Xem Nhiều 4/2023 #️ Chim Yến Sợ Những Con Vật Nào ? # Top 10 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 4/2023 # Chim Yến Sợ Những Con Vật Nào ? # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Yến Sợ Những Con Vật Nào ? mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Chuột

Chuột rất thích ăn trứng, chim con và tổ yến. Hơn thế nữa, quá trình xâm nhập khu vực nuôi yến của chuột sẽ mang các loại vi khuẩn hay ký sinh trùng có hại lên tổ yến.

Phương pháp phòng chống: Phải loại bỏ chuột bằng cách loại bỏ tất cả các lỗ hỗng làm sao để chuột không vào nhà chim. Đóng cửa và cố gắng không để các dấu vết của giấy in, đồ vật, gỗ. Chuột rất thích dùng những thứ đó để làm tổ.

2. Kiến

Loài kiến này là loài kiến lửa hoang dã (Solenopsis geminata) và kiến gây ngứa. Các loài này thích cắn đốt và ăn chim con, đốt những con chim đang đẻ trứng vì lúc đó chúng thường nằm yên tĩnh.

Phương pháp phòng chống. Kiến bò ở ngoài tổ thì câu nó ra với thức ăn mà kiến thích để kiến bò ra. Rồi xối nước ấm, nước sôi hoặc cồn dọc theo đường câu đó. Tiến hành như thế với tất cả các tổ nếu có kiến.

3. Gián

Động vật này có thể ăn tổ chim làm tổ trở nên biến dạng, nhỏ lại và không hoàn chỉnh. Mặt khác những chất bẩn tích tụ lại, gây ra mùi hôi làm cho tổ yến không còn ngon và có vị tinh tế nữa. Do tổ chim bị bẩn nên chất lượng giảm sút rõ rệt.

Phương pháp phòng chống Phun thuốc diệt côn trùng (loại không gây hại cho chim như ICON), làm sạch xung quanh nhà. Vứt bỏ các vật dụng không cần thiết để chúng không chiếm chỗ.

4. Dơi

Nhìn chung chim yến không thích sống cùng nhà với dơi. Bởi vì tập tính ngủ của dơi là treo trên trần nhà, đầu thì ở dưới chân ở trên. Với vị trí như thế các chất bẩn có thể dính lên trần, chỗ chim làm tổ. Các chất bẩn dính nhiều sẽ làm chim yến không thích làm tổ ở đó. Mặc khác, đôi lúc dơi cũng muốn ăn trứng và tổ chim.

Phương pháp phòng chống: Đuổi dơi đi, làm sạch những chỗ dơi treo vào. Phải tìm tất cả các chỗ bẩn, làm mất các vệt đó, sau đó bôi vôi hoặc bôi bột than củi (từ gỗ hoặc vỏ gáo dừa) trộn lẫn với cồn. Bằng cách này dơi sẽ không đến nữa.

5. Rắn mối

Động vật này rất thích ăn trứng và tổ yến thậm chí tắc kè còn ăn cả chim con.

Phương pháp phòng chống: Săn đuổi nó hoặc bắt vứt đi. Cố gắng làm rãnh nước quanh nhà, các lỗ thủng phải bít lại, tuờng nhà phải nhẵn bóng và quét vôi.

6. Chim cắt săn mồi

Bọn này thích ăn chim, xây nhà nên chọn vùng ít loại chim săn mồi.

7. Tắc kè

Tắc kè (hay còn gọi là Đại Bích Hồ hoặc Cáp Giải) thức ăn ưa thích của loài này là dế mèn, gián, châu chấu, nhện, trứng chim, chim non. Nếu bạn đang nuôi cả một đàn Yến mà lại không có công cụ để chống lại những con Tắc kè hoang này thì đó là sự thiếu sót rất lớn vì tắc kè là một trong những kẻ thù không đội trời chung với chim yến, cụ thể là trứng chim. Chúng sẽ bò vào tổ yến để ăn trứng và chim non. Đây là một trong những loài vật rất nguy hiểm mà người nuôi yến cần đề phòng, tránh ảnh hưởng tới số lượng sinh trưởng của đàn chim.

Top 4 Con Vật Chim Yến Sợ Và Tác Động Của Môi Trường Đối Với Việc Làm Tổ Của Chim Yến

Chúng ta đều biết không phải ngẫu nhiên những con chim yến lại lựa chọn chỗ hang tối, ở những chỗ có vách đá cheo leo để làm tổ. Vậy thì chim yến sợ những con vật nào?

