Xem Nhiều 3/2023 #️ Chim Chào Mào Giữa Phố # Top 12 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chim Chào Mào Giữa Phố # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Chào Mào Giữa Phố mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(QBĐT) – Một con chim có giá vài triệu đến vài chục triệu đồng và người đam mê loại chim cảnh này cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận đầu tư tiền bạc, công sức. Vậy nên, người ta vẫn thường gọi chào mào là “bậc quân vương” của các loài chim cảnh. Ở Đồng Hới, những năm trở lại đây, thú chơi đặc biệt này đang bắt đầu nở rộ.

Xưa, chơi chim cảnh được coi là một thú vui tao nhã. Nổi danh nhất trong những làng chơi chim cảnh là làng Cổ Hiền (Hiền Ninh, Quảng Ninh). Người Cổ Hiền, bất kể giàu sang, nghèo khó, nhà cao cửa rộng, hay chỉ là một ngôi nhà lụp xụp neo mình bên ngã ba sông, nhà nào  cũng nuôi ít nhất một, hai con chim cảnh, nhiều nhất vẫn là chim cu gáy, chim khướu, chào mào… Họ chơi chim không phải để bán buôn mà đơn giản là một thú vui tao nhã, truyền từ đời này qua đời khác. Cùng với làng quê bát danh hương Cổ Hiền, người Đồng Hới xưa cũng say mê với thú chơi đặc biệt này. Trong cuốn Địa chí Đồng Hới, cụ Nguyễn Tú nhắc rằng, người Đồng Hới sau ngày tái lập tỉnh, nhiều gia đình ở phố thị ven sông này yêu chim cảnh như thể một món ăn tinh thần để san sẻ cho cuộc sống của họ bớt đi những gánh nặng nhọc nhằn. Nhà ít thì một vài con, nhà nhiều thì lên đến vài chục con. Người đơn giản thì nuôi chim trong lồng tre, lồng sắt, người có điều kiện thì chăm chút, chạm khắc cho mấy lồng chim thêm cầu kỳ, sinh động.

Đó là câu chuyện của nhiều năm trước khi mà chim cảnh chỉ đơn giản là thú vui bình dị của nhiều gia đình. Nay, chim cảnh, đặc biệt là chim chào mào được mang ra thi thố thì thú vui này cũng đã nhiều đổi khác, mà nói như nhiều người chơi chim hiện nay thì “thú vui tao nhã nhưng… tốn kém”. Chào mào là loại chim được ưa chuộng nhất bởi tiếng hót lảnh lót và dáng vẻ uy nghi của một “bậc quân vương” chim cảnh.

Vậy nên, cũng rất dễ hiểu khi những năm gần đây, loại chim này được giới chơi chim ở Đồng Hới khá ưa chuộng. Sự sôi động tại các cuộc thi tiếng hót chim chào mào khiến cho thú chơi chim này cũng bắt đầu công phu và tốn kém hơn. Theo anh Trần Văn Thắng, một người chơi chim cảnh lâu năm ở Đồng Hới, chim chào mào rất dễ nuôi, nhưng không dễ để có thể huấn luyện được một con chim hót hay và có nết chơi đẹp. Điều đó đòi hỏi người chơi cũng phải kỳ công và đam mê thực sự. Nhiều người đến với chim cảnh nhưng để theo đuổi bền bỉ với thú vui này thì cần cả một chặng đường dài.

Chăm sóc chim chào mào tham gia thi đấu đòi hỏi phải kỳ công và đam mê thực sự.

Tại Đồng Hới, nhiều CLB chim chào mào ra đời để tạo sân chơi cho những người cùng chung sở thích. CLB chim chào mào Nam Lý là một trong những CLB ra đời sớm và hoạt động sôi nổi nhất. Anh Nguyễn Văn Chính, chủ nhiệm CLB cho hay, không mất quá nhiều công sức để chăm sóc một chú chim chào mào nhưng để có thể đem ra thi thố thì cần nhiều thời gian và sự kiên trì. Từ việc cho ăn như thế nào cho hợp lý, đến việc tắm, thuần và luyện tiếng hót đều đòi hỏi sự kiên trì và công phu. Nếu người chơi không đam mê thực sự thì không thể theo đuổi thú chơi này dài lâu. Sự tốn kém trong thú chơi chào mào không chỉ nằm ở các công đoạn chăm sóc mà ở giá cả mua chim và lồng chim. Những chú chim tham gia thi đấu thường có giá khá đắt đỏ, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Vậy nên, để có thể tham gia vào các sàn đấu này, người chơi cũng phải đầu tư nhiều về công sức và tiền bạc.

