Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Điểm Da Và Sản Phẩm Của Da Chim Bồ Câu Và Chim Cút mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đăng ngày: 16/02/2014 11:23
Da của chim bao phủ toàn thân và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là ở chim non
Da của chim bao phủ toàn thân và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là ở chim non. Da gồm 2 phần chính, lớp biểu bì với lớp tế bào hình trụ cùng với lớp mô liên kết mỏng và sợi collagen tạo thành lớp da ngoài bền chắc, nghèo mạch máu và hầu như không có tuyến ngoại tiết. Dưới lớp biểu bì là lớp mô liên kết mỏng gần giống như mô mỡ, có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Đặc điểm lớn nhất của da chim là mỏng, nghèo các tuyến dưới da, không có tuyến mồ hôi. Người ta cho rằng, cùng với việc phát triển của lớp da, khả năng điều chỉnh nhiệt của nó dần dần thay đổi, cho phép cơ thể chim thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh. Trong những ngày đầu tiên sau khi nở, việc thải nhiệt xảy ra trên toàn bộ bề mặt da. Khi đó thân nhiệt của chim con khoảng 38,7 – 38,9oC. Việc giữ nhiệt kém của bộ lông tơ đã làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể chim non với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ môi trường, vì vậy khi nuôi chim non, việc giữ nhiệt độ thích hợp là quan trọng nhất.
Trong những tuần tuổi đầu tiên đã xảy ra việc thay lông tơ bằng lông non đồng thời với việc phát triển các nang lông và tạo nên các nếp nhăn của da. Trong thời kỳ tiếp theo đến 150 ngày tuổi, lớp lông non được thay bằng lông trưởng thành có khả năng cách nhiệt rất tốt. Nhiệt độ bên trong cơ thể trong thời kỳ này là 40,6 41,0 o C. Trong giai đoạn này, những biến đổi nhiệt ở môi trường bên ngoài ít ảnh hưởng hơn đến cơ thể chim (A. G. Xviridjuc).
Cần lưu ý là thân nhiệt của chim rất cao so với động vật có vú (40 – 41oC), toàn thân (trừ mỏ và chân) của chim được che phủ bởi một lớp lông vũ dày. Tuyến mồ hôi (một tuyến có vai trò to lớn trong việc thải nhiệt của cơ thể khi quá nóng) lại không có ở chim, do đó, việc thải nhiệt của cơ thể trong điều kiện thời tiết nóng là cực kỳ khó khăn. Trong chăn nuôi cần hết sức chú ý đến đặc điểm này để thiết kế chuồng trại, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp, có độ thông thoáng cao, mát mẻ và thông khí tốt.
Tuyến phao câu (tuyến sáp) là tuyến duy nhất có ở biểu mô của chim, nằm ở vùng đốt sống đuôi, tuyến này có 2 thuỳ hình ô van, chất tiết của chúng là chất nhờn, thành phần gồm nước, protein, lipit, axit nucleic, lexitin. Khi mới tiết ra, chất tiết ở dạng dầu nhờn, đặc quánh, sau một thời gian ngắn, chúng biến thành dạng sáp, có tác dụng làm cho bộ lông nhờn, sáng bóng và mềm mại, không thấm nước, nhất là ở thuỷ cầm. Sự hoạt động của tuyến phao câu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng mỡ trong thức ăn, nước uống. Sự hiểu biết về vai trò của tuyến phao câu cho đến nay vẫn chưa đầy đủ. Nếu cắt bỏ tuyến phao câu ở con trống, nó sẽ trở nên giảm tính hăng và mất các phản xạ sinh dục thứ cấp.
Sản phẩm của da a. Bộ lông
Lông phân bố không đều trên bề mặt cơ thể chim non cũng như trưởng thành, chiếm tỷ lệ 4-9 % khối lượng cơ thể và chứa 82% protein.
Những chim non vừa nở được phủ lông tơ, gốc của lông tơ gắn vào thân của lớp lông đầu tiên, phía ngoài xoà ra, phủ đều trên bề mặt của da. Sau 2-3 tuần tuổi, thân lông đầu tiên mọc từ túi lông, thay thế lông tơ. Việc hình thành bộ lông đầu tiên của chim non ở các loài và giống khác nhau thì khác nhau và được hoàn thiện ở những tuần tuổi khác nhau.
Người ta phân biệt các loại lông theo cấu trúc và chức năng của chúng: lông ống, lông nệm (lông bông), lông chỉ, lông chổi và lông tơ.
Lông ống có số lượng nhiều nhất, đó là lông cánh, lông đuôi và lông bao phủ trên thân, chúng nằm xếp lớp lên nhau và tạo thành bộ lông bên ngoài. Về cấu tạo, loại lông này chỉ có 1 trục, 2 phiến lông đối xứng 2 bên và có nhiều móc lông để móc vào nhau tạo thành phiến.
Cùng với lông nệm nằm dưới, nó tạo nên lớp lông cách nhiệt, bao phủ hầu như toàn thân. Tuỳ thuộc vào nơi mọc mà người ta gọi tên của chúng: lông cổ, gáy, lưng, vai, diều, ngực, bụng, cánh
Ở cánh có 3 loại lông ống: lớn, trung bình và nhỏ. Lông cánh dài và chắc, làm thành quạt lông chắn gió, lông vũ hàng thứ nhất ở vùng ngón thứ 2 và thứ 3; chim có 10 – 12 chiếc. Lông vũ hàng thứ hai (11 – 12 chiếc) dính tới mặt ngoài của xương cánh tay và có hình quạt đều rộng, 3 – 4 lông dính tới ngón thứ nhất của cánh tạo nên lông cánh nhỏ, có ý nghĩa rất quan trọng khi bay lên và hạ cánh, chống lại sự tạo thành dốc thang của các dòng không khí phía trước.
Lông đuôi (10 – 12) nằm theo hàng ngang, mọc tới 4 – 6 đốt sống đuôi cuối cùng. Lông đuôi có thân lông cứng và phiến lông thẳng.
Lông bông có trục ngắn, phiến lông trên đầu trục là một búi mềm không định hướng. Người ta phân biệt lông bông phủ toàn thân ở chim non và trưởng thành. Số lượng lông bông không giống nhau ở các loài và giống chim. Lông bông phát triển mạnh ở vùng bụng của chim.
Tất cả lông bao và lông tơ tạo thành bộ lông nhỏ của chim, lông cánh và lông đuôi tạo nên bộ lông lớn.
Lông chỉ hay là lông hình sợi rất giống như lông mao của gia súc nhưng rất mảnh. Những lông này mọc thành từng nhóm nhỏ (từ 2 đến 10 chiếc) xung quanh lông vũ. Có thể quan sát loại lông này rất rõ sau khi chim đã được vặt lông rồi cho tiếp xúc với nền nhà trong vòng 3-5 phút, khi đó, chúng sẽ mọc rất nhanh và nhiều. Chức năng của lông này hiện chưa được giải thích rõ.
Lông chổi (giống hình chổi quét sơn) mọc xung quanh lỗ thoát chất tiết của tuyến phao câu (tuyến sáp), có thân tương đối dài và mỏng, ở đầu có một chùm tơ.
Lông tơ chỉ có một thân mỏng, không có phiến lông, mọc chủ yếu ở gốc mỏ, thỉnh thoảng ở ngón chân, trên mắt (lông mi).
