Xem Nhiều 6/2023 #️ Chợ Hàng – Phiên Chợ Quê Độc Đáo Của Hải Phòng # Top 11 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 6/2023 # Chợ Hàng – Phiên Chợ Quê Độc Đáo Của Hải Phòng # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chợ Hàng – Phiên Chợ Quê Độc Đáo Của Hải Phòng mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhắc đến Hải Phòng, người ta thường nghĩ ngay đến một thành phố cảng sầm uất với rất nhiều địa danh nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà. Tuy nhiên, ở một góc nhỏ ở Hải Phòng, lại có một phiên chợ quê mang nét đẹp vô cùng độc đáo được mở định kỳ vào chủ nhật hàng tuần.

Chợ Hàng được họp tại đường Chợ Hàng, quận Lê Chân của thành phố. Tồn tại từ những năm Pháp thuộc và trải qua hàng trăm năm lịch sử với rất nhiều biến cố lịch sử, Chợ Hàng vẫn giữ nguyên cho mình những hoạt động của một phiên chợ cổ hiếm hoi giữa lòng thành phố hiện đại.

Trước đây, Chợ Hàng thường được họp vào các ngày mùng 5, mùng 10 và 15 dương lịch hàng tháng. Nhưng đến giờ, lịch họp chợ đã thay đổi và được họp định kỳ từ sáng sớm tới giữa trưa ngày chủ nhật.

Khi đến với Chợ Hàng, người ta thường tìm thấy rất nhiều các mặt hàng mộc mạc nhất như cây giống, con giống cho đến các loại nông cụ như lưỡi cuốc, cái nơm,… hay như các vận dụng mà bạn chỉ có thể tìm thấy được ở đây.

Phiên chợ cũng được quy hoạch rất rõ ràng với từng khu riêng biệt như khu chim cảnh, khu vật nuôi, khu đồ cũ, khu nông cụ, khu đồ cổ,… Và khu vực hấp dẫn được nhiều khách du lịch nhất chính là khu bày bán các loại cây giống, cây cảnh. Cây cảnh ở đây rất phong phú giúp các vị khách có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích. Cây sẽ có giá từ mấy chục nghìn đồng đến các loại cây quý có giá trị vài triệu đồng.

Bên cạnh đó, nơi nhộn nhịp nhất trong phiên chợ có lẽ là khu bán vật nuôi. Ở đây tập trung đủ các giống vật nuôi như các loại gia cầm, chó mèo,… Chúng được các thương lái vận chuyển từ các tỉnh vùng cao. Hơn nữa, rất nhiều người dân ở các tỉnh lân cận cũng biết sự đa dạng ở đây nên thường xuyên đến để lựa chọn những con vật giống tốt nhất cho mình.

Khu vực bán chim cảnh cũng thu hút được rất nhiều du khách thập phương đến mỗi khi Chợ Hàng họp chợ. Điều đặc biệt các loại chim phần lớn là chim tự nhiên và được bán theo hình thức mùa nào chim đó. Giá của các loại chim thông thường như chim sẻ, chim cu, chim gáy,… chỉ từ vài chục một con. Chính vì thế nơi này thu hút được rất nhiều người có thú vui chơi chim đến thăm quan và tìm mua. Ngoài ra, ở khu vực này, người ta cũng có bán các loại chim quý có giá từ vài triệu đồng trở lên. Vậy nên có nhiều người chỉ đến đây để thưởng chim, nghe tiếng hót của chúng chứ không mua.

Ngoài ra, Chợ Hàng cũng là một trong những địa điểm khám phá của rất nhiều các bạn trẻ trong những chuyến đi khám phá vùng đất mới của mình.

Chợ Hàng như một bức tranh điển hình của văn hóa bán hàng hóa tân thời trong và ngoài nước, là nơi hội tụ những nét đẹp văn hóa thương mại thời đổi mới không phải chỉ của riêng Hải Phòng mà còn là của Việt Nam nói chung. Nơi đây không chỉ đơn thuần là nơi giao thương buôn bán mà còn được người dân Hải Phòng coi việc đi Chợ Hàng là một thú vui tao nhã vào mỗi dịp cuối tuần. Có những người đến đây chỉ đơn giản là cảm nhận không khí nhộn nhịp, từ tiếng rao của người mua, tiếng của các loại động vật khác nhau hay như đơn giản là tiếng leng keng của đồ vật,… Tất cả đều tạo ra những nét độc đáo nhất của Chợ Hàng.

