Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Khuyên Ăn Gì Để Hót Hay, Khỏe Mạnh? mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Giới thiệu về chim khuyên
Chim khuyên có tên gọi khác là chim vành khuyên. Đây là một loài chim có nguồn gốc từ Châu Phi. Loài chim này có họ gần với họ chim Sẻ, chúng phân bố nhiều ở các hòn đảo Ấn Độ Dương.
Thân hình của chim khuyên khá nhỏ bé, chỉ tương đồng với loài chim sâu. Mặc dù kích thước không to nhưng chúng có đôi chân rất chắc chắn.
Đầu của chim tròn, đôi mắt hơi xếch, bao quanh mắt một vòng tròn có màu trắng. Đây gần như là điểm phân biệt của loài chim này đối với những giống chim còn lại.
Mặc dù giọng hót của chim khuyên không riêng biệt như họa mi nhưng giọng hót của vành khuyên cũng được đánh giá là hay và lảnh lót. Đặc biệt, loài chim này cũng có biệt tài bắt chước tiếng người rất giỏi.
Chim khuyên là loài chim được rất nhiều người yêu thích và nuôi dưỡng nhiều tại nhàTrong quá trình nuôi dưỡng, bạn cần phải biết chim khuyên ăn gì? Do đặc điểm của vành khuyên là loài chim ăn côn trùng nên trong quá trình nuôi dưỡng bạn cần cho chúng ăn cào cào non. Bên cạnh đó bạn cũng có thể cho chúng ăn cám đậu xanh.
Cách làm cám đậu xanh không hề khó. Bạn cho nước vào 100g đậu xanh loại tốt, ngâm trong 2h. Xả sạch hết nước bụi bẩn và phơi khô. Bạn cũng có thể phơi nắng hoặc sấy khô. Sau đó bạn sẽ dùng máy xay nhuyễn bột đậu rồi trộn với 6 lòng đỏ trứng gà và trứng vịt, sau đó thêm một muỗng cafe đường trắng và tiếp tục phơi hoặc sấy khô. Khi bột khô bạn xay nhuyễn và bỏ vào hộp kín để bảo quản.
Để khuyên được khỏe mạnh chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọngBên cạnh đó bạn cũng cần cho chim khuyên ăn hoa quả và trái cây. Một số loại quả mà vành khuyên rất thích ăn như:
Cam: Giúp vành khuyên giải nhiệt, bổ sung vitamin C
Cà chua: Giúp chim có bộ lông màu và đẹp.
Dưa leo: Giúp chim giải nhiệt, cung cấp thêm nước
Cà rốt: Giúp lông chim lên màu đẹp
Chuối Tây: Tốt cho hệ tiêu hóa của chim.
3. Chế độ dinh dưỡng cho khuyên qua các thời kỳ phát triển
Đây là thời điểm mà chim khuyên cần có nhu cầu dinh dưỡng cao. Tăng cường năng lượng nên bạn cần phải chú trọng bổ sung dưỡng chất cho chim. Bạn cho chim ăn cám đậu xanh, cào cào, nhộng. Tăng cường thêm nhiều loại hoa quả và rau ranh.
Sau khoảng một tháng thay lông, chim khuyên sẽ bước vào thời kỳ căng lửa. Bạn cũng cho chim ăn đủ dưỡng chất nhưng không cần cầu kỳ như thời kỳ thay lông.
Đây là thời điểm khó nuôi nhất. Chim khi căng lửa sẽ tiêu hao nhiều năng lượng để chúng hót. Do đó, bạn cần phải bổ sung cho chúng thức ăn đầy đủ, cả thức ăn tươi, dạng bột và hoa quả tươi.
Thời điểm chim khuyên căng lửa bạn cần phải đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng4. Những lưu ý khi cho vành khuyên ăn
Nếu thấy chim khuyên nhảy nhiều trong lồng, bạn cần cho chúng ăn cam, tuy nhiên cũng không được quá 2 lần 1 tuần.
Tuyệt đối không cho chim ăn cam vào mùa đông vì sẽ khiến cho chúng bị hạ lửa.
Bổ sung thêm mồi tươi cho khuyên như dế, cào cào, châu chấu khi môi trường sống bị hạ nhiệt độ.
Mùa hè không cho khuyên ăn chuối đã chín nẫu vì sẽ khiến chim bị đi ngoài.
Cho Chim Sơn Ca Ăn Gì Để Hót Hay, Khỏe Mạnh?
