Xem Nhiều 3/2023 #️ “Chim Sơn Ca” Của Núi Rừng Tây Nguyên # Top 4 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # “Chim Sơn Ca” Của Núi Rừng Tây Nguyên # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về “Chim Sơn Ca” Của Núi Rừng Tây Nguyên mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Biên phòng – Đại tá, ca sĩ Rơ Chăm Phiang là người dân tộc Jrai, sinh ra và lớn lên tại xã biên giới Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Nhờ có giọng hát trong trẻo, cao vút, chị được tuyển vào Đoàn Văn công quân giải phóng Tây Nguyên khi mới 13 tuổi. Trải qua thời gian dài nỗ lực học tập và rèn luyện, Rơ Chăm Phiang trở thành giảng viên Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội. Một vinh dự lớn đến với chị là vào ngày 12-8 vừa qua, Rơ Chăm Phiang đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân.

Đại tá, Nghệ sĩ Nhân dân Rơ Chăm Phiang. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đại tá, ca sĩ Rơ Chăm Phiang kể, chị đam mê ca hát từ nhỏ, những bài hát của đồng bào mà chị được nghe từ những già làng truyền lại cho các anh chị trong buôn làng, đều được chị học thuộc lòng. Nhờ có khiếu về ca hát mà chị được các anh chị trong đội văn nghệ của huyện yêu mến. Hồi ấy, ở làng chị có anh Kso Đứa cũng đi biểu diễn văn nghệ cho dân quân, du kích nghe. Anh ấy bảo: “Bây giờ ở buôn làng mình có chị và hai người nữa biết hát dân ca bằng tiếng Jrai, thế nên Rơ Chăm Phiang cố gắng đi hát phục vụ bộ đội và du kích địa phương”. 

Đại tá Rơ Chăm Phiang nhớ mãi kỷ niệm năm 1972, lúc đó chị cùng một người con gái bằng tuổi mình và anh Kso Đứa đi hái rau rừng. Trên đường về đơn vị đóng quân để nấu cơm thì gặp lính giặc phục hai bên đường, sau các cây dạ, cây chuối. Anh Kso Đứa đi trước, tay đeo đồng hồ, vai đeo radio lủng lẳng va vào dây lưng phát tiếng lách cách nên bị lộ. Địch nổ súng, ba người chạy ngược lại, súng địch bắn phạt đổ hết những cây sắn, cây chuối, mía hai bên đường. Anh Kso Đứa bị trúng đạn, may có du kích nổ súng yểm trợ nên địch sợ không dám đuổi. Anh Kso Đứa bị thương nặng được du kích ra cõng về. Đó là lần “chết hụt” đầu tiên, chị biết tới khói lửa chiến tranh. 

Một lần, Rơ Chăm Phiang cùng đội văn nghệ của Gia Lai về dự hội diễn văn nghệ ở Mặt trận Tây Nguyên. Phát hiện Rơ Chăm Phiang có giọng hát trong trẻo, cao vút nên Đoàn Văn công quân giải phóng Tây Nguyên quyết định tuyển chọn. Suốt 3 năm cùng đoàn đi ra các trận địa, rồi tới các đơn vị, các bệnh viện ở tuyến trước phục vụ thương binh, giọng hát của Rơ Chăm Phiang đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng những người lính Tây Nguyên của những năm tháng ác liệt ấy. 

Lần đầu tiên Rơ Chăm Phiang thi một cuộc thi lớn do Bộ Văn hóa tổ chức và chị cùng với ca sĩ Quang Thọ đoạt giải Nhất. Sau lần đó, chị được cử đi thi quốc tế ở Liên Xô, gồm 27 nước tham dự, đoạt giải Ba. Khi đó, chị đang học trung cấp thanh nhạc năm thứ hai. Năm 1990, chị được tuyển chọn đi thi cuộc thi Liên hoan tiếng hát “Mùa Thu Bình Nhưỡng” tại Triều Tiên và giành giải Nhất.

Rơ Chăm Phiang được phong Nghệ sĩ Ưu tú từ năm 1997. Quá trình hoạt động nghệ thuật, chị đoạt 3 giải quốc tế, 10 giải Nhất trong các cuộc thi trong nước và nhiều bằng khen, giấy khen của các Bộ, ngành, địa phương nhờ những cống hiến phục vụ bộ đội và nhân dân trong những năm chống Mỹ, cứu nước. 