Phiên Chợ Hàng Hải Phòng Những Ngày Cuối Năm

Giữa đô thị sầm uất với những cửa hàng, siêu thị hiện đại vẫn hiện hữu một chợ phiên đặc trưng của đồng quê Bắc bộ. Chợ bán đủ loại, từ cây giống: cây cảnh, hoa cảnh, rau giống, con giống : chó, mèo, thỏ, chuột cảnh, chim cảnh… cho đến các đồ gia dụng, đồ điện tử đắt tiền. Đó là chợ Hàng ở Hải Phòng. Những ngày cuối năm, chợ phiên rất đông. Với nhiều người, đi chợ Hàng trước hết là thú đi chơi, sau mới là đi mua bán.

Chợ Hàngtrước đây là chợ của làng Dư Hàng xưa. Làng Dư Hàng là một làng cổ, có từ thế kỷ 17-18. Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đấu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng.

Chợ Hàng nay chỉ họp một phiên vào sáng chủ nhật hàng tuần

Điều đặc biệt dù đã trải qua bao thời gian, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của chợ Hàng xưa vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Trước đây chợ Hàng họp theo phiên vào các ngày 5 ngày 15 âm lịch hàng tháng. Ngày nay chợ Hàng chỉ họp một phiên vào sáng chủ nhật hàng tuần và vào dịp cuối năm khách đến chợ phiên đông hơn.

Theo truyền thống ở chợ vẫn bán các loại cây con giống và các công cụ, dụng cụ làm nông nghiệp. Những người sống ở thành phố và các tỉnh lân cận đến chợ Hàng có thể mua được đàn gà con, cây rau giống, cái rổ rá đan bằng tre, chiếc kiềng sắt ba chân…những vật dụng nông nghiệp tưởng chừng chỉ còn trong dĩ vãng nhưng vẫn hiện diện ở chợ. Có lẽ những dụng cụ này khiến chợ Hàng như một bảo tàng hấp dẫn, lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa làng quê.

Ông Kha khách đi chợ từ tỉnh Hải Dương vui vẻ cho biết ở đây thứ gì cũng có: “Tôi thích chợ phiên ở đây vì thấy ở đây nó có cái hồn dân tộc. Tất cả vẫn mang nét mộc mạc của làng quê, các đồ thủ công đều có ở đây. Tôi tìm được cái gàu tát nước bằng tre”.

Không chỉ được người địa phương yêu mến, chợ Hàng còn hấp dẫn người đi chơi chợ, khách du lịch mỗi khi đến với Hải Phòng. Ngoài những tiểu thương chuyên nghiệp, chợ Hàng còn có những người bán hàng rất đặc biệt: họ mang vật nuôi, những sản vật của gia đình đến bán hoặc chỉ để trao đổi kinh nghiệm với những người cùng chung sở thích nuôi trồng.

Ông Đoàn Hữu Gia quận Lê Chân Hải Phòng cho biết: ” Đây là chợ dân gian của Hải Phòng mà bà con Hải Phòng rất vui vì bà con nông thôn có chỗ để tiêu thụ sản phẩm, từ động vật, vườn hoa cây cảnh nói là các thứ nó là chợ bình dân nên nhiều người đi chợ. Chủ nhật nào tôi cũng đi chợ”.

Là kiểu chợ bình dân nhưng ở chợ Hàng có đủ các khu bán hàng, mỗi khu bán một loại hàng riêng biệt. Dãy bán cá cảnh chạy dài suốt con đường vào chợ. Nếu những con đường bán hoa cây cảnh quanh chợ khiến người đi chợ ngắm không chán mắt thì đến khu vực bán con giống trong chợ, người đi chợ như lạc vào không khí rộn ràng bởi tiếng kêu của các loại chim thú…