Lông bao của các loài và giống chim khác nhau thì khác nhau, chúng tạo nên đặc trưng về hình dạng bên ngoài của chim. Lông chim thực hiện những chức năng khác nhau: bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng xấu của môi trường (lạnh, ấm…), điều hoà nhiệt và xúc giác. Một số lông chuyên dùng để bay, một số khác là dấu hiệu sinh dục thứ cấp của chim.
Màu sắc lông chim gắn chặt với sự có mặt của những sắc tố melanin và lipocrom. ở trong lông, sắc tố có hình hạt hay hình gậy. Melanin được tạo nên trong ti lạp thể của tế bào sinh trưởng biểu mô melaniphor. Tiền sắc tố melanin là melanogen. Sự oxy hoá melanogen ở các mức độ khác nhau sẽ cho ra các màu của lông khác nhau: vàng đất, vàng gỉ sắt, hung gỉ sắt, nâu hung, nâu, đen.
Màu lông rực rỡ của một số giống chim được tạo bởi sắc tố khác – lipocrom. Nó thuộc nhóm sắc tố carotenoit. Lipocrom hoà tan trong mỡ và có nguồn gốc ngoại sinh. Chúng làm cho lông có màu màu vàng, đỏ, xanh da trời hoặc xanh lá cây. Mỗi cá thể có thể có một màu hoặc nhiều màu.
Nếu không có sắc tố thì lông màu trắng, đó là chim bạch tạng, thường thấy ở chim bồ câu trắng.
Hocmon tuyến giáp trạng tham gia điều khiển quá trình mọc lông bình thường ở chim. Sau khi cắt bỏ tuyến này thì sự khác biệt về màu sắc lông giảm đi hoặc mất hoàn toàn.
b. Sinh lý thay lông
Thay lông là sự thay đổi thường kỳ của lông và thành phần cấu trúc biểu bì của da. Đối với chim hoang dã, sự thay lông có tính mùa vụ, thường là bắt đầu vào mùa thu, khi di chuyển chỗ ở hoặc lúc bắt đầu mùa đông giá lạnh. Vì vậy thay lông là sự thích nghi sinh học của chim với việc thay đổi điều kiện sống. Chim đã được thuần hoá đã nhận được tính di truyền này từ tổ tiên của chúng.
Người ta phân biệt thay lông của chim non (thay lông non) và thay lông thường kỳ (hàng năm) của chim trưởng thành, trùng với mùa nhất định. Chim cầm có thể thay toàn bộ hay một phần của bộ lông. Khi thay lông, trong cơ thể chim xảy ra những thay đổi về hoạt động của hệ thần kinh về cơ quan nội tiết, đồng thời diễn ra quá trình tăng cường trao đổi chất, chủ yếu là trao đổi protein và muối khoáng, cơ thể rất mất cân bằng, giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ ốm, chim trưởng thành giảm nhanh hoặc ngừng đẻ trứng.
Những thay đổi mạnh của thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng, các tác nhân strees (nhiệt độ, độ ấm cao, thấp; bệnh tật… ) đều có thể gây nên hiện tượng thay lông trước thời hạn.
Ở chim non, cơ thể thay lớp lông đầu tiên bằng lớp lông cơ bản (lớp thứ hai), quá trình này kết thúc khi khối lượng cơ thể đã cơ bản hoàn thành và bắt đầu thành thục sinh dục. Thời điểm bắt đầu và số ngày thay lông non của chim ở các dòng, giống khác nhau thì khác nhau, bắt đầu từ 1,5 tháng tuổi và kết thúc hoàn toàn lúc bắt đầu đẻ trứng. Việc thay lông ở chim trống xảy ra mạnh mẽ hơn ở chim mái. Thay lông cánh xảy ra cùng lúc với việc thay các lông khác.
Thay lông cánh ở chim bắt đầu theo hướng từ trong ra ngoài. Lông cánh của chim con có 7 lông ống hàng thứ nhất và tám lông hàng thứ hai. Tiếp theo mọc 3 lông hàng thứ nhất còn lại, trong khi đó thay lông hàng thứ nhất bắt đầu từ những lông cuối (8 – 10) chưa mọc hết. Trong thời gian này xuất hiện những lông vũ chưa đủ dài của hàng thứ hai. Việc thay chúng xảy ra theo hướng ngược lại – từ ngoài vào giữa cánh.
Thay lông của chim trưởng thành được nhắc lại mỗi năm một lần trong đời và thường diễn ra vào một mùa cố định trong năm, khi thời gian chiếu sáng thay đổi: từ ngày dài chuyển sang ngày ngắn, thường gặp vào cuối mùa hè và mùa thu, thỉnh thoảng vào mùa đông.
Sự thay lông vĩnh viễn ở chim thường diễn ra tuần tự từ lông móc cổ, lưng, sau đó đến những phần khác, đồng thời thay cả lông cánh. Lông cánh của hàng thứ nhất rụng kế tiếp nhau bắt đầu từ chiếc thứ nhất đến chiếc thứ 10. Mỗi chiếc lông cánh được thay tương đương với sự thay 10% bộ lông của cơ thể. Chiếc lông đầu tiên được thay vào đầu thời kỳ thay lông, chiếc thứ năm vào thời kỳ giữa, chiếc lông thứ 10 sẽ rụng vào cuối kỳ thay lông. Theo số lượng những chiếc lông cánh đã được thay, ta có thể xác định mức độ thay lông của chim.
Quá trình thay lông có thể khác nhau. Việc thay lông chậm thường gặp ở chim đẻ nuôi lồng trong điều kiện tiểu khí hậu được điều chỉnh ổn định. Lông của chúng rụng dần dần, việc đẻ trứng không bị gián đoạn. Khi thay lông nhanh, chim có thể thay một lúc vài chiếc lông cánh và xuất hiện những khoảng da trần trên cơ thể.
→ TẢI TÀI LIỆU
Hệ Tiêu Hóa Của Chim Bồ Câu Và Chim Cút
Đăng ngày: 25/02/2014 11:58
Chim có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có vú. Cường độ tiêu hoá mạnh ở chim được xác định bằng tốc độ di chuyển của thức ăn qua ống tiêu hoá
Chim có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có vú. Cường độ tiêu hoá mạnh ở chim được xác định bằng tốc độ di chuyển của thức ăn qua ống tiêu hoá. Ớ chim non, tốc độ này là 30 – 39 cm trong 1 giờ; ở chim lớn hơn là 32 – 40cm và ở chim trưởng thành là 40 – 42cm. Chiều dài của ống tiêu hoá chim không lớn, thời gian mà khối thức ăn được giữ lại trong đó không vượt quá 2 – 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác, do đó, để quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao, thức ăn cần phải phù hợp về với tuổi và trạng thái sinh lý, được chế biến thích hợp, đồng thời có hàm lượng xơ ở mức ít nhất.
