Xem Nhiều 6/2023 #️ Đệ Nhất Vành Khuyên Hà Thành # Top 12 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 6/2023 # Đệ Nhất Vành Khuyên Hà Thành # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đệ Nhất Vành Khuyên Hà Thành mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Với bao người yêu chim đất Hà Thành, những lồng chim khuyên vứt lăn lóc tại phiên chợ phố Hoàng Hoa Thám mỗi độ mùng chín, mười chín, hai chín hàng tháng đôi khi lại chứa bảo vật. Nghề chơi cũng lắm công phu, “cửa ải” đầu tiên của thú chơi là chọn khuyên nghe chừng cũng lắm điều rắm rối.

Dù ai cũng biết trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim “mộc” bẫy từ thiên nhiên có khi chỉ lựa được vài con, nhưng người chơi thực thụ vẫn tự làm khổ mình trong cuộc “đãi cát tìm vàng”, tìm ra con chim có tố chất hơn là bỏ tiền mua sẵn một “đệ nhất” vành khuyên đã được tôi luyện.

Dương Văn Chiến nhà ở ngõ Dân Chủ một tay chơi khuyên lâu năm chia sẻ: “Phải có con mắt “nhà nghề” mới nhận ra những điểm khác biệt của một chú khuyên hay trong trăm vạn chú chim cùng bị nhốt trong lồng. Chim được chọn nhất định phải là chim đực để giọng mạnh mẽ, mang âm hưởng “chiến binh”: âm cao, trong, đanh tiếng. Lông tươi màu, lông yếm, lông cổ phải có màu xanh tươi, sáng. Dáng vóc thon nhỏ khuôn mặt nhìn có góc cạnh, dữ dằn…”

Với nhiều người khác, chọn chim đầu tiên phải loại bỏ những con mắc các dị tật như lộn cầu, ngoái, ngoái ngửa. Những tật xấu này sẽ làm cho người chơi rối mắt, khó chịu. Sau đó đến bước chọn hình dáng: Gồm mặt, mỏ, bóng bộ. Về khuôn mặt, yêu cầu mỏ dưới phải thẳng, mỏng. Đầu phải tròn, gáy dài, rộng tảng. Chọn chim có cổ to, vai to, nở hậu, bản đuôi to. Cuối cùng bàn chân phải khô, quắp, bé và đủ móng…

Chơi chim để luyện trí

Để chọn được chim Vành khuyên hót dân chơi chim thường chọn chim theo bộ (gồm bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn vì khi líu chim thường líu xòe rất đẹp). Cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ, trong khi chim già thường rất lâu công và khó. Nhưng ngược lại chim già có giọng hót hay hơn, có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên, tối đa lên đến 40 mỏ. Người chơi thường nhìn vào chân chim, con nào có vẩy sừng cứng và nhiều để biết đó là chim già. Nếu có “kỳ duyên”, người chơi còn có thể tìm được một chú khuyên đen, một chú khuyên đột biến gen lốm đốm như bảo vật. Còn một khi hội tụ được những ưu điểm trên là chim đẹp, có sức khoẻ, người chơi chuẩn bị một công đoạn mới luyện đủ ít nhất 365 ngày.

Nghề nuôi chim đòi hỏi sự công phu chính từ yếu tối này, các cao thủ đi trước thường khuyên răn lớp trẻ có khi 365 ngày chăm sóc chim đúng theo một quy chuẩn và chỉ lơi là 1 ngày coi như chú chim đó mất giá trị, trở về con số không như mới được mang từ thiên nhiên về.

