Cập nhật thông tin chi tiết về Họa Mi Mắt Vàng Là Chim Gì, Ăn Gì, Hót Có Hay Không? mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Họa mi mắt vàng là chim gì?
Họa mi mắt vàng là một loài chim thuộc bộ Sẻ, nằm trong họ Lâm Oanh thuộc chi Chrysomma. Trước đây loài họa mi mắt vàng này được xếp trong họ Khướu, sinh sống ở bụi cây, cỏ ở miền nam Châu Á.
Giống chim họa mi mắt vàng phân bố ở phạm vi khá rộng. Bạn có thể gặp chúng ở nhiều nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Việt Nam… Tại Việt Nam, loài chim họa mi này phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và cao nguyên ở Đà Lạt.
Họa mi mắt vàng là giống chim có đôi mắt rất đặc biệt2. Kinh nghiệm nuôi họa mi mắt vàng
Để mua được một con chim họa mi mắt vàng hót hay, khỏe mạnh, công đoạn chọn giống là vô cùng quan trọng. Bạn nên ưu tiên chọn những con chim có đầu rắn, nghĩa là khi nhìn ngang thấy mỏ trên, trán, đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng. Lông của họa mi phải tơi xốp, mềm không rối xù. Chim họa mi không có giác mạc, mắt vàng.
Để có được chú chim họa mi mắt vàng khỏe mạnh quá trình chọn giống rất quan trọngTrong số những loại chim biết hót thì chim họa mi mắt vàng có thức ăn khá giản dị. Bạn chỉ cần cho chúng ăn cám bán sẵn, hoặc trộn gạo với trứng, thi thoảng bổ sung thức ăn tươi như cào cào, châu chấu. Chim họa mi mắt vàng ăn cũng không tốn nhiều. Mỗi ngày bạn chỉ cần cho một chén nhỏ là sẽ đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên đến giai đoạn trưởng thành, để chim khỏe mạnh, hót sung và căng lửa, bạn cần phải bổ sung thêm nhiều thức ăn nhiều dinh dưỡng, trái cây tươi, nhiều cào cào và châu chấu.
Lưu ý là trong quá trình nuôi chim họa mi mắt vàng, bạn không được thay đổi đột ngột thức ăn. Họa mi mắt vàng là loài chim rất dễ bị dị ứng với mùi vị thức ăn lạ, điều này dẫn đến việc bị suy dinh dưỡng, khiến cho chim chậm phát triển.
Chế độ dinh dưỡng cho chim phải đảm bảo, có như vậy chim mới sinh trưởng và phát triển tốtCũng giống như những loài chim khác, họa mi mắt vàng cần phải có một không gian sinh sống thoải mái, lý tưởng. Lồng chim thích hợp cho họa mi là khoảng 60 nan, đường kính đáy lồng khoảng 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn.
Sau mỗi lần tắm cho chim họa mi bạn cần phải vệ sinh lồng cho chúng. Quét hết phân và rác thải. Họa mi mắt vàng là loài yêu thích khí hậu lạnh nên không cần phải cho phơi nắng nhiều. Đặc biệt bạn không được để lồng chim ở nơi đón gió vì có thể chim sẽ bị chết đột ngột. Mỗi khi đi ngủ, bạn cần phải đậy kỹ lồng chim.
Lồng chim họa mi mắt vàng cần phải được vệ sinh thường xuyênĐể có được một chú chim họa mi mắt vàng hót hay, hót được nhiều giọng bạn cần phải cho chúng đi tập dượt nhiều. Với những chú chim mới học hót, khi mang đi tập bạn cần đậy kín lồng để cho chúng không bị hoảng loạn.
Nếu trường hợp bạn không thể cho chúng đi tập được thì có thể thu những tiếng hót của những con chim già, có giọng hay vào băng đĩa để cho họa mi mắt vàng học theo. Với trường hợp này bạn sẽ bỏ hết áo trùm lồng, treo chim lên cao để chim tập trung học và nhanh biết hót hay hơn.