Chim lấy thức ăn bằng mỏ. Hình dáng và độ lớn của mỏ ở các loài gia cầm rất khác nhau. Chim bồ câu, chim cút có mỏ ngắn, nhọn và cứng, hơi cong. Lưỡi gia cầm nằm ở đáy khoang miệng, có hình dạng và kích thước tương ứng với mỏ. Bề mặt phía trên của lưỡi có những gai rất nhỏ hoá sừng hướng về cổ họng, có tác dụng giữ khối thức ăn trong miệng và đấy chúng về phía thực quản. Các cơ quan thị giác và xúc giác kiểm tra sự tiếp nhận thức ăn. Chim thực hiện mổ và nuốt thức ăn nhờ các động tác nâng lên, hạ xuống linh hoạt của đầu. Số lượng thức ăn mà chim ăn được trong 1 đơn vị thời gian phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của thức ăn, loài và tuổi của chim. Khi đói, nó mổ nhanh và ăn nhiều. Chim tiếp nhận thức ăn lỏng và nước bằng cách nâng đầu rất nhanh rồi ngửa cổ lên để nuốt. Riêng chim bồ câu uống nước bằng cách thả mỏ, hút nước vào nhờ áp lực âm trong xoang miệng.
Việc điều khiển lượng thức ăn ở chim được thực hiện bởi các trung tâm thần kinh của vùng dưới đồi thị. Các trung tâm này bị kích thích hoặc ức chế do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh (thành phần và tính chất của thức ăn, tần số và thời gian cho ăn) và nội sinh (mức độ của các quá trình trao đổi chất).
Chim bồ câu thường ăn trực tiếp các loại hạt đỗ, ngũ cốc và rất thích ăn các loại hạt có màu. Khi trộn thức ăn hỗn hợp và các hạt có màu như ngô, đỗ thì bao giờ chim cũng chọn ăn hạt có màu trước. Trong hỗn hợp thức ăn có cám viên, ngô hạt, đỗ xanh thì chim chọn ăn hạt đỗ xanh trước tiên sau đó đến ngô và sau cùng mới đến cám viên.
Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm ướt nước bọt đẻ dễ nuốt. Các tuyến nước bọt của chim phát triển kém. Động tác nuốt ở chim được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào thực quản. Thanh quản được nâng lên phía trước và lên trên, lối vào thanh quản bị ép tới đáy của xương dưới lưỡi và gốc lưỡi, ngăn không cho thức ăn rơi vào đường hô hấp. Viên thức ăn thu nhận được ở cuống lưỡi được đấy vào lỗ thực quản và sau đó, do những co bóp nhu động của thành thực quản, nó được đấy vào diều. Ớ chim đói, thức ăn được đấy thang vào dạ dày, không qua diều. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất nhầy, cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt.
Ớ chim cút và chim bồ câu, diều là một chỗ phình rộng hơn, hình túi. Đà điểu không có diều. Diều nằm bên phải, chỗ đi vào khoang ngực, ngay trước chạc ba nối liền 2 xương đòn phải trái. Mặt ngoài của diều được tiếp xúc trực tiếp với cơ da, cơ này giúp cho nó giãn nở rộng khi thức ăn rơi vào. Các lỗ dẫn vào và dẫn ra của diều rất gần nhau và có các cơ thắt. Giữa các cơ thắt lại có ống diều – là một phần của diều. Khi chim đói, thức ăn theo ống này đi thẳng vào dạ dày, không qua túi diều nữa.
Thức ăn ở diều được làm mềm ra, quấy trộn và được tiêu hoá từng phần bởi các men của thức ăn và các vi khuấn nằm trong thức ăn thực vật.
Nếu làm thí nghiệm cắt diều của chim đi, thức ăn đi qua ống tiêu hoá nhanh hơn nhưng sự tiêu hoá lại giảm đi một cách đáng kể, chim đẻ sút cân. Sau một thời gian, cơ thể sẽ lại tạo ra một cái diều mới, bên trên chỗ diều cũ.
Dịch diều – “sữa” của bồ câu non, giai đoạn ỉ-28 ngày tuối
Một đặc điểm của bồ câu là khối lượng và tỷ lệ lòng đỏ trưng trứng thấp, khi nở ra, con non còn rất yếu nên hàng ngày, chim bố mẹ phải mớm cho chim non “sữa diều”.
Trong lúc ấp trứng, có nhiều biến đổi xảy ra ở cơ thể chim bồ câu bố mẹ, giúp chúng sản xuất ra chất dinh dưỡng cho chim con trong những ngày đầu mới nở: dịch diều hay sữa chim bồ câu. Dưới tác động của hocmon prolactin, các mạch máu chằng chịt trên thành của bao diều ngày càng dày hơn, tới mức biến thành tuyến ngoại tiết, có thể so sánh với tuyến sữa ở loài có vú. Chiều dày của thành diều có thể tới 1cm và được cấu tạo bởi những mô bào, trong khi đó, ở vào thời điểm bình thường nó chỉ là một màng gần như trong suốt. Hocmon này cũng ngăn cản sự rụng trứng. Do vậy, nếu lấy đi những trứng mới đẻ trước lúc chim bố mẹ ấp thì sau 7 ngày chim mẹ sẽ lại đẻ; còn ngược lại, nếu lấy trứng muộn hơn, khi chim bố mẹ ấp, có nghĩa là có sự xảy ra của chu trình hocmon thì 10 ngày sau khi lấy trứng đi, chim mẹ mới đẻ lại.
Từ ngày thứ 12 trở đi thì chim bố mẹ mớm mồi cho chim non hoàn toàn là hạt. Hạt cùng với nước ợ từ diều chim bố mẹ mớm vào hốc miệng cho chim non. Một ngày chim bố mẹ mớm mồi cho chim con khoảng 5- 6 lần. Lần thứ nhất với thời gian ngắn, trung bình là 4 phút. Lần thứ hai vào lúc 9 – 10 giờ sáng, lúc này chim bố mẹ vẫn chưa được ăn nên thời gian mớm mồi ngắn hơn, trung bình 2 phút. Lần thứ ba vào khoảng 11 giờ, lúc này chim bố mẹ đã được ăn nên thời gian mớm mồi cho con lâu hơn, trung bình là 6 phút. Lần thứ tư vào lúc 14 – 15 giờ và lần thứ 5 là sau khi chim bố mẹ được ăn vào buổi chiều. Lần cuối cùng lúc trời tối. Khi chim con còn nhả thì thời gian chim bố mẹ mớm mồi dài hơn so với những con chim gần đến ngày ra ràng (28 ngày). Chim bố mẹ mớm mồi cho chim non rất lâu, có lúc mớm được 2 phút, chim nghỉ rồi mớm tiếp. Trong mỗi lần mớm mồi, chim bố mẹ phải nghỉ 7 – 8 lần.
Sau khi nuôi con được 10 – 18 ngày, chim mái bắt đầu đẻ lại và tiếp tục ấp những quả trứng mới đẻ. Điều này cho thấy cường độ làm việc của chim trống, mái cũng rất cao. Chúng vừa ấp trứng vừa nuôi con đang lớn. Hàng ngày khi ăn trưa xong thì chim mái thường đổi chỗ cho chim trống vào ấp thay. Cả chim trống và chim mái rất cần mẫn, khéo léo phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng trong việc ấp trứng và nuôi con. Đây chính là một đặc điểm đáng quý của chim bồ câu.
Theo J.L.Frindel, tiến trình hình thành sữa như sau:
Sau khi đẻ xong quả trứng thứ 2 và từ ngày ấp thứ 4, một số phần của diều hình thành nên các tế bào tiết, làm cho thành diều dày hẳn lên. Từ ngày thứ 8 tới ngày 12, hình thành các “giọt nhỏ chất béo” trong một số lớp tế bào, chúng được tiết vào xoang diều, vài ngày sau đó, chim bồ câu sẵn sàng “mớm” sữa vào mỏ chim bồ câu con mới nở ra.
