Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Bồ Câu Ra Ràng Là Gì? Những Công Dụng Của Chim Ra Ràng mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chim bồ câu ra ràng là gì
Như vừa nói ở trên, chim bồ câu mới nở được 10 đến 15 ngày thì gọi là bồ câu ra ràng hay chim ra ràng. Đây chỉ là một cách gọi chung chứ không phải là tên gọi của một giống bồ câu nào cả. Trọng lượng của mỗi con bồ câu ra ràng tùy theo giống chim, loại giống to như bồ câu pháp mỗi chim ra ràng có thể nặng tới 400 – 450 gam.
Những công dụng của bồ câu ra ràng
Các cụ ngày xưa vẫn có nhiều câu tục ngữ nhắc đến chi ra ràng như “Nhất chim ra ràng, nhì nàng bỏ guốc” hoặc “Cau phơi tái, gái mãn tang, bồ câu ra ràng, gà mái ghẹ”. Những câu nói này đều có hàm ý rằng chim ra ràng là loại thực phẩm rất tốt và bổ dưỡng.
Theo y học cổ truyền thì chim câu ra ràng là loại thực phẩm không độc, hơi ấm, tính bình, vị mặn rất tốt để bồi bổ cơ thể, tăng cường khí huyết, kích thích tiêu hóa. Bồ câu ra ràng thường được dùng để làm các món ăn cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mới ốm dậy để bồi bổ sức khỏe.
Giá bồ câu ra ràng
Chim câu ra ràng ít được bán phổ biến ở các chợ nhưng nếu biết nơi đặt thì vẫn có thể mua được. Giá bồ câu ra ràng vào khoảng 100 – 150 ngàn một đôi tùy theo trọng lượng của chim ra ràng.
Có thể bạn sẽ thấy giá bán chim ra ràng như vậy cũng hơi đắt nhưng nếu tính công thì không hề đắt vì chim non cũng phải ấp 17 ngày mới nở. Tỉ lệ nở cao thì được 90% mà tỉ lệ nở thấp thì được 70%. Chưa kể trong thời gian khoảng nửa tháng chim non cũng có tỉ lệ bị chết do bồ câu bố mẹ nuôi vụng dẫm chết con. Vậy nên giá của chim ra ràng như vậy thực ra cũng không phải là đắt.
Bồ Câu Ra Ràng Là Gì? Chim Bồ Câu Ra Ràng Nặng Bao Nhiêu Gam
Bồ câu ra ràng là loại chim bồ câu non được 10 – 15 ngày tuổi. Trong giai đoạn này chim non thường được gọi là chim ra ràng hay bồ câu ra ràng. Sở dĩ chim câu ra ràng được nhắc đến trong nhiều câu ca dao tục ngữ vì nó được coi là một trong những loại thực phẩm rất bổ dưỡng tương đương với gà mái ghẹ (gà mái sắp đẻ lứa đầu).
Trong y học cổ truyền, bồ câu ở giai đoạn 10 – 15 ngày tuổi được đánh giá là có tính bình, vị mặn rất tốt để bồi bổ cơ thể, tăng cường khí huyết, kích thích tiêu hóa. Chính vì thế, từ lâu chim bồ câu ra ràng đã được mọi người coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng dùng để bồi bổ cho những người mệt mỏi mới ốm dậy.
Chim bồ câu ra ràng nặng bao nhiêu gam
Chắc nhiều bạn đang nghĩ là chim mới đẻ được 15 ngày tuổi thì bé tẹo có gì mà ăn phải không. Thực tế thì cũng không hẳn vì chim bồ câu mới đẻ thì khá bé thậm chí là bé hơn gà con mới nở nhưng sau 10 – 15 ngày thì lại khác, lúc này chim non có thể đạt trọng lượng lên đến gần 500g. Với trọng lượng như vậy thì bạn chỉ cần một đôi chim bồ câu là có thể thoải mái thưởng thức một bữa no nê rồi.
