Nai: Mang Thiên Nhiên Vào Lòng Phố Thị # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Quán Sinh Vật Cảnh Đồng Nai: Mang Thiên Nhiên Vào Lòng Phố Thị mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dù khá muộn màng so với các tỉnh, thành khác trong cả nước, nhưng sáng 8-10, Hội Sinh vật cảnh (SVC) Đồng Nai cũng chính thức ra đời và tổ chức Đại hội lần thứ 1… Một mái tam quan thuần Việt cổ kính, hai nếp nhà cổ đậm nét đặc trưng Nam bộ, dọc theo lối đi là vô vàn những cây kiểng, bon sai, đá được trưng bày xen kẽ nhau. Điểm xuyết đây đó là những gốc gỗ lũa được chế tác thành hình rồng, xe ngựa thật công phu. Đệm cho khung cảnh nên thơ đó là tiếng hót véo von thánh thót của những chú chích chòe lửa ẩn mình dưới vòm cây râm mát khiến người lạc vào phải ngơ ngẩn không muốn rời xa. Đó là không gian của Hội quán Hội SVC Đồng Nai (tọa lạc bên hông Bảo tàng Đồng Nai trong khuôn viên Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh). Ông Vũ Văn Sang, Giám đốc Công ty TNHH cây xanh Biên Hòa, thành viên của Hội cho biết, chỉ riêng kinh phí tạo dựng các kiến trúc trong hội quán đã lên đến gần 4 tỷ đồng, đều do các hội viên tự nguyện góp tay để hình thành sân chơi cho mình và bè bạn.

Một tác phẩm nghệ thuật chế tác từ gỗ lũa trưng bày trong khuôn viên Hội quán Hội Sinh vật cảnh Đồng Nai

THÚ ĐAM MÊ CỦA NHữNG “NÔNG DÂN CAO CẤP” Theo ông Hà Duy Thiện (chủ nhân Hội quán Cội Nguồn), người tự nhận là nghiệp dư nhưng lại rất say mê SVC, ngành này có 4 bộ môn chính được gọi là tứ kỳ môn, gồm: chim, cá, đá, cây. Mỗi bộ môn lại bao gồm nhiều nhánh khác nhau, như bộ môn cây có bon sai, phong lan, kiểng đại thụ; đá có đá mỹ nghệ, hóa thạch, lũa; trong bộ môn chim, ngoài chim cảnh, chim hót lại có cả gà kiểng, công, trĩ… Tuy nhiên, theo xu hướng chơi SVC chung hiện nay, mỗi bộ môn có thể không còn đứng tách biệt riêng lẻ, mà người chơi thường phối hợp với nhau để tạo thành tiểu cảnh. Một tiểu cảnh có thể nói là một thắng cảnh thiên nhiên thu nhỏ, có đá tạo thành những thế núi đẹp, kỳ vĩ, có cỏ cây tạo thành cảnh vật, có những thác, suối nước và thậm chí có cả những kiến trúc điểm xuyết để khung cảnh thêm hoàn mỹ. Nhưng dù là cây, đá, cá, chim hay “bốn môn phối hợp”, thì người chơi SVC phải đều là những người có máu mê, có tâm huyết, bởi nghề chơi này đòi hỏi phải dụng nhiều công phu, ngoài năng khiếu thẩm mỹ còn phải có tính kiên trì, nhẫn nại. Từ một phôi cây ban đầu, người chơi không chỉ phải biết tạo dáng cho cây thành những thế đẹp, “độc” theo cái gu của riêng mình, mà còn phải chăm chút nâng niu, kiên nhẫn uốn từng ngọn cây, và chuyện mất cả chục năm trời mới tạo được một cây bonsai đẹp là điều bình thường của người trong nghề. Với đá cũng vậy, phải say mê vẻ đẹp của từng đường vân đá, thế đá thì mới có thể trăm phương ngàn cách biến phiến đá vô tri thành tác phẩm nghệ thuật để mọi người có thể cảm nhận được vẻ đẹp. Hay với việc tưởng chừng đơn giản là luyện giọng hót cho chim thì phải “có nghề” mới huấn luyện được một chú chim có giọng hót tuyệt vời mà “không đụng hàng”. “Người có tiền có thể bỏ ra hàng chục triệu, trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để sở hữu một cây bon sai, phiến đá đẹp, nhưng họ sẽ không thể biết đến niềm đam mê, thú vui khi tạo tác sản phẩm, và càng không ai xem họ là nghệ nhân hay “người trong giới” – ông Sang giải thích.