Một địa chỉ đem chim đi dãi được ưa thích hiện nay là góc quán hồ Hale giáp với đường Nguyễn Du, Trần Bình Trọng của anh Hùng Hale. Còn những người chơi lâu năm vẫn thích tạt ngang phố cổ ngồi quán anh Hùng “Nguyễn Siêu” và lên sân thượng nhà các tay chơi trên phố Hàng Đồng, Hàng Dầu bắc lồng lên để dõi mắt như dán vào từng cử động của chú chim “bảo bối”

Và những cuộc chơi trứ danh

Tự tin đem chim đi thi là “cửa ải” thứ 2 nhưng vô cùng quan trọng để khẳng định đẳng cấp dân chơi. Hiện tại Hà Nội đang hội tụ 5 CLB chim khuyên mang tên Thăng Long, Bách Thảo, Hale, Gia Lâm, Hà Đông để thường xuyên tổ chức những cuộc thi tiếng hót vành khuyên vào mỗi ban mai cuối tuần.

Cuộc thi không phân biệt đẳng cấp, hội tụ tất cả những chú chim khuyên đã được tôi luyện, miễn là người chơi tự tin đem chim qúy của mình ra phô diễn. Theo anh Hùng “Hale”, thủ lĩnh CLB chim “vành khuyên Hale”, để tìm ra được chú chim hay nhất trong vô vàn những thanh âm, người chơi có một quy ước tính theo tiếng hót. Cứ một hót bằng 5 tiếng líu lo, trong cuộc thi con nào có nhiều hót nhất sẽ dành chiến thắng và cũng là để loại những chú chim chưa được luyện bài bản. Ví như chú chim đó khỏe có thể hót lên một tràng dài hơn chục tiếng nhưng vẫn chỉ tính là một hót mà thôi, vì những chú chim này nếu thi đấu dài hơi sẽ bị loại vì giọng sẽ yếu và lạc tiếng đi…

Luyện chim và thi chim đã từng bước khẳng định một thú chơi. Nhưng với những người chơi lâu năm trên Hà Thành vẫn âm thầm một thú khẳng định một cách chơi mới. Chơi lồng chim. Những chiếc lồng khuyên bình thường vốn đã được trau chuốt tỉ mẩn bằng thứ tre già ngâm nước ao hàng tháng giờ còn có thêm cách chơi mới trang trí thêm cho lồng thêm tinh xả, thêm bắt mắt thành những chiếc lồng son đích thực. Nhiều người đến cuộc thi không chỉ để khoe chim mà còn làm cho “người trong giới” trầm trồ về chiếc lồng “hàng khủng”.

Cách đây khoảng 20 năm trên phố Hàng Dầu, Hàng Đồng từng có 2 cao thủ tiên phong cho cách chơi hình thức này. Vào thời điểm đó giá vàng cũng chỉ dao động vào độ 400 nghìn đồng/chỉ mà dẫy lồng của các cao thủ này theo thời giá đó ước chừng đã vài chục triệu. Dạo ấy, chiếc độc nhất vô nhị thuộc về ông Phúc “Hàng Dầu” làm theo tích Quan Công và thày trò Tôn Ngộ Không lên đến gần chục triệu. Ngày nay, có những dân chơi Hà Thành đang sở hữu những chiếc “lồng khủng” vô giá, được trau chuốt từ ngà voi, đồi mồi nhưng những chiếc lồng gần như đầu tiên, khai sáng cho một cách chơi tài tử đó vẫn là câu chuyện đáng nể phục.

Vẫn theo lối hoài cổ, dựa theo các tích trong Tam Quốc, các hình Bát Tiên, bát Mã, phong cảnh, chim hoa chiếc lồng vẫn chưa đi hết tận cùng cuộc chơi khi ngày càng được sáng tạo đưa thêm vào những tiện ích xa hoa cho chú chim. Kéo theo đó là đẳng cấp chim cũng tăng lên. Đựng trong một chiếc lồng son có giá từ vài chục triệu đồng trở lên đương nhiên không phải là chú chimkhuyên có giá vài nghìn đồng mới mua ngoài chợ phiên Hoàng Hoa Thám.

Trong cộng đồng chim khuyên đang lớn mạnh của Hà Thành việc góp một tiếng hót cho đời, góp một sắc hương cho Thăng Long – Hà Nội mãi tỏa sáng tinh hoa dù bằng cách làm nào cũng đều được đáng nể trọng.