Có hai loại ý kiến khác nhau về “sữa chim bồ câu “: sự bài tiết sữa có thể so sánh với sự tiết sữa ở loài có vú; ý kiến khác cho rằng đây là sự tăng sinh của những tế bào chất béo ở phía bên trong niêm mạc diều; các tế bào này tách rời ra và tạo nên một chất lỏng sền sệt màu vàng nhạt tụ lại ở diều.
Sữa chim bồ câu chứa 14 – 16% protein và 8 – 10% chất béo; ngoài ra còn có chất khoáng, vitamin, nhưng không có hoặc rất ít đường. Vào ngày thứ 17 – 18, sự tiết sữa đạt mức cao nhất, kéo dài trong 7 – 8 ngày, sau đó bắt đầu giảm.
– Sự khác nhau giữa các giống chim bồ câu.
– Thời gian sau khi nở.
– Thức ăn của chim bố mẹ.
Thành phần dinh dưỡng sữa chim bồ câu
Nước 64 – 82%
Protein 11 – 18.8%
Đường, bột 0 – 6.4%
Chất béo 4.5 – 12.7%
Chất khoáng 0.8 – 1.8%
So với sữa bò (3,2 % protein; 3,5 % chất béo; 4,8 % đường) thì sữa diều của bồ câu có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Kết quả phân tích thành phần hoá học của dịch diều của Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương (2007) vào các ngày tuổi 1, 3, 5, 7 được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 1.1. Thành phần hoá học của dịch diều bồ câu
Quan bảng ta thấy: hàm lượng vật chất khô thấp biến động từ 13,98% (ngày tuổi thứ nhất) đến 20,29% (ngày tuổi thứ 7) và chỉ số này tăng dần theo tuổi. Hàm lượng protein thô tăng dần theo tuổi: 6,75% (1 ngày tuổi); 6,96% (3 ngày tuổi); 8,92% (5 ngày tuổi); 9,49% (7 ngày tuổi). Hàm lượng mỡ thô tăng dần theo độ tuổi từ 2,76% ở ngày tuổi đầu tiên đến 4,59% ở ngày tuổi thứ 7. Tỷ lệ khoáng tổng số ở các ngày tuổi 1, 3, 5, 7 lần lượt tương ứng là: 1,51%; 1,69%; 2,17% và 2,17%.
Thành phần một số axit amin trong dịch diều
Kết quả phân tích hàm lượng một số axit amin có trong thành phần của dịch diều ở các ngày tuổi 1, 3, 5, 7 được trình bày ở bảng 1.9. Các axit amin trong dịch diều đều tăng dần từ ngày tuổi thứ 5, sau đó giảm dần. Như vậy, cùng với sự tăng lên của độ tuổi, sự biến động về hàm lượng của các axit amin trong dịch diều là không giống nhau.
Bảng 1.2. Kết quả phân tích axit của dịch diều bồ câu non giai đoạn 1-7 ngày tuổi (n=10)
Hàm lượng đường hoà tan
Kết quả phân tích hàm lượng đường hoà tan trong thành phần dịch diều được trình bày ở bảng 1.10.
Bảng 1.3. Hàm lượng đường hoà tan trong dịch diều bồ câu non giai đoạn 1-7 ngày tuổi (n=10)
Hàm lượng đường sacharose cao nhất ở ngày tuổi đầu tiên (0,88 mg/ml), sau đó có xu hướng giảm dần theo ngày tuổi, đến ngày tuổi thứ 7 chỉ còn 0,38mg/ml. Trong khi đó hàm lượng đường glucose cao hơn và biến động như sau: cao nhất ở ngày tuổi đầu tiên (1,82mg/ml), sau đó giảm mạnh ở ngày tuổi thứ 3, thứ 5 (chỉ còn tương ứng là 1,26mg/ml và 1,23mg/ml). Nhưng đến ngày tuổi thứ 7 lại có xu hướng tăng lên đạt 1,76mg/ml – tuy nhiên chưa đạt bằng giá trị ngày tuổi thứ nhất.
Hoạt động của 3 loại enzyme tiêu hoá chính: a – amylase, lipaza
Trước khi xác định hoạt tính của các enzyme, ta phải xác định hàm lượng protein hoà tan có trong mẫu do các enzyme có bản chất là protein. Kết quả thu được trình bày ở bảng 1.11.
Bảng 1.4. Hàm lượng protein hoà tan trong dịch diều bồ câu giai đoạn 1-28 ngày tuổi (n=10)
Qua bảng 1.11, hàm lượng protein-enzyme hào tan Ẽng từ 1 đến 3 ngày tuổi và đạt mức cao nhất (4,57mg/ml), sau đó giảm dần từ ngày tuổi thứ 5 (3,82mg/ml) cho đến ngày tuổi thứ 28 (2,19mg/ml).
Bảng 1.5. Hoat độ của ba loai enzym tiêu hóa chính trong dich diều bô câu non
(1-28 ngày tuổi, n=10)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dịch diều chim non, hoạt độ của ba loại enzyme tiêu hoá chính: amylaza, proteaza, lipaza đều tăng dần theo ngày tuổi. Do đó, sự phụ thuộc của con non vào dịch dinh dưỡng của chim bồ cầu bố mẹ giảm dần để chuấn bị cho một giai đoạn tự lập hoàn toàn khi con non được 28 ngày tuổi.
Thành phần của sữa diều bị ảnh hưởng bởi khấu phần ăn của chim bố mẹ. Nếu khấu phần của chim bố mẹ thiếu chất dinh dưỡng thì chúng phải huy động chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể để tiết sữa cho chim con.
Trong những ngày đầu mới nở, “sữa” là thức ăn duy nhất của chim con. Từ ngày thứ 4, 5 chim bố mẹ chuyển thêm vào sữa cả thức ăn, chúng đưa thức ăn vào trước, đó là những hạt bé li ti, để đến ngày thứ 12 – 15 thì chim non hoàn toàn ăn và tiêu hoá được thức ăn bình thường. Ớ 12 ngày tuổi là thời điểm quyết định đối với chim câu con. Nó tương ứng với thời điểm cai sữa của chim bố mẹ. Tuy vậy, cũng có khi sự tiết sữa kéo dài tới tận ngày thứ 20 – 25, nhưng với một lượng sữa rất ít.
Có trường hợp chim bồ câu bố mẹ vừa nuôi lứa chim bồ câu con một tháng vừa nuôi mớm lứa chim bồ câu mới nở. Chim bố mẹ hoàn toàn có khả năng phân phối thức ăn hạt cho chim con lớn và “sữa” cho lứa mới nở chỉ với một khoảng cách vài phút mà không có sự lầm lẫn nào hết.
c.Tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày chim gồm dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Thức ăn từ diều được chuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống ngắn, vách dày, được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày, cơ và mô liên kết. Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp dễ thấy, đậm và liên tục.
Ớ đáy màng nhầy có những tuyến hình túi phức tạp. Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit clohidric, enzim và musin. Cũng như ở động vật có vú, pepsin được tiết ra ở dạng không hoạt động – pepsinogen và được hoạt hoá bởi axit clohidric. Các tế bào hình ống của biểu mô màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàu musin, chất này phủ lên bề mặt niêm mạc của dạ dày. Sự tiết dịch dạ dày ở chim là liên tục, sau khi ăn thì tốc độ tiết tăng lên.
