Cập nhật thông tin chi tiết về “Chiêu Trò” Của Giới Buôn Chim Cảnh mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Điện Biên TV – Đối với những người đam mê thì chim cảnh không có giá nhưng nhiều lúc lại vô tình thu lợi cả chục triệu đồng. Họ mua những chú chim hoang về chăm sóc và huấn luyện nhưng nếu ai mua được giá vẫn bán. Thị trường buôn “chim cảnh” ở Điện Biên không sôi động, song một con chim cảnh bán trao tay có thể chênh lệch từ vài trăm đến cả triệu đồng là chuyện thường, nếu có “chiêu trò” buôn bán…
Anh N.V.T, sống tại phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ làm nghề lái xe, anh đặc biệt thích nuôi và có thú vui là sưu tập các loại chim cảnh. Anh gia nhập Hội sinh vật cảnh của Điện Biên từ những ngày đầu khi Hội mới thành lập vào năm 2009 với bộ sưu tập chim cảnh được nhiều người ao ước với số lượng chim lên tới 30 “thành viên”. Chủng loại thì đủ cả, từ chích choè, sáo, chào mào, khướu bạc má, sơn ca, hoạ mi, vành khuyên, yểng… Đặc biệt có một con chào mào trắng như anh nói có giá cả mấy chục triệu đồng. Ngày còn độc thân thì không sao, nhưng từ năm 2011, khi anh lập gia đình, việc nuôi đến hơn 30 con chim cảnh quả là khó nhọc, từ cho chúng tắm nắng, tắm nước, rửa lồng thế nào để tránh lông chim bị hư hỏng và làm chim sợ hãi, mất giọng hót, hay che chắn khi thay lông, rồi đến việc cho ăn thôi cũng mất rất nhiều thời gian chưa kể anh thường xuyên “chạy” xe đường dài cũng chẳng có thời gian ở nhà nhiều. Có đợt anh đi chở hàng, đầu tuần vẫn thấy chim ăn, uống, hót bình thường nhưng cuối tuần về đã thấy một vài con suy dần và cuối cùng chết. Xót chim, anh lại thêm tiếc của. Bởi giá của những con chim hót hay, lông mượt thì không hề rẻ. Thêm vào đó, với những người yêu thích chim, khi nghe chim hót quả là một thú vui, song vợ anh thì ko có sở thích giống anh nên khi nghe tiếng chim hót thường tỏ ra rất khó chịu, thậm chí đứa con nhỏ của anh lắm lúc ngủ không yên, hay giật mình trong khi đám chim cảnh vô tư nhảy nhót tanh tách, hót véo von trong lồng… Anh T. cho biết: “Ngày trước mình chăm lũ chim như chăm con mọn vậy, đi đâu về là phải “ngó” chúng trước rồi mới làm gì thì làm, nhưng giờ, thay vì chơi và sưu tập chim cảnh mình chuyển sang buôn chim cảnh rồi”. Từ lúc không thường xuyên chăm được lũ chim, không đành nhìn chúng chờ chết, anh T. đem rao bán lại cho các hội viên trong Hội sinh vật cảnh và người thân quen nhưng số lượng bán được không đáng kể vì giá cả tương đối cao, bán rẻ anh lại tiếc. Rồi tình cờ một lần chở hàng vào xã Tà Lèng, phường Noong Bua, Tp. Điện Biên Phủ anh gặp một người phụ nữ tên S., người phụ nữ này quê ở Lạng Sơn, cả gia đình lên Điện Biên đã được hơn năm nhưng không nghề nghiệp gì, bà S. chỉ đi bán chim hộ cho một gia đình ở phường Mường Thanh, thấy hay nên anh cũng ngỏ ý muốn bà S. đem bán số chim cảnh hộ và chỉ giữ lại một vài con chim quý. Anh T. cho biết mỗi đợt đi xe liên tỉnh, dọc nhiều tuyến lộ khi gặp người dân bán chim dọc đường anh lại ngã giá, thuận mua vừa bán, nhưng đôi khi cũng mua phải chim lỗi như: giọng hư, khàn, lạc giọng, ít hót hoặc giọng không hay… Thậm chí, năm ngoái đi đến Thuận Châu anh gặp mấy người bán chim dạo, xuống xe xem, thấy chim hót véo von anh mua 2 con chào mào về, song mang về nuôi thì không thấy chim hót. Với những con bị lỗi, a T. đưa bà S. đem bán vẫn được giá, bởi người mua chim cảnh thường tin tưởng những người đồng bào dân tộc mang chim đi bán dọc đường. “Ngày trước mình thường mua chim lại của mấy người phụ nữ dân tộc đi bán dọc đường, nhưng mua bán nhiều dần dần rồi cũng có những nguồn cung cấp đặc biệt, tùy vào mối quan hệ quen biết và việc mối lái riêng. Nên nếu cần vẫn có chim “xịn”, loại này bán lãi lắm vì giá cả không biết đâu mà lần. Nói chung chỉ chim hoang mới bắt được là có mức giá khá ổn định, còn chim đã qua thuần dưỡng và huấn luyện thì giá cả có sự dao động nhiều. Một con chim bán trao tay có thể chênh lệch từ vài trăm đến cả triệu đồng là chuyện thường”- anh T. cho biết thêm.
Những người phụ nữ dân tộc thường tạo được lòng tin với người mua về những chú chim mà họ rao bán.