Theo chúng tôi

Kỹ Nghệ Luyện Chim Vành Khuyên Ở Hà Thành

Chăm chim hơn chăm… vợ đẻ

Quán cafe nhỏ ở góc hồ Thiền Quang là nơi “tụ tập” mỗi buổi sáng của Câu lạc bộ vành khuyên Hale. Tại đây, hôm ít thì chừng năm mươi, hôm nhiều thì có đến trên trăm lồng vành khuyên xinh xắn, thi nhau líu lo. Anh Đặng Văn Tuấn (sinh năm 1964), Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ vành khuyên Hale – một lão làng trong giới chơi chim khuyên Hà thành, có thâm niên gần 30 năm kể, quê mình ở Đà Nẵng.

Cách đây 24 năm, anh đi làm xây dựng ở Hà Nội, rồi lấy vợ, lập nghiệp ở đây. Những chú chim chào mào, yến, vành khuyên được anh đưa lên tàu, vận chuyển từ Đà Nẵng ra Hà Nội để tiện bề chăm sóc. “Ngày ấy, người Hà Nội chơi chim nhiều, nhưng không có thói quen mang chim ra các quán café như bây giờ,” anh nói.

Đây là những chú khuyên có khả năng nhanh hót (líu) và líu nhiều. Chim vành khuyên hay phải là những chú hay đứng giữa cầu (thanh giữa lồng, làm chỗ cho chim đứng), giọng lảnh, to, dài và có tính ganh đua với đồng loại… Chân chim khuyên phải cao, lông óng để tạo dáng cho chim đẹp. Vì chọn chim rất khó, nên có người ngồi cả buổi cũng không chọn được cho mình một chú chim ưng ý. Chọn xong chim, mới chỉ là xong… công đoạn đầu. Tiếp theo, là công đoạn chăm sóc và tập luyện. Thông thường, mỗi người chơi chim sẽ có một kỹ nghệ riêng để chăm sóc chim của mình. Nhiều người còn ví von, chăm chim phải cẩn thận hơn chăm… vợ đẻ.

Việc đầu tiên trong công đoạn chăm sóc vành khuyên là chọn cám. Người sành chim không thể cho chú chim cưng của mình ăn cám công nghiệp bình thường mà phải cho ăn cám đậu xanh hoặc các loại cám “đặc sản” dành riêng cho chúng. Thi thoảng, người ta lại phải cho chim ăn bổ sung các loại dưỡng chất: một tuần cho ăn 1 lần mật ong (khoảng 5-7 giọt) để tăng sức đề kháng. Chim cũng được ăn hoa quả và sâu, châu chấu tươi thường xuyên. Ngoài ra, mùa đông nên cho chim khuyên ăn thức ăn có chất ấm hơn mùa hè. Anh Tuấn cho hay, vành khuyên hay mắc bệnh đường ruột.

Mỗi lần như thế, anh phải dùng “bí kíp” riêng bằng thuốc nam, hòa lẫn vào nước uống để chữa trị. Nếu để lạnh, chim sẽ bị “trúng gió,” và anh Tuấn chữa bằng cách bôi một lượng dầu gió thích hợp vào “áo lồng” [mảnh vải che lồng chim – PV] để chim khỏi bệnh. Chế độ tắm của vành khuyên cũng… giống người. Mỗi ngày, người ta phải tắm cho chim 1 lần và mùa đông thì pha nước ấm cho chim tắm. Đặc biệt, không được dùng tay bắt chim mà phải mở cửa lồng, lùa chim sang… lồng tắm, được thiết kế riêng biệt.

Anh Nguyễn Cao Cường, 37 tuổi (ở Tạ Hiện, Hà Nội) cho hay, ngoài chế độ chăm sóc đặc biệt, chim vành khuyên còn phải được tập luyện thường xuyên. Cứ hai ngày một lần, người ta lại phải mang chim đi “tụ hội” để giúp chúng bạo dạn, tạo sự ganh đua nhau líu. Chim của anh Cường cũng đã đoạt nhiều giải trong các hội thi chim vành khuyên của Hà Nội cũng như liên tỉnh. Hỏi về thời gian dành cho chim, người chơi chim đều bảo mất… rất nhiều. Và, hầu như họ không dám không đi đâu xa dài ngày. Nếu đi, họ sẽ thì mang chim đi gửi những người cùng chơi, bởi chỉ thế thì mới “đủ tin cậy” cho sức khỏe của chim cưng.