Hiện chim bồ câu ra ràng hầu như không được bán ở các chợ. Tuy nhiên, nếu bạn đặt mua từ các thương lái hoặc mua ở trại giống thì vẫn có thể mua được. Giá của một đôi chim ra ràng vào khoảng 100 ngàn tùy trọng lượng của chim. Với những giống chim bồ câu có trọng lượng lớn thì một đôi chim có thể nặng tới hơn 900 gam và có giá khoảng 150 – 160 ngàn đồng/đôi.
Như vậy, với câu hỏi chim bồ câu ra ràng là gì thì có thể khẳng định rằng đây không phải là tên của một giống chim câu mà chỉ là loại chim câu non từ 10 – 15 ngày tuổi. Loại chim này được cho là rất bổ dưỡng nên thường được nhiều người tìm mua để làm các món canh, hầm tẩm bổ.
Các Món Ăn Làm Từ Bồ Câu Ra Ràng
Trong thịt các loài chim, thịt chim bồ câu ra ràng được xem là món ngon đại bổ. Chính vì ngon và bổ dưõng nên giá khá cao, chỉ nhà giàu có mua ăn thưởng lãm hoặc chỉ khi đau ốm người ta mới mua để chăm cho người ốm chóng bình phục. Giá chim bồ câu cao gấp 5- 7 lần gà, vịt thông thường.
Bồ câu là con vật nuôi được loài người thuần hoá từ rất sớm. Loài chim này rất hiền lành và rất dạn với người. Chúng có thể ăn thức ăn ngay chỗ đông người, dưới chân người một khi đã quen. Chúng ăn rất khoẻ, không hiểu có phải vì đặc tính này mà có tên là bồ câu (diều lớn). Bồ câu thường ăn lúa, đậu ngô, lạc. Bồ câu sống thành từng đôi một và ở chung cùng một chuồng. Bồ câu ưa ở đẹp, mỗi cặp thường tự chọn tổ, chọn hướng, nên thường người làm chim bồ câu phải trang trí cho bắt mắt và làm chuồng có cả 4 hướng. Con trống và con mái sống rất tình cảm, đỡ đần cho nhau. Chim trống cũng biết ấp trứng và nuôi con như chim mái. Nếu chẳng may một con chết thì nó thường bỏ đàn mà đi chứ không sống chung với chim khác cùng đàn. Đặc điểm này con người ta cho là sự chung thuỷ nên thường lấy chim bồ câu làm biểu tượng cho sự chung thuỷ và hoà bình. Ở các nước Châu Âu và các nước theo Đạo Hồi người ta không ăn thịt chim bao giờ nên chim cứ thế mà sinh đàn, sinh lũ đông vô kể.
Ở nước ta chim bồ câu được nuôi ở khắp nơi với mục đích chăn nuôi làm thịt. Chim bồ câu có khả năng sinh sản nhanh, cứ 45 ngày là sinh cặp mới, nên chẳng mấy chốc mà đông đàn. Chim non lại được chăm sóc chu đáo nên lớn nhanh trông thấy. Nhìn cảnh chim chún mồi cho con mới cảm hết được tình mẫu tử của chúng, chin non lớn từng ngày.
Bồ câu ra ràng là chỉ chim bồ câu đã được 10 – 15 ngày tuổi, thường vươn cổ thập thò ở tổ và ra ràng để đón ăn mồi. Chúng to chừng nắm tay và mọc lông măng thưa thớt, chỉ có phần cánh và phần lưng là mọc dày hơn chút đỉnh. Lúc này là lúc chim háu ăn và đòi ăn suốt ngày. Chim trống và chim mái phải thay nhau chún mồi, ăn nhiều khiến chim mập ú, núc níc những thịt là thịt. Ngưòi ta thường chọn chim ở cữ này để ăn thịt cho bổ dưỡng. Lúc này thịt chim rất nhiều đạm, thơm béo.
