Cập nhật thông tin chi tiết về Đường Bay Lượn Của Chim Yến Sào Trong Nhà mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để chim yến có thể bay lượn khắp nơi không gian trong nhà. Thì người nuôi chim yến sào trong nhà cần chú ý đến đường bay của chim yến.
Chim có 3 đường bay: đường bay thẳng, đường bay dạo và đường bay lên xuống. Đường bay thẳng của chim yến không quan trọng lắm nhưng đường bay dạo và đường bay lên xuống là rất quan trọng.
Hai đường bay này phải có bán kính ít nhất là 2m với diện tích tối thiểu là 4x4m mới đảm bảo cho chim yến bay thuận lợi. Đường bay dạo từ sân đi vào lỗ ra-vào như thế nào thì chim yến cũng sẽ theo đường bay đó bay bên trong nhà.
Chim yến bay đến nhà từ phía bên trái thì đường bay bên trong nhà cũng từ phía bên trái. Để chim đổi hướng phía bên phải thì kích thước phòng phải lớn hơn 4x8m nếu không chim sẽ gặp khó khăn khi chuyển hướng và chim không thể bay vào các phòng kế tiếp được. chim yến có thể sử dụng được tất cả các phần của tấm ván tổ, vì bên trong nhà yến dạng mở không có các lỗ ra-vào giữa các phòng, mặc dù có sự phân chia phòng giả.
Người nuôi chim yến cũng cần nên quan tâm một số vấn đề sau đây:
Lỗ thông sàn tối thiểu là 4x4m, nếu nhỏ hơn chim yến sẽ gặp khó khăn khi bay vào bên trong lỗ ra-vào để đến các phòng ở bên trên hay bên dưới. Bố trí lỗ thông sàn ở vị trí gần tường để buộc chim phải chuyển hướng và bay lên hay bay xuống, vì nếu không có bức tường cản trở chim sẽ bay thẳng, không bay lên-xuống, do hệ thống định vị bằng âm thanh dội của chim hoạt động không hiệu quả trong trường hợp này. Trong dạng nhà chim yến mở rộng, chim có thể bay đến tất cả các phần của nhà yến và chim có xu hướng bay thẳng đến các phòng kế tiếp.
Hướng cửa hang: Đều hướng theo 3 hướng là Đông, Nam và Bắc, trong đó số lượng hang cửa hướng đông chiếm 55,6% tổng số hang khảo sát, hướng Nam và hướng Bắc chiếm 44,4%.
Để thu lại lợi thuận cao nhất từ tổ yến. Bạn cũng cần nên chú ý đến hệ thống làm ẩm, hệ thống loa, âm thanh sao cho hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho chim yến, cũng như các hoạt động khác trong nhà nuôi yến.
Bài viêt được Siêu thị yến sào sưu tầm và chia sẻ cùng các bạn. Siêu thị yến sào sẽ luôn đồng hành cùng mọi người, những ai có nhu cầu tìm hiểu về cách nuôi yến sào.
Đường Bay Của Chim Yến Bên Trong Nhà
Không có nhiều người chú ý quan tâm đến không gian bay lượng kiếm thức ăn và đường bay của chim yến, thực ra đây cũng là điều quan trọng mà người nuôi chim phải biết để thành công.
Đường bay dạo bên trong nhà Yến cũng tương tự với đường bay dạo của chim trong sân do đó vị trí lỗ ra-vào phải phù hợp với đường bay dạo bên trong của chim.
Để chim Yến có thể bay lượn khắp nơi không gian trong nhà. Thì người nuôi chim Yến sào trong nhà cần chú ý đến đường bay của chim Yến.
Chim có 3 đường bay: đường bay thẳng, đường bay dạo và đường bay lên xuống. Đường bay thẳng của chim Yến không quan trọng lắm nhưng đường bay dạo và đường bay lên xuống là rất quan trọng. Hai đường bay này phải có bán kính ít nhất là 2m với diện tích tối thiểu là 4x4m mới đảm bảo cho chim Yến bay thuận lợi không thúc ép.