Nhìn lồng chim, biết… đại gia

Những năm trở lại đây, Hà Nội rộ lên thú chơi vành khuyên với đủ các lứa tuổi, thành phần. Có người chơi chim đơn giản chỉ vì thú vui, nhưng cũng có người chơi vì mục đích kinh tế. Anh Tuấn cho hay, tuy không mua đi bán lại chim, nhưng anh là một trong những nhà sản xuất cám đậu xanh dành cho chim vành khuyên ở Hà Nội. Việc bán cám với giá 50.000 đồng/kg cũng là một nguồn thu giúp anh duy trì thú vui này. Giá của một chú chim vành khuyên cũng thật đa dạng, có chú chỉ vài chục ngàn, nhưng cũng có chú đến vài chục triệu đồng. Chim khuyên của anh Tuấn được định giá 25 triệu đồng bởi đã nhiều lần đoạt giải trong các hội thi. Chim khuyên của anh Cường cũng đến giá 20 triệu đồng, nhưng họ đều không bán.

Anh Tuấn bảo, đó chưa phải là cái giá “ngất ngưởng,” mà chỉ là cái giá “kha khá” cho những người chơi chim. Thực tế, có con hoàng khuyên líu hay lên tới 65 – 70 triệu đồng. Giá đắt là vậy, nhưng cũng không có chim mà bán. Lại nữa, bởi “chim đẹp phải ở lồng son” nên các đại gia chơi chim khuyên cũng chả sợ tốn kém khi sắm cho chú chim cưng của mình những chiếc lồng tre được trạm trổ công phu với những cái giá ngất ngưởng. Anh Sơn, một người chơi chim đã “chịu chi” đến 60 triệu đồng để mua một chiếc lồng chim với bộ cóng (bộ đựng thức ăn, nước uống cho chim) và cầu cho chim đứng, moóc lồng bằng ngà voi.

Vừa qua, anh Sơn cũng đã mất chú hoàng khuyên trị giá 40 triệu đồng. Theo giới chơi chim khuyên, nhiều đại gia tìm mua chim đoạt giải ở các giải thi với giá cao để “tăng giá trị” của mình. Song, đây chưa hẳn là… sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi, “có người bỏ một đống tiền, mua chim được giải nhưng không biết chăm sóc, huấn luyện nên chim lại bị… tịt ngòi.

Bởi, chim hay nhưng rơi vào tay thầy… không giỏi” anh Cường nói. Anh Tuấn thì có lời khuyên với những người mới bước vào thú vui tao nhã này là “hẵng từ từ” và đầu tư có chọn lọc. Theo đó, người ta chỉ cần mua những chú chim có giá hợp lý và từ từ “học nghề” từ lớp đàn anh đi trước bởi mỗi người có một “bí kíp” riêng để có được những chú chim hay./.

Hội thi chim

Anh Tuấn cũng cho biết, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, thú chơi chim vành khuyên hiện đang nở rộ hơn bao giờ hết. Có nhiều Câu lạc bộ được mở ra như Hale, Giáp Nhị, Sinh vật cảnh Hà Nội, Long Biên, Hà Đông… Thông thường, các Câu lạc bộ, Hội chim vành khuyên đều có những cuộc thi cho riêng mình. Và, ngày 21/3 tới, Câu lạc bộ vành khuyên Hale sẽ tổ chức Hội thi chim liên tỉnh miền Bắc, dự kiến sẽ có 200 lồng chim tham dự.

