Cập nhật thông tin chi tiết về Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Yến Trong Nhà Theo Kỹ Thuật Tiên Tiến mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Th.S Nguyễn Trọng Lực, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ (UDCGCN) tỉnh vừa báo cáo kết quả thực hiện dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhà nuôi chim yến và quy hoạch vùng, làng nghề nuôi chim yến tại Phú Yên”. Dự án vừa kết thúc trong tháng 9/2017, gồm có 4 mô hình nuôi chim yến áp dụng kỹ thuật tiên tiến, cho hiệu quả cao lần đầu tiên được cơ quan có chuyên môn phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa (gọi tắt là Công ty Yến sào Khánh Hòa) khảo sát, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến
Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để nuôi chim yến đảo thiên nhiên và trong nhà. Trước hiện trạng người dân phát triển xây dựng nhà yến mang tính tự phát, tự làm, không nắm vững kỹ thuật và không mang lại hiệu quả kinh tế, công ty đã cùng với Trung tâm UDCGCN chuyển giao kỹ thuật nuôi chim yến tiên tiến, giúp các hộ nuôi yến đạt hiệu quả cao.
Trước khi lựa chọn vị trí hộ tham gia mô hình, Trung tâm UDCGCN và Công ty Yến sào Khánh Hòa đã điều tra tổng thể vùng có khả năng nuôi chim yến để lựa chọn các hộ đăng ký trong vùng có tiềm năng và tiềm lực kinh tế. Qua quá trình khảo sát thực tế từ tháng 8-9/2014 về điều kiện tự nhiên khí hậu, vùng kiếm ăn của chim, đường bay kiếm ăn hàng ngày, sự phân bố nhà yến hiện hữu… Công ty Yến sào Khánh Hòa đã đề xuất các khu vực, vị trí được xếp vào thứ tự các vùng ưu tiên để việc xây nhà yến cho hiệu quả cao nhất và chọn 4 hộ tham gia mô hình có các điều kiện như: nằm trên đường chim bay, gần khu kiếm ăn thường xuyên của chim yến, có đồng ruộng và dọc các dòng sông lớn…
Bên cạnh việc chọn vị trí xây dựng và môi trường phù hợp để đàn chim yến phát triển, đơn vị tư vấn còn xác định diện tích xây dựng nhà yến để đạt hiệu quả kinh tế; thiết kế điều kiện kỹ thuật, lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ chuyên dụng cho nhà yến do chính Công ty Yến sào Khánh Hòa nghiên cứu chế tạo như: hệ thống giá tổ bằng gỗ cho chim, hệ thống âm thanh dẫn dụ chim yến, hệ thống phun sương và các hợp chất dẫn dụ tạo mùi bầy đàn cho nhà yến. Các trang thiết bị này được lắp đặt theo quy trình và tạo môi trường thuận lợi tối ưu cho sự phát triển của chim yến.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà yến, phía cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cơ quan chuyển giao công nghệ (Công ty Yến sào Khánh Hòa) và hộ tham gia mô hình vận hành, theo dõi nhà yến. Mỗi mô hình dự án, trung tâm cử 1 cán bộ kỹ thuật giám sát, theo dõi và định kỳ, cơ quan chủ trì cùng với chủ nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung công việc của dự án.
Kết quả khả quan
Chúng tôi đến nhà yến của ông Phạm Huỳnh Nam (thôn Phú Vang, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa) vào một buổi trưa nắng gay gắt, cũng là thời điểm nhiều chim bay ra khỏi tổ để đi kiếm ăn. Nhà yến của ông Phạm Huỳnh Nam được xây dựng từ tháng 8/2015, với diện tích nuôi 400m 2 và đi vào hoạt động không lâu sau đó. Để tạo môi trường sinh thái phù hợp cho sự phát triển đàn yến, ông Nam đã trồng các loại cây xanh như chuối, mãng cầu, cỏ, cây keo lai và xây hồ nước… xung quanh khu vực nhà yến. Khi điều kiện sống được chuẩn bị kỹ lưỡng, phía đơn vị chuyển giao công nghệ đã di đàn chim yến ấp nở nhân tạo vào nhà yến 3 đợt với số lượng 183 con. Sau khi di đàn 2 tháng, chim yến đã ở và bắt đầu làm tổ và sau 24 tháng, đã xây được 97 tổ. Trong đó, nhiều tổ chim bắt đầu làm lớp tổ thứ 2 trên lớp tổ cũ. Các tổ yến này bắt đầu khai thác được khi chim không còn sử dụng tổ để sinh sản hoặc sau khi chim con đã bay hết.