Để chim hót được giọng hay cần kiên trì, có thời gian luyện tậpĐể có được một chú chim họa mi mắt vàng khỏe mạnh, có giọng hót hay cần phải có thời gian chăm sóc, kiên trì luyện tập. Họa mi mắt vàng cũng khá thuần, bạn yên tâm là sẽ không tốn quá nhiều công chăm sóc. Hy vọng rằng, với những kinh nghiệm mà Yêu Chim chia sẻ ở trên bạn sẽ nuôi được một chú họa mi mắt vàng đẹp và hót hay nhất.
Chim Họa Mi Là Chim Gì, Ăn Gì, Giá Bao Nhiêu, Hót Hay Không?
Chia sẻ chim họa mi ăn gì, giá bao nhiêu tiền và những cách chăm sóc chim họa mi đúng kỹ thuật.
Nuôi chim cảnh hiện nay đang là thú vui của rất nhiều người. Trong số các loài chim phổ biến hiện nay, chim họa mi hiện đang là loài chim được yêu thích và nuôi khá phổ biến. Loài chim này không chỉ có giọng hót hay mà còn rất tinh nghịch, cũng bởi thế, nhiều người yêu thích.
Chim Họa mi là giống chim có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng sinh sống chủ yếu ở những khu rừng xanh. Tại Việt Nam, loài chim họa mi này tập trung chủ yếu số ở các vùng Lai Châu, Sơn La hay các tỉnh Lạng Sơn. Đặc tính của chim họa mi là yêu thích sống ở những vùng có khí hậu mát mẻ, trong lành.
Chim họa mi có kích thước nhỏ, lông của chúng có màu nâu sẫm. Tại phần ngực là bụng có màu vàng xen lẫn với vài lông nâu. Mỏ và chân chim họa mi thường có màu nâu hoặc nâu nhạt. Mắt của những chú chim họa mi có một dải trắng nhỏ bao quanh. Dải trắng này sẽ kéo dài ra sau hơn 1cm. Nhìn chung, bề ngoài của chim không quá xuất sắc nhưng đổi lại giọng hót của chúng rất hay, chim họa mi kêu lảnh lót, vang trời nên rất vui tai. Cũng bởi lẽ đó, nhiều người đã chọn nuôi chim họa mi chứ không phải là loài khác.
Họa mi hiện đang là giống chim được nuôi rất nhiều2. Chim họa mi giá bao nhiêu?
Hiện nay, giá bán những chú chim họa mi non sẽ có giá động từ 150 – 250.000 VNĐ/con. Với những chú họa mi mái đã qua 2 mùa thay lông, bộ lông đẹp, có độ quyến rũ cao thì mức giá sẽ cao hơn, ở khoảng 1 đến 1,5 triệu. Còn đối với những chú chim trống, dáng to, đã mọc đủ lông, ăn được tấm trộn thì giá sẽ khoảng từ 350 – 400 nghìn/con.
3. Kỹ thuật nuôi chim họa mi chuẩn nhất
Việc mua lồng chim khá quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chim. Cụ thể lồng chim nên có khoảng tầm 60 nan là hợp lý. Trong quá trình nuôi dưỡng bạn nên nhớ vệ sinh lồng thường xuyên để chim có được môi trường sống tốt, đảm bảo sức khỏe.
Đặc điểm của chim họa mi là loài ưa khí hậu mát mẻ, nên bạn không cần phải cho chúng phơi nắng nhiều. Tuy nhiên cũng không nên cho chúng ra gió, tốt nhất khi đi ngủ bạn nên đậy kín áo lồng lại.
Chim họa mi ăn gì tốt nhất? Loại thức ăn thông thường phù hợp với chim họa mi là cám trộn trứng hoặc ngô với trứng. Bạn có thể kết hợp cho chim ăn cám và lòng đỏ trứng gà theo tỷ lệ 3 – 4. Trong giai đoạn thay lông cho chim bạn phải hết sức chú ý, vì chim cần năng lượng để duy trì sự sống nên bạn bổ sung thêm mồi tươi cho chúng. Một số loại mồi tươi mà chim thích ăn như: Châu chấu, dế…
Chế độ dinh dưỡng cho họa mi phải thật cân bằng và hợp lýVới những chú họa mi không biết ăn mồi tươi, bạn nên tập cho chúng ăn. Bởi trong mồi tươi có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho chim. Lưu ý đối với loài chim họa mi này bạn không cho ăn sâu quy bởi lông của chim sẽ bị quăn và xoắn.