Theo lịch, mỗi buổi sáng, bà S. thường đến nhà anh T. nhận chim cảnh, khi thì một lồng cũng có hôm 2-3 lồng, và chiều quay trở lại nhận tiền công. Nếu bán được một lồng anh T. chia cho bà S. từ 100 – 160 nghìn đồng tùy thuộc giá chim bán được. Có ngày bán được nhiều bà S. nhận được 450 nghìn tiền công. Nếu không bán được anh vẫn cho bà S. từ 50 – 70 nghìn đồng. Do vậy, hai bên không cần phải ràng buộc hay đặt cọc gì cả mà chỉ dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau. Không chỉ bán chim cho gia đình anh T., bà S. còn có vài mối buôn khác trong cùng dãy phố. Sau khi nhận chim từ các mối, bà S. thường đi dọc thành phố để rao bán hoặc ngồi ở khu vực bờ hồ (đối diện Bưu điện tỉnh) hay ngồi ở đoạn cầu Mường Thanh cũ. Trong vai người đi mua chim, tôi đến khu vực bờ hồ (đối diện Bưu điện tỉnh), bà S. cất tiếng ngọng ngịu: “Mua chim đi, yên tâm, chim rừng đấy, hót hay lắm”. Ban đầu bà S. nói giá rất cao, rồi trả xuống thấp dần, được giá thì bán. Giá cả thì vô cùng, có loài chỉ vài trăm ngàn nhưng cũng có những con lên đến cả triệu đồng như: Vành khuyên 100- 200 nghìn đồng/con; họa mi hót hay, sáo, yểng nói được, nếu bán rẻ cũng được 1,5 – 2 triệu đồng/con…
Theo anh T., để một con chim hoang dã trở thành chim nhà, quen mồi và dạn người cũng phải mất ít nhất 6 tháng. Còn loài sáo, yểng để huấn luyện nói được thì có khi kéo dài 2 – 3 năm. Chào mào và chích chòe dễ nuôi, dễ huấn luyện hơn và cũng dễ bán vì giá cả phải chăng. Với những con chưa hót anh T. mua vào thường rẻ hơn: Chích chòe mua vào từ 200 – 300 nghìn/con nhưng có thể bán được từ 500 – 800 nghìn/con, chào mào có con mua vào chỉ khoảng 30 – 50 nghìn/con, bán được từ 200 – 250 nghìn/con, có loại chào mào quý như chào mào lân giá lại dao động từ 2 – 5 triệu/con… Chỉ riêng năm ngoái, qua việc buôn bán chim cảnh, anh dễ dàng thu về vài chục triệu đồng. Chim cảnh chỉ có con trống biết hót, trừ một số loài như chào mào thì cả con đực và con cái đều biết hót nhưng chim cái hót được rất ít giọng và ít tiếng và giọng chim mái thường nghe yếu và yểu điệu như chim non, chim trống thì hót nhiều giọng, và giọng dài nhưng cũng tùy chất từng con. Tuy nhiên, khi gặp chim cái anh T. vẫn mua rồi về “nói” với khách là chim đực. Bình thường người mua chim rất khó phân biệt chim trống, mái, thường thì với loài chim con trống thường sặc sỡ, bắt mắt nhưng với họa mi thì khác: chim trống và mái giống nhau như hai giọt nước, người mua thường chỉ dựa quan sát nhưng như vậy thì rất khó, vì dễ bị hoa mắt nếu nhốt trong lồng vài con, chúng nhảy loạn lên thì thật khó phân biệt. Chiêu trò buôn chim cảnh kiểu này cũng giống như việc thay “nhãn mác” cho hàng hóa khiến người mua cảm thấy yên tâm, tin tưởng ngã giá và đem về. Chất lượng dĩ nhiên phụ thuộc vào những con mắt tinh tường hay đôi khi chỉ là sự may mắn vô hình của người mua.
Trung Kha
Những Tuyệt Chiêu Của Nghệ Nhân Chim Cảnh
(Congluan.vn) – Trong muôn vàn nghề khó trên nhân gian, nghề chơi và huấn luyện chim cảnh cực kỳ khó, không phải ai cũng làm được. Bởi lẽ, ngoài những kỹ năng nghề, tỉ mỉ, công phu, niềm đam mê còn phải có tình yêu thương không biên giới với loài chim. Và để đạt đến đỉnh cao của nghề, phải có một tâm hồn nghệ sĩ. Chính chất nghệ sĩ say mê, phiêu du đến quên mình ấy của nghệ nhân chim cảnh đã đem đến cho những người yêu chim những tuyệt tác bất hủ từ chim cảnh.
Nghề chơi lắm công phu Không ai nhớ rõ nghề chơi và huấn luyện chim cảnh có từ bao giờ. Chỉ biết rằng nó đã có từ rất lâu đời. Dù lịch sử nhân loại trải qua nhiều biến đổi thăng trầm song nó vẫn luôn song hành với cuộc sống của con người và càng ngày càng phát triển lên những đỉnh cao mới. Càng ngày, thú chơi càng đạt đến độ tinh xảo hơn cùng với sự xuất hiện của các cao thủ trong nghề nuôi và huấn luyện chim cảnh.
Người chơi phân chia chim cảnh thành nhiều dòng khác nhau như: chim chọi, chim hót và chim nói… Chim bắt chước tiếng người có khiếu, yểng, vẹt, quạ… Nhưng với người sành, chơi sâu không thích nuôi chim nói vì cho rằng có tính tạp âm. Chim chọi có họa mi, chích chòe. Chim hót phong phú hơn với rất nhiều loài. Trong đó, bộ tứ được dân sành chơi chim ở Việt Nam ưa chuộng nhất là họa mi, gáy, chào mào, chích chòe. Nếu trong nhà có đủ bốn loài chim này, khi chúng cùng cất tiếng hót ta có một cảm giác đang lạc miên man trong những hợp âm của dàn hợp xướng. Trong đó, chim họa mi được ví như ” ca sĩ rừng xanh” với tiếng hót cao thánh thót. Tiếng chim cu gáy trầm hùng, bình yên. Tiếng chích chòe dân dã. Đó là một cảm giác đê mê xuất thần mà cuộc sống ban tặng mỗi ngày cho người có tình với chim.