Với sự nỗ lực của cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ và các hộ dân, sau hai năm hoạt động, các nhà yến đều có chim ở lại sinh sống và sinh sản. Số lượng tổ đạt được từ 15-97 tổ/nhà, lượng chim từ 50-300 con/nhà. Trong đó, có 2 nhà yến được đánh giá số lượng chim yến phát triển nhanh; hai nhà yến còn lại mức độ phát triển ở mức trung bình. Dự án đã đạt, vượt quy mô và số lượng thuyết minh phê duyệt.
Theo ông Nguyễn Trọng Lực, hiện tại chưa đánh giá hiệu quả kinh tế nhưng đến khi mô hình phát triển ổn định thì mỗi năm 1 cặp chim yến có thể làm tổ, đẻ trứng từ 3-4 đợt, các chú chim non sau này lớn lên thường tìm về nơi sinh ra để làm tổ. Vì vậy, sau khi xây nhà yến, cần 1-2 năm để gầy dựng đàn yến và phải chờ 3-5 năm sau, khi đàn chim yến phát triển tốt thì mới mang lại lợi nhuận. Theo kết quả điều tra khảo sát, nếu nuôi chim yến thành công, chỉ khoảng 5-7 năm là có thể thu hồi vốn.
Nhận xét về ý nghĩa mà dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhà nuôi chim yến và quy hoạch vùng, làng nghề nuôi chim yến tại Phú Yên” mang lại, bà Đặng Thị Thủy, Giám đốc Trung tâm UDCGCN cho rằng, nuôi chim yến lấy tổ đóng góp vào nguồn thu ngân sách cho nền kinh tế của tỉnh nhà, mở thêm hướng mới cho phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Phú Yên, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ở địa phương và góp phần đa dạng hóa vật nuôi, tạo ra thêm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân.
Những Mô Hình Nuôi Chim Yến Trong Nhà Hiệu Quả Nhất 2022
Mô hình nuôi yến trong nhà
Đây là mô hình nuôi yến khá phổ biến hiện nay và được nhiều người lựa chọn. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này giúp người dân thu được lợi nhuận kinh tế cao hơn mong đợi.
chủ đề của bài là bạn gt top 10 mô hình nuôi chim yến trong nhà hiệu quả.
Mô hình nhà nuôi chim yến 2 tầng
Mô hình nuôi yến trong nhà 2 tầng là mô hình khá mới hiện nay, cho phép bạn có thể nuôi được số lượng yến lớn hơn. Mô hình này được thiết kế có 2 tầng nhà, ngăn phòng cùng một tầng nhỏ nhô lên mô tả theo chuồng yến tự nhiên để chim yến có thể bay lượn và tự quay về.
Tập quán quen thuộc của chim yến chính là không đậu ở bất cứ đấu ngoại trừ tổ của nó. Vì vậy, cho dù chúng kiếm ăn ở bất cứ đâu cũng sẽ quay trở về tổ của mình. Việc lựa chọn nuôi yến trong nhà với mô hình nhà 2 tầng là sự lựa chọn tối ưu mà không tối quá nhiều chi phí. Hơn nữa, việc hao hụt về số lượng cũng không hề diễn ra, hoặc nếu có cũng rất ít.
Đặc điểm xây dựng mô hình nuôi chim yến
Đặc điểm xây dựng mô hình nuôi chim yến trong nhà rất quan trọng. Các bạn nên chú ý đến những yếu tố sau:
Kết cấu và kích thước nhà nuôi yến
Đây là một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng mô hình nhà yến, điều này quyết định việc chim yến sẽ quay về tổ và khả năng lấy được tổ yến, chế biến thành phẩm. Kết cấu và kích thước như sau:
Nhà nuôi yến nên được xây dựng bằng bê tông, cốt thép, mái đổ bê tông và tường gạch nên xây tường 20cm thay vì tường 10cm để đảm bảo độ kiên cố.
