Xem Nhiều 3/2023 #️ Chim Bồ Câu – Biểu Tượng Truyền Tin Và Hòa Bình # Top 10 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chim Bồ Câu – Biểu Tượng Truyền Tin Và Hòa Bình # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Bồ Câu – Biểu Tượng Truyền Tin Và Hòa Bình mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tàu Nô-ê (hay Noah) là con thuyền được nhắc đến ở chương 6 đến chương 9 của Sách Sáng thế (Sáng Thế Ký)trong Kinh Thánh. Văn bản đó mô tả việc ông Nô-ê đóng con tàu này là để tự cứu ông và gia đình, bảo tồn thế giới động vật, thực vật khỏi bị diệt vong bởi trận trừng phạt đại hồng thủy của Thiên Chúa.

Thiên Chúa nhận ra rằng, loài người càng sinh sôi nhiều thì họ càng phạm tội đến nỗi không thể cứu chữa. Thiên Chúa hối hận vì đã tạo ra loài người nên quyết định sẽ hủy diệt tất cả thế giới bằng trận đại hồng thủy. Tuy nhiên, Thiên Chúa thấy ông Nô-ê là người công chính nên không nỡ loại trừ cả ông. Thiên Chúa phán truyền cho ông Nô-ê:“Ngươi sẽ làm tàu thế này: chiều dài một trăm năm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều cao mười lăm thước. Ngươi sẽ làm một cái mui che tàu, và đặt mui cách phía trên tàu nửa thước. Cửa tàu, ngươi sẽ đặt ở bên hông; ngươi sẽ làm tầng dưới, tầng giữa rồi tầng trên.” (Sáng Thế 6:15-16).

Ngoài ra, Thiên Chúa cũng hướng dẫn ông Nô-ê cách thức để sinh tồn và bảo tồn giống động thực vật trong tàu: “Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm, ngươi sẽ đưa vào tàu mỗi loại một đôi, để giữ cho chúng sống với ngươi; phải có một con đực và một con cái. Trong mỗi loại chim, mỗi loại gia súc, mỗi loại vật bò dưới đất, mỗi loại một đôi sẽ đến với ngươi, để ngươi giữ cho chúng sống. Phần ngươi, hãy lấy mọi thứ ăn được và tích trữ cho mình; đó sẽ là lương thực của ngươi và của chúng.” (Sáng thế 6:19-21).

Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất thì ông Nô-ê thả một con chim bồ câubay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài. Lần thứ nhất, con bồ câu không tìm được chỗ đậu chân vì nước chưa rút, nên nó bay về lại tàu. Bảy ngày sau, con bồ câu lại được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi. Ông Nô-ê biết là nước đã giảm xuống, các nhành cây đã nhô lên khỏi mặt nước mặt đất dần lộ ra vì Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ. Ông tiếp tục thả con bồ câu ra, lần này thì nó bay đi không quay trở về nữa. Giai đoạn này hình ảnh chim bồ câu ngậm cành ô liu chỉ có nghĩa là vùng đất an lành mà thôi. Trận hồng thuỷ kéo dài 150 ngày, ngập chìm tất cả núi cao và nhà cửa, làm chết vô số người, chỉ riêng có gia đình Noe và các cặp đôi động vật là được an toàn, vô sự.

Đến những năm 30 thế kỷ XVII, ở châu Âu nổ ra một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm trời, làm cho châu Âu, đặc biệt là nhân dân Đức chìm trong đau thương trầm trọng. Thời bấy giờ, tại một số thành thị ở nước Đức, lưu hành một thứ khăn kỷ niệm, trên vẽ hình con chim bồ câu ngậm một nhành trám, phản ánh nguyện vọng mong chờ hoà bình của nhân dân, vì thế con chim bồ câu và nhánh trám đã tượng trưng cho hoà bình.