Chim sơn ca ăn gì để phát triển tốt
Ngoài thiên nhiên chim sơn ca thường ăn các loại côn trùng như sâu bọ, dế, gián và các hạt thực vật khô trên mặt đất. Còn đối với những chú chim sơn ca nuôi trong lồng, bạn nên cung cấp các loại thức ăn cho chúng từ cám cò, cám gà, cám trứng.. Để chim sơn ca luôn khỏe mạnh, bạn nên chọn một loại cám ổn định và đầy đủ dinh dưỡng để bổ sung cho chúng thường xuyên.
Việc cho ăn sâu tươi, dế quá nhiều và cám quá chất có thể sẽ không có lợi cho chim sơn ca, bởi vì điều này có thể gây tác hại và khiến chim rất dễ chết.
Việc lựa chọn loại cám cũng vô cùng quan trọng, bạn nên ưu tiên lựa chọn loại có thành phần giàu chất xơ để giúp chim được tiêu hóa tốt.
Chăm sóc chim sơn ca như thế nào để phát triển tốt
– Về cách tắm cho chim sơn ca
Loài chim này không tắm bằng nước mà tắm bằng cát, vậy nên bạn cần thay cát mỗi tuần một lần cho chúng. Tối thiểu nhất khoảng 2 tuần/1 lần, cát sử dụng cho chim tắm là loại cát mịn và cần thây thường xuyên để chim không bị rận.
– Lưu ý về cách huấn luyện chim sơn ca
Để có được một chú chim sơn ca hót hay đòi hỏi bạn phải trải qua một quá trình nuôi, chăm sóc, huấn luyện một cách rất kì công. Chim sơn ca phải trải qua 1 kỳ thay lông, 1 lần thay lồng và đến vài tháng chim mới bắt đầu hót. Do vậy, để có thể chọn được một chú chim sơn ca hót hay, bạn nên nuôi khoảng mười chú chim non về nuôi và huấn luyện cùng một lúc, để có thể lựa được chú chim tốt nhất và hot hay nhất.
Những lưu ý cần biết khi chăm sóc chim sơn ca
– Lựa chọn cám cho chim
Chim sơn ca thường hay bị đi ngoài, nguyên nhân chủ yếu là do có thể cám bị mốc vì trời mưa hoặc để những nơi không khô thoáng. Cũng có khi cám có quá nhiều chất đạm, ăn quá nhiều mồi tươi chim không tiêu hóa hết. Do vậy, bạn cần chú ý đến cám, để cám ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.
– Lưu ý để chim sơn ca không bị thiếu chất
Chim sơn ca cũng có thể hay bị kén mép sưng, xuất hiện một cục nhỏ như mụn trứng cá, đây chính là dấu hiệu của sự thiếu chất. Lúc này, bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chim sơn ca như vitamin A có trong dầu cá.
Kỹ Thuật Nuôi Chim Vành Khuyên Khỏe Mạnh Líu Hay
Chim Vành khuyên là một trong những loài chim cảnh được ưa thích nhất hiện nay bởi tập tính nhảy nhót cũng như giọng líu vô cùng điệu nghệ. Ngoài tự nhiên, thức ăn chủ yếu của chim vành khuyên là sâu bọ, quả chín và mật hoa rừng. Tuy nhiên, khi được thuần hóa, nuôi nhốt trong lồng thì tập tính đó cũng như điều kiện sống bị thay đổi, nếu chúng ta không nắm chắc các kỹ thuật nuôi nhốt chim vành khuyên rất có thể sẽ làm chim chết hoặc ốm yếu, không chịu hót.
Sau khi bẫy ở trên rừng về là giai đoạn thuần hóa chim. Do tập tính của chim vành khuyên là thích ăn hoa quả và sâu bọ, tuy nhiên khi nuôi nhốt chúng ta không có đủ điều kiện để cho chim ăn những thức ăn đó. Vì vậy, chúng ta phải cho khuyên ăn thêm cám và cách vào cám cho cho chim cũng là kỹ thuật căn bản đầu tiên.
Chế độ ăn uống khi chim khuyên xuống lông
Trong giai đoạn chim khuyên xuống lông, chúng khá yếu và ăn ít, bởi vậy điều cần thiết lúc này là làm sao để chim ăn nhiều hơn, tăng sức đề kháng cũng như bệnh tật. Trong giai đoạn này bạn cần:
Kích thích chim vành khuyên ăn bằng các loại thức ăn ưa thích trong tự nhiên của chúng như hoa quả, sâu bọ ( bạn có thể mua sâu ở những cửa hàng chim cảnh), như vậy chim sẽ ăn nhiều hơn.
