Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Chim Yến mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TIN ĐỌC NHIỀU
TIN MỚI NHẬN
(Chinhphu.vn) – Nghề nuôi chim yến một số nơi mang lại giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc phát triển tự phát, chưa có quy hoạch vùng nuôi khiến nghề này chưa thực sự ổn định.
Việt Nam hiện có khoảng 2.500 nhà nuôi yến – Ảnh: VGP/Nguyễn Dũng
Theo thông tin mới đây từCục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện, nghề nuôi chim yến phát triển khá mạnh ở các nước Đông Nam Á, trong đó, Indonesia sản lượng tổ yến chiếm 60% (150.000 nhà yến); 4 nước Việt Nam, Philippines, Campuchia, Myanmar chiếm 13%.
Theo ước tính của các chuyên gia, năm 2019, sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam khoảng 150 tấn (trên 400 triệu USD). Thị trường nhập khẩu chính là Hong Kong, Trung Quốc, cộng đồng người Hoa ở Mỹ, Australia, New Zealand.
Tại Việt Nam hiện nay có 42/63 tỉnh, thành phố có nuôi chim yến, năm 2019 có khoảng 11.750 nhà yến, tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất là Kiên Giang (2.500 nhà yến tính đến năm 2020).
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nghề nuôi chim yến đã mang lại nguồn thu lớn cho xã hội, nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội trong thời gian qua. Đó là sự phát triển nhà yến một cách tự phát, chưa có quy hoạch vùng nuôi, chưa có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong xây dựng và vận hành nhà yến nên hiệu quả kinh tế trong đầu tư nuôi yến chưa cao và chưa ổn định.
Kết quả thống kê ban đầu cho thấy, hiệu quả đầu tư nhà yến tại Việt Nam khá thấp, không quá 10% nhà yến đầu tư có hiệu quả cao, chỉ 20% có hiệu quả.
Nhiều khu vực phù hợp với nghề nuôi yến (Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên) thì số lượng nhà nuôi yến lại tăng quá nhanh, dẫn đến nguồn thức ăn của chim yến bị khan hiếm, hiệu quả sinh sản giảm, quần đàn tăng chậm. Sản phẩm tổ yến có giá trị rất cao nhưng chưa quản lý được chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chất lượng tổ yến có sự khác nhau giữa các vùng.
Người dân tại các địa phương vẫn không ngừng xây dựng nhà nuôi yến với các kiểu nhà khác nhau, cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cũng khá lúng túng trong việc quy hoạch, quản lý vì chưa có cơ sở khoa học về nhà yến.
“Vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành yến là cần có bức tranh tổng thể của ngành, nghiên cứu một số đặc điểm chính của chim yến, quản lý được chủ nhà yến, nhà yến theo mã định danh, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tổ yến phục vụ cho xuất khẩu, chế biến sâu tổ yến để tăng giá trị sản phẩm”, ông Trọng nói.
Xây dựng mã định danh từng nhà nuôi yến
Nhìn thấy cơ hội phát triển và dấu hiệu tự phát trong sản xuất khiến hiệu quả kinh tế chưa cao, Bộ NN&PTNT vừa có Công văn số 9301/BNN-CN do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất đề tài độc lập cấp quốc gia: Nghiên cứu thực trạng và xây dựng giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu.
Đề tài nhằm đánh giá hiện trạng nghề nuôi yến nhà và hiệu quả đầu tư khai thác tổ yến ở Việt Nam; xác định được một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của chim yến nhà tại Việt Nam. Chất lượng tổ yến của Việt Nam; đưa ra các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với nhà nuôi yến, môi trường thuận lợi cho yến sinh sống, dinh dưỡng thức ăn cho yến.
Đặc biệt, tập trung xây dựng được mã định danh cho chủ nhà yến, nhà yến, quản lý nhà yến bằng công nghệ thông tin, liên kết theo chuỗi sản phẩm, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Ông Trọng hy vọng kết quả đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học rất quan trọng về chim yến, tổ yến, nghề nuôi yến và đặc biệt là xây dựng được các giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững nguồn lợi yến sào tại Việt Nam, phục vụ xuất khẩu tăng giá trị sản phẩm.
Các nhà quản lý tài nguyên yến sào sẽ có cơ sở khoa học đầy đủ hơn trong việc hoạch định các chính sách về quy hoạch và quản lý nghề nuôi chim yến; các tổ chức, cá nhân sẽ có thêm những dữ liệu khoa học cần thiết để đầu tư xây dựng nhà nuôi yến cũng như khai thác và tiêu thụ tổ yến đạt hiệu quả kinh tế cao.