1/ Chim cú mèo

Trong tự nhiên, cú, chim diều hâu, rắn và chim cắt là những thiên địch của loài chim yến. Đây cũng là những con vật mà chim yến sợ nhất. Chúng ăn tổ yến, trứng yến, thậm chí tấn công và ăn chính chim yến. Đối với những người đang nuôi yến thì chuột, sóc, mèo, cầy cáo là những con vật nên phòng tránh.

Ngoài ra, dơi cũng là một loài thường xuyên leo vào tổ yến để cạnh tranh nơi, cho dù là yến đảo tự nhiên hay yến nuôi. Khi có dơi xâm nhập vào nhà yến, bạn không nên đánh đuổi chúng đi vì sau đó chúng sẽ dễ dàng quay trở lại. Chỉ có cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập mà thôi.

2/ Kiến lửa đỏ

Loài côn trùng này tuy nhỏ bé nhưng sức công phá của chúng cực kỳ kinh khủng. Thường thì kiến lửa, chúng sẽ đi tìm thức ăn theo đàn và khi đường di chuyển của chúng đi ngang Tổ Yến thì bạn biết chúng sẽ chẳng tha cho bất kì một vật gì mà chúng nghĩ có thể mang về tổ được. Và những chú chim non mới sinh sẽ là món mồi ngon cho những con kiến lửa hung tợn.

3/ Tắc kè

Tắc kè (hay còn gọi là Đại Bích Hồ hoặc Cáp Giải) thức ăn ưa thích của loài này là dế mèn, gián, châu chấu, nhện, trứng chim, chim non. Nếu bạn đang nuôi cả một đàn Yến mà lại không có công cụ để chống lại những con Tắc kè hoang này thì đó là sự thiếu sót rất lớn vì tắc kè là một trong những kẻ thù không đội trời chung với chim yến, cụ thể là trứng chim. Chúng sẽ bò vào tổ yến để ăn trứng và chim non. Đây là một trong những loài vật rất nguy hiểm mà người nuôi yến cần đề phòng, tránh ảnh hưởng tới số lượng sinh trưởng của đàn chim.

4/ Gián, mối mọt

Gián, mối mọt tuy không gây hại đến chim yến hoặc chim non nhưng chúng lại có những tác động không nhỏ đến tổ yến. Gián, mối mọt ăn và đục khoét tổ yến, làm hư hỏng và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của chim non.

Do vậy, đối với những người nuôi chim yến, bạn không nên bỏ thêm giấy hoặc báo vào bên trong nhà yến. Việc bỏ thêm giấy báo vào trong nhà yến sẽ càng tạo điều kiện để gián sẵn sàng tấn công tổ yến của bạn. Ngoài những con vật ở trên, chim yến còn phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù khác trong tự nhiên như nhện, chuột, rết…Nên nếu có ý định nuôi chim yến, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với những loài vật này.

Chim yến rất nhạy bén với mùi vị. Chúng yêu thích mùi cũ như mùi tổ yến, phân yến cũ, mùi đồng loại…Vì vậy, khi nuôi yến, bạn cũng nên chú ý đến vị trí tổ yến để tổ không bị ám những mùi lạ khó chịu. Vì yến rất sợ mùi nhà mới, mùi những động vật gây hại, mùi hóa chất lạ, mùi khói, thuốc nổ và hơi người.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến vùng sinh sống như thế nào ?

Ở Việt Nam, chúng ta có 2 vùng khí hậu. Miền Bắc có mùa đông lạnh và ẩm, điều kiện này không thuận lợi cho chim yến sinh sống. Vào cuối mùa xuân và mùa hè sẽ có một số chim bay về trú ở. Hiện nay, cũng có nhiều mô hình nuôi yến tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng vào cuối năm 2016 và đầu 2017 có đợt lạnh kỷ lục làm chim không kịp di cư đã chết hàng loạt trong nhà yến.

Sau đợt lạnh qua đi, chim không hiểu từ đâu hay di cư từ đâu lại tiếp tục quay về các nhà yến và tiếp tục sống làm tổ? Đây cũng là câu hỏi khó làm đau đầu các chuyên gia nuôi yến suốt thời gian này. Ở miền Nam chỉ có mùa mưa và mùa khô nên rất thuận lợi cho chim sinh sống nên số lượng có nhiều. Những năm có nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 1 xuống thấp hơn 18 độ C thì chim làm rất chậm làm tổ.

