Xem Nhiều 3/2023 #️ Đá Chích Chòe Than Và Cách Chấm Điểm # Top 8 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Đá Chích Chòe Than Và Cách Chấm Điểm # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đá Chích Chòe Than Và Cách Chấm Điểm mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nói về tính sân si háu đá thì Chích Choe Than có thể hăng hơn giống Họa Mi, vì vậy đá Chích Chòe Than thường hấp dẫn người xem hơn.

Hơn nữa, cách đá Chích Chòe Than và Họa Mi cũng khác nhau. Đá Họa Mi thì mỗi đối thủ được ở trong lồng của mình, chỉ đá nhau qua khe hở của đôi đũa ngáng cửa lồng, vì vậy chỉ có đôi chân và phần đầu của chim cảnh là thông thương qua lại để báu víu, khóa chặt và cắn mổ lẫn nhau. Đá Họa Mi ít ai thông lồng (tức hai con đá chung một lồng). Còn đá Chích Chòe Than là lối đá thông lồng, hai đối thủ được nhốt chung một lồng, mặc sức đấu đá chí tử với nhau, y như cách đá gà nòi trong “bồ” vậy. Chỉ khi hết giờ thi đấu, hoặc khi Giám Khảo (Trọng Tài) cuộc thi tuyên bố ăn thua ra sao mới được can ngăn ra mà thôi.

Đá theo cách thông lồng, ít khi huề, chỉ thấy ăn thua. Huề là trường hợp đã hết giờ thi đá qui định mà hai đối thủ vẫn đồng điểm với nhau…

Việc thi đá Chích Chòe Than nếu được tổ chức qui mô có treo giải thưởng đàng hoàng thì Ban Tổ Chức phải có nhiệm vụ loan báo rộng rãi cho tất cả nghệ nhân trong vùng hay biết, trước ngày tổ chức một thời gian, như một tháng hoặc nhiều tuần để mọi người lo chuẩn bị chu đáo. Vì rằng, muốn có chim dự thi, nghệ nhân nuôi chim phải có mội thời gian tối thiểu cần thiết nào đó, để nuôi dưỡng, tập dượt kỹ càng cho con “chim mòi” của mình có đủ phong độ, đủ “lửa” ít ra cũng bảy tám phần trăm trở lên mới dám ghi danh dự cuộc tranh tài.

Cũng như các cuộc thi chim hót hay chim đá khác, cuộc thi đá Chích Chòe Than cũng có thành phần Ban Tổ Chức là những vị nào, thành phần Ban Giám Khảo là những ai, họ do Ban Tổ Chức để cử hay do những nghệ nhân chim đá dự thi bầu bán ra công khai. Ban Giám Khảo có nơi gọi là Ban Trọng Tài có nhiệm vụ lo chấm điểm cho công bằng.

Ngoài ra, cuộc thi đá Chích Chòe Than còn có một vị đại diện được bầu ra, vị này có nhiệm vụ sang lồng cho chim, hoặc can chim ra khi được phép của Tổ Trọng Tài.

Tất nhiên đây là người vừa nhanh nhẹn, vừa thạo việc, lại vừa đứng đắn công tâm được đa số nghệ nhân quen biết và tín nhiệm cao độ.

Điều lệ thi đá:

Muốn tham dự cuộc thi, nghệ nhân phải đăng ký trước với Ban Tổ Chức cuộc thi, trễ lắm cũng trước một hai giờ cuộc thi đá mở màn, để Ban Tổ Chức nắm vững được số lượng chim dự thi là bao nhiêu để tiện sắp xếp mọi việc. Khi đã khóa số thì những chim đem đến trễ sẽ bị từ chối, không cho tham dự.

Mỗi nghệ nhân có quyền đăng ký từ một đến nhiều chim. Ban Tổ Chức sẽ sắp số thứ tự (tức số báo danh) cho mỗi chim dự thi, và bản số này sẽ được dán lên lồng, và nghệ nhân có quyền đem chim treo vào những chỗ thích hợp theo ý mình muốn. Chờ lúc nào Trọng Tài gọi đúng sĩ số thì mang chim mình vào dự cuộc đấu đá.