Chim ra ràng thích hợp cho việc chế biến thành hai món bồ câu hầm và cháo chim bồ câu.
Với bồ câu hầm chỉ việc bẻ quặt đầu chim và kẹp vào cánh nhúng nước sôi vặt lông cho kỳ sạch. Mổ chôn moi ruột, phần tim gan dạ dày làm cho kỳ sạch, xắt nhỏ trộn gạo nếp, hat sen, đậu xanh, ỹ dĩ và mộc nhĩ cùng muối trắng nhồi vào bụng chim. Hầm cách thuỷ là cách hầm tốt nhất để giữ được toàn bộ dưỡng chất. Thịt chim chín mềm thấm gia vị thơm lừng ăn vào tỉnh người, no lâu.
Cháo chim bồ câu chế biến cầu kỳ hơn. Phải cắt tiết chim cho vào bát nước to lạnh sẵn để tiết không bị đông. Sau khi làm sạch lông, mổ moi ruột làm sạch và đem băm nhỏ toàn phần. Xương chim phần lớn là sụn mềm, băm chẳng mấy chốc mà được. Thịt chim đem phi thơm với hành mỡ cho kỳ chín. Cháo trắng nấu đã nhuyễn cho nước tiết vào đun sôi trở lại. Đem thịt chim đã tao chín cho vào đảo đều sẽ được nồi cháo như ý. Cháo chim ăn nóng cùng gia vị là mùi tàu, mùi ta và hành hoa. Cái ngọt ngon thơm thảo của cháo chim ra ràn thật khó gì sánh kịp, ăn ngon đến hết nồi, sạch bát.
Chim bồ câu đem quay lại thơm ngon hấp dẫn ở một kiểu khác, thích hợp với việc uống rượu đưa cay. Để có được đĩa thịt chim như ý, chọn con chim đã đủ lông cánh, lúc con chim suốt ngày ra ràn vỗ cánh tập bay, chim bám vào ràn vỗ cánh liên tục, ríu rít ra vào, thịt chim giai đoạn này săn chắc hơn. Thịt chim đã làm sạch đợi khi chảo nóng già cho vào chở lửa liu riu. Mỡ từ thân chim tiết ra đủ rán cho chim chín. Phải quay bằng chính mỡ chim mới ngon. Vừa rán vừa phết lên mình chim gia vị: nước mắm, mật ong, ngũ vị hương cho đến khi kỳ chín vàng. Mùi chim chín thơm khôn tả, có vội vã là mấy cũng hít hà cho sướng, lúc ấy thôi thì nước miếng chẳng hiểu từ đâu cứ trào lên ừng ực. Đĩa muối chanh, tiêu ăn cùng xà lách dễ ngon đến thụt lưỡi. Người miền Nam đem thịt chim quay để trên đĩa xà lách đã bày sẵn đặt cho cái tên mỹ miều: ” Phượng hoàng ngoạ thảo”.
Khi xưa chim bồ câu hiền lành dễ bị đánh bắt trộm, nếu nuôi ít chim lại chỉ hay quanh quẩn ở nhà rỉa ráy nát cả mái, nhất là thời còn nhà tranh nên người ta thường phá đàn, bỏ nuôi. Ngày nay do nguồn lợi từ giá trị của chim thịt đưa lại, chim bồ câu đã đựoc chăn nuôi cả đàn lớn, trở thành hàng hoá nên cũng sẵn, chỉ tội giá vẫn cao. Các cụ xưa vẫn có lý khi nói “đắt cắt nên miếng” là vậy. Chim bồ câu món ngon đáng mặt đồng tiền cũng là thế.
Theo Tổ Quốc
Chim Con Đi Đâu Sau Khi Ra Ràng?