Quán cà phê Tôi yêu Việt Nam trên đường Võ Thị Sáu (Đồng Hới) là điểm hẹn thường xuyên của những thành viên các CLB chim chào mào trên địa bàn thành phố. Mỗi sáng, họ thường mang các lồng chim của mình đến để chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc và luyện hót. Như một thói quen, mọi người đến đây chỉ việc lặng lẽ treo lồng chim của mình lên. Chọn một chỗ ngồi hợp lý rồi cùng nhìn ngắm, lắng nghe những chú chim cất tiếng hót. “Không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, họ đều có chung một sở thích và đam mê với chim cảnh. Chúng tôi thường tổ chức thi đấu vào dịp cuối tuần để anh em trong CLB được thử sức và bắt đầu cho những giải đấu lớn hơn. Những cuộc thi như thế này không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ thành viên CLB mà tất cả những ai đam mê chim cảnh ở khắp nơi đều có thể tham gia. Sau những cuộc thi như thế này, những chú chim nổi bật thường được những người “chịu chơi” trả giá vài chục triệu, có khi đến cả trăm triệu đồng”, anh Chính cho biết thêm.

Các cuộc thi tiếng hót chim chào mào mở rộng được tổ chức thường xuyên và trở thành sân đấu của những người đam mê chim chào mào ở khắp các CLB trong cả nước. Mỗi cuộc đấu thường có hàng trăm lồng chim tham gia. Phần thưởng được trích từ chính lệ phí tham gia thi đấu và thường bằng các hiện vật có giá trị. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn của những cuộc thi thú vị này. Thể lệ của các cuộc thi tiếng hót chim chào mào không hề đơn giản. Những chú chim đem ra tranh tài phải bảo đảm nhiều tiêu chí và sẽ bị loại dần nếu phạm vào các lỗi cơ bản, như: lộn 360 độ, xỉa lông, ra giọng mái nhiều lần, cắn chân, cắn cánh, cắn đuôi… Mười lồng chim cuối cùng sẽ được đưa vào xếp giải. Những năm gần đây, thành viên các CLB chim chào mào ở Đồng Hới bắt đầu tham gia các giải đấu lớn hơn ở các sân đấu trên toàn quốc. Theo anh Chính, đôi khi phần thưởng tại các cuộc thi này không thấm gì so với công sức, tiền bạc bỏ ra nhưng vì đam mê và mong muốn được thử sức, được gặp gỡ với những người cùng chung sở thích nên dù ở đâu, các sân đấu này cũng đều rất đông đúc.

Và có lẽ, đam mê và thú vui đặc biệt này cũng xuất phát từ những mong muốn được tìm kiếm sự yên bình giữa những tập nập và náo nhiệt của phố thị bằng chính những thanh âm trong trẻo kia.

Diệu Hương 

Lảnh Lót Tiếng Chim Rừng Giữa Lòng Phố Thị Hà Tĩnh

Mặc cho những âm thanh của phố thị đang ồn ã ngoài kia, tiếng chim lảnh lót, trong veo trong con ngõ hẹp của trung tâm TP Hà Tĩnh gọi về cho người nghe những xúc cảm thư thái, bình an…

Quán cà phê Trường Chim (ngõ 11 – Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh) là điểm hẹn của những người mê chim cảnh. Không trang trí cầu kỳ, không nhạc trẻ, nhạc vàng, quán cà phê “hút” khách bằng thứ âm nhạc đặc biệt – “bản giao hưởng” của các chú chim chào mào. Khi đến đây, mọi người đều say sưa lắng nghe tiếng chim hót, ngắm nhìn những chú chim “thả dáng” và kể những câu chuyện bất tận về chim.

Anh Cường Việt Đức – chủ quán cà phê Trường Chim cho hay: “Ngoài kinh doanh, anh mở quán cà phê này để thỏa mãn niềm đam mê chim chào mào cho bản thân và những người cùng sở thích. Đây là địa điểm để dượt chim, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, thưởng thức tiếng chim hót của nhiều người mê chim trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Nếu không am hiểu về loài vật này, người ta thường thấy chiếc lồng nào cũng giống nhau, con chim nào cũng từa tựa. Nhưng dân nuôi chim thì chỉ cần nhìn là biết ngay đó là giống chim nào, giọng hót ra sao, hình – bộ – tướng (ngoại hình của chim – PV) có đạt chuẩn hay ko…”

Cà phê Trường Chim là điểm hẹn thường xuyên của những thành viên câu lạc bộ chim chào mào BLUE trên địa bàn thành phố. Mỗi sáng, họ thường mang các lồng chim của mình đến để chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc và luyện hót. Như một thói quen, mọi người đến đây chỉ việc lặng lẽ treo lồng chim của mình lên. Chọn một chỗ ngồi hợp lý rồi cùng nhìn ngắm, lắng nghe những chú chim cất tiếng hót.