Khu bán các con giống, gia cầm, thú cảnh chính là nơi hấp dẫn nhất ở chợ Hàng. Không khí mua bán ở đây luôn diễn ra nhộn nhịp. Nào lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, mèo, chim trời cá nước, nào thỏ, chuột hamster, rùa núi, dế mèn… Đủ giống loài, xuất xứ, đủ kích cỡ, màu sắc. Những chú gà con lông vàng ươm, nhỏ bằng nắm tay kêu liếp nhiếp chen chúc trong các lồng tre quây, những con ngỗng vươn cổ cao kêu quang quác, những con mèo đủ loại, những chú chó con lũn cũn, ngẩy đuôi bên cạnh người bán, những con vẹt vài tháng tuổi, lông xanh biếc…Hết góc này đến góc khác, góc nào cũng vui, cũng chộn rộn tiếng cười của những người chơi thú cảnh. Anh Nguyễn Quang Tiến khách từ Hà Nội đi chơi chợ cho biết: “Ở chợ Hàng có những loại hàng mà các chợ khác không có. Tôi thỉnh thoảng đến đây mua gà về nuôi như loại gà Đông tảo, gà ta nuôi để lấy trứng …”

Trong chợ còn có khu bán hàng tạp hóa với đủ thứ mà người đi chợ tha hồ lựa chọn các món đồ, có nơi bán các loại đồ cũ, đồ rẻ tiền từ chiếc bóng đèn dầu hỏa, cuộn chỉ, cái kim cho đến hàng điện tử, điện thoại, đầu đĩa, máy vi tính, máy khoan, máy bơm nước…Hàng hóa phong phú về chủng loại, nhiều loại giá tiền, thế nhưng trong mua bán đôi khí giá cả không quan trong, thuận thì bán, ưng thì mua. Tất cả các hoạt động mua bán diễn ra cứ tự nhiên, chân chất, đậm chất làng quê.

Thật đáng quý trong thời đại thị trường phát triển với hệ thống cửa hàng, siêu thị hiện đại thì giữa thành phố nhộn nhịp sôi động vẫn tồn tại phiên chợ như chợ Hàng. Ở đó chợ không chi mua bán trao đổi, mà còn là sợi dây liên kết giữa hiện tại và quá khứ có lẽ bởi vậy chợ Hàng ngày có nhiều người tìm đến như tìm đến một địa điểm văn hóa cộng đồng.

Tô Tuấn VOV5

Chợ ‘Độc’ Ở Đà Thành: Chợ Chim

PV VietNamNet đã nhiều ngày đêm lăn lộn ở những chợ bán hàng “độc” tại miền Trung. Thật ra, chợ hàng “độc” không có gì ghê gớm, bởi ở những khu chợ ấy chỉ bán duy nhất một mặt hàng. Ai cần thì cứ đến đó vô tư mua và bán. Bài 1: Tôi đi mua chim

Không biết những khu chợ bán hàng “độc” duy nhất là chim rừng ấy hình thành từ lúc nào, chỉ biết ở đó có những bà, những chị, những cô trẻ măng chỉ chuyên bán… chim cho khách. Và tôi là khách hàng duy nhất đến chợ chim này để ngắm chứ không mua vì tôi không đủ sức nuôi.

Mua chim… đi anh!

Chợ hàng “độc” chỉ bán duy nhất một mặt hàng chim rừng để nuôi làm cảnh tụ tập trên vỉa hè đường Nguyễn Hữu Thọ, cạnh bệnh viện Quân y 17, thuộc phường Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Đây có thể nói là chợ bán hàng “độc” là chim lớn nhất Đà Thành từ trước đến nay mà tôi thấy.

Vừa dựng xe bên vỉa hè, 3 cô gái không biết trẻ hay già, xấu hay đẹp do choàng khăn kín mặt để chống nắng chạy ra đon đả mời chào: “Mua chim đi anh. Anh thích loại chim nào? Chim to, chim nhỏ, chim mới ra ràng… loại chi cũng có, miễn là anh thích!”.

Thấy khách lạ, mấy chú chim nhảy tứ tung trong chiếc lồng sắt hình vuông. Chị bán chim hỏi: “Anh mua loại chim nào? Chào mào, sáo sậu…? Ở đây, chị em tui bán đủ tất cả các loại chim. Anh thích con nào thì cứ chọn tui bán mở hàng giá rẻ cho…”.