Dịch dạ dày tinh khiết là một chất lỏng không màu hoặc hơi trắng đục, có pH axit. Độ pH của dịch dạ dày ở chim trung bình là 3,0; thường là 2,6. Độ pH sẽ giảm xuống sau khi tiếp nhận thức ăn giàu chất kiềm, cacbonat canxi, bột xương.
Ớ chim, số lượng dịch dạ dày và độ axit tăng dần lên cùng với độ tuổi. Ớ chim con vài ngày tuổi, dịch dạ dày có tính axit (pH = 4,2 – 4,4). Axit clohidric ự do không thường xuyên được tìm thấy trong khối chứa trong dạ dày của chim con có độ tuổi từ 1 – 5 ngày.
Kiểu cho ăn ảnh hưởng đến lượng chế tiết và hoạt tính proteolytic của dịch dạ dày. Hoạt tính phân giải protein (proteolytic) của dịch dạ dày ở chim con 10 – 20 ngày tuổi đạt tới mức độ cao (1,36 – 2,00mm) và sau đó bị thay đổi rất ít đến 60 ngày tuổi.
Niêm mạc của mề rất dày và được cấu tạo từ hai lớp: biểu bì cùng với lớp màng bằng sừng và một lớp nhầy đặc chắc từ mô liên kết.
Trong việc tạo thành màng sừng có các tuyến của màng nhầy, biểu bì của những chỗ trũng ở dạ dày tham gia.
Màng sừng của mề luôn bị mòn đi, nhưng nhờ sự dày lên ở đáy nên chiều dày của nó được ổn định. Ngoài ý nghĩa cơ học, màng sừng còn giữ cho vách dạ dày khỏi bị tác động của những yếu tố bất lợi. Màng sừng bền với pepsin, không bị hoà tan trong các axit loãng, kiềm và các dung môi hữu cơ (Ju, T. Techver, 1984).
Các sản phấm tiêu hoá, thức ăn, vi khuấn không được hấp thu qua màng sừng, vách dạ dày.
Lớp cơ của mề cấu tạo từ mô cơ phẳng, một đôi cơ lớn chính có dạng hình tam giác hướng các đáy lại với nhau đã tạo nên khối cơ của vách mề.
Sự co bóp nhịp nhàng của mề xảy ra trong 2 pha: trong pha đầu, 2 cơ chính co bóp; và sau đó là các cơ trung gian (pha thứ 2). Thời gian của mỗi nhịp co của 2 đôi cơ trong khoảng 2 – 3 giây, còn cả chu kỳ co bóp là 20 giây. Tần số co bóp phụ thuộc vào độ rắn của thức ăn. Khi ăn thức ăn ướt có 2 lần co bóp, còn thức ăn cứng – 3 lần trong 1 phút.
Sỏi và các dị vật chứa trong dạ dày có một ý nghĩa nhất định trong việc nghiền và làm sạch những tiểu thể thức ăn trong khoang dạ dày. Chúng làm tăng tác dụng nghiền của vách dạ dày.
Đối với chim, sỏi tốt nhất là từ thạch anh, chúng bền với axit clohidric của dịch dạ dày. Để hệ tiêu hoá hoạt động bình thường thì kích thước của các viên sỏi với chim con mới nở nên nhỏ (đường kính 2,5 – 3mm) và tăng lên theo tuổi. Chim đã trưởng thành có thể nuốt được loại sỏi có đường kính đến 4-6 mm. Không nên thay sỏi bằng cát, đá vôi, thạch cao, vỏ sò, vỏ ốc hến, phấn. Cát sẽ đi rất nhanh từ dạ dày vào ruột và gây kích thích. Những chất khác đã kể trên sẽ bị axit clohidric hoà tan và gây rối loạn tiêu hoá ở dạ dày, sau đó là ở ruột.
Nếu không có sỏi trong dạ dày cơ thì sự hấp thu các chất dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn bị giảm xuống. Ớ chim non, việc thiếu sỏi trong dạ dày làm giảm khối lượng tuyệt đối của dạ dày 30 – 35%. Các cơ của dạ dày sẽ trở nên nhũn và xuất hiện những vết loét trên màng nhầy.
Trong dạ dày cơ, ngoài việc nghiền thức ăn cơ học, còn sảy ra quá trình hoạt động của các men. Dưới tác động của axit clohidric, các phân lử protein trở nên căng phồng và dễ bị phân giải.
d. Tiêu hoá ở ruột
Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non của chim. Nguồn các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào manh tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn.
Dịch ruột chim là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH – 7,42) với tỷ trọng 1,0076. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic, aminolytic và lypolytic và ảc men enterokinaza.
Dịch tuỵ là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc hơi kiềm (pH 7,2 – 7,5). Trong chất khô của dịch, ngoài các men, còn có các axit amin, lipit và các chất khoáng (NaCl, CaCl2, NaHCOs …).
Dịch tuỵ của chim trưởng thành có chứa các men tripsin, cacbosipeptidaza, amilaza, mantaza, invertaza và lipaza.
Tripsin được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt hoá là tripsinogen, dưới tác động của men dịch ruột enterokinaza, nó được hoạt hoá, phân giải các protein phức tạp ra các axit amin. Men proteolytic khác là các cacbosipeptidazađược tripsin hoạt hoá cũng có tính chất này.
Các men amilaza và mantaza phân giải các polysacarit đến các monosacarit như glucoza. Lipaza được dịch mật hoạt hoá, phân giải lipit thành glyserin và axit béo.
Cơ chế việc chế tiết tuyến tuỵ ở chim giống với động vật có vú. Ớ chim trưởng thành, trước khi cho ăn, tuyến tiết ra một lượng dịch nhỏ (sự chế tiết bình thường). Từ 5 – 10 phút sau khi cho ăn, mức độ chế tiết tăng 3 – 4 lần và giữ đến giờ thứ ba, sau đó việc tiết dịch dần dần giảm xuống, đến giờ thứ 9 – 10 sau khi cho ăn thì bằng mức độ ban đầu.
Số lượng dịch và hoạt tính men thay đổi phụ thuộc vào thể tích và thành phần thức ăn. Thức ăn giàu protein sẽ nâng hoạt tính proteolytic của dịch lên đến 60%; thức ăn giàu lipit sẽ làm tăng cường hoạt tính lypolytic, hoạt tính này được giữ ở mức độ cao đến 10 giờ. Bột đậu tương có chứa nhiều protein và dầu sẽ nâng mức độ chế tiết của tuyến lên 85% và đồng thời cũng nâng cả hoạt tính proteolytic và hoạt tính lypolytic của dịch lên tương ứng đến 20% và 16%.
Mật được gan tiết ra không ngừng, một phần đi vào túi mật (gà, vịt, ngỗng), phần còn lại thì đổ trực tiếp và tá tràng. Ớ chim bồ câu, gà phi và đà điểu không có túi mật, tất cả mật tiết ra đều đổ thẳng vào tá tràng.