Đỗ Hương
Giải Pháp Quản Lý Và Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Chim Yến Ở Việt Nam
– Khoảng 6 năm trở lại đây, nghề nuôi chim yến trong nhà ở Việt Nam phát triển khá mạnh. Quần thể chim yến ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến…
Giá trị dinh dưỡng của Yến sào
Yến sào (tổ của loài chim yến) là nguồn tài nguyên quý, là loại thực phẩm cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng thiên nhiên rất diệu kỳ, từ xa xưa yến sào được dùng như một loại sản phẩm đặc biệt phục vụ yến tiệc thời phong kiến cũng như xuất khẩu đổi lấy những thứ thiết yếu cho quốc gia.
Tổ yến đảo thiên nhiên Khánh Hòa.
Trong các loại tổ yến, tổ yến huyết có giá trị dinh dưỡng cao nhất, rất hiếm và nhu cầu tiêu thụ cao. Yến hồng đảo thiên nhiên có màu sắc hồng tự nhiên. Yến huyết và yến hồng chỉ thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ. Số lượng yến huyết và yến hồng đảo thiên nhiên chiếm tỷ lệ thấp so với tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới. Tổ yến quang là tổ yến còn nguyên, có sơ mướp với trọng lượng từ 8 gram trở lên. Yến thiên có trọng lượng trên 6,5 gram đến 8 gram với tổ còn nguyên vẹn. Yến bài là tổ yến nhỏ và không còn nguyên, trọng lượng từ 5 gram đến 6,5 gram. Yến quang, yến thiên và yến bài có màu sắc trắng theo thuộc tính của tổ yến đảo thiên nhiên rất được ưa chuộng trên thị trường yến sào quốc tế.
Theo nghiên cứu của TS. Ngô Thị Kim, Viện Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine,… Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glycoprotein, cơ thể dễ hấp thụ.
Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mg, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa và chống chất phóng xạ như Se. Chim yến có thể được xem là loài dùng để đấu tranh sinh học và bảo vệ mùa màng cho nhà nông. Phát triển quần thể chim yến có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và tạo nguồn thu đáng kể cho tỉnh, thành phố, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật hoang dã quý hiếm có lợi cho đời sống con người, đặc biệt góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm hai thành phần chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm bảy loại, cơ thể dễ hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được. Vì vậy, yến sào đã trở thành đặc sản có giá trị kinh tế cao, được thị trường thế giới ưa chuộng.
Ý nghĩa ngành nghề yến sào ở Việt Nam
Chim yến cho tổ ăn được ở Việt Nam là Chim yến Hàng (Aerodramus fuciphagus) được phân bố ở vùng Đông Nam Á, có 2 phân loài: Aerodramus fuciphagus Germani sống ở các hang đảo tự nhiên, Aerodramus fuciphagus Amechanus và Aerodramus fuciphagus Vestitus sống ở trong nhà.
Phân loài Aerodramus fuciphagus Germani là phân loài đặc hữu phân bố chủ yếu tại các tỉnh duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đây là loài cho tổ chim yến có chất lượng cao hàng đầu thế giới và chúng thường làm tổ trong hang, nẻ vách núi các đảo.
Chim yến Hàng Aerodramus fuciphagus Germani.
Quần thể phân loài chim yến này phân bố từ Quảng Bình đến Côn Đảo, Phú Quốc, trong đó, Khánh Hòa với lợi thế về ngành nghề khai thác yến sào truyền thống và lâu đời, quần thể chim yến phát triển với số lượng ổn định và lớn nhất nước do công tác bảo vệ và khai thác có cơ sở khoa học và kỹ thuật công nghệ mới được ứng dụng. Các bí quyết kỹ thuật nhân đàn di đàn chim yến đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ vực dậy tiềm năng phát triển các hang đảo yến ở Khánh Hòa và trên toàn quốc.
Loài chim yến (Aerodramus fuciphagus Amechanus) là phân loài sinh sống trong nhà. Nghề nuôi chim yến trong nhà tại các nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan,… được hình thành từ thế kỷ XIX, bắt đầu phát triển từ năm 1980 và phát triển mạnh nhất vào từ những năm chín mươi trở lại đây. Trong khi đó, nuôi chim yến trong nhà ở Việt Nam phát triển mạnh trong 6 năm trở lại đây. Quần thể chim yến ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến. Hiệu quả kinh tế của 2 phân loài này đem lại cũng như nhu cầu dùng yến sào trong đời sống xã hội ngày càng được gia tăng.