Một số lưu ý bạn nên biết trong quá trình cho chim họa mi ăn là:
Không đột ngột thay đổi thức ăn của chúng, làm như thế chim sẽ bị dị ứng, sẽ bỏ ăn. Điều này làm gián đoạn quá trình sinh trưởng và phát triển của chim.
Thức ăn phải tuyệt đối sạch sẽ, không nấm mốc
Nước uống cho chim phải lấy từ nguồn sạch sẽ, không bị nhiễm bẩn. Không cho chim dùng nước thừa từ hôm trước.
Chim họa mi không hợp với thức ăn mặn
Khi cho ăn nên thêm các loại côn trùng tươi sống.
Với những chú chim họa mi mới bắt về nuôi, bạn không nên tắm ngay vì như thế chim sẽ rất hoảng loạn. Lúc nào chim đã quen giọng nói của bạn thì mới bắt đầu tắm cho chim, ban đầu nên tắm ở những nơi hạn chế người qua lại, như vậy họa mi sẽ cảm thấy tự nhiên nhất.
Họa mi cũng rất thích tắm, nên bạn có thể thường xuyên tắm cho chúngMuốn cho họa mi có giọng hót căng lửa thì bạn phải cho chúng đi dượt. Khi được va chạm nhiều chim sẽ hót hay lên, hót được nhiều loại giọng. Với những chú chim mới nuôi, bạn nên tìm đến những chú chim có giọng hót hay để chúng bắt chước. Trường hợp bạn không có nhiều thời gian cho chúng đi được thì có thể cho chúng nghe bằng tiếng chim được thu lại.
Nếu bạn muốn giọng hót của họa mi được cao, thánh thót thì bạn sẽ sẽ chim làm quen với việc lồng không có áo. Sau khi treo lên cao, thoáng và yên tĩnh thì giọng hót của họa mi sẽ rất vang. Khi nuôi chim họa mi nếu bạn không chịu tập tành thì chim sẽ không thể hót hay được.
Chim Sơn Ca Là Chim Gì, Ăn Gì, Hót Hay Không, Giá Bao Nhiêu?
Chim sơn ca là loài chim có khá nhiều ở nước ta. Đây là loài chim quý, xuất hiện ở khá nhiều vùng miền. Đặc tính của loài chim này là sống theo bầy đàn, chủ yếu sinh sống ở vùng núi, ruộng rẫy.
Chim sơn ca có ngoại hình nhỏ, kích thước chỉ bằng chim sẻ. Mỏ của chim có hình chóp. Cánh dài và nhọn. Bộ lông có màu xỉn, thường là nâu, vàng nhạt, nâu hung. Đặc điểm này giúp cho chim có thể dễ dàng lẩn trốn trong đất khô. Sơn ca có chân nhỏ, cạnh sau tròn, các vuốt chân giúp cho chim thích nghi được với môi trường sống trên mặt đất.
Chim sơn ca thường chỉ đi chứ không nhảy, chúng sinh hoạt chủ yếu dưới mặt đất. Trong tự nhiên loài chim này thường hót vào chiều mát.
Sơn ca là loài chim khá phổ biến ở Việt NamII. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim sơn ca
Để có được một chú chim sơn ca khỏe mạnh cần phải có được kỹ thuật nuôi đúng. Nhìn chung cách nuôi sơn ca cũng không quá nhiều khác biệt so với nhiều loài chim khác, nhưng bạn cần phải đảm bảo được các yếu tố quan trọng.
Lồng ở cho chim sơn ca phải là lồng cao, chắc chắn. Trung bình lồng cao 1.2m. Nếu chim đã trưởng thành, hót hay rồi thì nên chọn lồng cao hơn một chút. Trong lồng phải có đủ khay đựng nước và thức ăn cho chim. Khi mới bắt chim về bạn cần phải đậy chùm khăn vào buổi tối, để chim khi ngủ không bị hoảng loạn.