Để “dự thi,” chủ của các lồng chim phải đóng phí ở mức 50.000 đồng/lồng (đối với hội viên của Hale) và 100.000 đồng/lồng với người không phải hội viên. Sẽ có các giải bằng hiện vật: cúp, cờ, lồng chim… cho các chú chim đoạt giải. Tuy hiện vật có giá trị rất khiêm tốn, song những cuộc thi chim lại thu hút được đông đảo người chơi chim tham dự. Bởi thông thường, các chú chim đoạt giải sẽ được định giá rất cao.

Chim Hoàng Khuyên 15.000 Usd, Đại Gia Hà Thành Vẫn Không Bán

“Chim biến đổi gen không có nhiều, ở Việt Nam đã hiếm nhưng dám khẳng định chim hoàng khuyên của nhà mình là chim đẹp nhất, chất nhất Đông Nam Á” – anh Lý Hùng Tú nói giọng chắc nịch.

Chim biến đổi gen “khủng” nhất Đông Nam Á?

“Đại bản doanh” của Tú “lốp” trên đường Hai Bà Trưng lúc nào cũng lanh lảnh tiếng chim hót.

Những chiếc lồng được treo cẩn thận trên một cành cây cao. Khách hàng ra vào ngoài việc sửa xe thì còn ngồi để nghe chủ nhà “khoe” chim.

Tú “lốp” cho biết, mặc dù mới chơi chim được 5 năm nhưng số tiền anh bỏ ra để chơi chim là không hề nhỏ, giá trị lên đến hàng tỷ đồng.

“Mình chơi chim theo sở thích, con nào thực sự đẹp, lông mượt, đấu khỏe thì giá bao nhiêu mình cũng mua”, Lý Hùng Tú nói.

Bộ sưu tập 13 con chim của anh Tú, có rất nhiều chim quý hiếm như: chào mào bạch tạng, chào mào đầu trắng, chào mào lông màu tro… Mỗi con có giá từ vài chục đến trăm triệu đồng.

Con chim có giá trị “khủng” nhất trong bộ sưu tập chim của anh chính là chim hoàng khuyên.

Nói về chú chim hoàng khuyên, anh Tú cho biết đã bỏ ra 9.000 USD (178 triệu đồng) cách đây 2 năm để mua từ một người trong câu lạc bộ vì anh này cần tiền để mua ô tô nên bán lại.

Song một thời gian sau, có lẽ vì tiếc nuối bán chú chim ruột của mình, người này đã trả giá thêm 500 USD để mua lại nhưng anh Tú từ chối.

Sau đó có một vụ thương lượng của dân chơi ở Đà Nẵng chào mua chim hoàng khuyên với giá 10.000 USD diễn ra tại Hà Nội năm 2014 nhưng cũng bất thành.

“Gần đây nhất có ba vị khách người Singapore được hội chơi chim giới thiệu đến và trả giá 15.000 USD để được sở hữu chú hoàng khuyên nhưng mình không bán. Đối với mình, em nó là vô giá”, anh Tú khẳng định.

Khi thấy chúng tôi thắc mắc về mức giá “siêu khủng” của chú hoàng khuyên này, Tú “lốp” không ngần ngại giải thích: “Sở dĩ chú hoàng khuyên này vô giá bởi nó không phải khuyên thường mà là dòng biến đổi gen.

Tại Hà Nội, hiện có khoảng 10 cao thủ sở hữu hoàng khuyên nhưng “em nó” được xếp hạng quán quân.

Chim biến đổi gen như của anh Chương Tailor, anh Thịnh trong câu lạc bộ chim Halle cũng có nhưng để mà nói thì em này của mình cả tỷ con mới có một.

Chim có mắt đỏ như ngọc, lông mượt, chân hồng, mỏ hồng, đi thi trăm trận trăm thắng. Tính đến hiện nay, giải thưởng em ấy mang về nhiều không kể hết “, anh Tú khoe.

Chim “xịn” nên lồng cũng có giá siêu khủng

Là chủ cửa hàng chuyên bán phụ kiện ô tô xe máy lại kiêm một chuỗi cửa hàng ăn uống ở Hà Nội, Tú “lốp” dù bận trăm công ngàn việc nhưng không một ngày nào anh bỏ rơi những đứa “em” của mình.