“Không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, 25 thành viên của CLB đều có chung một sở thích và đam mê với chim cảnh. Chúng tôi thường tổ chức thi đấu vào dịp cuối tuần để anh em trong câu lạc bộ được thử sức và bắt đầu cho những giải đấu lớn hơn. Những cuộc thi như thế này không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ thành viên CLB mà tất cả những ai đam mê chim cảnh ở khắp nơi đều có thể tham gia” – Anh Lê Văn Lâm, Chủ CLB BLUE chia sẻ.

Thú chơi chim cảnh phải xuất phát từ lòng đam mê thực sự mới có thể lâu bền. Những người chơi theo kiểu phong trào thì chỉ thích nghe chim hót, còn việc cho chim ăn, tắm, vệ sinh lồng chim… lại khó có thể làm trọn vẹn. Như thế thì không luyện được chim hay và rất dễ chán. Đối với người có đam mê thực sự, thuần dưỡng được con chim đứng trong lồng mà vẫn dõng dạc cất lên tiếng hót tự nhiên như giữa chốn rừng hoang mới…”sướng”.

“Nuôi cá dưỡng Tâm, nuôi chim dưỡng Trí, nuôi cây dưỡng Thần”. Chơi chim cảnh rèn luyện cho người chơi tính kiên nhẫn, chờ đợi, không nóng vội trước mọi tình huống cũng như tính nhẹ nhàng, từ tốn… Người nuôi chim sẽ chứng kiến các giai đoạn của con chim: Từ khi mới bị nhốt vào lồng, mất tự do, buồn chán, không ăn không hót cho đến khi quen lồng, quen cuộc sống tù túng, chịu ăn, chịu sống… rồi cất tiếng hót… Từ đó rút ra các chân lý trong việc rèn luyện ý chí, vượt qua khó khăn cho bản thân.

Theo kinh nghiệm của những người chơi chim cảnh, khi đã thuần dưỡng đến giai đoạn ra giọng, dạn dĩ và muốn thi đấu thì cần thường xuyên đưa chim đến những tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại (trường chim – PV) để “dượt” chim.

Đến với Trường Chim, những chú chim sẽ được tiếp xúc với nhiều người để quen dần với những trận đấu lớn cũng như có cơ hội để học hỏi, thi thố với những con chim khác. Như thế, chim sẽ ngày càng có “lửa”, dạn dĩ, giọng hót càng thêm hay.

Giữa những bức bí, bận rộn của công việc, của thời tiết nắng cháy da, nhìn những người nuôi chim cảnh nhâm nhi ly cà phê và say sưa nghe đàn chim thi nhau trổ giọng, nhìn chúng vỗ cánh, xòe đuôi, chao lượn, chạy cầu… mới thấy cảm xúc của thú chơi này quả là không bạc vàng nào mua được…

Thành Chung

Các tin đã đưa

Chim Chào Mào… Về Phố

Tình trạng vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt chim chào mào đang diễn ra rầm rộ khắp làng quê đến thành phố. Chim chào mào trở thành hàng hóa, bày bán tự do mà chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc xử lý.

Một điểm mua bán chim chào mào ở xã Bình Ngọc (TP Tuy Hòa) gần khu vực phía bắc cầu Đà Rằng cũ – Ảnh: P.NAM

Khoảng một năm trở lại đây, tình trạng buôn bán chim chào mào diễn ra rầm rộ hơn bao giờ hết. Ai cũng có thể dễ dàng bắt gặp những người vận chuyển chim tự do bằng lồng sắt với số lượng hàng trăm con trên đường, hoặc nuôi nhốt thành bầy đàn bày bán công khai. Một người bán chim chào mào ở xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa, gần khu vực phía bắc cầu Đà Rằng cũ cho hay, thời gian gần đây chim chào mào được những người nuôi chim cảnh thích thú vì tiếng hót thánh thót, lạ và đẹp hơn các loài chim khác vì trên đỉnh đầu có mào, phần lông dưới đuôi có màu đỏ đẹp mắt.

