Xem Nhiều 3/2023 #️ Chiêm Ngưỡng Đôi Vẹt Thờ Trưng Bày Trong Btlsqg Và Ý Nghĩa Biểu Tượng Vẹt Trong Đời Sống # Top 11 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chiêm Ngưỡng Đôi Vẹt Thờ Trưng Bày Trong Btlsqg Và Ý Nghĩa Biểu Tượng Vẹt Trong Đời Sống # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chiêm Ngưỡng Đôi Vẹt Thờ Trưng Bày Trong Btlsqg Và Ý Nghĩa Biểu Tượng Vẹt Trong Đời Sống mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, sự thông minh, trí tuệ và bền vững lâu dài được tôn thờ bằng biểu tượng hạc – rùa, song thế kỉ 16 – 17, sự xuất hiện biểu tượng vẹt – rùa thay thế (chủ yếu ở vùng Thanh Hóa) là hiện tượng hiếm gặp. Điều này được minh chứng qua đôi Vẹt thờ, gỗ sơn son thếp vàng, triều Mạc, thế kỷ 16 đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

1.Tại sao lại thờ Vẹt ?

Đôi Vẹt thờ trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia được thể hiện là một cặp trống – mái chạm khắc rất công phu. Vẹt được tạc trên lưng rùa, kích thước khá lớn với chiều cao hơn 2 mét, dáng thon tựa chim hạc, đầu ngẩng cao, mỏ cong đặc trưng của chim vẹt, được trang trí những họa tiết rất sống động với màu lông rực rỡ, cặp mào của con trống và sự gọn gàng, giản dị của con mái… Đặc biệt, với kỹ thuật sơn thếp trên tượng – màu đỏ của son và màu vàng thếp hòa quyện vào nhau tạo cho đôi vẹt thờ trở nên vô cùng trang trọng, đẹp mắt, cho thấy sự tài khéo và óc thẩm mỹ tinh tế của nghệ nhân xưa.

Chim vẹt không chỉ trở thành con vật linh thiêng để thờ mà đã trở thành đề tài trang trí khá phổ biến dưới thời chúa Trịnh, đặc biệt ở quần thể di tích Phủ Trịnh.

Quần thể di tích phủ Trịnh nằm trên địa phận làng Bồng Thượng (xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), nơi đây được xem là hành dinh của nhà Trịnh mỗi lần về quê bái yết tôn lăng, đây cũng là công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Lê – Trịnh. Di tích gắn với lễ hội thờ Minh khang thái vương Trịnh Kiểm – vị chúa đầu tiên của dòng họ Trịnh. Phủ Trịnh được xây dựng trên diện tích rất lớn khoảng 10ha, gồm nhiều khu xây dựng bề thế như: Từ phủ là nơi chúa làm việc, tiếp khách; Nội phủ là nơi ở của nhà chúa; khu làm việc của các quan; khu thờ cúng; khu vườn hồ thưởng ngoạn và diễn các trò vui…

Trong quần thể đó, Nghè Vẹt là một trong những ngôi nghè độc đáo của Việt Nam. Di tích Nghè Vẹt được xây dựng trên diện tích khoảng 200m2, chủ yếu làm bằng gỗ gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường gồm 11 gian có ban thờ, bài vị và 12 ông phỗng gỗ tượng trưng 12 chúa Trịnh (Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Khải và Trịnh Bồng). Chính giữa hậu cung đặt bài vị đại vương Trịnh La (ông tổ dòng họ Trịnh). Đặc biệt, trong nghè còn có ngựa thờ, vẹt thờ làm bằng gỗ quý, sơn son thếp vàng rất uy nghi, lộng lẫy. Chim Vẹt không chỉ được coi là linh vật mà còn được trang trí trong rất nhiều kiến trúc, trên đồ dùng sinh hoạt… ở Phủ Trịnh như các đòn khiêng kiệu của chúa Trịnh cũng thấy khắc hình chim Vẹt…