Đường bay dạo từ sân đi vào lỗ ra-vào như thế nào thì chim Yến cũng sẽ theo đường bay đó bay bên trong nhà. Chim Yến bay đến nhà từ phía bên trái thì đường bay bên trong nhà cũng từ phía bên trái. Để chim đổi hướng phía bên phải thì kích thước phòng phải lớn hơn 4x8m nếu không chim sẽ gặp khó khăn khi chuyển hướng và chim không thể bay vào các phòng kế tiếp được. Chim Yến có thể sử dụng được tất cả các phần của tấm ván tổ, vì bên trong nhà Yến dạng mở không có các lỗ ra-vào giữa các phòng, mặc dù có sự phân chia phòng giả.
Biết đường bay của chúng để mục đích thiết kế các cửa nhà Yến cho thích hợp thuận lợi cho đàn chim của mình bay đi kiếm ăn và về tổ vào chiều tối. Chim Yến bay ra khỏi tổ vào mỗi buổi sáng và về vào buổi chiểu tối, thời gian khoảng xế chiều thì chúng bay quanh khu vực chúng ở nhưng ở tầm cao, lúc chiều tối chúng lại bay thấp xuống gần tổ của mình.
Bài học cho chúng ta trong trường hợp này là nếu bạn xác định được chính xác đường chim bay, bạn sẽ dễ dàng chọn được hướng để mở lỗ thu chim. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một ngôi nhà Yến.
Làm Sao Để Giử Chim Yến Non Trong Nhà Yến Của Bạn Yến Sào.
Tại sao vào nhà yến thấy 1 con đã mọc lông còn 1 con thì đỏ hỏn.
Chim yến thường đẻ hai quả trứng trong một tổ yến sào, mỗi quả trứng cách nhau khoảng vài ngày nên mới có hiện tượng khi vào nhà yến thấy một con đỏ hỏn một con đã mọc lông hoặc 1 con bám ngoài thành tổ, 1 con nằm ở trong tổ.
Video chim yến tập bay trong nhà yến Lộc Bụt.
Sau khi các cánh của chúng đủ cứng cáp, thì vào một ngày đẹp trời nào đó chúng sẽ mạnh mẽ rời khỏi tổ và không bao giờ trở lại (điều này là điều chắc chắn, khi chúng đã rời khỏi tổ là không bao giờ quay về cái tổ đó nữa, còn chúng đi đâu thì không thể lý giải được, chỉ có những nhà nghiên cứu yến sào có đầy đủ thiết bị có lắp định vị gps thì mau ra biết được, nhưng chưa ai làm điều này cả).
Và thêm một điều nữa Lộc Bụt chia sẻ đến các bạn, chim yến non có tính độc lập rất cao, khác hẵn với những con chim non khác là khi tập bay hoặc khi học cách săn mồi luôn được bố mẹ kề bên, còn chim yến non thì không, mọi thứ chúng đều tự học lấy (bản năng) và chúng phải một mình ra đời ngay khi rời khỏi tổ. Lộc Bụt đã quan sát chim yến qua camera rất nhiều lần, chim bố mẹ thường đi kiếm ăn từ rất sớm và để con chim non ở lại một mình, đến một khoảng thời gian nào đó trong ngày, con chim yến non đủ tự tin sẽ tự mình rời khỏi tổ, lúc đầu những bước bay khá khập khiểng, yếu ớt, chúng cần một nơi để bám sau khi rời khỏi tổ yến (vì thế mà các bức tường dưới thanh đà tổ chúng ta không nên làm láng để chim yến non dễ dàng đu bám). Sau đó chúng sẽ theo luồng ánh sáng bay ra ngoài khám phá một vùng trời mới bao la ngoài kia.
Vậy làm cách nào để giử chim non sinh ra trong nhà yến.
Khi bay ra ngoài ngôi nhà yến mà nó sinh ra, chim yến non sẽ tìm một nơi để đu bám mới và chúng cũng phải đi kiếm ăn để sinh tồn.
Chim yến con không đi kiếm ăn cùng chim yến bố mẹ đó là điều lộc bụt quan sát được từ chính ngôi nhà yến của mình (còn anh chị có ý kiến khác là tùy anh chị), nếu chim yến con đi kiếm ăn cùng cha mẹ chúng thì nói thật là 100 con yến ra ràng thì gần như 100 con chim yến sẽ quay lại, vì chúng được dẫn dắt, chăm sóc từ cha mẹ của chúng. Nhưng chim yến con không đi kiếm ăn cùng cha mẹ, tự lực cánh sinh khi rời khỏi tổ nên tỷ lệ chúng quay lại nhà yến là cực kỳ thấp.