Tường và mái lợp nên sử dụng tôn cách nhiệt, tránh trường hợp thời tiết khắc nghiệt làm chết yến.
Kích thước nhà nuôi nên dao động từ 5m x 20m là thấp nhất, kích thước lý tưởng là 8m x 20m và tối thiểu là 4m x 10m. Nếu không tuân thủ theo đúng kích thước này việc nuôi yến sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Môi trường lý tưởng cho chim yến sinh trưởng và phát triển là 28 – 29 độ. Trong nhiệt độ này, chim yến sẽ sản sinh số lượng tổ yến lớn hơn rất nhiều.
Độ ẩm thích hợp thường là từ 75% – 80%. Độ ẩm này không nên quá lớn, vượt quá ngưỡng 80%, cũng không được quá thấp, dưới 70%.
Ánh sáng thích hợp từ 0.02 – 0.10 lux lý tưởng cho chim yến phát triển.
Trong mô hình này, các bạn cần trang bị hệ thống thông hơi và thoáng khí. Điều này thích hợp cho chim yến phát triển và không gây bí nhà nuôi yến.
Hiện nay, môi hình nuôi chim yến trong nhà đang là mô hình phổ biến và đạt hiệu quả kinh tế cao. Áp dụng xây dựng và nuôi yến theo mô hình này, các bạn sẽ thu được sản lượng tổ yến có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, hãy áp dụng những kỹ thuật công nghệ khoa học tiên tiến nhất để có thể định hướng phát triển nghề nuôi yến bền vững.
Khởi Nghiệp Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Chim Trĩ Thương Phẩm
Chim trĩ có đặc điểm rất riêng. Có bộ đuôi dài và nhỏ, bộ lông có nhiều màu sắc đẹp, cơ thể của nó được tạo nên bởi những màu sắc khác nhau, rất đẹp mắt. Chính vì vậy, từ lâu, chim trĩ được coi là loài chim đẹp trong tự nhiên và là chim cảnh hấp dẫn. Ngoài việc nuôi làm thương phẩm, chim trĩ còn được nuôi làm cảnh, có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao.
Tại xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc, anh Dương Văn Sang là người tiên phong nuôi chim trĩ thương phẩm và đã thành công với mô hình này. Nhờ nuôi theo kiểu “cuốn chiếu”, mỗi tháng trại nuôi chim trĩ của anh Sang xuất bán ra thị trường khoảng 150 chim thịt. Sau khi trừ chi phí anh có lãi trên 10 triệu đồng.
Mô hình nuôi chim trĩ của anh Dương Văn Sang, xã Thạnh Ngãi, Mỏ Cày Bắc
Anh Sang bắt đầu nuôi chim trĩ khoảng 02 năm nay. Anh tự tìm tòi học hỏi trên mạng về cách nuôi, anh Sang đến tận Vĩnh Long để mua con giống. Lúc đầu anh mua 200 con với giá 50.000/con. Với kinh nghiệm trên 10 năm nuôi gà thả vườn, anh Sang áp dụng vào nuôi chim trĩ và đã đạt hiệu quả. Vụ đầu tiên, anh Sang lợi nhuận rất cao. Mỗi con bán từ 250.00 – 260.000 đồng. Thấy hiệu quả hơn nuôi gà thả vườn lại nhẹ công chăm sóc, ít tốn thức ăn, anh Sang quyết định tăng số lượng đàn. Hiện nay, anh nuôi từ 400 – 500 con. Anh Sang cho biết: nuôi chim trĩ cũng giống như nuôi gà thả vườn. Phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng các loại bệnh như gà. Tuy nhiên, người nuôi nhẹ công chăm sóc hơn nuôi gà thả vườn.