Ban Trọng Tài sẽ bắt thăm để biết chim nào sẽ đá với chim nào rồi xướng danh lên cho chủ chim hay biết mà mang chim vào bàn thi đá. Mỗi lần như vậy là hai con…

Đá Chích Chòe Than như quý vị đã biết không cần có chim mái “sè” thúc giục như cách đá chim Họa Mi. Đây là cách đá thông lồng, nếu hai chim gặp nhau mà cùng chịu đấu đá với nhau, thì chúng chỉ biết xáp vào mà khóa cổ, khóa đầu, cắn mổ nhau trí mạng. Hai anh hùng này đâu cằn chi các “mụ vợ nỏ mồm” đứng hên ngoài xúi biểu lôi thôi”?

Chích Chòe Than khi đã lâm trận thì đá rất hăng, đá quên trời đất, sấm bổ hên tai cũng không hề hoảng sợ… Ngay ngoài thiên nhiên, ta có thể bắt được bằng tay không những cặp chim say máu đấu đá một cách dễ dàng…

Cách thi đá và chấm điểm:

Đá Chích Chòe Than là đá từng cặp. Trọng Tài bốc thăm ra hai con số thì hai chim mang số đó sẽ được chủ nuôi mang vào thi đá. Việc bắt thăm này được tổ chức công khai chứ không phải do sự sắp xếp trước.

Hai chim mang vào được đặt lên bàn, trước sự chứng kiến của Ban Giám Khảo (hay Tổ Trọng Tài) và tất cả nghệ nhân và khán giả tham sự vây quanh…

Vị đại diện bây giờ mới xuất hiện, để hai lồng chim đặt sát nhau, hai cửa lồng hướng vào nhau, sau đó ông ta kéo hai cửa lồng lên cao. Chim cảnh nào hay qua lồng đối thủ thì cửa lồng đó sẽ được sập xuống, và nơi đây được coi là đấu trường. Tất nhiên chiếc lồng trước kia sẽ được nhấc ra nơi khác để khỏi vướng víu tầm nhìn của người tham dự… Đá như vậy gọi là đá thông lồng.

Hiệp một:

Hiệp mội được kéo dài 5 phút, và số điểm của chim thắng là 300 điểm.

Nếu đá suốt 5 phút của hiệp một mà cả hai chim trổ tài ngang ngửa với nhau, không con nào chạy mất con nào, thì đương nhiên mỗi con được 300 điểm và cùng được lọt qua hiệp hai.

Nếu trong hiệp một này chim nào đá chưa đủ 5 phút đã chạy thì chim đó bị loại hẳn, không cho thi đá nữa. Còn con chim thắng kia, chỉ đá vài phút mà thắng thì… Trọng tài bắt thăm con khác cho vào để nó đá tiếp. Tất nhiên, nếu thắng nữa, sẽ được cộng thêm điểm để vào vòng hai.

Hiệp hai:

Những con thắng trong hiệp một đều được lọt vào hiệp hai.

Hiệp hai này kéo dài 20 phút và đá ăn thua luôn. Nghĩa là đá hiệp hai này chim nào thua sẽ bị loại hẳn.

Chim thắng hiệp hai sẽ được cộng hai lần điểm (hiệp 1, hiệp 2) và lọt vào hiệp ba thi đá tiếp…

Hiệp ba:

Chim thua trong hiệp ba cùng bị loại hẳn, và chim thắng cũng được cộng thêm điểm hiệp này, và lọt tiếp vào hiệp sau…

Tùy theo số chim tham dự nhiều hai ít mà cuộc thi có ít hay nhiều hiệp. Từ đó trọng tài sẽ cộng số điểm của từng con thắng mà sắp hạng Nhất, Nhì, Ba, và các hạng khuyến khích, nếu có.

Chim Chích Chòe Than đá rất hăng, có nhiều chim rất dữ. Kết thúc thắng bại đối khi chỉ cần vài phút, nhưng cũng có cặp “kỳ phùng địch thủ”, đá suốt 20 phút đôi khi còn …huề!

Cách đá của Chích Chòe Than cũng như chim Họa Mi, lợi hại nhờ vào đôi chân như những gọng kềm thép và cái mỏ như cái rìu cuốc đất. Chúng có nhiều thế đá độc hiểm, đến nổi chim thua có thể bị đui mắt, bể đầu, long gối hoặc sút móng, sái khớp ngón… coi như bị thương tật suốt đời!