Để sở hữu được con chim mình yêu thích, những tay chơi chim không ngại lùng sục khắp nơi. Thậm chí không quản đường xá xa xôi, ghập ghềnh rừng xanh đỏ để kiếm tìm. Khi đã gặp rồi thì sẵn sàng trả giá cao để được sở hữu. Người ta có thể đổi cả ti vi, tranh quý, vật quý hoặc rất nhiều tiền để được sở hữu chim quý. Dân trong nghề vẫn thường nhắc đến anh Long ở Lào Cai với “máu” chơi đỉnh cao. Để sở hữu chú chim họa mi chọi hay, anh đã xuống tiền luôn 40 triệu đồng. Chim không phụ lòng chủ, thi đấu ở đâu thắng đấy, đem lại rất nhiều vinh quang và cả tiền bạc. Nhiều người mơ ước có nó nên đã trả giá cả trăm triệu đồng nhưng chủ nhân không bán. Ở Quảng Ninh có ông Nhung ăn, ngủ, thức cùng chim. Yêu chim với tình yêu gần như tuyệt đối. Đến nỗi, kéo cả bà vợ vào cuộc cùng chăm sóc chim. Rồi để cho chim có môi trường tốt hơn, ông đã bán nhà ở thành phố ra rừng ở. Không phụ công người yêu quý, chăm sóc chim cũng rất có tình. Trong đó, chim cu gáy được dân chơi chim “tín” như tâm linh. Một cụ ông ở tỉnh Bắc Ninh nuôi một con chim cu gáy hơn 40 năm, khi cụ mất, chim buồn rồi chết. Câu chuyện được dân chơi chim chuyền tai nhau đầy màu sắc kỳ bí, huyễn hoặc. Qua đó mới biết thế nào là tình yêu không biên giới. Tình yêu đó đã đem lại những giao cảm đặc biệt giữa người và chim.
Những tuyệt chiêu chim cảnh Tại Hà Nội, nơi hội tụ, tập trung tất cả tinh hoa của mọi miền đất nước. Vì vậy, các tay chơi chim thuộc hàng siêu hạng cũng nhiều vô kể. Tất cả họ đều có chung niềm đam mê chim cảnh. Có những người rất nổi tiếng vì sở hữu chim quý, người thì nổi tiếng vì nuôi chim, huấn luyện chim. Bên cạnh những dân chơi chuyên nghiệp, nổi trội vẫn có những người thuộc hàng “dị nhân” chim cảnh. Họ đích thực là những cao thủ nhưng rất kín tiếng, ít xuất hiện như những ẩn sĩ. Nhưng những kiến thức và tuyệt chiêu của họ về chọn chim, nuôi chim và huấn luyện chim khiến dân trong nghề đều phải nể phục. Anh Đỗ Tiến Hải ở quận Hoàng Mai, Hà Nội là một người như vậy. Chủ tịch một câu lạc bộ chim nhận xét: Anh Hải tinh, kỳ công từ cách chọn, thuần dưỡng chim. Nhiều người chơi chuyên nghiệp không đạt được độ tinh xảo như anh.
Anh Hải có tuổi đời và tuổi nghề chơi chim cảnh tương đương nhau với trên 40 năm dành tình yêu và say mê cho chim. Anh cũng đã từng trả giá rất nhiều về thời gian, công sức, tiền bạc, có khi là cả sự kỳ thị của người thân để có vốn hiểu biết về chim ở hàng nghệ nhân. Vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc nên những âm thanh của cuộc sống thấm đẫm trong anh như một lẽ tự nhiên. Về độ tinh, anh có thể thẩm định, phân tích được từng con chim hay, chim quý, thậm chí cả chim mộc còn ẩn tướng ít người nhận ra. Nghe chim hót, có thể đánh giá ngay nó đang hót giọng gì. Như chim cu gáy có các giọng thổ đồng, thổ pha, giọng dế, kim còi, kim pha, giọng son… Ngôi nhà ngói năm gian gia đình anh ở được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ vẫn nguyên vòm cổng với nếp rêu phong cổ kính. Trong đó chung sống gồm cả tứ đại đồng đường. Với tốc độ đô thị hóa chóng mặt của Hà Nội, giữ được nếp nhà xưa như gia đình anh là một điều cực hiếm.
Trong khoảng sân rộng treo rất nhiều lồng chim theo thứ tự cao thấp khác nhau. Anh Đỗ Tiến Hải giải thích, phân biệt giọng hót của chim phải như một người sành âm nhạc thực thụ. Giọng kim treo cao, thổ treo góc… rồi họa mi, chào mào, chích chòe đều có góc riêng của mình. Sự pha âm đó khiến người xem có cảm giác như cách bố trí của một dàn hợp xướng. Tinh tế vô cùng. Anh cho biết, muốn huấn luyện được chim hay trước tiên phải biết chọn từ con chim bổi, chim mộc có tố chất, tướng mạo. Nếu chọn nhầm thì xem như nuôi phí công. Trong các loài chim cảnh thì nuôi, thuần dưỡng họa mi công phu và khó nhất. Với chim họa mi chọi, tướng quý nhất là ngũ trường. Tức là mình, chân, mỏ, đuôi, cổ chim đều dài. Chim này khi vào trận đấu tạo dáng rất đẹp. Tướng quý thứ hai là ngũ đoản. Tướng này ngược với ngũ trường, cái gì cũng ngắn. Ngoài ra còn có dáng củ đậu. Người tinh nhìn từ móng, mỏ, màu lông, dáng dấp … sẽ đánh giá được con chim hay. Móng chim chọi phải là móng mèo ngắn vừa phải, nhọn, sắc, khi khóa đối thủ vào thế không cựa được. Mỏ chim to, nhọn. Cẳng chân chim lóng đều, to, màu trắng hoặc vàng, rắn rỏi. Lông chim mỏng là chim khỏe. Đầu chim có các kiểu đầu xà, đầu hoa cúc, trái táo. Trong đó, chim họa mi đầu xà, mắt xanh bướng nhất. Đặc biệt, dân chơi chim chọi rất thích chim họa mi ở các vùng Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An. Vì những vùng này thời tiết khắc nghiệt nên chim cũng có nhiều đặc tính quý. Như chim họa mi ở vùng núi tỉnh Nghệ An lông xấu, sẫm màu nhưng có ánh sáng, chân đen, mỏ búp đa, dáng nhỏ, mặt dữ, đầu xà, mắt sắc, mí dày, mũi thông, râu xoăn bám chặt vào lỗ mũi… trông rất dữ tướng nhưng khi vào trận chiến rất lì đòn và ra nhiều thế đòn hóc hiểm khiến đối phương tơi tả. Chim họa mi chọi thường ít hót. Nó chỉ hót vài tiếng khi chiến thắng đối phương.