Nuôi chim trĩ phải làm chuồng chắc chắn, phía trên nóc phải vừng kín để chim không bay ra ngoài. Mỗi chuồng nuôi có diện tích khoảng 40 m 2, anh thả nuôi khoảng 150 con. Thức ăn thì cho ăn thức ăn của gà, uống nước, bổ sung thêm cỏ, thân cây chuối để chim có đủ lông, đẹp. Sau hai vụ nuôi, anh để chuồng trống cách vụ, xử lý môi trường để trách dịch bệnh. Theo anh Sang, chim trĩ dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, thức ăn thì chỉ bằng một nữa so với nuôi gà thả vườn. Chim có sức đề kháng mạnh nên rất ít khi mắc bệnh, nếu có cũng chủ yếu là bệnh phổi, bệnh Ecoli và cũng dễ điều trị.
Nuôi chim trĩ thương phẩm thời gian từ 4 – 4,5 tháng là đạt trọng lượng từ 1 – 1,2 kg đối với con mái và từ 1,4- 1,5kg đối với con trống. Giá chim thịt hiện nay khoảng 140.000/kg được thương lái tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đến tận nhà để thu mua. Ngoài nuôi thương phẩm, anh Sang còn nuôi chim giống. Khi chim được khoảng 3 tháng, anh bắt đầu tách mái nuôi riêng để lấy trứng. Chuồng nuôi chim đẻ trứng để với tỷ lệ 4 con mái, 1 con trống. Chim trĩ đẻ trứng theo mùa, kéo dài khoảng 6 tháng từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau. Nhưng chim đẻ đạt nhất từ tháng 1 đến tháng 5. Khi đó, tỷ lệ ấp nở đạt từ 80% trở lên.
Anh Sang cho biết, hiện nay, mỗi tháng anh ra một vụ chim thịt khoảng 150 con với giá khoảng 140.000/kg. Chim con, anh bán với giá 50.000/cặp. Trừ đi chi phí, anh còn lãi hơn 10 triệu đồng/tháng. So với nuôi gà thả vườn thì lợi hơn rất nhiều.
Hiện nay, tại ấp Chợ Mới, xã Thạnh Ngãi, đã có 10 hộ nhân rộng mô hình này. Bước đầu cho thấy chim trĩ tương đối thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu địa phương, tỷ lệ sống, tăng trọng tương đối cao. Giá chim thương phẩm luôn giữ ở mức cao và người nuôi có lãi. Mô hình là một lựa chọn mới cho người dân huyện trong việc phát triển kinh tế gia đình góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế địa phương.
Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Trong Nhà
Lắp đặt các trang thiết bị cần thiết.
Bảo vệ yến khỏi các yếu tố xâm hại, dịch hại.
Kỹ thuật quản lý, thu hoạch tổ
Để quyết định đến sự thành công của nhà yến chúng tôi đã không ngừng học hỏi, đúc kết nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi yến trong nhà tốt nhất từ các chuyên gia có nhiều trong nghành. Trong đó quan trọng nhất trong kỹ thuật về nhà yến là 4 nhân tố sau đây:
Vị trí nhà trong kỹ thuật nuôi yến
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong 4 nhân tố để xây dựng nhà yên đạt hiệu quả. Bạn cần xem xét lượng chim có đủ lớn hay không để chọn vị trí nhà thích hợp. Thông thường mỗi ngày khoảng 5h chiều, chim yến sẽ bay về tổ lúc đó bạn có thể xem số lượng chim ở khu vực đó. Theo phân tích nếu số lượng này phải trên 250 con thì việc đầu tư vào kỹ thuật nuôi yến sẽ mang lại hiệu quả cao. Việc này có thể dùng máy thử chim chuyên dụng để thử cho kết quả sớm hơn nhưng phải được sự đánh giá của chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để có thể đánh giá được lượng chim đảm bảo cho thành công và một số yếu tố để thiết kế xây dựng nhà yến đúng kĩ thuật sau này. Điều này rất quan trọng cho một dự án nhà yến
Thiết kế nhà nuôi yến đúng kỹ thuật
Một nhà nuôi yến có không gian vừa phải, tối thiểu là 100m2 sàn và có nhiều tầng , sàn của mỗi tầng càng lớn lý tưởng chim yến có thể lượn dễ dàng và mang lại cho ta năng suất tổ yến rất cao, trung bình 10m2/1kg/tháng. Mỗi tầng có chiều cao trung bình là 3m – 4,5m. Tùy thuộc vào biên độ nhiệt của mỗi vùng mà chiều cao mỗi tầng có thể thay đổi khác nhau. Nhiệt độ vùng từ Bắc Đèo Hải Vân trở ra sẽ có thiết kế khác so với từ Đà Nẵng trở vào trong Nam. Đặc biệt là nhà nuôi yến phải cao hơn cây cối xung quanh nhà để tránh việc chắn đường chim bay về.