Năm 1940, quân Đức chiếm đóng thủ đô Pariscủa  nước Pháp, bọn chúng đến đâu là hàng loạt dân lương thiện ở đó bị giết hại. Một hôm nhà danh họa Pablo Picasso đang ngồi trầm tư trong phòng tranh. Bỗng cánh cửa bật mở, một ông già hàng xóm đem đến xác con chim bồ câu, vừa bước vào phòng vừa khóc vừa nói: “Đứa cháu tôi đang chơi với con chim câu, liền bị bọn phát xít bắn chết, cả con chim câu cũng bị chết theo. Ngài Picasso, tôi van ngài hãy vẽ cho tôi con chim câu, để kỷ niệm ngày đứa cháu tôi bị lũ phát xít giết hại”. Picasso vừa an ủi ông già đáng thương, vừa mang bút vẽ ngay con chim bồ câu. Năm 1949 nhà danh họa Pablo Picasso tặng bức tranh chim câu cho hội đồng Hòa Bình Thế Giới tạiParis, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá trở thành biểu tượng của hòa bình từ đó. Cũng theo tính cách điệu của nghệ thuật như khi người ta vẽ trái táo đỏ tượng trưng cho “trái cấm” nguyên thủy thời ông Adam – người ta vẽ dấu chân chim bồ cây 3 nhánh thay vì vẽ nguyên con bồ câu cũng có ẩn ý như vậy.

Nhưng có một điều khác dựa vào ngôn ngữ học cũng có thể giải thích vấn đề này. Nhiều người trong chúng ta vẫn quen gọi “chim bồ câu” trong Anh ngữ là “Dove” mà chúng ta quên rằng “chim bồ câu” trong Anh ngữ theo cách gọi thông thường là “pigeon”. Bên cạnh đó, “Dove” trong Anh ngữ còn được chỉ đến “người đem tin mừng đến” hay “vị sứ giả của hòa bình”, “người yêu quí”…Như vậy, thứ nhất là vì vấn đề trùng âm tiết mà hình tượng “chim bồ câu” được “nhân cách hóa” theo hướng ngôn ngữ; và thứ hai là trong các thánh kinh, các sứ giả của Thượng đế, các thiên thần cánh trắng phần lớn là ở trong hình tượng của loài chim trắng cùng với những thuật ngữ “tin lành, tin mừng hay phúc âm”…nên “chim bồ câu” mới  có thể được xem như một biểu tượng “sứ giả của hòa bình”

Bồ câu đưa thư:

Bồ câu cũng đã đáp lễ con người từ xa xưa. Đó là một sự kỳ diệu của tạo hóa: bồ câu đưa thư. Chúng ta từng được biết chuyện bồ câu vượt ngàn dặm để đưa thư như tướng Trần Nguyên Hãn thời Lê Lợi chống quân Minh đã từng sử dụng bồ câu đưa thư vượt qua các vòng vây nghiêm ngặt của giặc. Châu Âu thời phục hưng qua phim ảnh sử dụng bồ câu đưa thư là phổ biến. Tại nhiều quốc gia, chim bồ câu bay ngập các quảng trường, thánh đường công viên do lòng ưu ái đối với các sinh loại, nhưng vẫn có nhiều nước còn “ngược đãi” với loài chim  diệu kỳ này trong các nhà hàng, quán xá bày biện những món ăn: “bồ câu quay, bồ câu hầm thuốc bắc…”

Mới đây, đọc lại tin trên báo Tuổi Trẻ, thật bất ngờ và thích thú khi được biết có một cuộc đua 410 km của bồ câu từ Bình Định về Tp. HCM: “… Ga Sài Gòn chiều 17/12/2010, 42 chú chim bồ câu được nhốt cẩn thận vào lồng, khóa lồng cũng được niêm phong, và theo chuyến tàu S6 chạy suốt đêm để đến ga Diêu Trì khi trời vừa sáng. Tại nhà ga của thị trấn trung tâm huyện Tuy Phước (Bình Định), những chú bồ câu sẽ bắt đầu hành trình vượt qua vùng phía nam miền Trung và Đông Nam Bộ để tìm về đích là những ngôi nhà của gia chủ tại Tp. HCM. (…) Đúng 15 giờ 20 chiều 18/12, “tay đua xám trống” (…) đã về nhất sau 8 giờ 55 phút chinh phục đường bay 410 km. (…) Ngay trong chiều 18/12, có thêm 2 bồ câu về tổ. Các chú bồ câu còn lại do trời tối đã nghỉ đêm đâu đó dọc đường và trong buổi sáng hôm sau đều đồng loạt bay về tổ ấm an toàn.“