Hiện nay, lượng nhà nuôi chim yến bùng phát tại những địa phương đã tạo nên một làn sóng mới thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp cộng đồng xã hội. Thực tế tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta là rất lớn, bơi đất nước ta có bờ biển dài, nhiều đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến hàng Germani. Lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật cần khai thác tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến, mang lại hiệu quả kinh tế cho các tỉnh, thành. Thức ăn chủ yếu của chim yến là côn trùng bay như rầy nâu, rầy xanh, mối, côn trùng bay trong thiên nhiên.
Tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam
Bước vào thế kỷ 21 là thời điểm tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho nhiệt độ trái đất tăng cao, hiện tượng động đất và sóng thần tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia, cháy rừng, phá rừng lấy gỗ tác hại lớn đến môi trường sinh thái chim yến tại khu vực có quần thể chim yến nhiều nhất thế giới, làm cho đàn yến phía nam di cư về phía bắc. Chứng cứ khoa học đó đã được kiểm chứng từ những năm 70 của thế kỷ 20, với hiện tượng chuyển vùng sinh sống lên phương Bắc của chim yến do sự nóng lên bất thường khí hậu của trái đất.
Theo số liệu điều tra của đề tài ” Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam “, tính đến thời điểm tháng 6/2014, cả nước có 30 tỉnh, thành nuôi chim yến với tổng số lượng 2.614 nhà yến, chủ yếu tập trung ở các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…
Tháng 3/2017, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát cập nhật số lượng nhà yến trên 36 tỉnh, thành và cho thấy đã có 5.069 nhà yến, tăng 2.455 nhà yến so với năm 2014. Trong đó, số lượng tại tỉnh Tiền Giang nhiều nhất với 697 nhà yến, TP. Hồ Chí Minh có 612 nhà và Kiên Giang 548 nhà. Đặc biệt, có thêm 5 tỉnh miền bắc và Tây Nguyên phát triển nghề nuôi chim yến là: Hải Phòng (27 nhà), Quảng Ninh (2 nhà), Ninh Bình (1 nhà), Gia Lai (22 nhà), Kon Tum (12 nhà). Các tỉnh Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận đều phát triển trên 200 nhà yến.
Từ năm 2004 trở lại đây, ở nước ta chim yến đã vào sinh sống làm tổ trong nhà ở hầu hết các tỉnh từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc – Kiên Giang và các tỉnh phía tây như Bình Phước, Đăk Lăk.
Chim yến nhà ngày càng phân bổ rộng khắp các địa phương trong cả nước, nghề nuôi chim yến đã và đang phát triển. Việc nuôi chim yến trong nhà cũng như hiệu quả của việc dùng yến sào ngày càng được nhiều người biết đến. Lượng nhà nuôi chim yến được xây dựng bùng phát tại các địa phương đã tạo nên một làn sóng mới.
Việt Nam có lợi thế tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi chim yến. Theo báo cáo đánh giá của Công ty Yến sào Khánh Hòa, tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến ở các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn bởi vì điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi, hội tụ đủ các yếu tố cho chim yến phát triển và năng suất nhà yến đạt hiệu quả cao.
Đối với các tỉnh, thành phố đã nuôi yến cần đẩy mạnh phát triển, áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu suất, hiệu quả kinh tế. Đối với các tỉnh, thành phố có tiềm năng nuôi chim yến hoặc các tỉnh, thành phố chưa nuôi chim yến khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển tại địa phương.
Trong những năm qua, các địa phương như: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tiền Giang đã tiên phong thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến. Tuy nhiên, nhiều tỉnh, thành khác là những nơi có tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện công tác quy hoạch.
Ngoài việc quy hoạch nuôi chim yến tại các vùng, địa phương, cần có các chính sách đồng bộ; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và áp dụng thành tựu công nghệ. Tuy nhiên, Tính đến thời điểm tháng 5/2016, các chính sách của nước ta về quản lý nghề nuôi chim yến ở nước ta chỉ có Thông tư 35-2013-TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 22/7/2013 quy định tạm thời quản lý nuôi chim yến, bao gồm 4 chương và 9 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 6/9/2013.
Bên trong nhà yến của Công ty Yến sào Khánh Hòa.
Đây là ngành nghề mới trên đà phát triển mạnh trong hơn 10 năm nay, với số lượng nhà yến tăng nhanh trên cả nước nhưng quản lý nhà nước đối với ngành nuôi chim yến chỉ có Thông tư quy định tạm thời đã gần 4 năm thực hiện với những bất cập, phát sinh trong thực tiễn, cần phải khẩn trương hoàn thiện.