Việc nhà Trịnh lấy chim Vẹt làm linh vật bắt nguồn từ truyền thuyết không kém phần ly kỳ: Cách đây khoảng 500 năm, có người tên Trịnh Liễu lấy vợ họ Hoàng ở sách Sóc Sơn (hay còn gọi là Sáo Sơn), huyện Vĩnh Phúc, trước năm 1533 là huyện Vĩnh Ninh, do kỵ húy với vua Lê Trang Tông (húy Ninh) nên đổi là Vĩnh Phúc, đến đời Tây Sơn đổi là Vĩnh Lộc cho đến ngày nay. Gia tư Trịnh Liễu nghèo đói, làm ruộng và bán nước chè kiếm sống nhưng rất ham đọc sách. Trịnh Liễu đi thi đỗ tam trường (tương đương tú tài). Con trai Trịnh Liễu là Trịnh Lan cũng lấy vợ họ Hoàng, người xã Biện Thượng. Con thứ của Trịnh Lan là Trịnh Lân cũng lại lấy vợ họ Hoàng là bà Hoàng Thị Dốc ở thôn Hồ, xã Vệ Quốc, huyện Yên Định (Thanh Hóa). Bà Hoàng Thị Dốc chính là người sinh hạ Thái tổ Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm ngày 24 tháng 8 năm Quý Hợi, tức năm 1503 – niên hiệu Cảnh Thống thứ 6 đời vua Lê Thánh Tông.

Theo gia phả tộc Trịnh, Trịnh Kiểm mồ côi cha từ lúc 6 tuổi, sống ở quê ngoại với mẹ là bà Hoàng Thị Dốc. Thuở nhỏ, ông đã tỏ ra là một cậu bé lanh lợi, biết ứng xử, giỏi đối đáp và đặc biệt là rất can đảm, có hiếu với mẹ. Lớn lên, ông là một tay kỵ mã tài giỏi nên một viên tướng nhà Mạc thu nhận, giao chăm sóc huấn luyện đàn ngựa chiến. Được ít lâu có người khuyên Trịnh Kiểm không nên cộng tác với tướng nhà Mạc. Trịnh Kiểm nghe theo, nửa đêm bỏ Ninh Bang hầu trốn đi, mang theo con ngựa chiến đầu đàn. Tướng nhà Mạc hay được, rất tức giận, bắt mẹ của Trịnh Kiểm nhốt vào một cái cũi tre, lấy đá lớn cột lại, thả xuống vực nước sâu. Khi chiếc cũi chìm xuống đáy, thì đêm ấy lạ thay nước sông như sôi lên, sấm chớp cùng mưa nguồn cuồn cuộn đổ về, nước chảy mạnh như muốn xô trôi cả hai bờ sông cũ. Sáng ra trời ngừng mưa, người quanh vùng hết sức kinh ngạc khi thấy nơi vực xoáy nhấn chìm mẹ Trịnh Kiểm chiều hôm trước bỗng nổi lên một gò đất lớn chạy từ giữa sông vào bờ, thành ngôi mộ thiên táng kỳ lạ ôm giữ thi hài của bà. Lạ hơn, phía trên ngôi mộ có một đàn Vẹt đông đảo bay kín như một đám mây lượn quanh bảo vệ, che chở cho bà. Đàn vẹt ở đó rất lâu rồi bay đi. Vì vậy, nhà Trịnh rất tôn thờ chim Vẹt và coi đó là biểu tượng của dòng họ mình. Từ đó, Trịnh Kiểm đã đặt tên nơi này là Nghè Vẹt.

Cho đến nay, những câu chuyện về việc thờ chim Vẹt chỉ là những giai thoại, nhưng được người dân lưu truyền, trân trọng như một nét văn hóa độc đáo tại quê hương. Cùng với nó, những giá trị lịch sử, văn hóa của di tích Nghè Vẹt (xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (năm 1995). Hiện nay, di tích Nghè Vẹt đã và đang trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

2. Ý nghĩa của việc thờ Vẹt và tượng vẹt trong đời sống

Đôi vẹt thờ trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia không chỉ là hiện vật độc đáo, quý hiếm mà qua những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn về chim vẹt giúp cho chúng ta hiểu được phần nào về tín ngưỡng, cầu sự bình yên, an bình cũng như thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn sâu sắc trong mỗi con người Việt Nam.