Nuôi, huấn luyện chim phải cầu kỳ từ đồ ăn thức uống, chế độ luyện tập, người tiếp xúc. Thức ăn cho chim chọi được người nuôi chế biến riêng theo công thức, tỷ lệ pha chế khác nhau. Thông thường được làm từ bột ngô, gạo lứt, lòng đỏ trứng gà, thịt bò, tôm nõn, có khi cả thịt chó để chim sung sức và chiến đấu hăng hơn. Chim họa mi ưa sạch sẽ nên ngày nào cũng phải tắm. Chế độ luyện tập của chim cũng thật lắm công phu và đặc biệt phải kiên nhẫn. Đây là lúc người yêu chim thể hiện hết tình yêu và quyết tâm của mình. Để huấn luyện một con chim chọi phải có 4 lồng để tập lực, tập chiến và tập trường. Đặc biệt, để huấn luyện được chim trống hay thì luôn phải có chim mái hay đi kèm. Những chim chọi có tố chất anh hùng, đặc biệt chỉ “yêu” và kết đôi với những cô chim mái cũng đặc biệt. Khi đã kết đôi rồi, nó sẽ tỏ rõ sức mạnh để bảo vệ gia đình mình trước sự đe dọa xâm lăng của con trống khác. Đây là đặc tính chung thủy và thống lĩnh của họa mi mà người chơi phải biết.
Đối với chim hót lại phải chọn chim mau miệng, dáng và màu sắc đẹp, không có tật lỗi. Những con lộn cầu, sàng cầu, chạy lăng xăng xem như mất giá. Chim chào mào được cho là quý tướng, vô giá phải hội đủ các yếu tố như: Họng bò, mào lân, mặt gãy, mỏ mỏng ba trấu, lưng quy, đuôi tôm, gáy ngựa… Chim chào mào miền Bắc giọng hót âm tròn, ngắn, khoảng 5 đến 6 âm. Chào mào miền Trung có thể hót được 9 đến 12 âm. Đó là những con chim trung mang ở Đà Nẵng cực kỳ quý hiếm. Nhưng hiện nay, nó gần như đã tuyệt chủng.
Dù huấn luyện được nhiều chim quý nhưng anh Hải không bao giờ bán. Chim với anh như những người bạn tri kỷ để anh trò chuyện tâm tình. Chim do anh huấn luyện đi thi đấu lúc nào cũng đoạt giải nhưng do bạn anh mượn đem đi. Anh như một “ẩn sĩ chim” hóa thân cùng cuộc sống. Với bề dày kiến thức và kinh nghiệm về chim cảnh, anh Hải có thể khiến người yêu chim quên đường về. Đó là tố chất đáng quý quên mình cống hiến cho niềm đam mê của người nghệ sĩ. Thế mới biết, những tuyệt tác cho đời nhiều khi xuất phát từ những điều giản dị như niềm đam mê chim cảnh.
Kim Thanh
Chim Cảnh Đắt Nhất Thế Giới
Chim cảnh đắt nhất thế giới là loại chim nào? Chắc hẳn nhiều bạn chơi chim cảnh đẹp sẽ quan tâm đến loài chim cảnh đắt nhất thế giới và cũng thầm ao ước một điều ước gì mình sở hữu được loài chim cảnh đắt nhất thế giới đó. Lúc đó sẽ oai và nhìn lịch lãm lắm. Ai chơi chim cũng mong mình sở hữu được loài chim cảnh đắt nhất thế giới nhưng không phải ai cũng sở hữu được chú chim đắt nhất đâu, chỉ có những đại gia mới sở hữu được những chú chim giá trị này.
Những chú chim cảnh đắt nhất thế giới này có giá từ vài nghìn đôla cho đến những loài chim cảnh có giá đến vài chục ngìn đôla, một số tiền quá khủng để sở hữu nó. Những loại chim này vốn dĩ có giá cao đến thế bởi vẻ đẹp quý hiếm của nó mang lại và những giá trị đặc biệt mà nó mang lại cho con người (người chơi chim).
Chim cảnh đắt nhất thế giới đầu tiên đó chính là chim Palm Cockatoo
Palm Cockatoo có ngoại hình rất ngầu, chú chim này có lồng màu khói xám trông thật khỏe và rắn chắc, điểm nổi bật của loài chim này chính là chiếc mào đỏ vô cùng nổi bật. Chú chim Palm Cockatoo này cao từ 550 đến 600 mm và nặng từ 900-1200 g. Chim Palm Cockatoo có mức giá thật sự rất khủng, giá của nó là khoảng 16.000$. Thật sự quá kinh khủng cho một chú chim cảnh.