Các vách ngăn trong nhà yến cũng cần thiết để sau khi chim yến bị dẫn dụ bởi âm thanh bên trong nhà nuôi mà nó muốn bỏ đi thì cũng khó tìm được lối ra ngoài.
Khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới 50cm là khoảng cách lý tưởng. Khoảng cách lỗ ra vào cần dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể 20×30 cm, 40×60 cm, 40×80 cm tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp.
Âm thanh dẫn dụ chim yến đúng kỹ thuật
Một âm thanh dẫn dụ hiệu quả là âm thanh thu hút được lượng đông đảo yến kéo đến xung quanh nhà và lôi kéo chúng bay vào bên trong nhà nuôi. Mỗi nơi thích hơp với một số loại âm thanh dẫn dụ riêng dựa theo vùng miền và vị trí nhà ở trong khu vực cạnh tranh nhiều nhà yến hay là căn nhà đầu tiên của vùng đó.
Lắp đặt kĩ thuật nhà yến và Kiểm soát môi trường
Thanh ván làm tổ: Ván làm tổ yến cần phải bền, chống ẩm mốc và độ bám cao để tổ chim bám được vào gỗ. Thanh làm tổ cho chim rất quan trọng, phải mềm và tuyệt đối không có mùi khác thường, không nên sử dụng gỗ chưa được nghiên cứu như: gỗ xoài, ổi, bạch đàn, cừ tràm,… Một số hộ tự nghiên cứu mày mò và đóng những loại gỗ mà gia đình có sẵn hoặc mua những loại gỗ không phù hợp với đặc điểm của nhà yến dẫn đến việc chim không những ít vào ở mà còn tốn kém chi phí rất cao khi phải khắc phục lại để đạt hiệu quả như mong muốn.Hiện nay một số loại gỗ được sử dụng trong nhà yến thành công ở Việt Nam: Bạch Tùng, Mít Nài, Meranti… Chính vì thế chúng ta phải lưu ý và sử dụng thanh làm tổ chuyên dụng. Khoảng cách của thanh làm tổ và cách đóng tùy vào khổ ván (theo chiều rộng).
Tổ giả: tùy vào từng điều kiện, môi trường đầu tư hoặc căn cứ vào mùa bắt đầu đầu tư để cân nhắc nên hay không nên đóng một số ít tổ giả xung quanh một số loa được gắn bên trong nhà. Chúng ta không nên lạm dụng sử dụng tổ giả nếu chúng ta chưa hiểu hết tác dụng của nó đối với bản chất sinh sống của loài chim yến, yến sẽ có cảm giác khó chịu, giảm hiệu quả bầy đàn cũng như năng suất làm tổ…
Loa trong nhà: Việc thiết kế và bố trí hệ thống loa trong nhà là rất quan trọng. Hệ thống phải được thiết kế làm sao sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm trong ngày và đêm. Đặc biệt việc bố trí hợp lý để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả nhưng phải tiết kiệm tối đa khi chúng ta đầu tư. Tránh việc chúng ta tìm hiểu qua loa và suy diễn, tự đầu tư, tự gắn, tự điều chỉnh công suất làm giảm độ bền của loa dẫn đến việc tốn kém chi phí (vì phải thay loa thường xuyên) không những ảnh hưởng đến việc đầu tư mà còn ảnh hưởng đến việc duy trì bầy đàn của yến.