Vẹt được biết đến là một loài chim thông minh, một số con vẹt có thể nói được tiếng người chính vì vậy ngày nay cũng có không ít gia đình nuôi vẹt hay trưng bày tượng vẹt trong nhà. Trưng bày tượng Vẹt không chỉ để làm đẹp cho không gian mà còn để cầu mong con cái khôn ngoan thông minh như những chú vẹt. Đôi chim vẹt 1 trống 1 mái cũng là biểu tượng đem lại hạnh phúc tràn đầy cho gia đình.

Biểu Tượng Nước Mỹ Và Ý Nghĩa Ẩn Chứa Bên Trong Nó

Quốc huy nước Mỹ được thiết kế chi tiết, tinh xảo và tỉ mỉ, mỗi chi tiết đều chứa đựng một ý nghĩa nhất định gắn bó mật thiết với Hoa Kỳ từ trong lịch sử tới hiện tại. Quốc huy của nước Mỹ chính thức được phê duyệt vào năm 1972. Cụ thể ý nghĩa của từng chi tiết trên quốc huy Mỹ gồm:

Đại bàng đầu trắng trên quốc huy đại diện cho hình ảnh dang cánh bay rộng lên bầu trời chiếm lấy sự tự do và độc lập của nước Mỹ.

13 dải sọc đỏ trắng xen kẽ trước ngực chim ưng đại diện cho 13 bang thành lập đầu tiên của nước Mỹ trong quá khứ.

Cành nguyệt quế ở phía chân trái của chim ưng đại diện cho sự chiến thắng vẻ vang trong quá khứ và hòa bình thực rại mà nước mỹ giành được.

13 mũi tên chân phải tượng trưng cho tinh thần hùng dũng quyết chiến quyết thắng trước mọi thế lực thù địch có ý định chống phá hoặc xâm chiếm nước Mỹ.

Vòng trang sức trên đầu đại bàng tượng trưng cho sự phồn vinh và hưng thịnh của nước Mỹ.

Quốc kỳ Mỹ được thiết kế với nhiều màu sắc và họa tiết xen kỹ nhau cùng ý nghĩa tượng trưng cho quốc gia hết sức trang trọng. Cụ thể:

50 ngôi sao trắng trên nền xanh bên góc trái của lá quốc kỳ Hoa Kỳ tượng trưng cho 50 bang khác nhau lần lượt được gia nhập vào nước này trong lịch sử cho tới thời điểm hiện tại.

Phần còn lại của quốc kỳ được thiết kế với các sọc ngang màu đỏ trắng xen kẽ nhau. Điều này mang ý nghĩa tượng trưng cho 13 bang trong ngày đầu tiên thành lập nước đã góp phần tạo nên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Ngoài ra, dải sọc với màu sắc đỏ tượng trưng cho sự hưng thịnh, hùng dũng cảu nước Mỹ. Các dải soc màu sắc trắng tượng trưng cho sự tự do và hòa bình của quốc gia; màu xanh lam làm nền cho 50 ngôi sao tượng trưng cho sự chính nghĩa của dân tộc và con người Mỹ.

Đại bàng đầu trắng là loài chim ăn thịt rất phổ biến tại vùng Alaska. Được đặt tên là quốc điểu (Bald Eagles)- đây là biểu tượng cho sức mạnh hùng tránh và bất khả chiến bại của người Mỹ. Do vậy, người Mỹ lấy biểu tượng này làm biểu tượng và đại diện cho tinh thần, sức mạnh của quốc gia mình.

Ngoài ra, người Mỹ còn muốn thể hiện tinh thần hợp chủng quốc đa sắc tộc khi chọn loại hoa hồng phổ biến trên rất nhiều quốc gia khác làm quốc hoa. Một số nước khác cũng đặc trưng với nhiều hoa hồng như Hungary hoặc nước Anh.