Để chim sơn ca có được môi trường sống tốt khi chọn lồng chim bạn phải hết sức lưu ýChế độ dinh dưỡng cho sơn ca vô cùng quan trọng. Ngoài tự nhiên, chim sơn ca thường ăn côn trùng như sâu bọ, gián, dế, các hạt cỏ, hạt thực động vật. Khi nuôi nhốt trong lồng chúng ta sẽ cho sơn ca ăn các thức ăn như cám cò, cám gà, cám trứng. Ngoài ra, bạn cũng bổ sung thêm thức ăn tươi như sâu bọ, gián, dế…Thi thoảng bạn cũng có thể cho chúng ăn rau củ quả tươi.
Trong thời gian chim non mới bắt về bạn cần phải ổn định thức ăn cho chim. Bạn nên tránh việc thiếu quan tâm bỏ mặc bữa ăn của chim. Số lượng ăn cũng vừa phải, bạn sẽ tăng số lượng dần dần.
Khi lựa chọn cám, bạn nên chọn cám có thành phần chất xơ, như vậy sẽ giúp cho sơn ca tiêu hóa dễ dàng hơn.
Ngoài thức ăn, nước uống cũng rất quan trọng đối với sơn ca. Bạn thay nước sạch cho chim mỗi ngày. Chú ý không nên cho chim uống nước thừa.
Bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho sơn ca có như vậy chim mới khỏe mạnh, hót hay3. Kỹ thuật chăm sóc sơn ca
Để kỹ thuật nuôi sơn ca thành công, quá trình chăm sóc cực kỳ quan trọng. Đặc tính của chim sơn ca là sợ tối, do đó mỗi buổi sáng bạn nên cho chim tắm nắng khoảng 2 đến 3 tiếng rồi mới mang treo vào chỗ mát. Đến thời điểm chim thay lông vào buổi tối bạn cũng không cần phải trùm áo lồng. Trong 1 tuần bạn nên bắt chúng ra để rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối, dọn móng cho chúng nếu như quá dài.
Chim sơn ca khá hay bị đi ngoài. Nguyên nhân có nhiều lý do, có thể là do cám mốc, hoặc trong cám có quá nhiều chất đạm khiến cho chim không tiêu hóa hết. Do đó, chế độ dinh dưỡng của chim bạn phải thật chú ý, không để thức ăn bị tồn, chim ăn lại rất dễ bị tiêu chảy.
Để sơn ca hót hay cần phải trải qua một quá trình nuôi, chăm sóc và huấn luyện kỳ công. Những chú chim sơn ca hót hay phải trải qua một mùa thay lông, do đó có thể mất vài tháng chúng mới hót. Để chim nhanh bạo dạn, bạn sẽ đưa sơn ca đi đến các câu lạc bộ chim để chúng học tiếng hót của những con cùng loài. Ngoài ra, hằng ngày bạn cũng nên bật đĩa thu tiếng hót của chim để chim học và luyện theo.
Để chim hót hay bạn cần phải quan tâm đến quá trình chăm sóc mỗi ngàyMức giá bán chim sơn ca hiện nay khá đa dạng. Giá thành sẽ được đánh giá thông qua giọng hót của mỗi con. Thông thường trung bình giá bán của một chú chim sơn ca sẽ là khoảng 300.000 VNĐ. Ở miền Nam, giá bán có thể rẻ hơn khoảng 200.000 VNĐ.
Chim Chìa Vôi Ăn Gì? Hót Có Hay Không? Đặt Bẫy Thế Nào
Chim chìa vôi là loài có môi trường sống rộng rãi. Ở hầu hết các quốc gia đều có sự xuất hiện của loài chim này. Tuy nhiên, hiểu rõ về chúng thì không có quá nhiều người biết. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ những thông tin thú vị về loài chim này.
Chìa vôi, loài chim có sức sống mãnh liệt có thể thích nghi với mọi điều kiện và hoàn cảnh sống.
Loài chim này là biểu tượng của đất nước Latvia và là giống chim cảnh được rất nhiều người yêu thích.