Mật chim là một chất lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, kiềm tính (pH 7,3 – 8,5). Dịch trong túi mật đậm đặc hơn và có màu đậm hơn. Về thành phần mật, ở các loài chim khác nhau không giống nhau. Các thành phần điển hình của mật là các axit mật, sắc tố, và cholesterin, ngoài ra còn có gluxit, các axit béo và các lipit trung tính, musin, các clất khoáng và các sản phấm trao đổi chất có chứa nitơ. Ngoài sự tham gia vào quá trình tiêu hoá ở ruột, gan còn đóng vai trò quan trọng trong trao đổi protein, gluxit, lipit và khoáng. Trong gan, các axit uric, các chất cặn bã khác, hồng cầu chết bị phân huỷ, chất độc hại… được trung hoà và thải vào nước tiểu. Trong các tế bào của gan có chứa glycogen, là nguyên liệu để tạo nên các vitamin quan trọng (A, D, và các vitamin khác).
Các men trong ruột hoạt động trong môi trường axit yếu, kiềm yếu; pH dao động trong những phần khác nhau của ruột.
Trong tá tràng, dưới tác động của axit clohidric và các men của dịch dạ dày (pepsin và chimosin), protein bị phân giải đến pepton và polypetit. Các men proteolytic ủa dịch tuỵ tiếp tục phân giải chúng đến các axit amin trong hồi tràng; gluxit của thức ăn được phân giải đến
các monosacarit, do tác động của amilaza của dịch tuỵ và một phần do amilaza của mật và của dịch ruột; Sự phân giải lipit được bắt đầu trong tá tràng, dưới tác động của dịch mật, dịch tuỵ và tạo ra các sản phấm là monoglyserit, glyserin và axit béo.
Sự tiêu hoá trong manh tràng của chim nhờ có các men đã đi vào cùng với chymus từ phần ruột non và từ hệ vi khuấn. Các vi sinh vật bắt đầu thâm nhập vào manh tràng gia chim ngay từ lần tiếp nhận thức ăn đầu tiên. Ớ đây, các vi khuấn streptococei, trực khuấn ruột, chúng tôi sản rất nhanh. Trong manh tràng cũng sảy ra quá trình tiêu hoá protein, gluxit và lipit. Ngoài ra, các vi khuấn còn tổng hợp các vitamin nhóm B.
Khả năng tiêu hoá chất xơ của chim rất hạn chế. Cũng như ở động vật có vú, các tuyến tiêu hoá của gia cầm không tiết ra một men đặc hiệu nào để tiêu hoá xơ. Một lượng nhỏ chất xơ được phân giải trong manh tràng bằng các men do vi khuấn tiết ra. Những gia cầm nào có manh tràng phát triển hơn như đà điểu, ngan, ngỗng… thì các chất xơ được tiêu hoá nhiều hơn. ở các loại chim khác nhau thì chỉ có có trung bình từ 10 – 30% cất xơ được phân giải. f. Sự hấp thu
Ớ chim, các quá trình hấp thu chủ yếu xảy ra ở ruột non. ở đây các sản phấm phân giải cuối cùng protein, lipit và gluxit; nước, các chất khoáng, các vitamin được hấp thu.
Các chất chứa nitơ chủ yếu được hấp thu dưới dạng các các axit amin. Cường độ hấp thu các axit amin riêng biệt không phụ thuộc vào khối lượng phân tử của chúng.
Gluxit được hấp thu dưới dạng các đường đơn (monosacarit) và đường đôi (disacarit).
Hấp thu mỡ. Trong ruột, dưới tác động của men lipaza, mỡ được phân giải đến glyserin và axit béo. Các sản phấm của sự phân giải mỡ, về cơ bản được hấp thu trong phần mỏng của ruột. Glyserin được hoà tan rất tốt trong nước và được hấp thu rất nhanh. Các axit béo kết hợp với các axit mật, kali và natri tạo thành các hợp chất hoà tan được trong nước sau đó mới được hấp thu. Người ta cho rằng một phần nhỏ của lipit dưới dạng các nhũ tương có thể được hấp thu trực tiếp.
Trong tương bào của biểu mô ruột, các axit béo bị tách ra khỏi các axit mật và một phần được tái tổng hợp thành các phân tử của lipit. Các axit béo được giải phóng ra trong quá trình hấp thu kích thích sự hấp thu lẫn nhau, chẳng hạn, khi có các axit béo không bão hoà thì vận tốc hấp thu các axit béo bão hoà như palmitinic và stearinic được tăng lên trong ruột non chim con. Hiệu quả của việc bổ sung lipit vào khấu phần của chim con phụ thuộc vào tỷ lệ giữa các axit béo bão hoà và không bão hoà trong khấu phần.
Hấp thu nước ở chim được thực hiện trong tất cả các phần ruột non và ruột già. Có từ 30
– 50% nước nước uống được hấp thu, quá trình này phụ thuộc áp suất thấm thấu trong ruột, trong máu và các mô. Người ta đã xác định được rằng trong một số trường hợp, ở chim có sự tuần hoàn nước, một phần nước đã được hấp thu từ ruột vào máu rồi lại bị bài tiết trở lại vào diều, làm nó căng phồng lên.
Các chất khoáng được hấp thu trên toàn bộ chiều dài ruột non. Diều, dạ dày và ruột già hấp thu các chất khoáng không đáng kể. Các muối natri, kali clorua hoà tan được trong chymus, được hấp thu một cách chọn lọc và với tốc độ khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu về các chất đó của cơ thể. Natri clorua đặc biệt dễ được hấp thu trong ruột chim con. Khi cho ăn thừa, muối này sẽ sinh ra sự rối loạn trao đổi chất, chim sẽ bị nhiễm độc muối.
Cường độ hấp thu canxi phụ thuộc vào nồng độ canxi trong máu, tính chất của khoáng trong thức ăn cũng như hàm lượng dịch mật và vitamin D3 trong ruột. Khi chim bị bệnh còi xương thì sự hấp thụ canxi bị giảm xuống đột ngột. Canxi còn bị hấp thu ít hơn khi không có đủ vitamin D trong khấu phần. Muối canxi clorua được hấp thu tốt hơn so với các muối canxi khác. Lượng photpho quá cao trong khấu phần sẽ làm ngừng việc hấp thu canxi. Tuổi và trạng thái sinh lý của chim cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi. Sự hấp thu photpho phụ thuộc vào sự tương quan của nó với canxi và được xác định bởi nhu cầu trong cơ thể.
Vitamin A được hấp thu ở manh tràng. Chim non hấp thu vitamin A nhanh hơn nhiều so với chim trưởng thành: sau 1 – 1,5 giờ sau khi cho ăn đã tìm thấy vitamin này trong máu, còn ở chim mái đẻ chỉ thấy sau khi ăn 12 giờ. Trong ruột chim, vitamin A được tìm thấy trong biểu mô của màng nhầy, ở dạng este.
Sự hấp thu carotin xảy ra sau khi chúng vừa giải phóng khỏi các hợp chất béo và việc hoà tan chúng trong chymus. Các axit mật gây kích thích hấp thụ huyền dịch b- carotin. Việc hấp thu carotin bị giảm xuống khi cơ thể được cung cấp vitamin A.
Cường độ hấp thu vitamin B1 phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể và vào nồng độ của nó có trong thức ăn. Sự hấp thu xảy ra tốt hơn ở những phần bên trên của ruột non. Việc bổ sung các chất kháng sinh vào thức ăn làm tăng cường sự hấp thu tiamin ở chim con.
Vitamin E ở chim con được hấp thu với sự tham gia của dịch mật.