Giai đoạn này cũng là thời kỳ mà chim dễ đổ bệnh và bị cảm lạnh nhất, do đó nên để chim ở những nơi cao ráo, thoáng mát, nên trùm lồng chim lại, hạn chế tắm để phòng tránh gió máy.
Lưu ý: Giai đoạn này do thức ăn đa phần là sâu bọ cũng như hoa quả nên bạn nên cho chim ăn ít, làm nhiều lần trên ngày, tránh để thức ăn thừa dễ thu hút kiến, gián cũng như bốc mùi hôi không tốt cho sức khỏe của chim vành khuyên.
Kỹ thuật nuôi chim khuyên trong thời kỳ thay lông
Chim khuyên trong thời kỳ thay lông cần được chăm sóc đặc biệt, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để chúng đảm bảo sức khỏe cũng như sự chuẩn bị tốt nhất cho các giai đoạn sau. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim khuyên trong thời kỳ này như sau:
Lựa chọn thức ăn cám có tỷ lệ trứng cao ( cám đậu xanh), giúp chim khuyên có sức khỏe tốt nhất.
Lựa chọn các hoa quả có màu sắc sặc sỡ như đu đủ, táo hoặc cà rốt hấp sẽ giúp chim có màu lông tuyệt vời hơn.
Vào thời điểm này chúng ta cũng tăng cường cho chim khuyên tắm nắng và tắm nước tăng lên 3-5lần/ tuần.
Khi chim lên lông trở lại các lông ống chim đã bắn hết có nghĩa là chim đã hết thời kỳ thay lông và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn có lửa.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim khuyên giai đoạn chưa lên lửa
Trong giai đoạn này, chim đã lên lửa nhưng vẫn chưa căng, hang. Do đó, chúng ta cần thiết phải bổ sung các thức ăn có tính nóng như bột tép, bột sâu khô, lưu ý các thức ăn này nên cho theo tỷ lệ nhất đinh, không được quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong và sâu chân lông.
Hoa quả là thức ăn ưa thích của chim khuyên, tuy nhiên đa phần các loại hoa quả lại có tính ngọt, giải nhiệt. Nên chúng ta hạn chế cho chim ăn hoa quả, có thể cắt hoàn toàn vì giai đoạn này đang tập trung cho chim căng. Tới khi nào chú khuyên của chúng ta bắt đầu cất những tiếng líu đầu tiên tức là chúng ta đã thành công bước đầu và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn khuyên lên lửa.
Chế độ nuôi và chăm sóc khi chim khuyên căng lửa
Trong giai đoạn này nên tiếp tục duy trì thực đơn của giai đoạn trước, không nên thay đổi cám một cách đột ngột. Bạn cũng có thể bổ sung thêm hoa quả, các thức ăn tươi như sâu, cào cào, châu chấu. Lưu ý: Không nên dùng cám kích lửa, nó giúp chim lên lửa nhanh nhưng lại ảnh hưởng cực kỳ tới sức khỏe của chim. Nên nuôi chim lên lửa một cách tự nhiên là cách bền vững cả về thể trạng lẫn tiếng hót của chim.
Thời gian thi đấu không nên quá dày, chỉ 2,3 lần trên tuần. Trước khi lên giàn thi đấu nên cho chim lại gần để làm quen, dần dần mới cho chim thi đấu.
Không nên lựa chọn đối thủ quá máu lửa, dễ gây cho khuyên sợ hãi bởi chưa quen hoặc chưa căng lửa ảnh hưởng về sau sẽ rất khó chữa.
Kỹ Thuật Nuôi Chim Vành Khuyên Lứu Hay Khỏe Mạnh
Các loài chim Vành Khuyên nói chung khó phân biệt theo bề ngoài. Bộ lông ở các phần trên của chúng nói chung có màu hơi xỉn như màu oliu ánh lục. Nhưng một số loài có phần lông ở họng, ngực hay các phần dưới màu trắng hay vàng tươi. Một vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Chúng có các cánh thon tròn và các chân khá khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa khoảng 15 cm.
Tất cả các loài này đều sống thành bầy đàn lớn và chỉ tách ra khi chúng tới mùa sinh sản. Chúng làm tổ trên cây và đẻ từ 2-4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu là côn trùng, nhưng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật.
Môi trường sống của Vành Khuyên
Giống như các loài khác, khi mới bắt chim Vành khuyên về nuôi. Phải treo lồng chim ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Tránh làm chim sợ hãi vì lúc này điều kiện sống thay đổi. Chúng vẫn còn nhút nhát không dám gần ai.