Kim Nhượng

Chim Sơn Ca Của Núi Rừng Tây Bắc

Năm 2016 được coi là năm rất thành công của NSND Vi Hoa, chị được thăng quân hàm lên Đại tá và được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Có thể nói, những gì mà chị đạt được hôm nay là kết quả của gần 30 năm nỗ lực cống hiến mang lời ca tiếng hát của mình phục vụ cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng và đồng bào các dân tộc trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

Tốt nghiệp trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Vi Hoa được mời về phục vụ chiến sĩ Phòng không không quân và đến năm 1990 chị chuyển sang Đoàn Nghệ thuật của lực lượng bộ đội biên phòng. Từ đó đến nay, chị đã trở thành một cái tên quen thuộc đối với đồng bào và những chiến sĩ ở vùng biên cương và hải đảo xa xôi của Tổ quốc. Với chất giọng mượt mà, sâu lắng, Vi Hoa đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường nghệ thuật.. Những ca khúc gắn liền với tên tuổi chị, được khán giả yêu mến như: “Bài ca đỉnh núi”, “Đi chợ vùng cao”, “Tình ca Tây Bắc”, “Chiều biên giới” và những bài dân ca Thái…

Sinh ra và lớn lên tại Sơn La – tâm điểm của văn hóa Tây Bắc, nơi gắn liền vời những điệu múa xòe của người dân tộc Thái, bản thân cũng là người dân tộc Thái nên ngay từ nhỏ, những làn điệu mượt mà đã ăn sâu vào trái tim NSND Vi Hoa. Chia sẻ về nghề nghiệp của mình, chị nhắc nhiều đến quê hương, nơi đã sinh ra chị, nơi đã nuôi lớn chị nên người và là nơi đã tạo nên một chất giọng đặc biệt của Vi Hoa, một chất giọng không giống ai. Có lẽ chính những năm tháng sống với bà con vùng cao, uống nước suối và đắm mình trong những giai điệu trong trẻo của núi rừng đã giúp giọng hát chị như tiếng chim sơn ca cao vút giữa núi rừng đại ngàn. Cái tên “chim sơn ca của núi rừng Tây Bắc” được khán giả đặt cho chị cũng là vì thế.

Là một nghệ sĩ phục vụ trong quân đội, lại trong lực lượng biên phòng nên không có nơi gian khổ, khó khăn nào mà chị và đồng nghiệp chưa đến. Hàng ngàn buổi biểu diễn phục vụ các chiến sỹ ở các đồn biên phòng, đồng bào các dân tộc biên giới, hải đảo, những nơi khó khăn, khổ cực nhất của tổ quốc.

“Nếu như nơi biểu diễn của các ca sỹ, nghệ sỹ nói chung là những sân khấu hoành tráng lấp lánh dưới ánh đèn hào nhoáng, sang trọng, thì sân khấu của các nghệ sỹ, chiến sỹ trong đoàn nghệ thuật Bộ đội Biên phòng là sân khấu…đất, biểu diễn giữa núi rừng, giữa thôn bản. Bây giờ, phương tiện giao thông đi lại đã bớt khó khăn hơn chứ cách đây chừng 10 năm, có những đồn biên phòng ở xa, tôi cùng anh chị em nghệ sỹ trong đoàn phải trèo đèo, lội suối, đi cả ngày trời mới đến được…”, NSND Vi Hoa kể.

Bởi thế, nên dù có những lúc khó khăn tưởng chừng đã phải bỏ nghề, nhưng khi đến với đồng bào vùng cao, cảm nhận được tình cảm trân trọng của bà con cũng như chiến sĩ biên phòng dành cho mình, chị lại như được tiếp thêm sức mạnh để vững bước trên con đường đã lựa chọn…

“Sao mẹ không làm cô giáo để ở nhà với con?”

NSND Vi Hoa bảo, câu hỏi đó của đứa con nhỏ mỗi khi chị vắng nhà để tham gia những chuyến lưu diễn dài ngày không ít lần khiến chị phải suy nghĩ. “Những lúc như thế, tôi ôm lấy con, giải thích với cháu rằng, nghề nào cũng có cái vất vả riêng, ngay giáo viên cũng không phải lúc nào cũng ở nhà cả ngày với con, cũng phải đi dạy thêm cơ mà. Nói là nói thế nhưng trong thâm tâm tôi biết, làm chồng, làm con những nghệ sĩ như tôi thiệt thòi lắm”- Nghệ sĩ Vi Hoa chia sẻ.