Khi nhập lồng với nhau, ít con chịu xù đầu thua ngay. Trong trường hợp này một là chủ chim đứng ra tuyên bố thua, hoặc Ban Giám Khảo tuyên bố… bắt chim ra, để con chim kia tiếp tục thi đá với chim khác. Cặp nào mà chịu đá thì chúng đâm bổ vào nhau hoặc xòe cánh hay xáp lá cà vào nhau mà cắn, mổ, đá lia lịa. Có khi chim cũng tung mình lên cao để tìm chỗ sơ hở của địch thủ mà tấn công vào. Có khi chúng dùng 8 ngón chân và 8 móng bén nhọn bấu chặt vào nhau, lôi nhau dồn cục xuống đáy lồng rồi cắn mổ liên hồi…

Có con thông minh đến độ chỉ biết cắn mổ những yêu huyệt của địch thủ như mãi, mỏ, đầu, cổ, gối, ngón…khiến địch thủ của nó bị thắm đòn nặng mà thua mau. Những con chim này là chim dữ. Tất nhiên, cũng có những con dại dột, chưa kinh nghiệm chiến trường nên gặp đâu mổ đấy, có khi ngay phút đấu đã bị kẻ địch khóa cổ, khóa chân chẳng khác nào heo đã bị trói bỏ rọ không còn biết xoay trở cách nào để thoát nạn nữa!

Coi chim Chích Chòe Than đá nhiều khi còn hấp dẫn hơn việc voi gà nòi đá độ. Chim lâm trận ít khi chết, nhưng bể đầu, xệ cánh, bị thương tật khắp nơi đến nỗi phải hò hét, máu me ướt đẫm cả mình là chuyện thường thấy…

Ngoài xem không những khoái trá được coi mãn nhãn, mà còn nhận ra được những đòn thế độc hiểm đến độ tài tình của những con chim dữ trong phút xuất thần thi thố hết tài năng…

Thi Hót Chích Chòe Lửa Và Cách Chấm Điểm

Chích Chòe Lửa là con chim rừng nổi tiếng hót hay nhưng đá lại không hay. Nó khác với con Chích Chòe Than “văn võ song toàn” hót hay mà đá cũng giỏi. Vì vậy, người ta nuôi Chích Chòe Lửa là chỉ để nghe giọng hót, một phần để thưởng thức thêm vóc dáng, điệu bộ, chứ không ai nuôi để đá cả.

Cũng như loại cá Lia thia Phướng người ta chỉ nuôi cho đẹp chứ không ai nuôi đá như Lia thia ta hay Lia thia Xiêm vì với mớ kỳ vi dài thườn thượt như vậy, nó đá cũng như múa đâu có gì gọi là hấp dẫn? Đã thế, khi kỳ vi te tua thì con cá lại càng thảm não, hứng đâu không thây mà chỉ thấy thương hại cho con cá mà thôi!

Chích Chòe Lửa nếu thả thông lồng cho đá với nhau chắc cũng múa lượn như cá Phướng, rồi những chiếc lông dài từ đuôi, từ cánh lại rơi lả tả, chứ đòn, thế chúng tung ra như nghệ nhân tuồng Chèo múa võ thì… hấp dẫn được ai?

Đúng ra, thú vật rừng dù to như con voi hay nhỏ như con kiên, con nào cùng có tính hung dữ cả. Đó là bản năng sinh tồn của thú hoang, vì nếu “dịu hiền nết na” nó sẽ làm mồi cho kẻ mạnh!

Chích Chòe Lửa cớ giọng hót hay, giọng của núi rừng, mang những âm thanh hoang dã khác lạ nên được nhiều người ưa chuộng và chọn nuôi. Do bản tính của chim cũng thích sân si, háo thắng, thường dùng giọng hót lảnh lót của mình để hót tranh đua với những chim đồng loại, hăm hở trút hết tài năng để “đè” cho đưực đối thủ chịu tắt giọng mới thỏa lòng, nên nhiều người mới nuôi Chích Chòe Lửa để thi hót mua vui.

Con chim đem ra thi hót tất nhiên là phải có giọng hót thật hay, trội vượt lên tất cả những chim thí sinh khác. Nhưng, để tưởng thưởng công chăm sóc nuôi nấng con chim quí đối với chủ chim, thể lệ cuộc thi còn chấm điểm thêm hai phần khác là vóc dáng con chim và điệu bộ con chim.

Như phần trên chúng tôi đã có dịp trình bày, vóc dáng và điệu bộ của mỗi con chim là do bẩm sinh mà có, nếu chủ nuôi khéo léo tập luyện thì cũng chỉ góp phần tô điểm một phần nhỏ nào đó mà thôi. Nhưng, nếu trong tay có một con chim đẹp về vóc dáng và điệu bộ, cũng chứng tỏ người chủ của nó đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển chọn cho mình một con chim có đặc điểm tốt, mà người mới vào nghề không ai có thể chọn lựa được.