Chim Palm Cockatoo
Chim đẹp đắt nhất thế giới thứ hai đó chính là chim Hyacinth Macaw
Chim Hyacinth Macaw
Chim Hyacinth Macaw thuộc loại vẹt và đây chính là loài vẹt lớn nhất trên thế giới được tìm thấy ở thời điểm hiện tại. Loài chim này có nguồn gốc từ trung tâm Nam Mỹ và phía Đông Mỹ. Cũng giống như loài chim Toucan, chim Hyacinth Macaw cũng có chiếc mỏ dày và dài, chúng có thể mổ xuyên qua vỏ dừa cứng, phải nói là cực khỏe, chim Hyacinth Macaw có giá khoảng 14.000$, một cái giá quá đắt cho loài vẹt lớn nhất thế giới này. Số lượng của Hyacinth Macaw ngày càng giảm sút mạnh mẽ do sở thích nuôi chim cảnh của con người ngày càng nhiều. Chim cảnh nhất thế giới phải dùng lồng chim đắt nhất thế giới là câu nói mà các đại gia chơi chim thường nói đùa.
Chim Toucan
Chim cảnh đắt nhất thế giới thứ ba chính là chim Toucan
Chim Toucan là loại chim cực kì quý hiếm, bạn không dễ dàng tìm thấy chúng đâu. Chúng sống có địa bàn và phân tán cực thấp. Nếu bạn muốn tìm đến những chú chim đẹp Toucan này thì bạn có thể đến Nam Mỹ, Trung Mỹ, Caribbean và Mexico ở phía Nam. Rừng râm Amazon chính là nơi bạn dễ tìm kiếm và nhìn thấy loài Toucan này nhất. Loài chim Toucan này nổi bật bởi chiếc mỏ dài và sắc nhọn, cực kì bén đầy màu sắc với những hơn 40 loài trong cùng dòng họ Toucan vô cùng phong phú và đa dạng. Chân của chim Toucan ngắn nhưng rất khỏe khoắn, nó có thể di chuyển rất nhanh trong rừng rậm. Chim Toucan đắt bởi nó có chiếc mỏ đẹp và dài, giá của loài chim này từ 5000$ cho đến 10.000$ nếu chiếc mỏ của Toucan càng dài thì càng giá trị.
Vai Trò Của Ruồi Lính Đen, Giá Trị Mang Lại Ra Sao?
PHẦN 1. VÒNG ĐỜI RUỒI LÍNH ĐEN
Nhắc tới những loại ruồi, muỗi hay các loại côn trùng khác, chúng ta thường biết tới với những tác hại của chúng đối với sức khỏe con người. Nhưng có một loại côn trùng lại có rất nhiều lợi ích với các loại động, thực vật và môi trường xung quanh con người. Đó là ruồi lính đen hay còn gọi với tên gọi khác là sâu canxi. Nổi trội chính là ứng dụng của ruồi lính đen làm thức ăn chăn nuôi với hàm lượng dinh dưỡng của ruồi lính đen khá cao.
Ruồi lính đen làm một loại côn trùng đặc biệt, không giống như những loại ruồi gây hại, nó sinh sống, phát triển vòng đời trong vòng 45 ngày từ trứng phát triển thành ấu trùng, rồi từ ấu trùng phát thiển thành nhộng, nhộng phát triển thành côn trùng và sinh đẻ.
Ruồi lính đen là loài côn trùng mang lại nhiều giá trị lợi ích.
Giai đoạn trứng: Trứng ruồi lính đen rất nhỏ, khi được đẻ ra trứng ấp 4 ngày nở thành ấu trùng.
Giai đoạn ấu trùng: Giai đoạn này ấu trùng có màu trắng đục (hoặc hơi vàng đục) phát triển trong 14 ngày, sau đó chúng lớn thành sâu canxi và có thể làm thức ăn cho gà, cho chim, cho cá,…
Giai đoạn phát triển thành nhộng đen: Nuôi tiếp sâu canxi trong vòng khoảng 14 ngày, nó sẽ từ màu trắng đục chuyển thành màu đen (Nhộng đen).
Giai đoạn phát triển thành kén: Nhộng đen kích bằng cát khoảng 7 ngày sẽ phát triển thành Kén, lúc này nhộng đen không còn hoạt động nữa mà sẽ nằm im.
Giai đoạn ruồi lính đen sinh sản: Kén đưa vào chuồng đẻ, 5 ngày sau sẽ phát triển thành Ruồi lính đen và lúc này ruồi sẽ được đưa vào buồng lưới chuyên cho sinh sản. Và ruồi lính đen đực và cái giao phối với nhau để sinh ra trứng. Vòng đời của ruồi lính đen kết thúc.
PHẦN 2. NGUỒN DINH DƯỠNG CỦA RUỒI LÍNH ĐEN
Ruồi lính đen được coi là loài không gây hại, phân bố khắp nơi trên thế giới và không mang các tác nhân gây bệnh như ruồi nhà. Ấu trùng ruồi lính đen có thể sinh trưởng rất nhanh. Một ấu trùng có thể ăn 25 – 500 mg thức ăn tươi/ngày. Thức ăn của chúng khá đa dạng, đồng thời cũng là chất nền, từ phân bón chăn nuôi, đến các loại rác thải thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp. Một chu kỳ sinh trưởng của ấu trùng ruồi lính đen kéo dài 15 ngày tới khi đạt trọng lượng trung bình 0,25 g trong điều kiện nhiệt độ tối ưu (30 C). Khi chuyển sang giai đoạn nhộng đen, chúng sẽ được loại bỏ tác nhân gây bệnh, giảm mùi hôi và ngăn chặn tiếp xúc với ruồi nhà.