Vào năm 2004, loại cây này được lựa chọn làm loài cây biểu tượng của quốc gia Hoa Kỳ. Quyết định này đặt dưới sự phê chuẩn của quốc hội và tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc bấy giờ.

Loại cây này được vinh dự lựa chọn làm quốc thụ bởi biểu tượng cho sự cường thịnh, lâu dài và bền chặt của nước Mỹ. Trung bình một cây sồi có thể sống trường tồn khỏe mạnh qua mấy ngàn năm tuổi.

Bài quốc ca Star-Spangled Banner với ý nghĩa biểu trưng cho những lá cờ lấp lánh ánh sao của nước Mỹ. Bài hát có nguồn gốc từ một luật sư, thi sĩ có tên Francis Scott Key vào năm 1814. Bài hát được chính thức công nhận làm quốc ca mỸ vào năm 1931.

Bài hát mang khẩu khí hào hùng và cường tráng cho lịch sử xây dựng đất nước đẫm bi thương và oai hùng của người Mỹ. Hoàn cảnh ra đời của bài hát này là khi nghệ sĩ Francis Scott Key tận mắt chứng kiến sự tấn công của hoàng gia Anh vào pháo đài McHenry năm 1912. Và khi nhắc đến biểu tượng nước Mỹ không ai không nhắc đến bài quốc ca Star-Spangled Banner nổi tiếng này.

Hiện nay, dịch vụ mạng xã hội đang ngày càng phổ biến bởi tính nhanh gọn và thuận tiện cung cấp đầy đủ thông tin cho nhiều người. Chính vỉ vậy, nắm bắt được xu hướng và tâm lý khác hàng, Vietjet (.net) đã triển khai hình thức đặt vé máy bay đi Mỹ online. Hình thức này đang được rất nhiều người hài lòng bởi chất lượng tuyệt vời mà dịch vụ này mang lại.

Cụ thể, bạn chỉ cần để lại địa chỉ và sẽ có được tấm vé máy bay đi Mỹ với giá cả rẻ nhất cùng các thông tin chi tiết nhất mà không cần mất thì giờ săn vé hàng ngày.

Ý Nghĩa Biểu Tượng Đại Bàng

Hình tượng đại bàng được sử dụng nhiều trong các cơ quan hành chính, các đơn vị quân đội bởi những nơi này cần đến sự ý chí và tính quyết đoán cao. Điển hình trong việc sử dụng hình tượng đại bàng đó là quốc huy của hợp chủng quốc Hoa Kỳ thể hiện sự uy nghiêm và có tính bao trùm cao.

ĐÔI NÉT VỀ HÌNH TƯỢNG CHIM ĐẠI BÀNG

– Đại bàng hay Chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao

– Một đặc tính nổi bật của loài chim này là cách chúng đón đầu cơn bão. Khi cơn bão sắp tới không giống như các loài chim khác thường tìm cách chạy trốn thì đại bàng lại bay tới một đỉnh núi thật cao và đậu ở đó để chờ cơn bão tới, dùng chính sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh mình bay vút lên bầu trời, cưỡi lên cơn bão đang gào thét bên dưới.

– Tính phong thủy của hình ảnh đại bàng được thể hiện trên tất cả các bộ phận của loài chim oai dũng này. Đầu của đại bàng, với đôi mắt xanh tạo nên phong thái uy nghiêm, chế ngự các tà khí. Cánh đại bàng tung dài, cao, bay lượn trong không gian tạo nguồn sinh khí tốt, thu hút năng lượng và vận may cho gia chủ. Móng vuốt sắc nhọn thể hiện sức mạnh, sự vững chắc.

– Đây là lý do mà nhiều người thường đặt tượng đại bàng tại phòng khách và phòng làm việc để thể hiện sự uy dũng của mình và tạo nguồn năng lượng phong thủy dồi dào, giúp luôn dũng mãnh và đương đầu với mọi khó khăn, thử thách để đạt tới đỉnh vinh quang.