Vi Hoa có con muộn. Ở tuổi ngoài ngũ tuần nhưng hai đứa con sinh đôi một trai, một gái của chị mới học lớp 5. Nghe chị say mê kể chuyện về hai đứa con, có thể thấy niềm hạnh phúc rạng ngời trong đôi mắt của chị bởi hai thiên thần nhỏ của chị là kết quả của bao nhiêu khó khăn vất vả, của sự chờ đợi và thử thách.

Chị kể, khi mới lập gia đình, phần vì tuổi đời còn trẻ, lại vào một cơ quan mới, cuộc sống còn nhiều khó khăn, đặc biệt là phải thường xuyên đi công tác, chị sợ những chuyến công tác vất vả ấy sẽ không chăm được con nên quyết định những năm đầu chưa sinh con để lo cho sự nghiệp. Khi sự nghiệp đã đi vào ổn định, những con đường lên vùng cao cũng đỡ vất vả hơn chị mới dành thời gian để sinh con thì sự đời lại trớ trêu không theo lòng người, hàng chục năm sau, mong ước của chị vẫn chưa thỏa nguyện. Đã có lúc, tưởng như những băn khoăn, lo lắng và day dứt đánh gục được chị nếu như không có sự thông cảm từ gia đình. Chính sự động viên, chia sẻ của chồng và gia đình chồng đã giúp chị có thêm sức mạnh để chờ đợi. Và cuối cùng, sự chờ đợi ấy cũng đã có kết quả: ông trời đã ban tặng cho chị hai thiên thần nhỏ, hai đứa con sinh đôi, một trai, một gái.

Đối với một người nghệ sĩ, được đem tiếng hát phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, và các chiến sĩ bộ đội biên phòng ngày đêm canh giữ biên cương cho tổ quốc thật sự không có niềm vui và vinh dự nào hơn. Nhưng đối với một người mẹ, chị cũng như bao người phụ nữ khác luôn coi con cái là tài sản quý giá nhất mà không một danh hiệu nào có thể sánh được. Do vậy, dù ở cương vị nào, chị vẫn luôn cố gắng hết mình để làm tốt mọi việc. Chị bảo, để giữ gìn được hạnh phúc ở một gia đình mà cả hai vợ chồng đều là nghệ sĩ hoàn toàn không đơn giản. Chồng chị – anh Tuấn Phương cũng là một nghệ sĩ của Nhà hát tạp kỹ xiếc thuộc Sở Văn hóa Hà Nội. Cùng là người làm nghệ thuật, anh cũng phải thường xuyên xa nhà với những chuyến lưu diễn nên ngay cả việc bố trí thời gian dành cho gia đình của cả hai vợ chồng cũng là một vấn đề nan giải.

“Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, gia đình nào cũng sóng gió và ai cũng muốn tìm con đường tốt nhất cho mình. Với người làm nghệ thuật, sự quan tâm chia sẻ của người bạn đời là cực kỳ quan trọng. Tôi may mắn đã tìm được người như thế và luôn biết ơn chồng mình về điều đó. Điều duy nhất theo tôi, để giữ gìn được hạnh phúc là sống thật lòng với nhau, hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau, luôn nhìn vào những điểm tốt của nhau để sống và cùng chia sẻ với nhau mọi việc, kể cả việc nghề và cuộc sống đời thường”, nghệ sĩ Vi Hoa tâm sự.

THÁI AN- CÙ HÒA

Chim Sơn Ca Của Hoàng Đế

Có vị hoàng đế nọ sở hữu một tòa lâu đài lỗng lẫy hơn mọi cung điện trên thế giới. Trong khu lâu đài có một vườn thượng uyển trồng toàn những kỳ hoa dị thảo, hương thơm ngào ngạt. Khu vườn ấy cũng là nơi cư ngụ của một con chim sơn ca có tiếng hót hay lạ thường.

Những khách ngoại kiều từ khắp cùng cõi đất đặt chân đến thành phố của vị hoàng đế đều bị choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của lâu đài và vẻ đẹp huyền ảo lẫn rực rỡ của khu vườn, nhưng trên hết, họ bị giọng hót tuyệt vời của chim sơn ca hớp hồn. Họ kháo láo với nhau: “Mọi sự đều tuyệt vời nhưng giọng hót của chim sơn ca mới là phép lạ vĩ đại nhất!”. Nghe thấy thế, vị hoàng đế nói: “Chim sơn ca à? Ta chẳng bao giờ nghe ai nhắc đến nó. Nó ở trong vườn của ta sao? Chính trong khu vườn của ta có con chim quý này… Vậy chiều nay, ta muốn chim sơn ca đến đây hót cho ta nghe!”