“THÈM” SÂN CHƠI CHO NGƯỜI TRONG NGHỀ Ông Huỳnh Phước Thành, một nghệ nhân bon sai có tiếng ở Biên Hòa kể, cách đây mấy năm, ông có một cây sam núi rất đẹp. Trong giới bon sai đồn đãi nhau về cây sam núi của ông, thế là có người đến “nghía” và đưa giá 400 triệu đồng. Ông Thành gật đầu, không ngờ cây sam núi vừa đẩy ra khỏi cổng đã được hét giá lên gấp đôi, sau cùng nghe nói đã về tay một đại gia với giá trên một tỷ đồng. “Nếu như mình có Hội, có sự trao đổi thông tin, giao lưu rộng rãi thì đã không bị ép giá tới vậy” – ông Thành tiếc rẻ. Cũng theo ông Thành, ở Đồng Nai hiện có ông Châu Chí Hùng (chủ nhân An Phát quán ở Tân Vạn) là nghệ nhân có tiếng về đá. Nhiều lần dự Hội Hoa xuân ở công viên Tao Đàn (TP. Hồ Chí Minh) và các hội thi trong khu vực, các tiểu cảnh do ông Hùng thiết kế đều đoạt giải cao, nhưng đều lấy danh nghĩa cá nhân chứ không thể tự hào trưng thương hiệu Đồng Nai. Có lần “nóng mặt” với các tỉnh, thành khác quá, anh em bàn nhau treo “lụi” tấm biển Hội SVC Đồng Nai lên tác phẩm được giải của mình mà trong lòng “thèm” có được tổ chức riêng của giới mình, không phải lủi thủi chơi một mình hoặc “chơi ké” với hội của các tỉnh, thành bạn. Ông Vũ Văn Sang cho biết, so với khu vực miền Nam thì Đồng Nai hiện rất mạnh về tiềm năng, nhân lực và thành tích trong ngành SVC. Nói về bon sai, người trong nghề không ai không biết đến các nghệ nhân: Trần Đình Thành (đã từng xuất bản tập sách giới thiệu về bon sai, đoạt giải thưởng Sách đẹp Việt Nam), Huỳnh Phước Thành… Về đá thì phải “ngả nón” trước nghệ nhân Châu Chí Hùng với vô số giải thưởng khu vực và quốc gia. Về chim thì các anh: Tiếng, Quang (Tân Mai), Nghĩa (Long Bình Tân)… lừng danh tại các hội thi chim hót khu vực phía Nam. Hay nhóm các anh: Hải, Phú, Mẫn thì nổi tiếng về gà kiểng, thường được mọi người tham vấn ý kiến qua trang web chúng tôi Còn về cá cảnh, vùng Tân Mai hiện là nguồn cung cấp rất lớn cho TP. Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ. Thế nhưng, có một thiệt thòi là các bộ môn này từ trước đến nay hoạt động riêng lẻ, chưa có sự nối kết để tạo thành thương hiệu mạnh. Vì thế, sau nhiều nỗ lực, đến nay Hội SVC Đồng Nai đã được ra đời trong niềm kỳ vọng của người trong giới, với mong mỏi Hội sẽ tập hợp được những tiềm năng riêng lẻ trước đây trở thành sức mạnh chung đưa ngành SVC địa phương vươn lên, khẳng định đẳng cấp của mình trong cả nước.

Hội Sinh Vật Cảnh Q. Bình Thạnh, Tp Hcm

Đặt điểm : Chim nầy tình cờ mình đi về bình dương gặp một người bạn mình ở cầu xéo bến súc ,có con chòe đất đã đi bẩy được chim rừng ,nên mình chia lại .nguồn gốc chim tây ninh long hoa,mình mua ngày 28 tháng 4 năm 2009 ,lúc đó chim đã được 1 năm tuổi ,đến nay là 4 mùa lông nhà.chim nầy được nuôi rất dễ tắm ,lồng lớn ,thức ăn chủ yếu là sâu tươi và bột chòe pha với tí sâu khô ,dế chó nhỏ ,tuần cho ăn cào cào một lần vì mua cào cào phải lệ thuộc có hay không cũng được ,kể cả lúc thay lông,chim nầy hót suốt từ lúc xong lông .hót từ tháng 7 đến nay vẩn hót tốt .chim rất hót hay giọng chim rừng ,than lâu lâu lại pha một ít giọng mi.không có giọng chim sâu .đi dợt nơi nào cũng hót ,rất thích nơi đông người không sợ xe cộ .để ngoài đường chim càng hót hay ,càng múa nhiều .chim nầy không chụp chim khác nhưng lại sung với chim sẻ ,không thích chim mái .nhờ mình có chim nầy mà mình dợt các con chim chuyền của mình mùa nầy học theo gần giống như hệt,chim nầy theo mình nuôi trong phòng cũng được nhưng phải mở đèn cho chim ăn 2 đến 3 ngày mới có dịp đem phơi nắng chim rất thích .theo như mình nuôi chim nầy ,thì chòe đất nuôi trong phòng máy lạnh vẫn hót như thường ,phải để 28 độ c ,không nên để lạnh quá chim sẽ bị ho ,từ ngày mình cho chim nầy vào lồng sơn ca cao nầy chim hót hay ra bộ và múa nhiều ,hót nhiều giọng hay ,mình có một số kiến thức về chim nầy chia sẻ cho anh em thích chơi chòe đất.

Chòe đất căng lửa xệ balo gà tre , đặc điểm em này 3 mùa gần đây mỗi khi em căng lửa quá thường xệ balo cả ngày nhìn rất thích và cảm thấy hài lòng về em nó.