CÁCH ĐẶT TƯỢNG

– Khi đặt tượng đại bàng phong thủy ở hướng Nam, trên các tủ, bàn làm việc nơi thoáng mát, cao ráo…ắt hẳn gia chủ sẽ được phò trợ trong con đường thăng quan tiến chức, gặp nhiều vận may về tiền tài.

– Tuyệt đối không nên đặt tượng đại bàng trong phòng ngủ, phòng đọc sách vì sự uy nghi của đại bàng có thể ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần gia chủ.

– Hình ảnh đại bàng tung cánh tượng trưng cho sự mạnh mẽ, lòng can đảm, sự vươn lên và tầm nhìn xa trộng rộng. Còn nếu bạn không tin vào phong thủy thì các bạn cũng có thể dùng nó như một lời động viên cho chính mình.

Biểu Tượng Của Các Con Vật Trong Phật Giáo

Theo giáo lý Phật giáo, sự tồn tại của bất kỳ hiện tượng nào đều tùy thuộc vào ý nghĩa bên trong của nó

Trong văn hóa Á châu, không có khoảng cách lớn giữa những thứ thuộc vật chất và những điều thuộc tinh thần, điều dường như tồn tại ở văn minh phương Tây ngày này. Vì vậy, những biểu tượng tôn giáo là một phần sinh động của tổng thể văn hóa Á châu.

Chúng ta sẽ miêu tả những biểu tượng khác nhau cả ở ý nghĩa bên ngoài và ý nghĩa bên trong hay ý nghĩa ẩn sâu của chúng, theo những giáo thuyết khác nhau của Đức Phật. Tuy nhiên, theo giáo lý Phật giáo, sự tồn tại của bất kỳ hiện tượng nào đều tùy thuộc vào ý nghĩa bên trong của nó, điều có mặt do sự tạo tác của tâm thức hay hành nghiệp của chúng sanh. Điều này muốn nói rằng những biểu tượng tồn tại là do sự tạo tác của tâm hay hành nghiệp của những chúng sanh đó và không thể tồn tại mà không có nó. Giống như một cái cây cần một hạt giống để hiện hữu, theo đó cái cây như là một biểu tượng tồn tại chỉ bởi vì có một nghiệp chủng tạo nên nó.

Thực tế, sự hiện hữu của một cái cây vật lý cũng tùy thuộc vào sự hiện hữu của một chủng nghiệp ở nơi tâm thức của các sinh vật trong thế giới tổng thể mà cái cây đó sinh trưởng. Do đó, những gì chúng ta gọi là những biểu tượng không phải là những sáng tạo văn hóa của con người, mà chúng tương ứng với một hành nghiệp thực sự biểu hiện ở bề mặt bên ngoài như là một đối tượng vật chất-một cái cây hay một con thú ở trong trường hợp đó-và ở bề mặt tâm thức hay bên trong tương ứng với một kinh nghiệm tâm thức. Thực tại chân thực của những biểu tượng này được những bậc thánh giả nhận chân trực tiếp ở trong thiền định. Bằng cách này hay cách khác họ đã khám phá ra bản chất thật của các biểu tượng thông qua cái nhìn và sự hiểu biết sáng rõ của mình. Ngay cả những người bình thường cũng có thể lĩnh hội được chừng mực nào đó bản chất thật của các biểu tượng, nhưng để có được sự hiểu biết rõ ràng thì phải cần đến một vài giảng giải mang tính trí thức.

Thông thường, những biểu tượng của Phật giáo hay những biểu tượng của những tôn giáo khác được xem như là một vấn đề văn hóa, và ta hoàn toàn không hiểu hết được ý nghĩa thật của chúng. Chúng được sử dụng hay tôn kính chỉ bởi vì nó là truyền thống, hay bởi vì người ta tin rằng những biểu tượng hay đối tượng này mang đến những điều tốt lành và thịnh vượng… Trong bài viết này, tôi chỉ trình bày vắn tắt về năm loài thú.