Theo suy nghĩ của Lộc Bụt chim yến có thể quay lại nếu nhà yến của anh chị là độc nhất vô nhị trong khu vực, chim yến non ra ngoài kiếm ăn và chỉ có duy nhất nhà yến của anh chị phát tiếng kêu thì nhiều khi chúng sẽ quay lại. Nhưng hiện nay ở đâu mà chẳng có nhà yến đã ra là khỏi về, hehe.
Chính vì tập tính này của chim yến mà những người nuôi chim yến có kinh nghiệm sẽ có xu hướng xây hai nhà yến sát nhau để con chim yến non của nhà yến này, khi rời khỏi tổ có thể bay vào chú ngụ ở nhà yến bên cạnh. Và những chủ nhà yến mới cũng rất thích xây sát một nhà yến đã thành công để đón nhận những con chim yến non của nhà yến bên cạnh.
Vì vậy, theo quan điểm của Lộc Bụt các anh chị đừng cố giử những con chim yến đã sinh ra từ nhà yến của mình (vì điều này cực khó do tập tính của chim yến), nhà yến của anh chị sẽ tăng đàn đón nhận những con chim yến từ nhà khác (đó cũng là một hiện tượng bình thường trong chọn lọc tự nhiên để tránh đồng huyết, cận huyết thống).
Nếu thực sự muốn giử lượng chim yến này thì vẫn có cách nhưng đòi hỏi chuyên môn của các bạn phải cao và phải là chuyên gia trong ngành yến, vốn lớn. Cách ấp nở trứng nhân tạo, nuôi chim yến non và cho chúng ăn như một số nước indonesia, malaysia. Ở Việt Nam thì theo Lộc Bụt biết thì chỉ có công ty yến sào khánh hòa làm việc này (còn hiệu quả thế nào thì Lộc Bụt không biết).
Ít Ai Chú Ý Đến Đường Bay Của Chim Yến Như Thế Nào?
Hãy 1 lần thử quan sát đường bay của chim yến.
Thậm chí có một số còn không bận tâm đến hướng mà chúng bay đến và cũng như bay về nơi ở của mình. Chim yến không làm tổ trên cây, dưới những gầm cầu, hay là bên hiên nhà, những nơi có nhiều ánh sáng. Những ngôi nhà phù hợp với chúng phải là nơi an toàn, tối, ẩm và thuận lợi. Những nơi có môi trường gần giống như hang động.
Chúng bay về nhà vào buổi chiều và thường vội vàng trở về nơi chúng đã chọn với đầy đủ những điều kiện trên. Khi chúng đã chọn được nhà và bắt đầu làm cái tổ đầu tiên, chúng sẽ ở đó mãi mãi để tiếp tục sinh sản đến khi chúng chết. Đường bay của chim là đường chúng bay đi khi trời sáng và bay về khi hết ngày. Nếu bạn bỏ ra một chút thời gian của mình nhìn lên bầu trời, nơi gần nhà yến của bạn, bạn có thể nhận biết được đường bay của chúng.
Chuyến đầu tiên, từ 4:30pm đến 6:00pm (3:30 đến 5:00 chiều giờ VN), chúng bay rất cao trên bầu trời, khoảng hơn 450m.
Từ khoảng 5:30pm đến 7:00pm (4:30 đến 6:00 chiều giờ VN) chúng có xu hướng bay xuống thấp hơn, khoảng 150m từ đầu bạn.
Chuyến bay cuối về nhà là từ 7:00pm ( sau 6:00 tối giờ VN) khi trời tối hẳn, chúng bay thấp xuống mặt đât, cách đầu khoảng 30m đến 60m . Tại sao chúng bay khác nhau như vậy, tôi chắc rằng do trong không gian có thức ăn ( côn trùng) cho chúng. Vào lúc 4:30pm đến 6:00pm (giờ VN 3:30pm đến 5:00pm) những con côn trùng bay cao, khi trời tối chúng xuống thấp hơn.
Nếu xung quanh nhà yến có bể nước, hồ tự nhiên, sông hoặc ao thì như thế nào? Bạn cần lưu ý đến yếu tố này. Nếu khoảng cách từ nhà yến đến những nguồn nước kể trên không xa thì bạn cần cẩn thận khi xác định đường chim bay. Đường chim bay trong trường hợp này không giống như thông thường. Đa phần lũ chim sẽ bay từ nguồn nước về.