Theo lời Tú kể, việc chăm sóc, bảo vệ chim nhiều người cho rằng khó nhưng với anh, tất cả đều được thực hiện một cách tự nhiên.

“Hoa quả, cám là hai loại thức ăn chính mình dùng cho chim, ngoài ra chẳng cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào cả.

Chỉ có cám là phải thay bằng cám nhạt để chim không bị mất màu. Mỗi giai đoạn có chế độ ăn khác nhau, khi chim thay lông cũng phải cho ăn cám nhạt” – Tú nói.

Tuy nhiên, theo Tú “lốp”, bởi 13 chim trong hàng ngũ của Tú đều là dòng dõi “sang chảnh” nên chiếc lồng nuôi có giá trị cực kỳ đắt.

Hiện tại, Tú đang sở hữu 30 chiếc lồng đều là những chiếc chuồng tre nhập từ Trung Quốc và Huế, lồng rẻ cũng phải 4 triệu đồng/chiếc. Chiếc nào đắt nhất có giá từ 100 – 150 triệu đồng/chiếc.

Dẫn chúng tôi đi xem 3 chiếc lồng tre, hoa văn tỉ mỉ, khéo léo, tinh xảo cất tận trên gác nhà, anh Tú nói: “3 chiếc lồng này mỗi chiếc có giá hơn 100 triệu, mình vừa nhập từ Trung Quốc về.

Mua chuồng cho chim như là xây nhà cho chúng vậy, nhà phải đẹp, chắc, bền mới thể hiện được sự đẳng cấp”.

Anh Tú say sưa nói về cách chăm sóc những con chim màu đắt giá: “Tắm cho chim cũng phải thật cẩn thận, kỹ lưỡng.

Dùng một chiếc lồng khác đưa chim sang. Trong đó có chiếc chậu nho nhỏ cho chim dầm mình xuống tắm. Còn chiếc lồng kia, mình tranh thủ vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ.

Khi chim được tắm xong thì đưa trở về lồng. Trung bình mỗi lần tắm cho 13 em này cũng mất khoảng 2 tiếng đồng hồ”.

Cũng theo lời kể của Tú “lốp”, bộ sưu tập chim của anh được bảo vệ để tránh tình trạng trộm cắp như nhiều người chơi chim từng bị mất.

“Ban ngày chim được treo ở trước cửa hàng. Nhìn thì có vẻ là “sơ suất” nhưng ở đây lúc nào cũng có nhân viên nên không sợ mất.

Ngoài ra, hệ thống camera giám sát ghi lại tất cả hành động của người ra vào nên không sợ.

Ban đêm, hoàng khuyên được bảo vệ trong chiếc lồng sắt có khóa chốt. Đạo chích muốn “giở quẻ” cũng không dễ dàng phá hỏng lồng”, anh Tú cho biết.

Trả lời câu hỏi, giá cao nhất bao nhiêu thì đồng ý “xuất” chim biến đổi gen, anh Tú khẳng khái: “Mình chơi chim là thú vui tao nhã chứ không phải để kinh doanh.

Em nó mang về bao nhiêu vinh dự cho mình, giải thưởng đếm không hết. Mỗi lần đi thi là một niềm kiêu hãnh với anh em trong hội nên chẳng có lý do gì mà mang bán đi.

Nếu bảo mua thêm chim biến đổi gen thì cũng chưa chắc bởi vì chim như em này tỷ con mới có một”.

Anh Thanh, thành viên của Câu lạc bộ Chim vành khuyên Halle cho biết: “Những con chim quý, qua mỗi tay nuôi thường được đẩy giá lên, tuy nhiên giá trị của chim thường trong một khoảng nhất định.

Anh Tú thường mua chim đẹp và hót hay nên giá của bộ sưu tập chim rất cao. Con rẻ nhất cũng có giá vài triệu đồng”.