Lựa được con chim có những đặc điểm tốt là một chuyện, nhưng nuôi cho con chim mập mạnh, sung sức, bộ lông mướt mát lại là chuyện khác. Đây cũng là công việc không dễ dàng gì, chỉ những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi chim mới dễ dàng thực hiện được. Nó còn đòi hỏi ở đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong việc chăm sóc, nuôi nấng đúng phương pháp, qua việc chế biến thức ăn và tìm nguồn thức ăn bổ dưỡng; tắm nước, tắm nắng và vệ sinh lồng nuôi cùng những vật dụng trong lồng như cần đậu, cóng đựng thức ăn, nước uống…

Những công việc đó nếu không lo liệu chu đáo, nếu không biết tổ chức có khoa học thì cũng khó lòng thực hiện được toàn vẹn để đem lại kết quả tốt.

Đó là điều mà bất cứ ai đã từng nuôi chim hót rừng đều biết đến cả.

Một thí dụ nhỏ thôi, một mánh khóe nhỏ thôi trong việc chế biên thức ăn cho chim mà nhiều người tuy có biết đến, nhưng lại cho là việc nhỏ: đó là lòng trắng trứng. Có nhiều nghệ nhân nuôi chim lý luận rằng: con chim hót rừng vốn có thân hình nhỏ bé nên tiêu thụ đâu tốn bao nhiêu thức ăn, vậy sao không cho chúng ăn lòng đỏ trứng không thôi, lại cho ăn lòng trắng trứng làm gì… cho nặng bụng! Thật ra, họ đâu biết rằng chính lòng trắng trứng mới có tác dụng bồi bổ cho bộ lông chim được mượt mà, tươi tắn!

Con chim đẹp trước hết là nhờ ở bộ lông, cũng như con người đẹp cũng nhờ một phần lớn phân son và quần áo trợ lực. Con chim thí sinh mà bộ lông xuống sắc xác xơ cũng mất đi một số điểm quí hóa của Ban Giám Khảo chấm về vóc đáng của nó rồi!

Vì vậy, trước khi nghĩ đến việc có nên đăng ký cho chim nhà dự thi hót hay không, ta phải tự khắt khe “chấm điểm” nó tại nhà qua ba phương diện:

– Giọng hót của chim thực sự đã hay chưa? Con chim đã thực sự căng lửa chưa?

– Vóc dáng đã toàn hảo chưa? Bộ lông đã thực sự thay xong chưa?

– Điệu bộ của chim có điểm nào đáng chê không?

Chỉ khi chim nhà đã hội đủ ba yếu tố đó rồi thì ta mới yên tâm ghi danh cho chim dự kỳ thi hót. Thế nhưng, cũng như con người “học tài thi phụn”, ở nhà học giỏi nhưng đi thi lại không gặp may, chim hót cũng có con “Khôn nhà dại chợ”, ở nhà chim hót thật hay, ai nghe qua cũng tấm tắc khen tài, nhưng khi ra trường rủi gặp một đối thủ cận kề quá dữ, nó cũng đành…xếp cánh im re! Nhưng, việc đó xảy ra cùng nên xem là việc ngoại lệ…

Bây giờ xin trỏ lại vấn đề tbi hót của chim Chích Chòe Lửa.

Chích Chòe Lửa tuy bề ngoài có dáng vẻ uyển chuyển thướt tha, nhưng cùng là giống chim háu đá và ưa gây sự. Việc hăng say “đấu võ mồm” là nghề của chúng. Người đời lợi dụng cái tính ưa tự tôn tự tại này của chúng để tổ chức thi hót mua vui.

Thường thì nhân các dịp lễ lớn hoặc trong các ngày chủ nhật, nhiều tụ điểm hay Câu Lạc Bộ chơi chim có tổ chức buổi thi hót hay thi đá của nhiều giống chim, trong đó có Chích Chòe Lửa.

Do Chích Chòe Lửa vừa đẹp lại có giọng hót hay nên những buổi thi hót của chúng đều lôi cuốn được đông đảo người xem, có khi vòng trong vòng ngoài rất là nhộn nhịp.

Ban Tổ Chức cuộc thi có nhiệm vụ thông báo ngày thi và thể lệ cuộc thi đến các nghệ nhân chơi chim một cách rộng răi và dài ngày để mọi người cùng hay biết, và có đủ thì giờ để chuẩn bị chu đáo. Thường thì thời điểm và ngày thi được Ban Tổ Chức công bố trước khoảng hơn một tháng.