Vài tuần trước, tôi đến thăm một ngôi nhà yến ở Kemanman, Trengganu. Ông ấy gặp khó khăn khi phát triển đàn yến của mình suốt 4 năm. Tuy nhiên, sau khi ông ấy đổi lỗ thu chim sang hướng đối diện với sông Kemanman. Và ông ấy đã thành công. Từ chỉ có 40 tổ trong 4 năm, ông ấy đã tăng được 400 tổ trong vòng chưa tới 6 tháng.
Nhà nuôi yến được thiết kế như thế nào mới tốt?
Một nhà nuôi yến có không gian vừa phải, tối thiểu là 100m2 sàn và có nhiều tầng , sàn của mỗi tầng càng lớn lý tưởng chim yến có thể lượn dễ dàng và mang lại cho ta năng suất tổ rất cao, trung bình 10m2/1kg/tháng. Mỗi tầng có chiều cao trung bình là 3m – 4,5m. Tùy thuộc vào biên độ nhiệt của mỗi vùng mà chiều cao mỗi tầng có thể thay đổi khác nhau. Nhiệt độ vùng từ Bắc Đèo Hải Vân trở ra sẽ có thiết kế khác so với từ Đà Nẵng trở vào trong Nam. Đặc biệt là nhà nuôi yến phải cao hơn cây cối xung quanh nhà để tránh việc chắn đường chim bay về.
Một điều cần chú ý nữa là nhà yến cần phải thiết kế phòng bay dạo cho chim và phòng làm tổ. Những trong phòng làm tổ thì cần có phòng đặc biệt trong nhà. Phòng đặc biệt sẽ là nơi được trang bị thiết bị dẫn dụ tốt nhất cho những con chim đầu tiên làm tổ và đặt biệt phải đảm bảo môi trường giống như tự nhiên nhất.Ngoài ra còn có các yếu tố thêm như:
Các vách ngăn trong nhà yến cũng cần thiết để sau khi chim yến bị dẫn dụ bởi âm thanh bên trong nhà nuôi mà nó muốn bỏ đi thì cũng khó tìm được lối ra ngoài.
Bên ngoài nhà nuôi chim yến cần phải thoáng rộng, nên gần vùng có nhiều cây, đầm, ao hồ, không có cây cao quá lỗ chim vào nơi ở của yến phải có ánh sáng đảm bảo từ mờ tối đến tối, nhiệt độ không khí 27-31 độ C (tối ưu là 28 độ C), độ ẩm 70-95% (tối ưu là 80%).
Khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới 50cm là khoảng cách lý tưởng.
Khoảng cách lỗ ra vào cần dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể 20×30 cm, 40×60 cm, 40×80 cm tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp,…
Các thiết bị được lắp đặt trong nhà yến như thế nào?
Thanh ván làm tổ: Ván làm tổ cần phải bền, chống ẩm mốc và độ bám cao để tổ chim bám được vào gỗ. Thanh làm tổ cho chim rất quan trọng, phải mềm và tuyệt đối không có mùi khác thường, không nên sử dụng gỗ chưa được nghiên cứu như: gỗ xoài, ổi, bạch đàn, cừ tràm,… Một số hộ tự nghiên cứu mày mò và đóng những loại gỗ mà gia đình có sẵn hoặc mua những loại gỗ không phù hợp với đặc điểm của nhà yến dẫn đến việc chim không những ít vào ở mà còn tốn kém chi phí rất cao khi phải khắc phục lại để đạt hiệu quả như mong muốn.Hiện nay một số loại gỗ được sử dụng trong nhà yến thành công ở Việt Nam: Bạch Tùng, Mít Nài, Meranti… Chính vì thế chúng ta phải lưu ý và sử dụng thanh làm tổ chuyên dụng. Khoảng cách của thanh làm tổ và cách đóng tùy vào khổ ván (theo chiều rộng).