Để thực hiện cuộc đua này, chủ nhân của bồ câu đã cho bồ câu thử thách những chuyến đi xa và luyện khả năng nhớ đường về. Để bồ câu có thể đưa thư, người ta buộc thư vào chân nó tại điểm xuất phát, chở nó đến nơi nhận thư. Hành động đó lặp lại nhiều lần, bồ câu sẽ nhớ lộ trình. Do đâu mà bồ câu có khả năng kỳ diệu đó? Người ta đã giải thích về khả năng của bồ câu “đưa thư”, đại để là nhờ khứu giác bắt mùi, nhờ có hạt từ tính nơi mỏ nên nó có “la bàn” định vị,… Nói chung, giải thích nào cũng thiếu rốt ráo, và có lẽ ta chỉ bằng lòng với đáp án là ở năng lực kỳ diệu nơi chim bồ câu.

Thông điệp của hình tượng chim bồ câu không chỉ là hòa bình giữa con người với con người, mà là con người tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng cuộc sống của chúng sinh, yêu cây cỏ, chim chóc, sinh vật. Yêu chim chóc, say mê tiếng hót, không phải là bắt chim về làm của riêng để làm đẹp cho nhà mình, để hót cho mình nghe trong cảnh giam cầm,  mà yêu chim tung cánh, yêu tiếng hót thênh thang, là tôn trọng tự do, là thích trời cao biển rộng. Yêu hòa bình, yêu tự do, và hòa bình đi đôi với tự do.

Biên soạn tổng hợp Wikipedia – Huy Hóa và các tài liệu khác

Đức Quảng

Danh Họa Picasso Và Bức Vẽ Chim Bồ Câu Biểu Tượng Của Hòa Bình

Pablo Picasso (1881 – 1973) được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất thế giới trong thế kỉ 20. Ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.

Không chỉ là một đại danh họa, Pablo Picasso còn là chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho hòa bình, tự do và tiến bộ xã hội. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, Picasso luôn đứng về phía nhân dân lao động, những người cùng khổ và đấu tranh chống lại áp bức, bất công, chống lại chủ nghĩa phát xít, đế quốc.

Danh họa Picasso.

Năm 1937, tại Paris diễn ra một Triển lãm Quốc tế. Picasso được đặt vẽ cho gian hàng của Tây Ban Nha. Từ sự kiện phát xít Đức ném bom hủy diệt thị trấn Guernicacủa xứ Basque quê hương ông ngày 26/4/1937, Picasso vô cùng đau đớn và căm thù.

Ông lấy ngay “sự kiện Guernica” làm đề tài để thực hiện một bức tranh hoành tráng rộng tới 30 m2. Bằng ngôn ngữ của nghệ thuật lập thể và biểu tượng, Picasso đã cho ra đời tác phẩm này hình tượng của những thiếu phụ bồng con gục ngã, những bàn tay chới với tuyệt vọng, những hình thể quằn quại như gào thét và đối lập lại là những cái đầu bò, thân ngựa quái gở, đang giày xéo, giẫm đạp lên những thân hình quằn quại…

Qua “Guernica”, Picasso tỏ rõ thái độ phỉ nhổ vào chiến tranh và dự báo một thảm cảnh mà bọn phát xít sẽ gây ra cho nhân loại. Sau đó, chính Picasso trở thành một chiến sĩ của lực lượng những người kháng chiến Pháp chống lại phát xít Đức.

Bức vẽ Guernica, 1937.