Thành phần dinh dưỡng của ruồi lính đen trước giai đoạn hóa nhộng là: 43 – 51% protein, 15 – 18% chất béo, 2.8 – 6.2% canxi, 1 – 1.2% phốt pho, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi như lợn, gà, vịt,… đồng thời là thức ăn sống tốt nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá, lươn, ếch.
Ruồi lính đen giai đoạn trước khi hóa nhộng.
Ngoài ra, ấu trùng ruồi có thể cô đặc, sấy khô phối trộn với các chất dinh dưỡng của ruồi lính đen khác làm thức ăn thay thế hoàn toàn bột cá trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Đây là loại mồi sống rất thích hợp cho làm thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản. Chúng còn bổ sung canxi và phốt pho cho gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng,… giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, kích thích ra lông tốt,… Ngoài ra, ruồi lính đen còn rất phù hợp với nhiều loại thú cưng khác như cá cảnh, chim cảnh, bò sát, kỳ tôm,… Chúng còn là loại côn trùng có ích, chúng có thể xử lí rác thải hữu cơ thành phân bón hữu ích cho cây cảnh. Chính từ lợi ích nhiều mặt của ruồi lính đen, trên thị trường gần đây xuất hiện nhiều mô hình nuôi ruồi lính đen làm nguồn thức ăn hữu ích cho nhiều loại vật nuôi.
PHẦN 3. LỢI ÍCH CỦA SÂU CANXI (ẤU TRÙNG RUỒI LÍNH ĐEN)
Lợi ích của sâu canxi cho nhà nông to lớn mà hiện nay loại sâu canxi này đang ngày càng được nhiều bà con nuôi, mua và dùng để phục vụ trong nông nghiệp, nhất là trong chăn nuôi gà vịt…
Sâu Canxi (Ruồi lính đen) có tên khoa học là Hermetia Illucens, có sẵn trong môi trường tự nhiên nước ta.
Giá trị dinh dưỡng: thành phần dinh dưỡng trong ấu trùng ruồi lính đen sấy khô là:
Hiện nay ngày càng nhiều cơ sở kinh doanh mua bán sâu canxi, nhưng cũng vẫn chưa đáp ứng được cầu. Vì thực tế, bà con nông dân nhìn ra được những lợi ích có được từ sâu canxi.
Một trong số những ưu điểm nổi bật của việc sử dụng protein côn trùng tiêu biểu là sâu canxi. Sâu canxi có thể sản xuất với số lượng lớn trong điều kiện không gian hẹp vì chúng phát triển rất nhanh. Đây là một trong những điểm mạnh của việc sử dụng protein từ côn trùng so với các nguồn protein khác có nguồn gốc từ thịt heo, thịt cừu, và thịt bò.
Trứng của ruồi lính đen nở thành nhộng là thức ăn giàu dinh dưỡng trong chăn nuôi. Ấu trùng của chúng là thức ăn giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản. Loài này còn sử dụng để xử lý chất thải trong nông nghiệp, làng nghề. Nhiều nông dân Việt Nam đã có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trại nuôi ruồi lính đen.
Đây là một loại ruồi được nhiều nước trên thế giới sử dụng để phân hủy rác thải hữu cơ rất hiệu quả. Ruồi lính đen có sẵn trong môi trường tự nhiên nước ta; con trưởng thành màu đen, dài 12 – 20 mm, giống loài ong. Vòng đời của ruồi lính đen kéo dài hơn 1 tháng, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng, cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen. Con trưởng thành sống khoảng 3 – 5 ngày, không ăn uống, sống dưới bóng cây. Mỗi con cái đẻ khoảng 500 trứng rồi chết.
Ruồi lính đen không có vòi nên không chích hút vào hoa quả và không bám vào thức ăn như các loài ruồi khác nên khá an toàn. Nuôi ruồi lính đen không quá phức tạp vì thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen chủ yếu là rau củ quả đã hư hỏng. Thực phẩm thường xin ở chợ, loài này khá phàm ăn, suốt vòng đời, một kg ấu trùng sẽ tiêu thụ hết 5 cân phụ phẩm thức ăn. Nhộng của ruồi lính đen là sản phẩm được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản… rất có giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra xác ruồi cũng được tận dụng làm phân bón.
Một điều khá thú vị là thời gian sống của ruồi trưởng thành rất ngắn, chỉ 1 tuần. Tuy nhiên, ấu trùng này có tốc độ xử lý rác thải hữu cơ rất cao (trung bình gấp 5 lần trọng lượng cơ thể), thời gian xử lý dài (từ 2 – 3 tuần). Ngược lại, vòng đời ngắn nên nếu không nắm vững kỹ thuật có thể làm hỏng ấu trùng trong một vòng đời sinh trưởng.
Với những ưu điểm vượt trội về tính năng xử lý rác thải và nguồn thức ăn hiệu quả trong chăn nuôi của ruồi lính đen thì hiện nay đầu ra vô cùng thuận lợi. Mô hình nuôi ruồi lính đen đã và đang được nhiều người quan tâm đầu tư phát triển kinh tế.
THỨC ĂN DINH DƯỠNG CHO CHIM YẾN
Nhiều nhà nuôi yến sử dụng kén ruồi lính đen để làm thức ăn cho yến. Đây được xem là giải pháp thay thế nguồn thức ăn tự nhiên của yến đang ngày càng cạn kiệt. Đặc biệt, vào mùa đông khắc nghiệt thì hiện tượng yến chất hàng loạt do thiếu thức ăn thường xuyên xảy ra. Với nguồn thức ăn từ ruồi lính đen và mô hình kết hợp nuôi ruồi lính đen trong nhà yến giúp người nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho yến trong mọi hoàn cảnh thời tiết.