Thấy tôi săm soi những chú chim rừng và lấy máy ảnh ra chụp, mấy chị bán chim tưởng tôi là kiểm lâm hay nhà báo đi kiểm tra chợ chim tụ họp trên vỉa hè này, nên bấm nhau cảnh giác. Một chị bán chim bên cạnh lên tiếng than thở: “Chụp chi nhiều rứa anh hè. Tụi em dân quê không việc làm nên mới đi bắt chim chở ra đây bán kiếm tiền nuôi con mà…”.

“Ở quê mùa nắng không biết làm chi kiếm tiền nuôi con ăn học, nên mấy ông chồng tranh thủ lên rừng bắt chim, còn chị em tụi tui chở ra phố bán. Khổ lắm anh à, mấy ngày ni bị đuổi hoài bán đâu có được…”. Chị bán chim tên Phương kể khổ khi tôi hỏi tại sao chủ các hàng bán chim toàn là phụ nữ, con gái? Thì ra các cô, các chị đi bán chim – là thứ mà những người chồng săn bắt được sau nhiều ngày đêm lặn lội ở rừng sâu.

Hầu hết những chủ hàng chim bày bán trên vỉa hè hay chở lang thang khắp các nẻo đường phố Đà Nẵng chủ yếu là dân quê Quảng Nam. Nhiều chị bán chim than thở về cảnh đoạn trường của nghề bán chim. Nhưng cũng nhờ nghề này, nhiều gia đình có của ăn, của để, nuôi con ăn học đàng hoàng.

Giàu nhờ chim

Với 4 sào ruộng khoán nước trời, nhưng 7 người trong gia đình anh Lê Lâm ở Quế Châu, huyện Quế Sơn, Quảng Nam vẫn sống sung túc đủ đầy. So với nhiều gia đình ở mãnh đất khó nghèo này, gia đình anh Lâm thuộc hàng “đại gia” của làng.

Hỏi bí quyết làm giàu, anh Lâm bảo chẳng có chi, chỉ khá hơn bà con hàng xóm ở vùng đất khó là quý lắm rồi. Bí quyết để đủ ăn, nuôi con ăn học đàng hoàng, theo tiết lộ của vợ chồng anh Lâm, là nhờ… chim!

Anh Lâm kể, nhà có 4 sào ruộng nước trời, nuôi thêm mấy con heo, anh giao cho vợ. Mình anh quanh năm suốt tháng ở trên rừng đi bắt chim về cho vợ tranh thủ chở ra Đà Nẵng bán kiếm tiền.

“Cách đây chục năm, chim rừng nhiều vô kể, nào chào mào, sáo sậu, chích choè về vườn nhà anh làm tổ đẻ con… chẳng ai thèm bắt. Tôi nhặt được chú chim chích choè bị rơi từ tổ xuống đất đem về nuôi. Khi lớn, con chim hót rất hay. Bỗng một hôm có người bạn từ Đà Nẵng đến chơi, thấy con chim nên chết mê, chết mệt năn nỉ tôi bán và mua cho bằng được”, anh nói.

Bắt đầu từ con chim đầu tiên bán được tiền triệu ấy, vợ chồng anh Lâm bám theo nghề săn bắt, nuôi và buôn bán chim rừng. Bất kể ở đâu có tổ chim mấy đứa trẻ tìm được là anh đến hỏi mua cho bằng được về chăm sóc rồi đem bán.

Anh bảo chim rừng có nhiều loại, đắt nhất là chích choè than, khướu, sáo sậu, hoạ mi (chim chiền chiện). Để bán được giá, anh phải cất công đi săn tìm chim non đem về nuôi tập hót rồi mới đem bán. Còn nếu săn được chim mẹ thì giá thấp hơn.

Từ nghề săn chim và bán chim cảnh này, anh Lâm tiết lộ mỗi tháng anh kiếm cũng được hơn 15-20 triệu đồng. Nếu trúng mánh, săn được chích choè than, hay khướu con đem về nuôi đến khi biết hót thì vô giá. Tuỳ khách mua, nếu họ thích có con hơn chục triệu đồng.

Nhiều nông dân vùng quê khó nghèo ở các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn trở thành “đại gia” làng nhờ chim.