Con chim nhỏ mầu tro

Mọi quan trong triều đều lo tìm kiếm chim sơn ca, và họ bắt gặp cô hầu bếp nhỏ bé là người thường nghe tiếng chim hót. Cô đưa tay lên miệng khẽ nói: “Chim sơn ca đó! Hãy lắng nghe.Tiếng nó ở đằng kia!”. Và cô chỉ tay vào một con chim mầu tro ẩn mình trên cành cao.

Người ta trang hoàng sân rồng như trong một lễ hội lớn. Ở giữa sân có một ngai lớn bằng vàng cho vua ngự. Gần đó là một cành cây giả bằng vàng để chim sơn ca đậu. Mọi người hiện diện đều vận những bộ lễ phục đẹp nhất, kể cả cô hầu bếp cũng được phép đứng sau cánh cửa để tham dự. Ai ai cũng chăm chú nhìn vào con chim nhỏ mầu tro.

Chim sơn ca cất cao giọng hát tuyệt vời khiến hoàng đế cảm động đến rơi lệ. Những gọt lệ vương trên gò má ửng đỏ của hoàng đế lại càng làm chim sơn ca hát hay hơn nữa, giọng hát của nó như đi thẳng vào tim ngài, khơi lên nguồn cảm xúc dạt dào. Hoàng đế hết sức vui sướng, ngài sai thị vệ ban tặng chim sơn ca một vòng hoa đeo cổ bằng vàng. Chim sơn ca cho dù hãnh diện nhưng không muốn nhận quà tặng này, nó nói: “Tôi đã được nhìn thấy những giọt lệ của hoàng đế và với tôi, nó quý hơn mọi tặng phẩm. Nước mắt của một vị hoàng đế có quyền lực vô cùng!”.

Và rồi nó lại cất lên giọng ngọt ngào, trìu mến. Hoàng đế ra lệnh cho chim sơn ca ở lại trong triều đình vĩnh viễn. Ngài sai làm một cái lồng và cho phép chim sơn ca ngày hai lần được ra khỏi lồng: một lần ban ngày và lần khác vào ban đêm.

Cỗ máy bằng kim cương bị trục trặc

Vào một ngày đẹp trời nọ, có một gói hàng lớn được chở đến dâng cho hoàng đế. Phía trên hộp có ghi hàng chữ “Chim sơn ca”. Hoàng đế nhìn món quà đoán: “Chắc là một cuốn sách mới viết về con chim nổi tiếng của chúng ta”. Nhưng không phải là một cuốn sách, mà bên trong cái thùng nhỏ được bọc cẩn thận trang trọng ấy là một con chim máy, chung quanh mình nó được cẩn bằng những viên hồng ngọc, lục bảo và kim cương quý giá. Vừa khi nhấn nút, con chim máy cất lên tiếng hót giống y con chim sơn ca thật. Thỉnh thoảng nó còn ngước lên, cúi xuống trông thật sinh động. “Tuyệt vời!”, mọi người thốt lên thán phục. Thế rồi họ quyết định để con chim máy và chim sơn ca thật cùng song ca. Tuy nhiên, giọng của hai con chim không thể hòa với nhau được, vì con chim thật hót với điệu riêng của nó, trong khi con chim máy không bao giờ thay đổi giọng điệu.

Thế là con chim máy phải ca một mình. Nó cứ liên tục hót một bài cho dù đến 30 lần liên tục. Mọi người ngây ngất trước giọng hót hoàn mỹ và ánh rực rỡ của kim cương, đá quý. Họ chỉ giật mình tỉnh thức khi vị hoàng đế ban lệnh cho vị quan âm nhạc để chim sơn ca thật hót. Nhưng chẳng ai còn thấy con chim thật đâu nữa. Nó đã bay về khu rừng xanh rộng mênh mông của nó.

Các quan vui vẻ nói: “Cuối cùng thì con chim tốt nhất đã ở lại với chúng ta!”.