Có một đề tài mà Picasso luôn ấp ủ từ thời niên thiếu là đề tài vẽ chim bồ câu. Suốt nhiều năm, Picasso đã vẽ đi, vẽ lại hàng trăm bức tranh về chim bồ câu với loại đơn, đôi hoặc nhóm 3 con.

Vào năm 1940, khi Đức quốc xã tấn công nước Pháp, trong suốt Thế chiến II, Picasso đã sống ở Paris, ngay trong khu chiếm đóng của Đức Quốc xã, nơi ông đã liên tục bị các mật vụ bắt bớ, xét hỏi. Dù vậy, Picasso vẫn tiếp tục vẽ chim bồ câu.

Năm 1944, Picasso trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Ông tuyên bố: “Lý tưởng của những người cộng sản về một thế giới tươi đẹp phù hợp với nghệ thuật của tôi”. Năm 1949, tác giả Louis Aragon đã chọn bức tranh thạch bản của Picasso, La Colombe (The Dove) làm áp phích kỷ niệm Hội nghị Hòa bình ở Paris. Tấm áp phích trở nên nổi tiếng ở Paris, cũng tháng 4 năm đó, con gái của Picasso chào đời nên ông đã lấy cái tên ý nghĩa Paloma (Tiếng Tây Ban Nha là chim bồ câu) để đặt cho con.

Bức vẽ La Colombe (The Dove), 1949.

Tiếng nói hòa bình trong hình ảnh chim bồ câu của tranh Picasso đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Đó là biểu tượng cho phong trào hòa bình, Đảng Cộng sản và phong trào tự do, cấp tiến. Những năm sau đó, danh họa nổi tiếng đồng ý để sử dụng hình ảnh chim bồ câu trong tác phẩm của mình làm biểu tượng hòa bình của các hội nghị trên khắp châu Âu.

Hình ảnh chim bồ câu của Picasso được sử dụng ở Đại hội thế giới vì hòa bình tại Paris năm 1949, Đại hội thế giới vì hòa bình tại Vienne, Đại hội thế giới vì hòa bình tại Moscow.

Hình ảnh chim bồ câu như một biểu tượng hòa bình thời hiện đại đã có nhiều thay đổi so với chuẩn mực ban đầu trong tranh Picasso vào năm 1949. Chim bồ câu thường được miêu tả trong tư thế bay liệng tự do, mang hoa lá, ô liu trong cánh, mỏ và cặp trong chân. Tuy nhiên, công lớn về việc phổ biến, nhân rộng biểu tượng hòa bình trong hình ảnh chim bồ câu vẫn thuộc về Picasso và sự kiện ý nghĩa này đáng được nhắc nhớ bên cạnh gia tài lừng lẫy của nhân vật đứng đầu trong giới hội họa thế kỷ 20.

Lý Do Chim Bồ Câu Được Chọn Làm Biểu Tượng Hòa Bình

Chuyện con chim bồ câu và cành ô liu báo trước cuộc sống hoà bình và an ninh theo Kinh Thánh được phổ biến ra toàn thế giới…

* Tại sao chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình?

Trịnh Hà, An Nhơn, Bình Định.

Tục lệ chọn chim làm biểu tượng cho tình yêu đã có từ thời Trung Cổ khi người ta tin rằng mùa sinh sản của loài chim thường rơi vào xung quanh ngày lễ Valentine – lễ của tình yêu. Lý do chim bồ câu được chọn trong số nhiều loài chim bởi nó được gắn liền với vị thần tình yêu của Hy Lạp, nữ thần Aphrodite.

Bồ câu cũng được chọn bởi sự thủy chung của nó. Người ta tin rằng trong mùa sinh sản, bồ câu chỉ “đi lại” với đúng một đối tác khác chứ không cố gắng cặp đôi với càng nhiều đối tác càng tốt như các con vật khác.