Khử mùi: căn cứ vào từng vùng và mật độ yến cũng như khả năng đầu tư ban đầu để sử dụng đúng loại mùi kích thích, tạo mùi bầy đàn hợp lý để tạo môi trường thân thiện và làm cho yến tưởng có “bạn” đã ở sẵn. Sử dụng chất lỏng phun xung quanh tường, bột khô rải sàn nhà,…Mùi trong nhà yến cũng là một yếu tố quan trọng vì chim yến có khướu giác rất tốt. Các hương tạo mùi được sử dụng thường xuyên trong nhà yến.
Loa ngoài: dùng tiếng kêu bên ngoài và trong nhà để dẫn dụ chim, có nhiều cách sử dụng giàn máy tự động và cài đặt các chế độ hợp lý theo từng chương trình hẹn giờ để thu hút chim được hiệu quả. Mặt khác, nhằm hạn chế tối đa về việc ảnh hưởng từ tiếng thu hút chim đến các gia đình bên cạnh và môi trường xung quanh. Căn cứ vào các vùng miền và mức độ, điều kiện thuận lợi của những bầy đàn hoặc khu vực mà chúng ta đầu tư để thiết kế công suất máy phát hợp lý, đạt hiệu quả thu hút và dẫn dụ chim về.
Tạo ẩm và giữ nhiệt độ ổn định: nhằm giữ nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà chim (60-95% / 26 – 31 độ C) Độ ẩm trong nhà nuôi yến cần duy trì ở mức cao từ 85 đến 95% . Cần phải sử dụng cảm biến để có thể duy trì được độ ẩm trong nhà yến. Nhiệt độ trong nhà yến cần phải duy trì ở mức dưới 31 độ. Đồng thời nhiệt độ cũng cần phải cao hơn 26 độ. Có nhiều cách để kiểm soát nhiệt độ trong đó có dùng máy móc, hệ thống làm mát, phun nước lên tường và mái nhà,… Cũng cần dụng tường đôi để có thể cách nhiệt tốt nhất.
Cây tạo côn trùng: Một vấn đề cần lưu tâm là số lượng đàn chim tăng lên phải được cân bằng với môi trường sống vĩ mô của chim. Để tránh các khuynh hướng giảm sút của đàn yến tự nhiên, gây cạnh tranh thức ăn trong thiên nhiên, nên trồng thêm xung quanh nhà yến những loại cây mà yến ưa thích (như cây keo dậu – Leucaena glauca), gây nuôi các loại côn trùng làm thức ăn cho chim và nhất là bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển. Làm như thế sẽ thu hút được yến về rất đông (ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng nếu cần).
Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hủy do đô thị hóa, chim yến có thể sống trong “khách sạn 5 sao” giữa các thành phố (như ở Malaysia, Thái Lan) nhưng phải đi xa kiếm ăn, sự tiêu tốn năng lượng và thiếu thốn thức ăn sẽ làm số lượng quần đàn giảm xuống. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển phải được đặt lên hàng đầu. Thái Lan đã bảo tồn được khu rừng ngập mặn nên đàn chim yến của Thái Lan phát triển rất nhanh, đây là một điển hình mà Việt Nam cần học tập.Ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng nếu cần.
Video 1 công trình nhà yến lớn tại đà nẵng do Kỹ Thuật Nhà Yến Bạch Dương Thực Hiện
Nghề nuôi chim yến đã đem lại thành công cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhưng để làm được cần có quyết tâm , say mê với nghề và nắm vững kỹ thuật nuôi yến. Những yếu tố cơ bản mà chúng tôi giới thiệu sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tổng thể hơn về nghề có rất nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển tại Việt Nam hiện nay. Chúng tôi, những người nhiều năm gắn bó nghiên cứu và đầu tư cũng như chuyển giao kĩ thuật nhà yến chuyên nghiệp tại Việt Nam rất mong muốn các bạn sẽ có được những căn nhà yến thành công và giúp cho các bạn tạo nên kho vàng trắng từ thiên nhiên cho chính mình. Chúc mọi người đạt được kết quả tốt nhất cho sự lựa chọn đầu tư của mình.
Bạn đang xem bài viết Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Yến Trong Nhà Theo Kỹ Thuật Tiên Tiến trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!