Loài chim này được nhà thực vật học Linnaeus miêu tả và đặt tên vào năm 1758.
Giống chim này là loài chim bản địa của vùng lục địa châu Âu, châu Á và khu vực Bắc Phi. Ngày nay, chúng được nhân rộng ra rất nhiều nơi ở trên thế giới.
Chim chìa vôi là loài chim có kích cỡ trung bình, hình dáng uyển chuyển và thanh mảnh. Loài chim này khi trưởng thành thường có chiều dài cơ thể khoảng 15 – 21cm.
Phần đuôi của chúng dài bằng 1 nửa chiều dài cơ thể, liên tục chuyển động.
Đầu của chim chìa vôi khá nhỏ, phần trên đỉnh đầu tròn và hơi thuôn về phía cổ.
Đôi mắt của chim khá nhỏ và đen nhánh.
Mỏ nhọn, dài và rất cứng.
Cổ của chim chìa vôi khá nhỏ, dài nối liền giữa phần đầu và thân.
Lưng của chúng thẳng, ngực nở lớn.
Đôi chân nhỏ và vô cùng chắc.
Bao bọc đôi chân là lớp da sần sùi hình vảy cá, ngón chân nhỏ có móng vô cùng sắc nhọn.
Đuôi của chim ngắn và khá nhọn.
Lông đầu, cổ, ngực và bụng là lớp lông vũ rất mềm và mượt. Lớp lông lưng, cánh và đuôi rất dài, cứng và bóng.
Lớp lông này của chúng có phủ 1 lớp dầu bóng – điều này giúp chúng khi đi mưa không bị nước ngấm vào bên trong cơ thể.
Sở dĩ loài chim này được yêu thích là vì ngoại hình thanh mảnh, nhẹ nhàng và vô cùng uyển chuyển.
Hơn thế nữa, loài chim này còn có chất giọng rất trong trẻo và rất dễ nghe.
Chim chìa vôi là loài sống chung thủy, trong suốt quãng đời chúng chỉ kết đôi một lần (tức là chỉ có 1 vợ và 1 chồng).
Mùa sinh sản của loài chim này bắt đầu từ tháng 4 – 8 dương lịch hàng năm.
Khi đến mùa sinh sản, cả chim đực và chim cái sẽ cùng xây dựng tổ.
Tổ của chúng thường được làm trong các hốc đá nhỏ, các lỗ hang đá, gầm cầu, tòa nhà có người sinh sống.
Một lần sinh sản, chim cái có thể đẻ được từ 3 – 8 quả.
Trứng của chim có màu trắng ngà, ở một vài quả có chấm nâu nhỏ li ti.
Khi trứng được đẻ ra, chim đực và cái cùng có nghĩa vụ ấp trứng và chăm sóc con non trong vòng 2 tuần tuổi. Thời gian trứng nở vào khoảng 12 – 16 ngày.
Loài chim chìa vôi thường sống thành cặp ở khu vực đông dân cư, khu vực ao hồ – sông – suối nơi có nguồn thức ăn và nước uống dồi dào.
Loài chim này có địa bàn phân bố khá rộng rãi. Chúng sinh sống trải dọc từ khu vực châu Âu sang châu Á
Tại nước ta, loài chim này được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh thành, nhiều nhất là vùng đồng bằng bắc bộ và nam trung bộ.
Dựa vào đặc điểm màu sắc của loài, chúng ta có thể chia làm 2 loại:
Bộ lông của chúng là sự kết hợp của màu trắng, đen và xám – màu trắng là màu chủ đạo. Khuôn mặt, bụng, ngực và một số phần lông cánh và đuôi của chim có màu trắng.
Màu lông đầu, cổ và lông giữa của đuôi có màu đen. Màu lông lưng gần gáy có màu xám trắng.
bộ lông của loài này chỉ có 2 màu là đen và trắng – màu đen chiếm tỷ lệ lớn toàn bộ cơ thể của chúng.
Toàn bộ phần đầu, lưng, lớp lông cánh phía trên, lớp trên của lông đuôi có màu đen nhánh. Phần bụng, ngực, lớp dưới cánh và đuôi có màu trắng tinh.