Nghề nuôi chim đến nay đã được phát triển tại các địa phương trên toàn quốc từ Thanh Hóa đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có ngành nghề yến sào phát triển từ lâu đời. Để phát triển ngành nghề nuôi chim yến cần có quy hoạch chi tiết các tiểu vùng địa phương thuộc các xã, phường thuộc các quận, huyện có điều kiện phát triển ngành này.
Tuy nhiên, trong cả nước hiện chỉ có 4 địa phương như: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Tiền Giang đã thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến. Công tác khảo sát quy hoạch ngành nghề nuôi chim yến tại các địa phương phải được tiến hành do UBND tỉnh chỉ đạo các ngành thực hiện đồng bộ vì lợi ích chung của địa phương và cộng đồng xã hội.
Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy thực tế tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta rất lớn. Nhiều tỉnh có lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật cần khai thác tốt để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể phát triển nghề nuôi chim yến. Để phát triển nghề nuôi chim yến cần có quy hoạch các vùng trong nước; đồng thời có những giải pháp đồng bộ về quản lý, sự phối hợp và thống nhất để có thể phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á có bờ biển dài, nhiều hồ ao, sông ngòi, cửa sông, thời tiết nhiệt đới gió mùa ẩm, thích hợp với nghề nuôi chim yến. Những điều kiện tự nhiên và khí hậu này cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Ðiều kiện sinh cảnh lý tưởng cho Yến là trong vùng có 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và cây bụi thấp với khí hậu nóng ẩm. Bờ biển dài 3.444 km, với hơn 4.000 hòn đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến Hàng.
Bản đồ phân bố chim yến tại Việt Nam.
Công tác phát triển quần thể chim yến Hàng và các hang đảo yến mới có ý nghĩa to lớn về bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến quý hiếm. Việc phục hồi và phát triển quần thể chim yến trên các hang đảo ở các tỉnh duyên hải trong cả nước có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tiềm năng kinh tế biển đạt hiệu quả cao, đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo.
Giá trị sản phẩm yến sào Việt Nam được đánh giá cao hơn sản phẩm các nước trong khu vực. Thị trường xuất khẩu yến sào của Việt Nam khá ổn định, duy trì khách hàng, thị trường truyền thống khá tốt. Đơn vị hàng đầu của yến sào Việt Nam có trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chuyên ngành yến sào, tích lũy nhiều kinh nghiệm và bí quyết kỹ thuật công nghệ. Có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có trình độ, tinh thần tâm huyết và say mê nghề nghiệp, có sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu khoa học. Các hộ nuôi chim yến trong nước ta có tinh thần lao động cần cù, chịu khó. Tư duy sáng tạo là thế mạnh lớn đối với ngành nghề đặc thù này.
Một số kinh nghiệm quản lý và nuôi chim yến tại Malaysia
Indonesia được biết đến là nước có sản lượng tổ yến lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng 60% tổng sản lưởng tổ yến toàn cầu. Nước này cũng đã ban hành các quy định về quản lý, kinh doanh chim yến.
Những điểm quy định chung về quản lý kinh doanh chim yến tại các địa phương của Indonesia như: tổ chức hoặc cá nhân muốn khai thác tổ chim ở tự nhiên hoặc nuôi trong nhà phải có sự cho phép của chính quyền địa phương (Thị trưởng, Huyện trưởng). Trình đơn xin phép có những mục như: Đề xuất quản lý và khai thác tổ yến; Diện tích sử dụng; Xác nhận không phản đối từ láng giềng (trái, phải, phía trước và phía sau) đối với vị trí của các cơ sở nuôi chim yến và được thừa nhận bởi chính quyền địa phương.
Chính quyền cũng quy định về việc khai thác tổ yến được thực hiện phải đảm bảo đến phát triển bền vững: Thu hoạch tổ yến tối đa là 4 (bốn) lần trong 1 năm. Để tăng năng suất và duy trì quần thể chim yến của việc thu hoạch tổ yến, được thực hiện chú ý đến các vấn đề sau: Thu hoạch tiến hành sau khi chim yến rời khỏi tổ; Thu hoạch tổ yến chỉ vào ban ngày trong khoảng thời gian 09h00 đến 16h00 giờ địa phương; không làm phiền đến chim đang ấp.