Giữ Lại Tiếng Hót Vành Khuyên

Những chú chim vành khuyên nhỏ chỉ bằng quả cau, khoác trên mình bộ lông xanh mượt, đôi mắt tròn vo viền một vành trắng giống như chiếc khuyên tai được nuôi và tuyển chọn rất công phu. Có thể trong hàng trăm con, mới chọn được một con có giọng hót chuẩn ở cung bậc cao ríu rít như vỡ bung ra trong nắng vàng khiến cho lòng người dịu lại sau những căng thẳng, lo âu về cuộc sống bộn bề.

Cùng một sở thích, những người nuôi chim vành khuyên ở Thành phố Thái Bình đã thành lập Câu lạc bộ với hơn 50 hội viên, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp. Ngoài sở thích nuôi chim vành khuyên, các hội viên còn giúp nhau trong công việc làm ăn, nâng đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày. Hàng tuần, các hội viên trong CLB gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm thuần dưỡng chim khuyên.

Hoạt động của CLB cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi Thành phố Thái Bình. Những cuộc thi “Tiếng hót chim Vành khuyên” liên tỉnh thường xuyên được tổ chức với có khoảng 200 – 300 lồng chim tham gia. Giải nhất liên tỉnh trị giá gần bốn chục triệu đồng. Hội viên CLB còn thường xuyên tổ chức thi giọng hót của chim vành khuyên tại Công viên Thành phố. Cuộc thi thu hút đông người đến thưởng thức giọng hót của vành khuyên. Có người đến hội thi để tận hưởng thành quả lao động của mình đối với việc nuôi và thuần dưỡng chim. Có người đến chỉ để thưởng ngoạn tiếng chim lảnh lót, ríu ran của vành khuyên mà cuộc sống ồn ào đô thị không dễ kiếm tìm được.

Nghề chơi nào cũng lắm công phu. Nuôi và thuần dưỡng được một chú chim vành khuyên công phu hơn nhiều. Có người mua hàng chục con về nuôi, sau đó chọn những con chim mình thon, đầu to, trán rộng, mỏ vàng, hàm sâu, dáng điệu nhanh, nhảy nhót, bật cành, sắc lông mượt mà. Giọng hót là một tiêu chuẩn quan trọng. Giống chim khuyên miền Trung thường có giọng hót hay, ở cung bậc cao, ngân dài. Chim khuyên miền Bắc giọng hót không vang bằng miền Trung nhưng bù lại tính chiến đấu, bảo vệ lãnh thổ rất cao. Chúng có thể hiên ngang đứng hót triền miên giữa những chú chim khác có số lượng áp đảo.

Giá một chú chim vành khuyên đạt giải thưởng trong các kỳ thi cũng là chuyện đáng phải bàn. Bình thường, một chú chim được chọn về nuôi chỉ có giá vài chục ngàn đồng, sau khi thuần dưỡng, chú chim thể hiện “bản lĩnh” kiên cường, bất chấp chỗ đông người, chú đứng “líu” không mệt mỏi, chất giọng vang xa là có thể đem lại cho “ông chủ” vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, nếu như chú chim này đoạt giải tại hội thi. Cũng có khi, một chú chim vành khuyên vừa đạt giải cao trong các kỳ thi, vừa có bộ lông đột biến, khiến cho chú trở thành “chim độc” thì giá có thể đến vài trăm triệu. Lồng chim bình thường bằng tre có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn, nếu chạm trổ cầu kỳ lại thêm trang sức ngà voi nạm vàng có thể từ vài triệu đến vài trăm triệu. Máng cho chim ăn, ống cho chim uống nước cũng vì thế mà cầu kỳ không kém.

Nuôi chim và chơi chim cảnh vốn là thú chơi tao nhã. Hoạt động của Câu lạc bộ nuôi chim Vành khuyên Thành phố Thái Bình ngoài yếu tố phù hợp với điều kiện môi trường và sở thích của người yêu thích sinh vật cảnh còn cần có hướng dẫn theo hướng lành mạnh và bảo vệ môi trường sống quanh ta.

Bạn đang xem bài viết Đệ Nhất Vành Khuyên Hà Thành trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!