Chuẩn bị 1 chú chim chìa vôi hót, các loại hạt và một chiếc bẫy lưới.
Lựa chọn địa điểm xuất hiện nhiều chim chìa vôi để đặt lồng bẫy.
Chim mồi phải được nhốt ở trong lồng, xung quanh chuồng phải giăng lưới mắt cá.
Khi những chú chim bên ngoài bị thu hút sẽ dễ bị mắc chân vào lưới.
Chim chìa vôi là loài dễ sống, nhưng chúng cũng khá nhút nhát. Chính vì thế, khi nuôi chim các bạn cần tìm hiểu rõ tính cách và chăm sóc chúng như thế nào?
Chim chìa vôi thường là được bẫy ở trong tự nhiên, cho nên chúng thường khá nhút nhát và sợ nhìn thấy người.
Hơn nữa, khi cho chúng vào chuồng các bạn nên che kín vải, dần dần mới mở ra để chúng tiếp xúc với con người từ từ.
Nếu như các bạn quá vội vàng, chú chim có thể bỏ ăn và chết.
Lồng nuôi chim phải được làm bằng tre hoặc mây, không cần quá rộng rãi. Bên trong chuồng phải có cốc uống nước, cốc ăn hạt và cốc ăn côn trùng riêng.
Chuồng nuôi phải có vải nhung tối để che.
Khi sống trong môi trường nuôi nhốt, người nuôi thường cho chìa vôi ăn các loài côn trùng và sâu bọ (châu chấu – cào cào – dế bỏ chân, sâu xanh, sâu gạo…).
Để chim tăng trưởng nhanh về kích thước, người nuôi còn cho chúng ăn thêm bột đậu phộng hoặc hạt kê trộn với lòng đỏ trứng gà.
Chim chìa vôi rất thích tắm, chính vì vậy các bạn thường xuyên tắm cho chúng bằng nước ấm và những ngày trời ấm.
Nên tắm 1 tuần 1 lần cho chim vào mùa hè, mùa đông có thể 1 tháng tắm 1 lần (mùa đông khi tắm xong các bạn phải sấy khô để chúng không bị cảm lạnh).
Thường xuyên tắm cho chim giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn, loại bỏ được ký sinh trùng có hại trên lông của chúng.
Chim chìa vôi vốn dĩ đã có khả năng hót hay, tuy nhiên để cao và trong cần được huấn luyện và có thời gian.
Sau khi thuần hóa chim thành công, các bạn tiến hành dạy chim hót từ khi còn nhỏ.
Hàng ngày, mỗi buổi sáng sớm các bạn cho chúng nghe những điệu chim hót trong video, điều này giúp kích thích khả năng phản xạ của chúng.
Để huấn luyện 1 chú chim chìa vôi hót hay cần khoảng thời gian là 6 – 7 tháng tập luyện.
Chính vì thời gian dài, nên người nuôi chim cần có sự kiên nhẫn, mới có thể huấn luyện được một chú chim chìa vôi đẹp và hót hay.
Chim chìa vôi là dòng chim cảnh khá phổ biến ở nước ta. Chính vì vậy, việc mua 1 chú chim chìa vôi là khá dễ dàng.
Chim càng hót hay thì mức giá của chúng càng cao. Thông thường, 1 chú chìa vôi có mức giá dao động từ 500.000 – 3.000.000 đồng/con.
Hiện nay, việc tìm mua chim Chia Vôi tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần ra các cửa hàng chuyên buôn bán chim cảnh là có thể dễ dàng mua được.
Tuy nhiên, nên tham khảo nhiều đơn vị để tìm được chú chim ưng ý nhất cả về hình dáng dẫn tính cách.
Chim chìa vôi là loài chim đẹp và có tiếng hót rất hay. Chính vì vậy, trước khi có ý định nuôi một chú chim, người nuôi nên tìm hiểu đầy đủ về đặc tính, cách chăm sóc và huấn luyện chúng đầy đủ và chính xác nhất.
Bạn đang xem bài viết Họa Mi Mắt Vàng Là Chim Gì, Ăn Gì, Hót Có Hay Không? trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!