THỨC ĂN DINH DƯỠNG CHO THỦY SẢN
Thay thế bột cá bằng bột ấu trùng ruồi lính đen được xem là một giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp thức ăn thủy sản. Ấu trùng ruồi lính đen phân hủy rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, làm giảm từ 80 – 90% lượng chất thải. Qua đó, góp phần giảm lượng chất thải ra môi trường tự nhiên và giúp tăng thêm thu nhập thông qua việc sử dụng phân bón từ ruồi lính đen chăm sóc cây trồng hoặc bán ấu trùng ruồi lính đen và phân bón ruồi lính đen.
THỨC ĂN DINH DƯỠNG CHO GIA CẦM
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, ruồi lính đen cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia cầm, giúp sản phẩm của bạn đạt chất lượng cao khi xuất ra thị trường, an toàn cho sức khỏe con người. Đây là lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm khác cùng loại.
53% chất béo trong ấu trùng ruồi lính đen là axit lauric có khả năng kháng khuẩn, giúp cho gia cầm tăng sức đề kháng. Nên khi dùng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho gia cầm thì cũng giống như cho nguồn kháng sinh tự nhiên vào gia cầm, giúp gia cầm hạn chế được một số bệnh.
Trên thế giới, loài côn trùng có nguồn gốc từ Nam Mỹ này đã được ứng dụng rộng rãi vào ngành nông nghiệp, góp phần phân huỷ rác thải bảo vệ môi trường. Chúng tôi đang muốn nói đến phương pháp dùng ruồi lính đen để xử lý rác thải.
Ruồi lính đen để xử lý rác thải, phân của chúng thải ra được xem như là nền đất giúp chúng phát triển tốt hơn. Hàm lượng protein trong ấu trùng đạt cao nhất sau 2 – 3 tuần tuổi. Việc sử dụng nguồn protein từ ấu trùng ruồi lính đen vừa đem lại lợi nhuận khổng lồ, vừa giúp giảm thiểu lượng chất thải hữu cơ trong tự nhiên. Qua đó, giúp tạo ra nguồn protein bền vững, đồng thời kiểm soát được chất thải ra môi trường.
Ấu trùng ruồi lính đen hứa hẹn mang đến giá trị kinh tế cao. Có thể cho ấu trùng ruồi lính đen ăn các phế phẩm từ nhà hàng. Kết quả khả năng phân hủy thực phẩm thải của ruồi lính đen là rất nhanh và hiệu quả. Khoảng 50% lượng phế phẩm được chúng phân hủy trong vòng 24 giờ, qua đó cho thấy chúng có khả năng tiêu thụ một lượng lớn phế phẩm khoảng 100 – 200 tấn mỗi ngày.
Trong thế giới tự nhiên, ấu trùng ruồi lính đen được biết đến như là một kẻ phàm ăn nhất. Với cấu trúc miệng lớn và mạnh, ấu trùng ruồi lính đen ăn tất cả các chất thải hữu cơ một cách nhanh chóng trước khi các hợp chất hữu cơ có thời gian phân hủy và tạo ra mùi hôi; do đó, loại bỏ được mùi hôi của rác. Khi ăn, ấu trùng thải ra một lượng phân rất nhỏ so với khối lượng chất thải chúng ăn vào. Theo các nghiên cứu và kết quả nuôi thử nghiệm tại các huyện tham gia Dự án, chỉ bằng phương pháp ăn vào và tiêu hóa, ấu trùng có thể làm giảm từ 80 – 90% lượng chất thải cùng bất kỳ các mầm bệnh nào.
Phương pháp sử dụng ấu trùng ruồi lính đen để xử lý rác thải hữu cơ không gây ra mùi hôi, không tạo ra nguồn nước thải, không tạo ra hiệu ứng nhà kính, lại làm giảm thể tích chất thải đến 90%. Một ưu điểm khác đáng được quan tâm là do lượng chất thải hữu cơ nhanh chóng được giảm thiểu và tái chế (thông qua ấu trùng) tại các hộ gia đình, nên sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải hữu cơ.
Điều lý thú nữa là với số lượng lớn ấu trùng ruồi lính đen ăn và thải phân, ấu trùng tạo ra một loại chất gây bất lợi đối với việc đẻ trứng và quá trình nở ra của các loại ruồi và côn trùng khác. Đó là chưa kể đến việc do phàm ăn, nên ấu trùng ruồi lính đen cũng trực tiếp tranh giành lượng thức ăn của các loại ấu trùng khác. Ấu trùng ruồi lính đen cũng là nguồn thức ăn hấp dẫn và giàu dinh dưỡng để nuôi gà, vịt, cá… Phân ấu trùng ruồi lính đen còn lại (trông như bã cà phê, màu đen hoặc nâu đậm và nhuyễn) được xem như là một loại phân hữu cơ, giàu dinh dưỡng và nhiều lợi khuẩn, có thể dùng để bón bổ sung cho cây trồng hoặc cải tạo đất bạc màu. Ngoài ra, phân của chúng cũng được sử dụng làm thức ăn rất tốt cho các loài trùn, như trùn quế.
Phương pháp dùng ruồi lính đen để xử lý rác thải được xem là nghiên cứu mới giúp xử lý rác thải, phân gia súc, bảo vệ môi trường hiệu quả nhất.
Ruồi lính đen hoàn toàn không gây hại cho con người, vật nuôi, cây cối,…
Bản thân ruồi lính đen trưởng thành và ấu trùng không mang mầm bệnh, do vậy, chúng không là tác nhân truyền bệnh cho người và vật nuôi.
Vòng đời của loài ruồi này kéo dài khoảng hơn 1 tháng, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng, cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen. Con trưởng thành sống khoảng 3 – 5 ngày, không ăn uống, sống dưới bóng cây.