Lượng mưa ảnh hưởng đến sản lượng tổ

Mưa là điều kiện lý tưởng cho các loài thực vật sinh trưởng tốt, côn trùng sinh sống phát triển, tăng lượng mồi cho chim ăn. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, chim sớm tích lũy năng lượng đầy đủ, thành thục sinh sản. Thức ăn là yếu tố đóng vai trò quyết định đến thời điểm sinh sản sớm hay muộn và sản lượng tổ yến.

Gió ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chim

Tốc độ gió ảnh hưởng đến việc làm tổ. Gió lớn chim phải bay nhiều và mạnh hơn để bắt mồi, vì công trùng bị gió phân tán, chim dễ bị đói vì năng lượng sản sinh ra không đủ bù đắp năng lượng mất đi. Gió từ cấp 6 trở lên làm chim ngưng làm tổ. Trong khu vực chim ở bị gió bão mưa lớn, chim sẽ tự điều chỉnh thời điểm đi kiếm mồi ăn như đi sớm hơn hay chờ lúc gió bão hay mưa suy yến và về nơi ở sớm hơn khi thời tiết thuận lợi.

Khí hậu ảnh hưởng đến chim sinh sống và chất lượng tổ ra sao ?

Trong nơi ở của chim yến, nếu hàm lượng oxy chỉ có 14 – 15%, độ ẩm thấp dưới 60% thì số chim sẽ ít đi, tổ sễ bị rộp chân và dễ bị rơi. Nếu hàm lượng oxy 19 – 20%, số chim ở và làm tổ sẽ tăng nhiều hơn, độ ẩm cao trên 65% giúp tổ yến dính chắc chắn hơn.

Làm Nhà Nuôi Chim Yến Bằng Vật Liệu Giá Rẻ

Nếu sử dụng vật liệu tổng hợp compozit (hay composite) trong xây dựng nhà nuôi chim yến, chi phí đầu tư ban đầu sẽ giảm. Chỉ với 300 triệu đồng, người dân có thể hoàn thiện được một nhà nuôi chim yến, thay vì phải chi tiền tỷ như trước đây.

Nhà nuôi chim yến của anh Nguyễn Văn Anh (ở ấp Bể Bạc, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ) có chi phí đầu tư ban đầu là 400 triệu đồng theo giải pháp xây dựng mới. Ảnh: H.Yến

Đó là điều mà anh Nguyễn Văn Anh (ấp Bể Bạc, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ) khẳng định. Tự tin với hướng đi này, gia đình anh đã đầu tư 8 nhà nuôi chim yến ở Đồng Nai và Gia Lai. Anh cũng đã tư vấn và thi công 20 nhà nuôi chim yến cho người dân ở 2 địa phương này.

* Xây nhà nuôi chim yến lắp ráp từng phần

Hiện nay, nghề nuôi chim yến đang có tốc độ phát triển “chóng mặt”. Tổ yến là loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, giá bán cao. Nếu đầu tư nhà nuôi chim yến thành công thì chủ đầu tư có thể “sống khỏe” nhờ việc khai thác tổ yến. Vì thế, không ít người chi tiền tỷ để xây dựng nhà nuôi chim yến, dù biết rằng khả năng thất bại của nghề này cũng rất cao. Bởi lẽ, chim yến là loài rất khó tính: dẫn dụ chưa chắc đã đến ở, đến ở chưa chắc đã làm tổ, làm tổ rồi chưa chắc đã ở lại luôn…

Do chi phí đầu tư cao mà chưa chắc đã thành công nên đến nay nghề nuôi chim yến hầu như chỉ dành cho giới nhà giàu. Những hộ nông dân có thu nhập thấp dù muốn cũng khó lòng theo đuổi nghề này. Xây dựng cơ bản là khoản chi phí lớn nhất khi đầu tư làm nhà nuôi chim yến. Vì vậy, muốn giảm chi phí đầu tư ban đầu thì cách tốt nhất là hạ giá thành xây dựng nhà nuôi chim yến xuống nhưng vẫn phải đảm bảo các tiêu chí để dẫn dụ đàn yến. Giải pháp được anh Nguyễn Văn Anh đưa ra là dùng vật liệu compozit thay thế cho sàn đúc bê tông.

Theo đó, nhà nuôi chim yến thường có thiết kế ít nhất là 2 tầng, sàn thường được đổ bê tông. Ưu điểm của giải pháp xây dựng này là kiên cố, chắc chắn. Nếu đầu tư nuôi yến thất bại thì có thể chuyển sang làm nhà ở. Khuyết điểm là sàn bê tông có thể thấm nước làm cho các thanh gỗ (nơi chim yến đậu để làm tổ) bị ẩm mốc, chim yến dễ bỏ đi.