Ban Tổ Chức cũng tự chỉ định thành phần Ban Giám Khảo hay còn gọi là Tổ Trọng Tài (có nơi thì do các nghệ nhân có chim dự thi tự chọn người có khả năng và hạnh kiểm tốt vào ban chấm thi này), và những vị này có nhiệm vụ công bố thể lệ cuộc thi và điều hành việc chấm thi sao cho công bằng, để cuộc thi hót được thành công tốt đẹp như ý mọi người mong muốn.

Nghệ nhân hưởng ứng cuộc thi đều có quyền gởi ít hay nhiều chim của mình đến dự thi. Trước một hai giờ cuộc thi hót mỏ màn, chim dự thi đều phải đăng ký trước với Ban Tổ Chức và mồi chim thí sinh đều nhận được một số báo danh theo thứ tự 1-2-3-4… cho đến chim dự thi cuối cùng. Những số báo danh này đều được dán trên lồng chim để Ban Giám Khảo nhìn biết mà chấm điểm.

Tất cả chim dự thi hót sau đó được chính chủ chim đem lồng treo trên những cây sào dài phía trước tầm nhìn của Ban Giám Khảo… Và thời gian thi được ấn định lâu hay mau là còn tùy ờ điều lệ của Ban Tổ Chức, nhưng thường thì khoảng nửa giờ là kết thúc.

Ban Giám Khảo thường là vài ba người đến bốn năm người, ngồi chung một bàn dài, và mỗi người với nhận xét riêng và công tâm riêng của mình dồn vào việc chấm điểm. Họ quan sát từng con chim thí sinh một, và với kinh nghiệm nhà nghề, chỉ trong năm mười phút đầu họ đã loại ra được những chim chưa đủ trình độ… và từ đó họ chỉ chú ý những chim có khả năng hơn.

Những chim bị loại được Ban Giám Khảo nêu số báo danh và chủ chim ngay sau đố phải đem chim ra ngoài phạm vi thi đấu ngay.

Cũng có trường hợp chủ chim tự động chịu thua cuộc, và họ ra hiệu xin phép Ban Giám Khảo cho mình được đem chim về (để lâu sợ chim hoảng quá mà… rót luôn), và tất nhiên Ban Giám Khảo phải đồng ý, vì thể lệ cuộc thi hót đã đề ra như vậy.

Những chim còn lại là những “anh tài xuất chúng”, chúng gân cổ hót căng với những bài bản điêu luyện, khiên mọi người có mặt đều hướng tầm nhìn vào chúng với sự trầm trồ cảm phục. Con nào hay dở người ta có thể phân biệt được dễ dàng…

Ban Giám Khảo chỉ còn việc cho điểm từng chim thí sinh một, sau khi đã cân nhắc từng li từng tí một.

Đó là việc chấm điểm giọng hót.

Ngoài ra, Ban Giám Khảo còn chú ý đến phần vóc dáng và điệu bộ của mỗi chim thí sinh, để chấm điểm cho chuẩn xác. về vóc dáng thì chú trọng đến bộ lông chim có mướt mắt liền lặn hay không, thể hình có cân đối hay không, sức khỏe của chim như thế nào… Còn điệu bộ thì phải xem thế đứng của chim hót có thể hiện được sự tự tin, có “cao cầu rộng háng” hay không. Cao cầu rộng háng là tả thế đứng của con chim đang hót với vẻ tự tin, không hề biết e dè sợ hãi trước một đối thủ nào. “Cao cầu” có nghĩa là hai chân đứng thẳng trên cầu đậu chứ không chùn gôi. Còn “rộng háng” có nghĩa là khi hót chim cảnh đứng dạng hai chân ra, tỏ được thế đứng vững chắc, tức là thế mạnh của chim có đầy đủ sức khỏe.

Ba phần điểm: tài hót, dáng vóc và điệu bộ được Ban Giám Khảo chấm với điểm số từ 0 đến 10 điểm. Có nơi chấm từ 0 đến 100 điểm.

Cả ba số điểm này của mỗi chim thí sinh, cuối cùng được cộng lại với nhau. Và tùy theo tổng số điểm của mỗi con ra sao mà Ban Giám Khảo sắp hạng Nhất, Nhì, Ba để trao giải thưởng.