Thành “râu” – một “đại gia” chim chốn Đà Thành nói rằng nghề nuôi chim, buôn chim này cũng lắm công phu. Để kiếm được tiền nhờ buôn chim việc đầu tiên phải biết chơi chim và mê chim. Đó là bài học đầu tiên khi tôi lọ mọ tìm hiểu và tham gia vào thế giới của “đại gia” chim nơi đất Đà Thành này.

Vũ Trung

Công Khai Mua Bán Động Vật Hoang Dã Tại Chợ Phiên Bắc Hà

Ở khu buôn bán chim, người ta nhốt mỗi con chim một lồng riêng biệt và treo lên cây, với lý do là chim đã được nuôi thuần và nuôi từ lâu như họa mi, khướu… nên mang ra chợ để chơi, nhưng nếu du khách muốn mua thì sẽ bán. Chim mang đến đây được bán với giá rất cao, từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng một con. Còn tại khu chuyên bán những loài động vật hoang dã mới được bẫy, bắt thì nhiều loại hơn, như sóc, cáo, cầy, khỉ…

Anh Ma A Páo, nhà ở xã Tả Văn Chư (Bắc Hà) bày bán một số con sóc, chuột rừng và chim cho biết: Các loài chim và thú bây giờ ít bắt được nên có giá cao lắm. Như chim chào mào, cách đây 2 năm chỉ có giá 30.000 đồng/con thì nay từ 200.000 đến 300.000 đồng/con tùy vào hình dáng, sở thích của người mua; con sóc, dúi rừng cũng vậy, trước đây chỉ 100.000 đến 200.000 đồng/kg nhưng nay có giá 400.000 đồng/kg. Riêng gà rừng thì đắt hơn vì chỉ bán theo con, mỗi con trống có giá 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng, còn gà rừng mái thì rẻ hơn, tầm 200 – 300 nghìn đồng/con.

Khi được hỏi các loài này có nuôi được không thì anh khẳng định: Toàn là bẫy về đấy, không nuôi được đâu!

Còn anh Sùng Seo Mềnh, đến từ xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai, hai tay cầm lồng rao bán 2 con chim họa mi cho biết: Bây giờ chim họa mi và khướu giá đắt lắm, nếu chim giữ được dáng đẹp thì giá rất cao, từ 5 đến 10 triệu đồng/con. Ở đây có cả chim họa mi được buôn từ Trung Quốc về, nhưng giá rẻ hơn. Riêng chim khướu thì 100% là bẫy ở rừng chứ không ai mua hàng nhập đâu.

Dẫn chúng tôi đi một vòng khu bán động vật, anh Mềnh giới thiệu một số người mà anh quen, những người này thường xuyên mua gom chim, thú rừng ở các địa phương trong tỉnh mang đến chợ phiên Bắc Hà bán. Một người buôn chim họa mi đến từ xã Nậm Mòn (Bắc Hà) cho biết: Hằng tuần anh vẫn mua gom chim hoang dã mang về các chợ vùng cao để bán, hoặc bán cho lái buôn phía Trung Quốc.

Việc buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn diễn ra công khai tại chợ Bắc Hà. Được biết, đầu năm 2020, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý và kiểm soát nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã và chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên; thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng, các huyện, thị xã, thành phố về vấn đề này.

Đặc biệt, nhiều tổ chức đã khuyến cáo, động vật hoang dã được cho là nguyên nhân làm lây lan một số bệnh dịch sang người, nhưng ở Bắc Hà, không những người dân vẫn bắt, bán động vật hoang dã, mà còn buôn từ Trung Quốc về sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Lò Văn Ngoan, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) cho biết: Trước thực trạng bắt, bán động vật hoang dã tại một số địa phương, đơn vị đã nắm được và cũng đã tham mưu cho Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho tỉnh chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý. Tuy nhiên, việc bắt, bẫy động vật do người dân sống ở khu vực ven rừng thực hiện vẫn diễn ra.

“Về phía đơn vị, chúng tôi phối hợp thường xuyên với các địa phương, cử cán bộ cơ động tham gia kiểm soát, xử lý việc bẫy, bắt động vật rừng, kết hợp với đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân tại các địa phương có rừng hoặc cận rừng” – ông Ngoan nói.

Bạn đang xem bài viết Chợ Hàng – Phiên Chợ Quê Độc Đáo Của Hải Phòng trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!