Thuế được tính trên giá trị bán tổ chim yến. Giá trị bán tổ yến được tính bằng cách nhân với giá thị trường hiện hành. Thuế suất tổ yến được thiết lập ở mức 10% (mười phần trăm) của tổng tiền thu được.
Malaysia hiện đang là nhà sản xuất tổ yến lớn thứ hai trên thế giới, chiếm 20% trên thị trường toàn cầu. Mục tiêu là chiếm 40% thị phần toàn cầu vào năm 2020 với sản lượng tăng lên 870 tấn tổ yến.
Năm 2011 là bước đầu tiên hướng tới việc điều chỉnh quy định ngành nuôi chim yến. Các hướng dẫn đầy đủ này sẽ đảm bảo tính bền vững của việc thu hoạch, chăm sóc động vật, sức khoẻ người tiêu dùng và sự an toàn cho các cơ sở được quy định. Tổng cộng có 3.737 cơ sở nuôi chim yến đã đăng ký với Cục thú y trong năm 2011. Trong số này, 807 cơ sở đã nhận được chứng chỉ SALT (Chương trình thực hành chăn nuôi).
Với việc thực hiện công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến điện (RFID), Malaysia là quốc gia đầu tiên trên thế giới có hệ thống truy xuất nguồn gốc trực tuyến và theo dõi việc xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc. Mỗi cơ sở đã đăng ký được cấp một miếng gắn tường và thẻ bảo mật RFID xác định vị trí của nó. Trong quá trình thu hoạch, các thùng chứa được gắn thẻ RFID được sử dụng để lưu trữ tổ yến thu hoạch để theo dõi lô hàng đến đích kế tiếp.
Giải pháp phát triển bền vững ngành nghề nuôi chim yến tại các địa phương
Xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến của quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cùng phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, tránh các hiện tượng xây dựng nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề chung và lợi ích của mỗi thành viên.
Ưu tiên quy hoạch phát triển nuôi chim yến đảo tại các tỉnh sau: Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu (Côn Đảo). Đồng thời thực hiện quy hoạch phát triển thêm hang đảo yến mới tại các tỉnh, thành có tiềm năng phát triển nuôi chim yến đảo như sau: Đà Nẵng, Bình Thuận cần quy hoạch các hang đảo vùng ven biển của các tỉnh này để phát triển nghề nuôi chim yến đảo trong tương lai.
Tiến hành quy hoạch chi tiết các tiểu vùng địa phương thuộc các xã, phường thuộc các quận huyện có điều kiện phát triển ngành nghề nuôi chim yến. Công tác khảo sát quy hoạch ngành nghề nuôi chim yến tại các địa phương phải được tiến hành do UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngành thực hiện đồng bộ vì lợi ích chung của địa phương và cộng đồng xã hội. Vì sự phát triển bền vững của ngành nghề nên chính sách quy hoạch phải đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ được sự hổ trợ từ các ngành, các cấp.
Cần hoạch định các chính sách sau: Quy hoạch phát triển, khuyến khích đầu tư phát triển nghề nuôi chim yến gắn với phát triển kinh tế biển và bảo vệ quốc phòng an ninh; chuyển đổi đất nông nghiệp sử dụng nuôi chim yến, quản lý nhà nước về nuôi chim yến, đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý chuyên ngành; đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích đầu tư xây dựng mô hình làng nghề; đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi chim yến tập trung; bảo vệ môi trường sinh thái tạo nguồn thức ăn cho chim yến, vay vốn ưu đãi, thương hiệu quốc gia yến sào Việt Nam được xây dựng và bảo vệ theo quy định của luật pháp quốc tế, định vị thương hiệu quốc gia, tuyên truyền giáo dục nhân dân bảo vệ quần thể chim yến, miễn giảm thuế trong 3 năm đầu, khuyến khích nghiên cứu khoa học, khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim yến, tập trung nghiên cứu cấu trúc quần thể chim yến của các địa phương, nghiên cứu thiết bị công nghệ sử dụng trong nhà yến, phòng trừ dịch bệnh, phòng trách địch hại chim yến, công nghệ tạo nguồn thức ăn, công nghệ bảo quản và chế biến các sản phẩm sau thu hoạch từ tổ yến. Có dự báo thường xuyên và cập nhật số lượng quần thể, số lượng nhà yến, sản lượng tổ yến, nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm yến sào, để hướng dẫn người dân phát triển nuôi chim yến mang lại hiệu quả. Thực hiện phương pháp nuôi chim yến 3 trong 1: Phương pháp ấp nở và nuôi nhân tạo chim yến chủ động nguồn giống; Phương pháp nhân đàn di đàn chim yến; Phương pháp dẫn dụ chim yến từ tự nhiên.