Cơn bệnh của hoàng đế

Con chim sơn ca bằng máy được hãnh diện đậu trên chiếc gối lụa gần giường của hoàng đế. Nó làm cho ngài vui vì tiếng hót và vì đồ trang sức quý giá. Nó còn được ưu ái gọi với danh hiệu: “Ca sĩ đầu giường của hoàng đế”. Một năm trôi qua thật tốt đẹp, từ hoàng đế đến quan đại thần, thị vệ, ai ai cũng nhớ nằm lòng từng giai điệu trong bài hát của chim sơn ca bằng máy.

Tuy nhiên, một chiều nọ, trong lúc hoàng đế đang mơ màng thưởng thức điệu hót như thường lệ, bỗng dưng một tiếng rắc…rrrrrr … vang lên, rồi tiếng khực… khực… nối tiếp. Những bánh răng cọ xát và rồi tiếng nhạc im bặt.

Hoàng đế nhảy ra khỏi giường, ngài cho gọi ngay quan ngự y đến, nhưng chẳng có gì thay đổi cả. Thế rồi hoàng đế lâm trọng bệnh, cả vương quốc được bao phủ bởi chiếc màn buồn bã. Họ đã quá yêu thương vị hoàng đế của họ.

Lạnh giá và xanh xao, hoàng đế nằm ủ rũ trên chiếc giường to lớn và lộng lẫy của mình. Thỉnh thoảng ngài lại gào lên: “Âm nhạc! Âm nhạc. Hỡi con chim vàng ngọc, hãy ca lên, hãy hát lên!”. Cả triều đình cho rằng ngài không qua khỏi nên xôn xao lo việc chôn cất nhà vua và tìm hoàng đế mới.

Trở về

Bất thình lình, cánh cửa sổ tầng thượng, nơi hoàng đế nằm bỗng mở ra. Và một tiếng hót lanh lảnh, diệu kỳ cất lên, ngân vang xa. Thì ra đó là tiếng hót của con chim sơn ca thật, nó đang say sưa hót từ cành cao gần cung điện. Nghe biết tình trạng nguy kịch của hoàng đế, con chim đã tìm về và hát dâng ngài bài ca an ủi và hy vọng. Hoàng đế dần hồi tỉnh, nhịp đập tim mạnh dần, cơ thể xanh xao bắt đầu ửng hồng biểu lộ sức sống đang vực dậy. “Cảm ơn! Xin cảm ơn”, hoàng đế thì thào, “ta đã quên ngươi, vậy mà ngươi vẫn nhớ đến ta. Với giọng hát, ngươi đã đuổi khỏi giường ta những tư tưởng đen tối, buồn bã; ngươi đã lấy cái chết khỏi trái tim ta. Ta phải ban thưởng cho ngươi thế nào đây?”.

Chim sơn ca trả lời: “Ngài đã ban thưởng cho tôi rồi! Tôi đã nhìn thấy giọt nước mắt của ngài và tôi chẳng bao giờ quên được. Với tôi, chúng là vàng ròng làm cho con tim nghệ sĩ của tôi sung sướng. Và bây giờ, nếu ngài muốn lấy lại sức, hãy ngủ đi. Tôi sẽ hót lên để ru ngài”.

Vị hoàng đế ân hận vì lối hành xử của mình trước kia, ông hứa sẽ đập nát con chim máy thành trăm mảnh, và yêu cầu chim sơn ca ở lại bên ông mãi mãi, nhưng nó nói: “Tôi sẽ hót khi ngài muốn, nhưng xin ngài đừng đập con chim máy ra, vì nó đã trao cho ngài mọi sự mà nó có thể. Hãy giữ lại nó lại cho ngài như thuở ban đầu. Còn tôi, tôi không thể lưu lại với ngài tại lâu đài này, nhưng hãy cho phép tôi trở lại khi tôi muốn, và mỗi buổi chiều, tôi sẽ đậu trên cành cây ở cửa sổ mà hót dâng ngài, làm cho ngài hạnh phúc và để ngài nhận ra rằng ‘tôi hát về những con người hạnh phúc cũng như đau khổ, tôi sẽ hát về sự tốt lành và xấu xa đang xảy ra chung quanh ngài, và cả những điều ngài chôn giấu trong tim”. Nói rồi, chim sơn ca vỗ cánh bay vào khung trời tự do mênh mông.

Những chỉ dẫn sư phạm Sứ điệp ẩn giấu

Ngày nay tình yêu là điều khó nói trong gia đình, khi mà những đổ vỡ xảy ra như cơm bữa và những nguy cơ dẫn đến chia tay, làm tổn thương luôn rình chờ trong mọi tình huống. “Li dị” là câu nói cửa môi trong các gia đình, và điều này tác động đến khả năng chinh phục và gìn giữ tình bạn nơi người trẻ.