Trận đại hồng thủy kéo dài 150 ngày, ngập chìm tất cả núi cao và nhà cửa, làm chết vô số người. Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất thì ông Nô-ê thả một con chim bồ câu bay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài. Lần thứ nhất, con chim chỉ lượn hết một vòng rồi bay về. Nô-ê biết rằng khắp các nơi vẫn còn là nước, cho nên con chim không có chỗ nào để đậu nên nó bay về lại tàu. Bảy ngày sau, con bồ câu lại được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi.

Ông Nô-ê nhìn thấy thế hết sức sung sướng, và điều này chứng tỏ nước lụt đã rút để lộ ra những nhánh cây non nhô lên khỏi mặt nước. Ông tiếp tục thả con bồ câu ra, lần này thì nó bay đi không quay trở về nữa, điều này chứng tỏ nước lụt đã rút. Thế là ông đưa tất cả gia đình trở về lục địa, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới.

Ngày nay, xuất phát từ truyền thuyết chiếc tàu Nô-ê này, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành lá là biểu tượng của hòa bình (hoặc sự an bình). Chuyện con chim bồ câu và cành ô liu báo trước cuộc sống hoà bình và an ninh theo Kinh Thánh được phổ biến ra toàn thế giới…

* Tại sao phụ nữ Ấn Độ lại thích điểm một nốt ruồi giữa hai hàng lông mi?

Đinh Thu Hà, Trực Ninh, Nam Định

Người Ấn Độ cho rằng, ở giữa hai hàng mi và điểm một vết như thế thì việc đó tượng trưng cho một niềm vui, cũng là một sự may mắn. Vì thế họ gọi những vết như thế là “nốt ruồi may mắn”. Vết to giữa hai con mắt còn cho thấy rõ thân phận của những người phụ nữ Ấn Độ. Ở Ấn Độ, chỉ những người phụ nữ đã có chồng mới được điểm nốt ruồi may mắn.

V ào đúng ngày lễ thành hôn, chú rể tự tay dùng su xa điểm nốt ruồi may mắn lên trán cô dâu để biểu thị cô gái đã làm lễ thành hôn. Nếu như sau khi kết hôn rồi mà người phụ nữ nào còn chưa điểm nốt ruồi may mắn này thì họ sẽ bị các bậc cha mẹ, cô chú và họ hàng thân thuộc chỉ trích, cho rằng họ cố ý lừa dối chồng mình, thậm chí những người khác còn có thể hoài nghi không biết chồng của người đàn bà này có còn sống không? Tất nhiên, những người vợ chưa cưới và đàn bà goá chồng thì không được điểm nốt ruồi may mắn.

Tuy nhiên, theo đà phát triển và sự tiến bộ của xã hội ngày nay thì phạm vi của những người phụ nữ được điểm nốt ruồi may mắn cũng đã được mở rộng. Một số trẻ nhỏ và các cô gái chưa chồng cũng điểm nốt ruồi may mắn. Hơn nữa, người ta lại còn đòi hỏi hình trạng và màu sắc của nốt ruồi may mắn phải phù hợp với từng khuôn mặt, từng kiểu tóc và cả phục trang nữa. Như thế có thể nói rằng những khuôn mặt, kiểu tóc và phục trang khác nhau đòi hỏi phải có những nốt ruồi may mắn khác nhau và loại nốt ruồi may mắn này có tác dụng trang sức.

Lại còn có một số người làm bố làm mẹ ở Ấn Độ điểm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai hàng mi. Vốn là vì họ lo lắng nếu như con cái họ khoẻ mạnh và thông minh thì dễ dàng bị ma quỷ để ý và có khả năng gặp những điều bất hạnh, thậm chí có thể bị chết yểu.