Một năm thường có 3 mùa chim sinh sản tập trung và kế tiếp nhau, mỗi mùa kéo dài 3-3,5 tháng. Sau 3 mùa trong năm, chim nghỉ 1-1,5 tháng, sau đó lại tiếp tục 1 năm mới. Có năm, như năm vừa qua, mùa 3 chim làm tổ rất chậm, làm liên tục qua cả năm nay, không thấy quãng nghỉ. Tương ứng với 3 mùa chim làm tổ, chim con cũng rời nhà số lượng lớn, tập trung 3 thời điểm trong năm. Nhưng chim nhà chỉ tăng mạnh thường 1 lần trong năm, như ở Bình Thuận thời điểm tăng rơi vào mùa chim 2, còn 2 lần còn lại không biết phần lớn chim con biến đâu. Trong một năm, mùa chim tăng mạnh ở từng vùng là khác nhau. Tính theo lịch âm, mùa chim bắt đầu từ miền tây, xong đến miền bắc, miền trung, tây nguyên và cuối cùng đến miền đông nam bộ. Mỗi miền chim tăng mạnh trong 2-4 tháng.
Rõ ràng chim con từng vùng không ở lại, mà di chuyển đến các vùng khác, ở lại đó luôn, nên mới có chuyện chim ra ràng quá chừng mà chẳng nhà nào trong vùng tăng chim. Tại sao chim con, và cả chim mẹ, phải đi chuyển? Chúng buộc phải đi chuyển theo luồng thức ăn, điều kiện thời tiết, nếu không muốn chết đói, chết vì thời tiết khắc nghiệt. Không vùng nào có thời tiết thuận lợi, thức ăn đủ cho chim ở mọi thời điểm trong năm, nhiều lắm là 4-5 tháng. Chim mẹ ra đi, còn có tổ, có chim con để quay về. Nhiều thời điểm chim mẹ đi quá xa, lại rơi vào lúc chưa làm tổ lại, hay chưa đẻ trứng, thường chim mẹ ở trọ nơi ăn luôn, nhà giảm 1/3-1/2 chim trong vài tuần, thậm chí cả tháng. Đây là hiện tượng bình thường, không sao cả. Chim con thì chả có gì níu kéo, nếu vùng mới đến mà có chổ ở, chắc chắn sẽ định cư luôn. Như vậy, vì thức ăn, chim con sẽ ra đi, chim mẹ theo bản năng sẽ quay về. Nhưng theo một số nguồn tin, năm nay một số vùng chim mẹ cũng đi luôn. Những vùng chim mẹ ra đi chắc thiếu thức ăn trầm trọng, thời tiết khắc nghiệt, chim k còn sức bay đi về liên tục, bực quá đi luôn.
Trước đây chim ít, thức ăn dồi dào, nhà chim chỉ phải lo cạnh tranh nội vùng. Giờ nhiều vùng chim quá nhiều, như Cần giờ, Gò công … thức ăn nội vùng cho chim mẹ còn không đủ, nói gì chim con. Phần lớn chim con những vùng này ra đi. Chim con sinh ra rất nhiều, nhưng nhà trong vùng không thể dụ được. Những vùng này chỉ là lò ấp, cung cấp chim cho những vùng thức ăn còn dồi dào. Chim Cần giờ xuống đến Cà mau, hay ngược lên Tây nguyên, là chuyện bình thường. Giờ nhà chim phải tính đến cạnh tranh liên vùng, không chỉ nội vùng như trước đây nữa. Vùng nào mùa chim, mùa thức ăn k trùng với những vùng khác, khả năng nhà đột biến là rất cao. Chim con của 5, 7 vùng trong cả nước tập trung về, không đột biến mới lạ. Điển hình cho trường hợp này hiện đang là Tây Nguyên, khí hậu ôn hoà, thức ăn dồi dào, nơi tiếp nhận chim từ rất nhiều vùng xung quanh. miền Tây, nhờ vài lò ấp, cũng có rất nhiều cơ hội. Đọc đến đây bạn đã biết hướng đi chuyển của chim con, và cả chim mẹ. Chim con trong vùng có lúc k có 1 con để dụ, có khi chim 2, 3 vùng khác tụ về, tha hồ dụ. Bạn đừng băn khoăn việc chim con nhà mình ở hay k ở lại nữa. Chỉ cần bung sức vào thời điểm thích hợp, bạn sẽ thành công. Thời điểm không thích hợp, nên đi làm việc khác.