Câu chuyện cho thấy tình yêu bao giờ cũng nại đến lòng muốn và sự tự do của con người. Vị hoàng đế không thể có những người bạn thật được, vì ông đòi mọi người phải yêu mến ông và với chim sơn ca, ông muốn bắt nó ở trong lồng, rồi sau đó lại yên lòng để thay thế nó bằng một con chim máy. Cuối cùng ông hiểu ra rằng chỉ trong tự do chọn lựa người ta mới tìm thấy tình yêu đích thực và chỉ có con người mới có khả năng yêu mến.

Đối thoại gợi ý

Tại sao chim sơn ca lại trốn khỏi lâu đài? Cái lồng trong đó buộc sơn ca phải sống có ý nghĩa gì? Chúng ta có “bị bắt buộc” phải trở thành bạn bè của một ai đó không?.

Người ta có thể thay thế một người bạn bằng xương bằng thịt với một cỗ máy được không? Bạn có biết ai đó đã làm như thế không?

Tại sao một bộ máy (Ti-vi, vi tính…) không bao giờ có thể trở thành một người bạn thực sự?

Lý do gì đã làm chim sơn ca trở lại khi biết vị hoàng đế bị bệnh?

Tại sao chim sơn ca không quay trở lại để sống trong chiếc lồng vàng?

Theo bạn, đâu là những phẩm chất của một người bạn thực sự?

Kinh Thánh cũng kể lại

Giáo lý viên có thể cho các em trao đổi trên lời của Chúa Giê-su: “Thầy không gọi các con là tôi tớ, nhưng là bạn hữu” (Ga 15,15)

Trích Chuyên đề Don Bosco 35

“Cánh Chim” Làm Từ Thiện Ở Tây Nguyên

Một tay máy có nghề, ảnh cô Ngọc Chơn chụp đẹp, cung cách chuyên nghiệp ở các sự kiện Phật giáo. Cô lại chăm viết và viết hay. Ở sự kiện tập huấn truyền thông Phật giáo lần thứ 2 tại Thiền viện Quảng Đức chúng tôi tôi có hẳn một sưu tập ảnh cá nhân do cô Ngọc Chơn chụp giúp. Chúng tôi gọi nhau “bạn truyền thông”, công quả trong sự nghiệp truyền thông cho Giáo hội.

Nhưng điểm nhấn ở hoạt động của nữ Phật tử này chính ở việc từ thiện nhân đạo ở Tây Nguyên xa xôi, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn và mọi thứ đều ngặt nghèo.

Phật tử Ngọc Chơn (thứ hai từ phải qua) trong một chuyến từ thiện

Cô có mặt ở mọi nơi của quê hương mới Gia Lai, cung cấp các suất cháo tình thương cho bệnh nhân nghèo, quyên góp giúp tài chính cho các trường hợp khó khăn chỗ này chỗ khác, cứ như thục hành một nghề nghiệp thực thụ.

Tôi có cảm giác công việc hàng ngày của cô là làm từ thiện trong một guồng vận động bài bản, hình ảnh công việc của cô cùng nhóm thiện nguyện đã nói lên rất nhiều, gieo niềm cảm hứng về “cái tốt”. Tôi nghĩ vậy.

Mấy bữa nay đau đáu lòng dõi theo sự chia sẻ tình thương của nhóm và các mạnh thường quân với một bệnh nhân nam, anh Bùi Thế Duy, sống qua ống thở trên giường bệnh, thấm thía tôn chỉ mục đích của Câu Lạc bộ Tấm Lòng Vàng, nơi cô phục vụ lâu năm.

Viết như cái gì đấy thôi thúc tự nhiên, về “người bạn truyền thông” của mình, về bệnh nhân Bùi Thế Duy thoi thóp trên giường bệnh ở Gia Lai… Tôi cũng muốn chia sẻ về công tác từ thiện của những người con Phật ở mọi nơi. Họ kiên trì thực hiện câu “Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật”.

Cô Ngọc Chơn hay chúng tôi thường gọi là Ngộ Chơn Lý theo bút danh của cô, thực sự là “cánh chim” làm từ thiện không mỏi ở Tây Nguyên.

Nguyễn Thành CôngBạc Liêu, ngày 30-7-2018

Bạn đang xem bài viết “Chim Sơn Ca” Của Núi Rừng Tây Nguyên trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!