Các bước kỹ thuật nuôi tương tự qua các ngày cho đến thời kỳ Khuyên thay lông. Nên tiếp tục treo lồng chim vào nơi yên tĩnh. Thường xuyên trùm kín áo lồng. Mục đích là để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc.
Chim Khuyên là loại chim nhỏ, dễ nuôi. Một chiếc lồng chim Khuyên đầy tính thẩm mỹ, đẹp mắt không chỉ thỏa mãn cho chủ nhân. Mà còn khiến nhiều người đánh giá cao về con chim chủ nhà. Đặc điểm chung của lồng nuôi Khuyên là nhỏ, lồng tròn loại nhỡ là 22x25cm.
Khoảng khách giữa các nan nên từ 1,4 đến 2 cm. Điều này giúp chim không bay ra ngoài nhưng bạn cũng có thể thao tác, đùa giỡn với chim. Những chiếc lồng này sẽ cho chú chim của bạn một khoảng không gian rộng lớn. Nhiều anh em cho rằng nên lựa chọn một chiếc lồng tròn sẽ tốt hơn. Bạn đừng chọn cầu to sẽ khiến cho móng của chim sẽ cong queo và vặn vẹo sau thời gian dài. Số lượng 3 cầu ngang là phù hợp để tạo không gian nhảy nhót.
Thức ăn cho Vành Khuyên
Việc đầu tiên trong công đoạn chăm sóc Vành Khuyên là chọn cám. Người sành chim không thể cho chú chim cưng của mình ăn cám công nghiệp bình thường mà phải cho ăn cám đậu xanh hoặc các loại cám “đặc sản” dành riêng cho chúng.
Thi thoảng, người ta lại phải cho chim ăn bổ sung các loại dưỡng chất: một tuần cho ăn 1 lần mật ong (khoảng 5-7 giọt) để tăng sức đề kháng. Chim cũng được ăn hoa quả và sâu, châu chấu tươi thường xuyên. Ngoài ra, mùa đông nên cho chim Khuyên ăn thức ăn có chất ấm hơn mùa hè.
Tổng hợp các các loại cám chim Vành Khuyên lứu tốt nhất hiện nay !
Cách tắm cho chim
Mùa hè trời nóng bức bạn cần phải thay nước uống cho chim 2 lần/1 ngày. Tránh treo chim nơi nắng gắt. Vì thời tiết nóng nên nước trong cóng cũng nóng nên chim không dám uống. Do thiếu nước nên chim bị hốc, xõa cánh, há mỏ. Dẫn đến chim bị tiêu chảy.
Cần thường xuyên tắm cho chim, ngoài ra cũng cần vệ sinh cầu. Lồng ấp đều đặn sẽ tránh cho chim bị vỡ họa. Bởi khi ăn mồi tươi và hoa quả. Chim đều quẹt mỏ vào cầu hoặc xung quanh nan lồng khiến chúng bị bẩn. Khi tắm xong, các bạn hãy chú ý chim sẽ cọ mặt vào cầu. Nếu không vệ sinh sạch thì chim sẽ đau mắt. Vào mùa Đông, chế độ tắm nên 2 ngày 1 lần. Những ngày có gió lạnh có thể chụp áo lồng để tránh việc chim Khuyên bị trúng gió.
Đôi khi nhờ vào sự tắm táp đó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới. Chim mau dạn, lông lá sạch sẽ và mau biết ăn thức ăn mới hơn.
Phòng ngừa bệnh cho chim Vành Khuyên
Vành khuyên hay mắc bệnh đường ruột. Mỗi lần như thế, bạn phải dùng thuốc nam, hòa lẫn vào nước uống để chữa trị. Nếu để lạnh, chim sẽ bị trúng gió. Và chữa bằng cách bôi một lượng dầu gió thích hợp vào áo lồng để chim khỏi bệnh.
Cách thuần hóa Vành Khuyên hót hay
Sau vài ba tháng, có khi đến năm 6 tháng ta mới bắt đầu nghe chim cất giọng. Nghĩa là hót tỉ tê với nhiều âm điệu líu lo. Đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi. Vì vậy bạn cần luyện giọng cho Vành Khuyên hót hay bằng cách treo lồng gần các lồng chim lạ.
Ngoài chế độ chăm sóc đặc biệt, chim Vành Khuyên còn phải được tập luyện thường xuyên. Cứ hai ngày một lần, người ta lại phải mang chim đi tụ hội. Để giúp chúng bạo dạn, tạo sự ganh đua nhau líu.
Cám ơn các bạn đã quan tâm!
Bạn đang xem bài viết Chim Khuyên Ăn Gì Để Hót Hay, Khỏe Mạnh? trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!