“Nếu thay thế sàn bê tông bằng vật liệu compozit sẽ có các ưu điểm như: thời gian thi công nhanh hơn, giá thành rẻ, vật liệu không bị thấm nước. Cũng do đặc tính nhẹ của vật liệu nên có thể xây dựng theo kiểu lắp ghép từng phần được, tức là yến về nhiều tới đâu thì làm rộng ra tới đó. Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn. Nhưng vật liệu này cũng có nhược điểm là không được chắc chắn. Vì vậy, với cách xây dựng này người dân chỉ có thể làm nhà chuyên để nuôi chim yến chứ không làm theo kiểu kết hợp bên dưới làm nhà ở, bên trên làm nhà nuôi chim yến như cách xây dựng sàn bằng bê tông được” – anh Văn Anh giải thích.

Ngoài ra, anh dùng vật liệu gỗ tự nhiên để ráp trần, làm nơi cho yến cư trú và làm tổ. Dàn âm thanh dẫn dụ chim yến được chia làm nhiều loại: loại tiếng ngoài dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại; loại tiếng hút để thu hút chim chui vào nhà; loại tiếng ở trong để chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở mà không bỏ đi… Sau quá trình tìm hiểu tại nhiều nơi, hiện tỷ lệ thành công trong quá trình xây nhà yến của anh Văn Anh khá cao, từ trên 70% trở lên.

* “Thuyền nhỏ tiến vào rạch sâu”

Với giải pháp này, anh Nguyễn Văn Anh đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai năm 2019 và được lọt vào vòng chung kết. Bà Nguyễn Thị Hoàng, Giám đốc Sở Khoa học – công nghệ cho biết: “Dự án của anh Văn Anh tuy không đoạt giải nhưng lại là dự án duy nhất nhận được khoản đầu tư trị giá 500 triệu đồng”.

Với giải pháp xây dựng nhà nuôi chim yến của anh Nguyễn Văn Anh, trung bình chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà nuôi chim yến rộng khoảng 80-100m 2 là 300 triệu đồng. Đây là số tiền mà nhiều hộ nông dân có thể đáp ứng được.

Anh Văn Anh hào hứng nói: “Tôi nghĩ những người đầu tư nhà nuôi chim yến trị giá hàng tỷ đồng cũng giống như những con thuyền lớn. Mà thuyền lớn thì phải đi ở sông rộng, tức là đối tác đầu tư cũng phải nhiều tiền. Còn giải pháp đầu tư của tôi lại giống như con thuyền nhỏ. Tôi không đi ra sông rộng mà sẽ luồn lách vào rạch sâu, là đến với những người nông dân có vốn đầu tư nhỏ. Đây là một thị trường xây dựng nhà nuôi chim yến tiềm năng. Bởi theo tôi, điều kiện ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thậm chí là cao nguyên, hải đảo thì phù hợp để nuôi chim yến hơn vùng đô thị”.

Sau khi xây dựng cho gia đình thành công, anh Văn Anh đã thành lập công ty, nhận tư vấn, thi công nhà nuôi chim yến cho người dân. Đến nay, anh đã thi công nhà nuôi chim yến cho hơn 20 hộ, chủ yếu ở Đồng Nai và Gia Lai.

Khảo sát kỹ trước khi quyết định xây nhà nuôi chim yến

Theo kinh nghiệm của anh Nguyễn Văn Anh, muốn nuôi yến khâu đầu tiên là phải khảo sát xem khu vực định làm nhà nuôi có yến hay không. Nên quan sát vào mỗi buổi chiều xem chim yến có bay về phía nhà nuôi và hướng bay của chim yến. Nếu chim bay về từ nhiều hướng thì nên chọn hướng có số lượng chim nhiều nhất để xây nhà: lỗ thu chim phải đặt đối diện với đường chim bay để đón trọn đàn chim vào nhà.

Ngoài ra, có thể chuẩn bị loa cùng với một file âm thanh dẫn dụ chim yến, phát tiếng loa thử vào nửa buổi sáng hoặc cuối giờ chiều. Khu vực được coi là khả thi để làm nhà nuôi yến phải có khoảng từ 50 con trở lên bay qua.

Hải Yến

Chim Yến Sợ Tối Và Thích Làm Tổ Ở Nơi Có Ánh Sáng Trong Nhà Yến.