Nhận thức rõ những lợi thế và cơ hội từ sự liên kết kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân trong ngành nghề nuôi chim yến là rất quan trọng, có tác động tích cực, thường xuyên với ý nghĩa quyết định trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp cần cân nhắc, xem xét việc liên kết như một sự lựa chọn quan trọng, bởi đây là hình thức áp dụng phổ biến trong chiến lược phát triển ngành nghề Yến sào Việt Nam.
Thông qua liên kết, khả năng thích ứng với thị trường, làm chủ công nghệ của tổ chức, doanh nghiệp nuôi chim yến được nâng lên và cải thiện đáng kể sức cạnh tranh của mỗi đơn vị. Mặt khác, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham khảo những thành công và bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác trong chiến lược liên kết, nhất là kinh nghiệm liên kết trong sản xuất, phân công lao động.
Sự liên kết phát triển giữa Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học vì sự nghiệp phát triển của nghề nuôi chim yến. Nhà nước ban hành chính sách phát huy sự liên kết 4 nhà nhằm phát huy thế mạnh liên kết quan trọng làm tiền đề thúc đẩy tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả ngành nghề nuôi chim yến.
Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành nghề yến sào từ trung ương đến địa phương. Các tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển ngành nghề nuôi chim yến xây dựng, ban hành quy hoạch các vùng nuôi chim yến đến năm 2020, tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch.
Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện đăng ký nuôi chim yến tại cơ quan nhà yến theo thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/07/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư chính thức quản lý ngành nuôi chim yến tại Việt Nam.
Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng yến sào, quản lý chất lượng truy xuất nguồn gốc, mỗi nhà yến đăng ký được cấp một mã số để thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng nuôi chim yến.
Thực hiện phân cấp và phối hợp giữa chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương thống nhất theo hệ thống. Kiểm tra, giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và xử phạt nghiêm theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
Để khai thác tiềm năng thế mạnh của các địa phương có điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi chim yến, đưa nghề nuôi chim yến phát triển thành một trong những sản phẩm đặc sản có giá trị kinh tế cao là thế mạnh của Việt Nam thành sản phẩm có vị trí trên thị trường quốc tế, chúng ta cần nghiên cứu xác định chiến lược phát triển và đề xuất được các giải pháp đồng bộ cho phát triển nghề nuôi chim yến ở nước ta.
Một số kiến nghị
Điều kiện tự nhiên, môi trường ở Việt Nam có lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi chim yến. Đặc biệt các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn bởi vì điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi. Hội tụ đủ các yếu tố cho chim yến phát triển và năng suất nhà yến đạt hiệu quả cao.
Lợi thế về tự nhiên cần khai thác tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến, mang lại hiệu quả kinh tế cho các tỉnh, thành phố. Đối với các tỉnh, thành phố đã phát triển nuôi yến cần đẩy mạnh phát triển, áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu suất, hiệu quả kinh tế. Đối với các tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển nuôi chim yến hoặc các tỉnh, thành phố chưa phát triển nuôi chim yến khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển nghề nuôi chim yến tại địa phương.
Phát triển quần thể chim yến tại các tỉnh, thành phố có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và tạo nguồn thu đáng kể cho tỉnh, thành phố, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật hoang dã quý hiếm có lợi cho đời sống con người. Ngoài ra, nguồn thức ăn của chim yến là côn trùng trong thiên nhiên sẽ bảo vệ mùa màng của nông dân.
Kiến nghị Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển nông thôn ban hành thông tư chính thức quản lý ngành nuôi chim yến tại Việt Nam, kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố cần định hướng thực hiện quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 cho nghề nuôi chim yến tại địa phương. Cần có các tổ chức, đơn vị có năng lực trách nhiệm, tâm huyết phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của tỉnh, thành phố thực hiện khảo sát, quy hoạch làng nghề, các tiểu vùng nuôi chim yến nhằm phát triển đồng bộ giữa tốc độ tăng trưởng các nhà yến với sự gia tăng quần đàn chim yến. Xây dựng và phát triển nghề nuôi chim yến ở các tỉnh, thành phố theo định hướng bền vững và hiệu quả cao.
Công ty Yến sào Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chuyên ngành yến sào, là đơn vị truyền thống có bề dày kinh nghiệm, đã ứng dụng thành công khoa học trong công tác quản lý, khai thác và phát triển di đàn quần thể chim yến trên các hang, đảo yến tại Khánh Hòa và trên cả nước.