→ TẢI TÀI LIỆU
Những Đặc Điểm Phân Biệt Giới Tính Và Độ Tuổi Của Chim Yến Phụng
Chim Yến Phụng có tên khoa học là Melopsittacus undulatus. Là loại chim thuộc bộ vẹt, xuất xứ từ Châu Úc. Ngoài thiên nhiên, Yến Phụng là loài chim nhỏ không có khả năng chiến đấu tự vệ. Cách duy nhất bảo vệ chúng khỏi sự truy đuổi của các loài chim săn mồi khác là tốc độ bay nhanh. Và khả năng nguỵ trang cho giống với môi trường xung quanh. Cụ thể là bộ lông của chúng phải có màu xanh lá cây viền nâu đen để dễ dàng lẩn vào các tán lá.
Những cá thể màu vàng đôi khi cũng xuất hiện ngoài thiên nhiên. Đây là một sự đột biến gen sắc tố. Nhưng chúng nhanh chóng bị tiêu diệt vì bộ lông sặc sỡ quá lộ liễu so với đồng loại.
Một trong những điểm thu hút của Yến Phụng khiến nhiều người chọn nuôi chúng. Là tính tình dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân mật. Và tin tưởng tuyệt đối của chúng với các thành viên trong gia đình.
Yến Phụng là loài chim tương đối dễ ghép cặp. Trải qua nhiều thế hệ lai tạo và nuôi nhốt. Ngày nay người ta có thể dễ dàng lựa chọn bất kỳ màu sắc nào để ghép với nhau. Và cho sinh sản. Nhưng có thể nhận thấy rằng những màu sắc nguyên thuỷ sẽ dễ dàng bắt cặp hơn. Bản năng làm cha mẹ của chim cũng cao hơn những màu lai tạo khác.
Yến Phụng có rất nhiều màu: xanh, tím, vàng, trắng…Trong đó có 2 loại mang sắc màu hoang dã trong tự nhiện là vàng mắt đỏ và trắng mắt đỏ.
Cách phân biệt giới tính chim qua màu sắc chim
Nếu bạn mới nuôi chim Yến Phụng, có lẽ bạn sẽ muốn xác định giới tính của con chim đó. Quan sát màu sắc là một cách để biết rằng đó là trống hay mái.
Bạn quan sát da gốc mỏ của chim Yến Phụng. Đó là phần da nằm ở ngay phía trên mỏ. Vì mũi nằm trên da gốc mỏ nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy phần da gốc mỏ. Thông thường, mỏ của chim Yến phụng sẽ có màu vàng. Phần da gốc mỏ có màu đặc trưng tùy thuộc vào giới tính của chim.
Phần lớn chim Yến Phụng trống đang trong thời kỳ sinh sản đều có da gốc mỏ màu sáng. Hoặc màu xanh lam sẫm trên thân. Đôi khi đó có thể là màu xanh tím. Màu này sẽ biến thành màu xanh sáng nhạt nếu chim Yến Phụng chưa có nhu cầu sinh sản.
Nếu bạn biết chắc rằng giới tính của chim Yến Phụng là trống. Và thấy da gốc mỏ biến thành màu nâu thì có thể chim đã bị bệnh.
Da gốc mỏ của chim Yến Phụng mái trưởng thành thường có màu trắng hoặc nâu nhạt. Khi chim muốn sinh sản và đẻ trứng, da gốc mỏ sẽ có màu nâu đậm hơn hoặc màu hồng nâu.
Chim Yến Phụng trống đôi khi có đốm màu xanh lam sáng trên chân còn chim Yến Phụng mái có màu hồng.
Phân biệt giới tính qua tiếng hót của chim Yến Phụng
Chim Yến Phụng trống thường hót nhiều hơn chim Yến Phụng mái. Chúng sẽ hót líu lo hoặc hót thành cả một bài khá dài.
Chim Yến Phụng mái cũng hót nhưng chúng phát ra tiếng nghe cộc cằn và ít có giai điệu hơn.
Chim Yến Yhụng trống học hót nhanh hơn chim Yến Phụng mái.
Phân biệt giới tính qua hành vi của chim Yến Phụng
Chim Yến Phụng trống thường rướn đầu lên trên, xuống dưới hoặc mổ vào lồng. Chúng tỏ ra ham chơi và thân thiện. Chim Yến Phụng mái thường sẽ táo bạo hơn một chút. Nếu đang trong thời kỳ sinh sản hoặc dịu dàng nếu không có nhu cầu.
Nếu bạn thấy rằng chim yến phụng trống mổ và mớm mồi cho chim yến phụng mái. Thì đừng lo lắng vì đây là hành vi khởi đầu cho quá trình sinh sản.
Đừng quên rằng bạn có thể yêu cầu bác sĩ thú y xác định giới tính của chim Yến Phụng. Mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu vị bác sĩ đó có kinh nghiệm chăm sóc chim.
Cách phân biệt tuổi của chim Yến Phụng
Nếu chim Yến Phụng của bạn ít hơn bốn tháng tuổi thì sẽ khó nhận biết giới tính bằng màu sắc. Trong khoảng thời gian này, phần da cho thấy giới tính có thể đổi màu liên tục. Thế nên sẽ khó phán đoán chính xác xem chim là trống hay mái.
Nếu chim Yến Phụng của bạn chưa thay lông lần nào. Có đôi mắt tối màu và vệt sọc kéo dài từ đầu tới da gốc mỏ. Thì chứng tỏ chim ít hơn 4 tháng tuổi.
Nếu chim Yến Phụng chưa trưởng thành hoặc ít hơn 4 tháng tuổi. Thì da gốc mỏ thường có màu hồng. Da gốc mỏ ở chim Yến Phụng trống sẽ dần biến thành màu tím. Còn da gốc mỏ của chim mái vẫn giữ màu hồng viền trắng hoặc biến thành màu trắng tinh.
Nếu độ tuổi của chim Yến Phụng nằm trong khoảng từ 8 đến 12 tháng. Da gốc mỏ thường sẽ có màu hồng tím hoặc hồng sáng. Và sẽ có màu cố định hơn khi chim được khoảng một năm tuổi.
Đặc Điểm Chọn Và Cách Chăm Sóc Chim Họa Mi
Bạn rất thích nuôi chim họa mi vì bạn thấy nhà hàng xóm có một chú họa mi hót rất tuyệt. Nhìn là vậy thôi, nhưng bạn biết không, chim họa mi là loài chim rừng bản tính nhút nhát. Để thuần hóa và luyện họa mi hót cần rất nhiều thời gian và công sức.
Chim họa mi tên tiếng anh là nightingale, chúng phân bố rộng rãi ở các khu rừng rậm núi cao tại Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam bạn có thể tìm loài chim họa mi tại các khu vực như lạng sơn, lai châu, sơn la… những nơi có khí hậu mát mẻ. Ngoài ra khu vực miền nam cũng có chim họa mi, nhưng chim ở khu vực này thường có màu lông sẫm hơn vì thế chim họa mi ở nơi đây còn được gọi là chim họa mi đất.
Mình xin bật mí 1 bí quyết chọn chim non trống đó là quan sát chòm lông ở cổ của chim, khi chim hả mỏ đòi ăn sau tiếng kêu choe choe, ở phần cổ chim trống non sẽ có chòm lông rung rung hoặc có kèm tiếng kêu khác rất nhỏ.