Hôm nay chủ nhật có thời gian đọc tin tức này nọ và đọc được một thông tin mà thấy buồn cười quá vậy mà lại thu hút nhiều người trao đổi mới hay chứ. Không biết những người đó đã nuôi chim yến hay chưa mà nói cứ như thật.

Đại loại những câu nói thế này:

Chim yến sợ tối.

Chim yến thích ánh sáng.

Nhà mình chim yến vẫn làm tổ ở chổ sáng.

Nhà mình chim yến vẫn làm tổ ở phòng lượn.

Sáng thế này chim yến vẫn làm tổ.

Rồi chim yến vẫn làm tổ ở chỗ sáng cần gì phải ngăn phòng, cản ánh sáng.

…..

La la đủ thứ hầm bà lằng.

Trước tiên khoan nói về vấn đề trên mà chúng ta hãy đi từ gốc rể của mọi việc, đừng phủ nhận những nghiên cứu mang tính chất khoa học rồi dựa vào một vài ý kiến để phản bác nó.

Đi từ đặc tính sinh học của chim yến (Lộc Bụt có một số bài viết về đặc tính sinh học của chim yến anh chị nào quan tâm có thể tìm đọc), chim yến khác với những loài chim khác kể cả con chim én là chúng có khả năng định vị bằng tiếng vang. Chắc ai cũng biết cho đến ngày hôm nay tồn tại rất đa dạng loài là do chọn lọc tự nhiên, những tiến hóa có lợi được giữ lại và những bất lợi bị loại bỏ. Không bỗng dưng một con vật lại có khả năng định vị bằng tiếng vang (con dơi hoạt động vào ban đêm có khả năng định vị bằng sóng âm, con chim cú kiếm ăn vào ben đêm có khả năng quan sát bên đêm rất tốt). Còn con chim yến nó kiếm ăn vào ban ngày, nhưng có khả năng định vị bằng tiếng vang, chắc chắn dù có nói thế nào đi nữa chim yến nó vẫn cảm giá những nơi có ánh sáng yếu, những nơi tối mờ là an toàn và chúng sẽ thích làm tổ ở những chổ đó. Theo các nghiên cứu về loài yến hàng sống ngoài đảo, chim yến thường làm tổ ở những hang động có ánh sáng mờ đến tối từ khoảng 0.02 luc đến 2 lux. Người ta đã nghiên cứu đến cỡ đó mà anh chị nở lòng nào nói chim yến thích làm tổ ở chổ sáng.

Bỏ qua đặc tính sinh học của chim yến, chúng ta tiếp tục đi đến về kỹ thuật xây dựng nhà yến. Không ai rãnh hơi đâu mà phát triển kỹ thuật xây dựng nhà yến, lúc trước thì chim yến tự vào nhà hoang sinh sống, sau đó con người xây dựng nhà yến từ thô sơ đến hiện đại để dẫn dụ và giử chim yến. Rồi không ai cách công xây dựng nhà yến với cách tính toán kích thước miệng lỗ, kích thước cửa vào phòng để tiêu bớt ánh sáng vào phòng làm tổ. Rồi nghĩ đến cả cách phân chia phòng, tạo luồng hành lang để giảm bớt ánh sáng và tạo đường bay thoải mái cho chim yến.

Không phủ nhận là vẫn có những con chim yến làm tổ ở những nơi có ánh sáng như trong phòng lượn, ngay những vị trí loa dẫn cửa ra vào phòng làm tổ nhưng đó chỉ là số ít và nó không nói lên tất cả. Đừng lấy những cái số ít để phủ nhận những nguyên cứu khoa học về ngành nghề dẫn dụ và nuôi chim yến.

Những nhà yến có ánh sáng từ mờ đến tối dao động từ 0.002 đến 2 lux ( Lộc Bụt cũng đã chia sẽ những mẹo hay đo cường độ ánh sáng tốt cho nhà yến, anh chị nào chưa đọc có thể tham khảo bài viết ” những mẹo đo sáng trong nhà yến”). Nếu anh chị đã từng đọc và tìm hiểu những kỹ thuật xây dựng nhà yến của chuyên gia người malaysia thì chắc chắn nghe đến cái gọi là (Phòng Vip: phòng vip thường là phòng hội đủ nhiều yếu tố tốt nhất về âm, ẩm, độ, mùi, ánh sáng cho chim yến phát triển, phòng vip này thường là phòng trong cùng của mỗi tầng nơi ánh sáng hầu như tối).

Bạn đang xem bài viết Chim Yến Sợ Những Con Vật Nào ? trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!