Thiên nhiên quyết định việc phân bổ chim trên toàn quốc, toàn thế giới, không ai can thiệp được. Trước đây nhiền bạn nghĩ rằng những vùng có nhà chim tập trung, trong đó có rất nhiều nhà đầy chim, mọi nhà trong vùng trước sau gì cũng có chim. Chim mấy nhà khác đầy, thì tới lượt mình thôi. Nhưng giờ bạn thấy, bạn còn rất ít cơ hội ở những vùng như vậy. Cạnh tranh giờ là toàn quốc, chỗ nào hiện cũng có nhà chim.
Có cơ hội nào cho những vùng chim quá nhiều ? Lý thuyết là có, nhưng chi phí sẽ rất cao. Làm sao tạo được thức ăn, tập cho chim ăn, chim có khả năng quay về. Cách nhiều người Việt đang làm, tôi cho là không khả thi. Tạo ruồi dấm, ruồi lính đen, thả vào trong phòng lượn, phòng làm tổ để chim ăn, chỉ cho vui là chính. Thứ nhất chim có tập tính bầy đàn, khi vài con rời nhà đi ăn, cả đàn sẽ ra đi. Bạn có thả ruồi ra cả ngày cũng k con chim nào chịu ở lì trong nhà để ăn. Thứ hai không gian trong nhà chim quá chật chội, bay còn k có chỗ bay, ăn uống gì. Bạn cứ tưởng tượng 500, 700, 1000 chim bay lên cùng lúc thì ăn như nào. Cách này có thể khả thi khi chim không còn lựa chọn nào khác, áp dụng cho các nhà yến miền Bắc vào mùa lạnh chẳng hạn. Cách khả thi là cách Indo đang làm, khu vực ở riêng, ăn, dạo riêng và rất rộng (xem clip bên dưới). Họ nuôi chim con từ nhỏ để tập cho chim có phản xạ ăn thức ăn nhân tạo, vậy mà cũng chỉ có 1/3 chim con quay về. Một số người Việt vừa sáng tạo ra cách mới, quây lưới, nhốt chim hẳn lại. Bạn xem clip thử nghiệm nuôi nhốt chuột bên dưới, cung cấp điều kiện sống như ở thiên đường, nhưng kết thúc ra sao. Tôi cho là cách này có thể thành công, nhưng bạn đủ kiên nhẫn để làm không? Nuôi nhốt chim bố mẹ, chắc tỷ lệ sống tầm 10%. Đến đời F1 chắc sống tầm 15%. Bạn chịu khó thuần hoá, nhân đàn vậy, tầm vài chục, đến trăm năm may ra đủ số lượng chim thương mại. Nghề yến này mấy chục năm rồi. Cỡ Tung của mà chưa nuôi nhốt nổi, bạn không nên thử làm gì. Túm lại, qua bài này bạn có cái nhìn vĩ mô về dụ chim, biết cách chọn vùng chim, tôi cho là quyết định 80-90% khả năng thành công, biết khi nào bung sức, khi nào nghỉ ngơi, sao cho “mỗi ngày dụ yến là một niềm vui”. Vùng chim tốt, kỹ thuật chỉ sạch nước cản là chim đầy nhà.
(Nguồn: Kinh nghiệm nuôi yến)
Bạn đang xem bài viết Chim Bồ Câu Ra Ràng Là Gì? Những Công Dụng Của Chim Ra Ràng trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!