Với những chú chim trưởng thành khi nghe chim họa mi kêu bạn có thể phân biệt được chim trống mà chim mái ngay. tiếng kêu của chim họa mi trống thường rất thanh và âm dài trong khi chim họa mi mái kêu chỉ thanh âm nhỏ và ngắn.
Tiêu chuẩn chim họa mi đẹp bao gồm các yếu tố sau:
Đầu chim: Nên chọn những chú chim có đầu như đầu rắn, cụ thể là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng. Nghe có vẻ hơi mơ hồ chút nhưng khi bạn quan sát kĩ bạn sẽ thấy được điều này. Mắt chim không có giác mạc, chỉ có lòng đen có nhiều màu. Chim có chấm đen ởđồng tử nhỏ, từ đồng tử lóa ra 4 tia mắt, tia càng to, càng rõ thì thể hiện chim càng đẹp, chim họa mi mắt đỏ là một giống chim rất đẹp và được nhiều người tìm mua. Mỏ chim thẳng, có gờ cạnh. Ở chim trống sẽ có phần râu đen xuôi theo chiều mỏ.
Lông chim: Một chú chim đẹp phải sở hữu bộ lông tơi xốp và mềm mại. Lông ở phần đầu mỏng và ôm sát da đầu. Lông đuôi thẳng là nhiều.
Chân chim: Cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng quặp như móng mèo. Chân chim thường có màu vàng.
Thức ăn của chim họa mi thường là những loại thức ăn dễ tiêu hóa như các loài côn trùng, các loài sâu… Ngoài ra muốn họa mi hót căng hơn bạn có thể làm cám công kích cho họa mi. Cám cần chứa các loại dinh dưỡng như: vitamin A, A13, D3, axit phosphoric, canxi, kali…
Cách làm cám cho họa mi hót căng
Bước 1: rang lạc chín, bỏ vỏ, xay nhỏ và cho ra 1 chiếc bát. Kỷ tử trộn lẫn lòng đỏ trứng gà cũng xay nhuyễn và đổ ra bát. Gan lợn thái nhỏ, xay nhuyễn.
Bước 2: trộn lẫn các loại trên với cám gà con, bóp khoảng 10 phút cho hỗn hợp trộn đều với cám.
Bước 3: đổ cám trộn ra 1 chiếc rổ, dùng tay trà cho cám rơi xuống (nên dùng chậu hoặc giấy để hứng) sau đó mang ra phơi từ 1 tới 2 nắng để cám khô ròn (nếu trời không có nắng bạn có thể rang khô với lửa nhỏ).
Bước 4: Cho vào hộp đựng có nắp đạy kín.
Nếu bạn chỉ có 1 chú chim thì bạn nên làm cám vừa phải để tránh tình trạng thức ăn để lâu có thể bị ẩm mốc gây hại cho đường ruột của chim. Điều quan trọng nữa là không nên đổi thức ăn đột ngột bởi chúng có thể bị dị ứng trước thức ăn lạ khiến chim họa mi bị suy và dẫn tới việc thay lông.
Với những chú chim mới chuyển nhà, việc chúng không hót là chuyện khá bình thường. Bạn hãy giúp chim làm quen môi trường từ từ bằng cách phủ vải lên lồng chim và mỗi ngày hé từ từ.
Sử dụng chim mái kích trống: cách ốp mái cho họa mi hót là cách được nhiều người sử dụng. Với những chú chim trống mới nuôi, chúng vẫn có tính cảnh giác cao, có một chú chim mái ở bên sẽ giúp chúng bớt hoảng sợ và thích nghi nhanh hơn.
Để chim chưa thuần gần chim họa mi mồi: Chim họa mi khác với các loài chim khác vì thế nếu bạn để 1 chú chim chưa thuần cạnh một chú chim thuần để nó tập giọng hót của nhau chỉ đem lại kết quả tiêu cực mà thôi.
Khi chim bắt đầu hót bạn nên mua đĩa CD về để kích giọng cho chúng. Ngoài ra có thể cho chúng đi dượt hoặc treo lồng lên cao để chim được thể hiện hết khả năng.
Cách nhận biết họa mi căng lửa : khi bạn thấy họa mi xù lông người lên, mắt méo xệch méo xạc, hót hét nhiều, mổ lan lồng.. thì khi đó họa mi rất căng lửa.
Cách lấy lại lửa cho họa mi:
Họa mi căng lửa nhưng cũng dễ bị tụt lửa. Để khắc phục họa mi tụt lửa bạn cần tuân thủ các biện pháp sau đây.
Duy trì chế độ dinh dưỡng cố định cho chim. Việc thay đổi đột ngột thức ăn sẽ khiến chim bị ảnh hưởng.
Thường xuyên vệ sinh cho chim và lồng chim một cách hợp lý.
Thường xuyên buông áo lồng, di chuyển vị trí treo chim kết hợp với việc cho chim đi dãi dợt định kỳ để chim có thể quen với việc chơi giàn sau này.
Với các loại chim chơi theo cặp thì cần điều mái hợp lý đúng thời điểm.
Họa mi bị xù đầu: Đây là vấn đề thường thấy của những chú chim yếu lửa hoặc tuổi đời ít. cách chữa họa mi bù đầu là nên để chúng đủ tuổi và tập các bài tập giúp chúng căng lửa.
Họa mi bị rụng lông đầu: Chim họa mi bị rụng lông đầu sẽ mất đi vẻ “đẹp trai” để lấy lại phong độ cho em nó bạn có thể cho chim ăn cám bavi kết hợp với mồi tươi đều đặn và tắm nước thường xuyên.
Họa mi bị hoảng: Họa mi bị hoảng có thể là chim mới chưa quen lồng, chim mộc hoặc do chim bị các loài vật khác tấn công. Cách chữa họa mi bị hoảng là bạn nên tách nó ra một khu vực riêng, có vải che lồng chỉ để hở một chút, treo phần hở về phía ánh sáng mặt trời buổi sáng. Để nhiều thức ăn trong lồng, vài ngày thăm nó 1 lần, không cần phải vệ sinh lồng quá kĩ (1 tuần 1 lần cũng được). Thi thoảng mang ốp mái để chim nhanh tĩnh tâm.
Chim họa mi bị đè: Khi chim mộc ở cùng những con chim thuần nó sẽ dễ bị đè bởi những tiếng hót điếc tai của những con chim kia. Cách chữa họa mi bị đè là bạn chuyển nó tới một khu vực yên tĩnh và tập cho nó các bài tập căng lửa. Sau một thời gian hãy mang nó lại gần khu vực chim thuần kia.
Họa mi bị bó lông: Bất cứ ai khi nuôi chim họa mi đều quan tâm vấn đề họa mi thay lông tháng mấy? Vâng thưa các bạn, chim họa mi cũng như một số loại chim khác, chúng sẽ thay lông vào tháng 7 hoặc tháng 8 âm lịch. Tuy nhiên một số chú chim lại gặp vấn đề khó thay lông (bó lông), với những chú chim bổi mùa đầu sẽ thường không thay hết lông đâu do đó bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Bạn có thể cho chúng ăn thêm cám bavi để chúng tăng thêm dinh dưỡng.
Bạn đang xem bài viết Đặc Điểm Da Và Sản Phẩm Của Da Chim Bồ Câu Và Chim Cút trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!