Phát huy truyền thống ngành nghề lâu đời với tinh thần nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm cao đối với ngành nghề, công ty mong muốn là đơn vị thực hiện công tác chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật nuôi chim yến cũng như công tác phát triển nghề nuôi chim yến cho người dân không chỉ tại Khánh Hòa mà còn ở các địa phương trong cả nước, phát triển thành một nghề mới đem lại công ăn việc làm cho người dân và tăng thu nhập, nộp ngân sách cho tỉnh, thành phố; góp phần phát triển ngành nghề nuôi chim yến trên toàn quốc đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững.
Lê Hữu Hoàng
(Chủ tịch HĐTV Công ty Yến sào Khánh Hòa)
Phát Triển Nghề Nuôi Chim Yến Nhà Tại Khánh Hòa
Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi và lợi thế về ngành nghề khai thác yến sào truyền thống từ lâu đời, số lượng quần đàn chim yến ngày càng tăng nhờ công tác bảo vệ và khai thác có cơ sở khoa học và áp dụng kỹ thuật công nghệ mới.
Năm 2004, Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai dự án thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà, từ đó loài chim yến sinh sống trong nhà đã được Công ty quản lý phát triển tại một số nhà yến.
Bên trong nhà yến ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
Ban đầu từ nhà yến gốc 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã nhân nuôi thành công trong toàn tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trên toàn quốc. Từ đây, đã mở ra triển vọng to lớn cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong cả nước. Theo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam” mà Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện, tính đến thời điểm hiện nay cả nước có 42 tỉnh thành nuôi chim yến với trên 6.000 ngôi nhà yến.
Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị dẫn đầu cả nước trong nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim yến. Khi hình thành nhà yến đầu tiên tại Khánh Hòa năm 2004, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty thực hiện Dự án “Thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ”. Đây là điểm khởi đầu cho một công trình phát triển ngành nghề mới đầy tiềm năng.
Từ năm 2005, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện nghiên cứu khoa học, ấp nở nhân tạo chim yến hàng để bổ sung phát triển quần thể đàn chim yến. Tỷ lệ chim yến con trưởng thành qua các năm đã tăng lên rõ rệt, năm 2006 tỷ lệ chim trưởng thành trung bình là 30%, đến năm 2015 tỷ lệ nuôi chim trưởng thành đạt trung bình 90%. Thành công trong ấp nở và nuôi nhân tạo chim yến kết hợp với bí quyết kỹ thuật nhân đàn, di đàn chim yến đã tạo nên sự phát triển mạnh, vực dậy tiềm năng phát triển ngành nghề nuôi chim yến trên cả nước.
Đến nay, Công ty đã thực hiện tư vấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến cho trên 700 nhà yến toàn quốc và nhà yến ở 8 huyện thị trong toàn tỉnh Khánh hòa từ Vạn Ninh đến Cam Ranh và cả 2 huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn; Phần lớn các nhà yến do Công ty thực hiện đã cho thu hoạch và đem lai hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư.
Nhà nuôi yến tại xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh
Thực tế tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến của tỉnh Khánh Hòa là rất lớn. Lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật, cần khai thác tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh nhà. Phát triển nghề nuôi chim yến đem lại lợi ích cho người dân và đất nước. Xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến của quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cùng phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, tránh các hiện tượng xây dựng nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề chung và lợi ích của mỗi thành viên.
Theo điều tra chuyên ngành của Công ty Yến sào Khánh Hòa, đến tháng 11/2018, tỉnh Khánh Hòa có 331 nhà yến, tăng 193 nhà yến so với năm 2014 trong đó số lượng nhà yến tại thành phố Nha Trang nhiều nhất với 146 nhà (tăng 80 nhà), huyện Vạn Ninh 45 nhà (tăng 31 nhà), TX Ninh Hòa 46 nhà (tăng 31 nhà), huyện Diên Khánh 47 nhà (tăng 28 nhà), thành phố Cam Ranh 19 nhà (tăng 9 nhà), huyện Cam Lâm 17 nhà (tăng 10 nhà), huyện Khánh Vĩnh 10 nhà (tăng 4 nhà), huyện Khánh Sơn 1 nhà.