Tìm hiểu được biết, chim chào mào chủ yếu vận chuyển về Phú Yên từ các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, được các thương lái bán với giá từ 100.000-120.000 đồng/con. Trong khi đó, chim có xuất xứ từ các huyện miền núi của tỉnh Phú Yên có giá từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/con. Theo những người chơi chim chuyên nghiệp, chào mào ở Phú Yên nổi tiếng vì dễ thuần, tiếng hót hay và hấp dẫn hơn chim ở các tỉnh khác nên có giá trị cao. Đặc biệt, nếu chim chào mào có bộ lông trắng, giá lên đến từ 30-40 triệu đồng/con, thậm chí cả trăm triệu đồng nếu có bộ lông trắng toàn phần, hoặc chỉ cần một cái móng chân chim màu trắng cũng có giá trên dưới 10 triệu đồng/con. Anh N.V.B quê ở huyện Đồng Xuân vừa mua một con chào mào ở TP Tuy Hòa với giá 120.000 đồng cho hay: “Trước đây không mấy ai để ý đến chim chào mào, nhưng không hiểu sao thời gian gần đây nhiều người lại ưa thích đến thế. Thấy nhiều người nuôi, tôi cũng mua một con treo trước sân, có tiếng chim hót cho vui nhà, vui cửa”.

Thực trạng tự do vận chuyển, mua bán, nuôi nhốt bầy đàn chim chào mào đang diễn ra rầm rộ khắp nơi từ thôn quê đến thành thị. Có điều là người ta không nhử bẫy thông thường như các loài chim khác, mà dùng bẫy rập, mỗi lần bắt hàng chục con rồi đem bán cho các tư thương, tự do vận chuyển, bày bán khắp các tỉnh, thành trong nước. Theo giới nuôi chim, tại Phú Yên, chào mào nhiều và hót hay nhất thường ở các khu rừng thuộc huyện Sông Hinh và Sơn Hòa. Thời gian gần đây, rất nhiều người dân thành phố đổ xô vào rừng rập chào mào. Có người còn mang theo lương thực, thực phẩm “phục” trong rừng cả tháng trời để “săn” lùng chào mào trắng vì theo họ là hàng “độc” được nhiều người chơi chim ở các thành phố lớn đặt mua với giá cao. Một người nuôi chim cho biết thêm, hiện chào mào lông trắng ở Phú Yên còn rất ít và có nguy cơ bị tuyệt chủng vì khoảng một năm nay chưa hề nghe ai bắt được loại chim này. Loài chào mào lông trắng, nhất là trắng toàn phần và có nhúm lông đỏ ở vùng mắt thường sinh sống trong rừng sâu riêng lẻ và ít khi xuất hiện nên may mắn lắm mới bắt gặp, chứ đừng nói gì đến săn bắt.

Điều đáng nói là việc tự do săn bắt, mua bán, vận chuyển chim chào mào số lượng lớn diễn ra rầm rộ, công khai trên diện rộng trong thời gian dài mà chưa thấy cơ quan chức năng nào có trách nhiệm kiểm ra, xử lý. Thực trạng trên không những dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng loài chim này, mà còn là mầm móng nguy hiểm lan truyền dịch bệnh gia cầm trên diện rộng. Vì vậy, các ngành kiểm lâm và thú y cần có trách nhiệm kiểm tra, xử lý.

PHƯƠNG NAM

Phố Núi Lần Đầu Tiên Tổ Chức Hội Thi Tiếng Hót Chim Chào Mào

(Baonghean.vn) – Sáng 17/12, CLB Chim chào mào và Hội Sinh vật cảnh huyện Con Cuông tổ chức Hội thi Tiếng hót chim chào mào mở rộng lần thứ nhất năm 2017.

Lần đầu tổ chức hội thi tiếng hót chim chào mào nhưng huyện Con Cuông đã thu hút 100 người tham gia. Ảnh: Bảo Ngọc

Tham gia hội thi có 100 con chim chào mào của các thành viên CLB chim chào mào các huyện: Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Vinh, Nghĩa Đàn và chủ nhà Con Cuông

Các chú chim tranh tài qua 12 vòng thi, mỗi vòng từ 5 – 8 phút. Tiêu chí để chọn ra những chú chim đạt giải là hình dáng khỏe mạnh, bộ lông đẹp, thi đấu linh hoạt, hót liên tục, hót hay, tiếng hót phải từ 3 âm tiết trở lên mà không trùng lặp.

BTC trao thưởng cho các thành viên có chim đạt giải tại hội thi. Ảnh: Bá Hậu

Kết quả, giải Nhất được trao cho con chim chào mào của ông Nguyễn Văn Lợi, giải Nhì thuộc về ông Nguyễn Viết Linh CLB chim chào mào Đô Lương, ông Trần Văn Tuấn và ông Nguyễn Văn Hải CLB chim chào mào huyện Nghĩa Đàn và Anh Sơn đồng giải Ba.

Bảo Ngọc – Bá Hậu

Bạn đang xem bài viết Chim Chào Mào Giữa Phố trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!