Nếu như điểm thêm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai con mắt như thế thì sẽ làm cho chúng nó bớt vẻ đáng yêu và như thế cũng giúp cho chúng đỡ gặp phải những điều bất hạnh. Rõ ràng các trường hợp điểm nốt ruồi này nhằm mục đích tránh và tiêu trừ tai họa.

gs nguyễn lân dũng

Con Thuyền Noah, Hòa Bình &Amp; Chú Chim Bồ Câu Trắng…

Hình ảnh chú chim bồ câu trắng ngậm cành ô liu xanh, biểu tượng của hòa bình, đã trở thành quen thuộc với tất cả mọi người nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc của nó…

Sách Sáng Thế Ký chép rằng, ngày thứ sáu của cuộc tạo dựng vĩ đại, Thiên Chúa đã tạo ra Con Người theo hình ảnh của mình và đem đặt vào vườn Eden với lời phán truyền “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2:17).

Nhưng loài người đã sa ngã, Eva nghe lời xúi dục của loài rắn hái quả trên cây cấm mà ăn rồi đưa cho chồng là Adam, ông cũng ăn. Mắt họ liền mở ra, điều đầu tiên là họ nhận ra mình đang trần truồng nên hái lá che thân…

Thiên Chúa nổi giận. Với người đàn bà, Thiên Chúa phán:

“Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi.”

Với người đàn ông, Thiên Chúa phán: “Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà ta đã truyền cho ngươi rằng: “Ngươi đừng ăn nó”, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Ðất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3:16-18).

Adam cùng Eva bị đuổi khỏi Eden. Và để con người không trở nên bất tử, Thiên Chúa đã đặt những vị thần canh giữ ở phía đông Vườn Địa Đàng, đường đến cây trường sinh…

Adam và Eva có ba người con trai: Cain, Abel và Seth. Nhưng Cain đã giết Abel trong một cơn đố kỵ và bị nguyền rủa để sau đó dòng giống con người tiếp tục sinh sôi và ngày càng sa đọa. Khi tội ác lan truyền khắp mặt đất, Thiên Chúa hối hận vì đã làm ra con người, Ngài quyết định xóa bỏ những xác phàm đã tạo dựng.

Nhưng trong một sự cân nhắc đầy nhân từ, Thiên Chúa quyết định chọn Noah, một người công chính thuộc dòng dõi Seth để cứu vớt một phần thế giới. Thiên Chúa phán truyền cho người này làm con thuyền Noah huyền thoại rồi báo cho ông lựa chọn và đưa vào thuyền mỗi loài sinh vật một đôi, trong đó có một đực và một cái, để vượt qua sự trừng phạt này…

Vào một ngày mười bảy tháng hai cách nay lâu lắm, Sáng Thế Ký chép rằng tất cả các mạch nước của các vực thẳm vĩ đại bật tung, các cống trời mở toang, mưa đổ xuống bốn mươi ngày đêm, nước dâng cao ngập các núi suốt một trăm năm mươi ngày, tất cả những xác phàm Thiên Chúa tạo dựng chìm sâu trong lòng cơn hồng thủy, con thuyền Noah như chiếc lá vèo trôi trong những giây phút hủy diệt kinh hoàng của Đấng Sáng Tạo…

Khi nước bắt đầu rút, Noah mở cửa sổ thả một chú bồ câu trắng thăm dò. Lần thứ nhất, chú bồ câu quay trở lại thuyền vì nó bay mãi nhưng không tìm được chỗ đậu. Bảy ngày sau, chú bồ câu được thả ra lần nữa, và lần này nó trở về trên mỏ ngậm cành ô liu xanh, mặt đất đã ló lên đâu đó, biển đã lặng, Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ.

Từ đó, hình ảnh chú bồ câu trắng ngậm cành ô liu xanh trở thành một biểu tượng.

Bạn Phan là người ngoại đạo nhưng bạn Phạn tin ở đâu có lòng vị tha, nhân ái và khi con người còn tin vào những điều tốt đẹp thì ở đó có hồng ân Thiên Chúa. Giáng Sinh đang đến, cầu chúc mọi điều an lành đến với bè bạn thân hữu.

Merry Christmas.

Bạn đang xem bài viết Chim Bồ Câu – Biểu Tượng Truyền Tin Và Hòa Bình trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!