Thức ăn chủ yếu của chim yến là côn trùng bay như: Rầy nâu, rầy xanh, mối, côn trùng bay… Vì vậy, chim yến có thể được xem là loài dùng để đấu tranh sinh học và bảo vệ môi trường cho nhà nông. Phát triển quần thể chim yến có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và tạo nguồn thu đáng kể cho tỉnh, thành phố, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật hoang dã quý hiếm có lợi cho đời sống con người, đặc biệt góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Nhà nuôi yến tại TP Nha Trang
Hiện nay, tình trạng săn bắt chim yến đang diễn ra tại một số tỉnh thành như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phan Thiết, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên gần đây đã xuất hiện ở Khánh Hòa. Hành vi này gây hại nghiêm trọng, ảnh hưởng nguy cấp đến sự an toàn của chim yến.
Bảo vệ an toàn và phát triển quần thể chim yến tại các tỉnh, thành phố có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật quý hiếm có lợi cho đời sống con người, tạo ra công việc làm cho người lao động, xây dựng nông thôn mới; góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh thành địa phương toàn quốc.
Chim yến là loài động vật quý, đem lại sức khỏe cho con người. Do đó, phải thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng, người dân nâng cao ý thức cùng nhau bảo vệ an toàn đàn chim yến. Trong tháng 12 năm nay, hội thảo khoa học chuyên đề thực trạng và giải pháp bảo vệ an toàn đàn chim yến tỉnh Khánh Hòa. Hội thảo tập hợp nhiều ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, các cơ sở nuôi chim yến thực hiện các giải pháp bảo vệ an toàn đàn chim yến, là cơ sở quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Khánh Hòa.
Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng – Trịnh Thị Hồng Vân
(Công ty Yến sào Khánh Hòa)
La Bàn Chim Yến Phát Triển Chu Kỳ 12 Tháng
Nhiều dư luận, nhiều gạch đá từ mọi diễn đàn anh em trong cộng đồng nuôi yến Việt Nam (từ Facebook cho đến Youtube) đến với tôi. Nhờ vậy, tôi đã học rất nhiều thứ. Tôi vẫn quyết tâm cho ra là bàn chim yến phần 2. Lần này, tôi cũng cảm ơn nhiều anh em thiện chí đóng góp thêm để tôi có thể chỉnh sửa lại các chu kỳ.
Hoài nghi sẽ bắt đầu ở mỗi người sẽ khác nhau là điều không tránh khỏi. Sơ đồ 12 tháng sẽ giúp mọi người cập nhật liên tục thời gian nào chim yến sinh sản, thời gian nào chim yến ra ràng, … ở nơi đó. Tôi đa chỉnh lại theo ý kiến của một số anh em trong hội những người nuôi chim yến, anh em có thể lấy về xem hoặc chỉnh lại theo ý a e muốn.
Sơ đồ là bàn lấy tổ chim yến Bình Phước – Năm 2020
Ảnh la bàn chim yến trên được chỉnh cho vùng Tây Ninh, Đồng Nai – Lương Tiến Đạt
Sở đồ chu kỳ sinh trưởng chim yến 2017
Nguyễn Leo : Tháng này là tháng 9 nhà e khoảng 150 tổ lên kiểm tra thì 1 nửa có trứng 1 nửa có chim non không biết đường mà lần,tháng 9 thì mưa còn chỗ e nắng nóng muốn ngộp thở
Chu Đức Lưu : Mình có 2 nhà cùng một vùng, một nhà giống như của bạn, còn một nhà thì trong tháng 9 này là thu hoạch hết đợt luôn. Từ kinh nghiệm thực tế, mình thấy: chỉ trong cùng một vùng như nhau, nhưng thời gian thu hoạch tổ các nhà Yến vẫn khác nhau. Ví dụ: có lúc chim mới ra ràng, chủ nhà chưa kịp lấy tổ, thì chim bố mẹ đã sinh sản ngay vào tổ đó, chim không mất công làm tổ nữa, thì thời gian sinh sản nó sẽ khác đi.
Lương Tiến Đạt : Vùng Tây Ninh Đồng Nai trễ hơn 1 tháng với lịch sơ đồ la bàn 2017
Duy Khiêm Tuy Hoà : Miền trung ko phù hợp sơ đồ là bản phát triển la bàn năm 2017. Cái này chỉ phù hợp trước đây 2 năm…giờ các vùng đều trễ hết.. 1,2 tháng
…..
Nếu thông tin có gì sai sót thì mọi người có thể bỏ qua cập nhật sơ đồ phát triển cho nhà nuôi yến của mình. Việc này giúp những người đi sau có xây nhà yến biết tìm hiểu đầu tư, học hỏi kiến thức nghề nguồi yến
Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Chim Yến trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!