Tuy vậy, giải vẫn có giá trị về mặt tinh thần cao quí. Những chim nhận được giải nhât, hay giải Huy chương vàng đã đem lại một phần thưởng tinh thần vô giá đối với chủ nuôi nó. Có trường hợp cả mươi năm sau người ta vẫn còn nhắc đến. Đó là những con chim có tài nghệ hết sức xuất sắc. Nuôi được con chim quí như vậy, thử hỏi ai lại không mừng và hành diện với bạn bè…

Chim được giải thường được nhiều người săn đón hỏi mua. Còn chim thua giải thì chủ chim đem về nuôi dưỡng để còn hy vọng đem ra dự thi kỳ tới.

Tiếng thì nói vậy, nhưng thực tế thì những con chim thi hót bị nằm ngoài giải phần nhiều bị chủ chim mặc cảm nên không muốn nuôi nữa. Từ một con chim tốt, chúng bị coi thường, không được đặc biệt hưỏng mức chăm sóc như trước! Người ta nghĩ rằng thà làm cái việc tập luyện cho một con chim khác còn dề hơn và có nhiều hy vọng hơn là tiếp tục nuôi dưỡng cho một con chim đã không có khả năng chứng tỏ được tài nghệ của mình… Những con chim thua đó sẽ đưực lần hồi bán tháo bán đổ, và hầu hết chúng sẽ không còn một cơ may nào nữa để thử tài nghệ…

9 Điểm Đặc Biệt Chích Chòe Than

Chim bổi lâu ngày, không ai gọi nó là chim bổi nữa mà được gọi là chim rừng. Gọi là chim rừng vì nó đã qua giai đoạn bổi. Như vậy, giá trị của nó được nâng cao. Những con chim rừng tất nhiên là hót giọng rừng, nhưng nếu chủ nuôi không chăm chỉ tập dượt cho nó thì giọng hót cũng không còn hay như trước nữa.

1. Chích chòe than bổi nếu không chọn được con ưng ý nên thả chúng về rừng, không nên nuôi tiếp vì sẽ không thuần dưỡng được.

2. Chích chòe than đẹp là những giống chim có mình to, đòn dài, đầu không bị bể, mắt mỏ còn nguyên dáng vẻ, chân không quẻ, ngón và móng chân cũng không bị giập gãy.

3. Chích chòe than bổi chỉ cần nuôi 10 ngày mà nó đã ở nhà, không bay đi nữa thì người nuôi có thể chắc chắn và không lo lắng gì về chuyện nó có bay đi không nữa.

4. Chích chòe than bổi nếu không ưa người, có thể chỉ đứng trong góc lồng, chấp nhận chịu nhịn khát để suy yếu rồi mà chết.

5. Chòe than nhát đến nỗi khi nghe tiếng động cơ lớn có thể chạy loạn xạ.

6. Mới nuôi chim bổi, bạn có thể nuôi 3,4 con. Có con dạn con nhát đều có thể giúp lẫn nhau dạn dĩ hơn.

7. Sau khi chòe than bổi chịu ăn đậu phộng trộn trứng thì chim sẽ thân thiết với người nuôi hơn.

8. Chim bổi lâu ngày, không ai gọi nó là chim bổi nữa mà được gọi là chim rừng. Gọi là chim rừng vì nó đã qua giai đoạn bổi. Như vậy, giá trị của nó được nâng cao. Những con chim rừng tất nhiên là hót giọng rừng, nhưng nếu chủ nuôi không chăm chỉ tập dượt cho nó thì giọng hót cũng không còn hay như trước nữa.

9. Chích chòe than nuôi được 7 mùa, có thể nuôi thả mà không cần phải nhốt trong lồng nữa.

Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chim Chích Chòe Than

Chim chích chòe than khi hót cứ đứng nguyên vị trí suốt một khoảng thời gian dài, để ý thấy thường là 15p hoặc nữa giờ , với dáng dấp tự tin , khoan thai đủng đỉnh, say mê hót . Giọng của chim chích chòe than có bài bản nhất định, không thể lầm lẫn được với giọng của các loài chim khác nên thường được người chơi chim hơi sức ưa chuộng.

Hướng dẫn cách nuôi và cách chăm sóc chim chích chòe than

Cách lựa chim chích chòe than

Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này.

Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.

Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.

Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.

Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn.

Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.

Tuần thứ ba có thể cho chim chích chòe than ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.

Chim nói gió

Nói gió là chim “ba hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.

Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước.

Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi. Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.

Cầu lồng tắm nên đặt ngang với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.

Trưởng thành

Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.

Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọng chim chích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó.

Chim “có lửa – căng lửa”

Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới..

Bạn đang xem bài viết Đá Chích Chòe Than Và Cách Chấm Điểm trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!