Ruồi lính đen trưởng thành không có miệng và dĩ nhiên là không ăn, không cắn phá, không gây hại con người, cây trồng và vật nuôi. Chúng không ăn hoặc đậu vào thức ăn của con người và dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi chứ không bay lung tung. Do đó, chúng ta ít khi thấy giống ruồi này.
CÁC LỢI ÍCH CỦA RUỒI LÍNH ĐEN
Ấu trùng của ruồi lính đen là loại côn trùng phàm ăn trong thế giới tự nhiên. Chỉ với 1 mét vuông ấu trùng có thể ăn tới 40 kg phân lợn tươi mỗi ngày và cứ 100 kg phân có thể sản xuất ra 18 kg ấu trùng. Thành phần của ấu trùng ruồi: 42% protein, 34% chất béo. Đặc biệt, protein của ấu trùng ruồi rất giàu lysine; trong chất béo của ấu trùng ruồi đen có tới 54% là axit lauric, một axit có tác dụng tiêu diệt virus có vỏ bọc bằng lipid (như virus HIV, sởi) cũng như Clostridium và các protozoa gây bệnh.
Sâu non của ruồi lính đen còn tiết ra chất pheromone ức chế sự sinh sản của ruồi nhà, góp phần giảm sự phát triển của quần thể ruồi nhà.
Ruồi lính đen dễ nuôi, tốn ít chi phí, gần như có thể tận dụng hết những gì chúng có: ấu trùng làm thức ăn cho gia súc với giá trị dinh dưỡng cao, phân sử dụng để bón cho cây trồng. Đồng thời, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho các hộ kinh doanh trong việc bán ấu trùng làm thức ăn cho gia súc, nuôi tôm thủy canh của các hộ chăn nuôi.
MÔ HÌNH NUÔI RUỒI LÍNH ĐEN
Vòng đời của ruồi lính đen tầm 45 ngày, trong quá trình sống, nó có thể đẻ từ 500 đến 800 trứng. Do vậy, việc xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen là hướng đi đầy tiềm năng của nông nghiệp. Ruồi lính đen sống dưới bóng cây trong môi trường tự nhiên và khá thích hợp với điều kiện khí hậu nước ta. Nhiều người “đổ xô” tìm hiểu về cách nuôi cũng như mô hình nuôi ruồi lính đen, thế bạn đã biết gì về điều này rồi? Quy trình nuôi ruồi lính đen tương đối dễ hiểu, đơn giản, bạn chỉ cần trải qua 3 bước trong thời gian khoảng 18 ngày là đã có thể thu hoạch rồi.
Trước khi bắt đầu bước này, bạn cần có giai đoạn chuẩn bị. Khay ủ trứng có kích thước 4 tấc x 6 tấc, 1 kg cám gà con hoặc 1kg bánh dầu dừa + 3 kg nước cùng một thứ không thể thiếu là trứng ruồi lính đen. Giá thị trường của trứng ruồi lính đen là khoảng 12.000 đồng/ bìa có 15 ổ trứng. Với kích thước cũng như sử dụng khối lượng nguyên liệu trên thì bạn có thể nuôi tầm 6 bìa trứng là thích hợp. Sau khi đã trộn đều các nguyên liệu lại với nhau là bạn đã tạo nên một môi trường vô cùng lý tưởng cho ruồi lính đen phát triển. Tiếp đó, hãy nạp trứng lên bề mặt hỗn hợp, không nên cắm sâu vào bên trong. Cuối bước này là đậy khay ủ trứng lại bằng lưới mùng để tránh ruồi nhặng. Chú ý đặt chúng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Sau 4 ngày, trứng ruồi lính đen sẽ nở ra và ta chuyển chúng sang máng nuôi. Cho thêm 2 kg hèm bia + 2 kg xác mì + 4 kg nước vào máng nuôi để nuôi ruồi lính đen ở môi trường mới trong 14 ngày.
Cách 7 ngày, hãy kiểm tra máng nuôi 1 lần lúc này là ấu trùng ăn mạnh ta có thể cho ăn các thứ chất thải hữu cơ như cơm thừa cá cặn… vào đảo máng lên để ruồi lính đen có thể dễ dàng ăn. Và sau 2 tuần kể từ khi bắt đầu chuyển sang máng nuôi là thu hoạch được
Bài viết tổng hợp chia sẻ: Chí Hiếu
Trung tâm Chế phẩm sinh học vừa giới thiệu đến Quý bà con về Ruồi lính đen và công dụng mà nó mang lại cho nền nông nghiệp hiện nay. Tiếp tục, Trung tâm xin giới thiệu một số hình ảnh thực tế tại Nông hộ của chú Nguyễn Đức Hiến (Hóc Môn, TP.HCM).
Quý bà con cần sử dụng ấu trùng ruồi lính đen, hoặc con giống.
Vui lòng liên hệ: Chú Hiến (SĐT: 099 553 66 38 hoặc 091 597 05 28).
Hiện tại, chú Hiến có áp dụng một số chế phẩm sinh học (như đệm lót sinh học Balasa, EM vi sinh… để xử lý chất thải – nguồn thức ăn ban đầu của ruồi lính đen) và Máy xay đa năng Trí Đạt để xay thức ăn (phụ phẩm nông nghiệp: rau củ quả, rác xanh từ chợ…) để làm thức ăn cho ruồi.
Chú Hiến đang dùng Máy xay đa năng Trí Đạt xay trộn phụ phẩm từ chợ.
Các kích cỡ máy xay đa năng – chuyên dùng xay trộn phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi.
Vui lòng liên hệ để được tư vấn và mua máy xay đa năng:
Bạn đang xem bài viết “Chiêu Trò” Của Giới Buôn Chim Cảnh trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!