Phần 1:

Phần 2:

Khai Mạc Hội Trưng Bày Sinh Vật Cảnh Lần Thứ 26

Trong không khí tưng bừng phấn khởi cùng cả nước chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2) và chuẩn bị đón tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc, sáng 20/1, tại Thành Cổ Sơn Tây, UBND thị xã tổ chức khai mạc Hội trưng bày sinh vật cảnh nghệ thuật xuân Canh Tý.

Đại biểu cắt băng khai mạc Hội trưng bày sinh vật cảnh

Hội trưng bày sinh vật cảnh xuân Canh Tý diễn ra khoảng 15 ngày (từ ngày 20/1 đến 3/2/2020). Đây là lần trưng bày sinh vật cảnh thường niên lần thứ 26 của thị xã được tổ chức vào mỗi dịp tết đến xuân về. Ban tổ chức đã lựa chọn và tập hợp được 559 tác phẩm tiêu biểu của các câu lạc bộ, chủ nhà vườn trong và ngoài thị xã. Trong thời gian diễn ra hội trưng bày sinh vật cảnh còn có hội thi tiếng hót chim chào mào, chim sơn ca, cũng như tiến hành tiếp thị, trao đổi, mua bán các sản phẩm, xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức cá nhân cùng nghề ở TP Hà Nội và các tỉnh bạn.

Đại biểu tham quan các tác phẩm nghệ thuật

Trưng bày sinh vật cảnh (SVC) hàng năm đã trở thành nét đẹp văn hóa tô đẹp thêm văn hóa xứ Đoài, cổ vũ, nhân rộng nhiều đối tượng theo nghề sinh vật cảnh góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho hiệu quả cao. Hội trưng bày SVC không chỉ là dịp để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi mà còn là dịp để những người yêu thích SVC tìm được những điều kỳ thú, học tập cách làm sáng tạo của nghệ nhân, là sân chơi lành mạnh, bổ ích để du khách gần, xa đến thưởng ngoạn, vui xuân. 

HOẢNG PHƯƠNG  – PHẠM HẢO

Hoàng Kim Phương

Hội Chim Cảnh Đồng Xoài, Bình Phước

Chấm thi Chòe lửa hót thị xã Đồng Xoài mở rộng lần thứ I năm 2011

– Tổ trọng tài gồm 05 người, trong đó 01 Tổ trưởng và 04 thành viên.

– Tất cả các lồng chim tham gia thi đấu phải được Ban tổ chức (BTC) cấp số. Những lồng chim không có số do BTC cấp sẽ bị loại ngay từ vòng đầu tiên.

– Các chủ chim tự treo lồng lên sào thi đấu trong khi áo lồng vẫn được trùm lại. Khi bắt đầu thi đấu, Tổ trọng tài sẽ đi mở áo lồng từng chú chim và thời gian thi đấu được tính từ khi hoàn tất việc mở áo lồng cho chú chim cuối cùng.

– Chim thi đấu hót tốt được đánh giá trên cơ sở 4 tiêu chí sau:

+Hình dáng: Thân hình cân đối; lông mượt, bóng; không có lỗi như: gãy đuôi, sút móng.

+Điệu bộ: Vừa hót vừa đánh đuôi, sàng cầu, hiếu động, không có lỗi như: Chụp lồng, lộn mèo.

+Giọng hót: Âm lượng lớn, rõ ràng, đa dạng, luyến láy.

+Sức bền: Hót đều, liên tục

Việc chấm thi được tiến hành qua 09 vòng thi đấu, mỗi vòng 15 phút, riêng vòng 1 thời gian thi đấu là 30 phút. Cụ thể như sau:

+ Vòng 7 (vòng chọn): Chọn 15 con được đánh giá là tốt nhất vào vòng sau. 15 con được chọn sau khi được công bố sẽ được Tổ trọng tài hạ lồng, trùm áo lồng cho chim nghỉ 10 phút trước khi cho thi đấu. Số còn lại không được chọn, chủ chim có trách nhiệm hạ lồng và mang ra khỏi sào thi đấu.

Tổ trọng tài tiến hành bốc thăm thứ tự mở áo lồng vào vị trí treo lồng cho từng con được chọn vào vòng xếp hạng.

Khi thời gian thi đấu bắt đầu, Tổ trọng tài sẽ tiến hành mở áo lồng, treo lên sào thi đấu theo đúng thứ tự và vị trí đã bốc thăm.

Tại vòng thi này, mỗi trọng tài sẽ được phát một phiếu chấm điểm theo thang điểm là 100 điểm (trong đó: Hình dáng: 25 điểm; điệu bộ: 25 điểm; giọng hót: 25 điểm; sức bền: 25 điểm).

Sau thời gian thi đấu, các trọng tài sẽ tiến hành chấm điểm cho từng con và gửi phiếu đã chấm điểm về cho Tổ trưởng tổ trọng tài để tổng hợp điểm. Vị trí xếp hạng sẽ được xếp theo thứ tự tổng điểm từ cao đến thấp cho các thứ hạng : nhất, nhì, ba và 02 hạng tư.

Bạn đang xem bài viết Hội Quán Sinh Vật Cảnh Đồng Nai: Mang Thiên Nhiên Vào Lòng Phố Thị trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!