Tổ giả: tùy vào từng điều kiện, môi trường đầu tư hoặc căn cứ vào mùa bắt đầu đầu tư để cân nhắc nên hay không nên đóng một số ít tổ giả xung quanh một số loa được gắn bên trong nhà. Chúng ta không nên lạm dụng sử dụng tổ giả nếu chúng ta chưa hiểu hết tác dụng của nó đối với bản chất sinh sống của loài chim yến, yến sẽ có cảm giác khó chịu, giảm hiệu quả bầy đàn cũng như năng suất làm tổ…
Loa trong nhà: Việc thiết kế và bố trí hệ thống loa trong nhà là rất quan trọng. Hệ thống phải được thiết kế làm sao sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm trong ngày và đêm. Đặc biệt việc bố trí hợp lý để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả nhưng phải tiết kiệm tối đa khi chúng ta đầu tư. Tránh việc chúng ta tìm hiểu qua loa và suy diễn, tự đầu tư, tự gắn, tự điều chỉnh công suất làm giảm độ bền của loa dẫn đến việc tốn kém chi phí (vì phải thay loa thường xuyên) không những ảnh hưởng đến việc đầu tư mà còn ảnh hưởng đến việc duy trì bầy đàn của yến.
Khử mùi: căn cứ vào từng vùng và mật độ yến cũng như khả năng đầu tư ban đầu để sử dụng đúng loại mùi kích thích, tạo mùi bầy đàn hợp lý để tạo môi trường thân thiện và làm cho yến tưởng có “bạn” đã ở sẵn. Sử dụng chất lỏng phun xung quanh tường, bột khô rải sàn nhà,…Mùi trong nhà yến cũng là một yếu tố quan trọng vì chim yến có khướu giác rất tốt. Các hương tạo mùi được sử dụng thường xuyên trong nhà yến.
Loa ngoài: dùng tiếng kêu bên ngoài và trong nhà để dẫn dụ chim, có nhiều cách sử dụng giàn máy tự động và cài đặt các chế độ hợp lý theo từng chương trình hẹn giờ để thu hút chim được hiệu quả. Mặt khác, nhằm hạn chế tối đa về việc ảnh hưởng từ tiếng thu hút chim đến các gia đình bên cạnh và môi trường xung quanh. Căn cứ vào các vùng miền và mức độ, điều kiện thuận lợi của những bầy đàn hoặc khu vực mà chúng ta đầu tư để thiết kế công suất máy phát hợp lý, đạt hiệu quả thu hút và dẫn dụ chim về.
Tạo ẩm và giữ nhiệt độ ổn định: nhằm giữ nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà chim (60-95% / 26 – 31 độ C)
Độ ẩm trong nhà nuôi yến cần duy trì ở mức cao từ 85 đến 95% . Cần phải sử dụng cảm biến để có thể duy trì được độ ẩm trong nhà yến.
Nhiệt độ trong nhà yến cần phải duy trì ở mức dưới 31 độ. Đồng thời nhiệt độ cũng cần phải cao hơn 26 độ. Có nhiều cách để kiểm soát nhiệt độ trong đó có dùng máy móc, hệ thống làm mát, phun nước lên tường và mái nhà,… Cũng cần dụng tường đôi để có thể cách nhiệt tốt nhất.
Cây tạo côn trùng: Một vấn đề cần lưu tâm là số lượng đàn chim tăng lên phải được cân bằng với môi trường sống vĩ mô của chim. Để tránh các khuynh hướng giảm sút của đàn yến tự nhiên, gây cạnh tranh thức ăn trong thiên nhiên, nên trồng thêm xung quanh nhà yến những loại cây mà yến ưa thích (như cây keo dậu – Leucaena glauca), gây nuôi các loại côn trùng làm thức ăn cho chim và nhất là bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển. Làm như thế sẽ thu hút được yến về rất đông (ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng nếu cần).
Nghề nuôi yến đã đem lại thành công cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhưng để làm được cần có quyết tâm , say mê với nghề và nắm vững kỹ thuật nuôi yến.Những yếu tố cơ bản về kỹ thuật nuôi yến trong nhà mà chúng tôi giới thiệu sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tổng thể hơn về nghề có rất nhiều cơ hội , tiềm năng để phát triển tại Việt Nam hiện nay. Chúng tôi, những người nhiều năm gắn bó nghiên cứu và đầu tư cũng như chuyển giao kĩ thuật nhà yến chuyên nghiệp tại Việt Nam rất mong muốn các bạn sẽ có được những căn nhà yến thành công và giúp cho các bạn tạo nên kho vàng trắng từ thiên nhiên cho chính mình. Chúc mọi người đạt được kết quả tốt nhất cho sự lựa chọn đầu tư của mình
Bạn đang xem bài viết Đường Bay Lượn Của Chim Yến Sào Trong Nhà trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!