SƯ TỬ

Sư tử là vua của loài thú: chúng kiêu hãnh và oai vệ. Chúng sống ở những khu vực bằng phẳng hay những đồi cỏ, không bao giờ ở trên núi và chắc chắn không ở trên những ngọn núi cao tuyết phủ. Sư tử tập hợp thành từng bầy, nhóm và không bao giờ sống đơn lẻ ngoại trừ trường hợp những con sư tử già hay những con sư tử bị bầy đàn của nó xua đuổi. Chúng kiếm thức ăn bằng việc săn mồi, điều luôn được những con sư tử cái thực hiện; những con đực thì không bao giờ làm việc đó. Công việc chính của sư tử đực là bảo vệ bầy đàn của nó tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù. Tuy nhiên, sư tử thì không có kẻ thù tự nhiên nào hết. Do những đặc tính này, ở mọi thời và mọi xứ, sư tử được xem như là biểu tượng của sự quý phái và bảo vệ, cũng như biểu tượng của trí tuệ và kiêu hãnh. Sự miêu tả bằng tranh về sư tử có nguồn gốc ở Ba Tư (Persia).

Trong Phật giáo, sư tử là biểu tượng của chư Bồ-tát, “những người con trai của Đức Phật”. Chư Bồ-tát là những người đã đạt được giác ngộ. Họ phát khởi tâm Bồ-đề và thệ nguyện từ bỏ hạnh phúc an trú trong Niết-bàn, chấp nhận ở lại thế gian này hóa độ cho đến khi tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Chư Bồ-tát thực hành sáu ba-la-mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ (dana, sila, ksanti, verya, dhyana và prajna); và bốn điều mà chúng xuất phát từ sáu ba-la-mật trên: phương tiện thiện xảo, thệ nguyện, sức mạnh và trí tuệ (upaya, pranidhana, bala và jnana).

Trong nghệ thuật tranh tượng Phật giáo, chúng ta thấy những con sư tử trong vai trò là những kẻ bảo hộ Pháp đang nâng tòa ngồi của chư Phật và chư Bồ-tát. Chúng cũng được nhìn thấy ở nơi lối vào của các chùa chiền. Ở những khu vực miền Bắc Nepal, do ảnh hưởng nghệ thuật và Phật giáo Tây Tạng, những con sư tử đã trở thành những “sư tử tuyết”. Trên thực tế, không có con sư tử nào sống ở những núi tuyết, mà chỉ có những con báo. Sư tử tuyết được mô tả bằng màu trắng hay xanh dương với cái bờm màu cam hay màu ngọc lam đang đi nổi trên gió và rất hung dữ, với đôi mắt mở to và miệng hả rộng. Chúng tự do đi lại trên những ngọn núi tuyết cao mà không có bất kỳ nỗi sợ hãi nào, biểu trưng cho trí tuệ, vô uý và siêu phàm của những hành giả thực hành pháp mà họ có thể sống tự do tự tại nơi ngọn núi tuyết cao của tâm thức thuần tịnh, không bị ô nhiễm bởi vô minh ảo giác. Họ là những vị vua của Pháp (dhamma) bởi vì họ đạt được sức mạnh chinh phục chúng sanh với đại bi và đại trí của họ.

VOI

Đặc tính chính của voi là sức mạnh và tính kiên định của nó. Vì vậy nó trở thành biểu tượng của sức mạnh vật lý và tâm thức, cũng như trách nhiệm và tính chân chất.

Trong thần thoại Ấn Độ, chúng ta nghe nói về những con voi bay và voi Airavata – con voi trắng mà nó trở thành vật cỡi của Thần Indra và xuất hiện từ nơi khuấy biển sửa. Do đó voi trắng được xem là có sức mạnh đặc biệt có thể tạo nên mưa. Trong xã hội Ấn Độ, voi được xem như vật mang đến điều tốt lành và thịnh vượng. Các vị vua sở hữu chúng và sử dụng chúng trong chiến tranh.

Trong Phật giáo, voi là một biểu tượng của sức mạnh tâm thức. Vào khởi đầu của việc tu tập, tâm thức chưa được kiểm soát được tượng trưng bằng một con voi xám có thể chạy hoang bất cứ lúc nào và phá huỷ mọi thứ trên đường. Sau khi thực hành pháp và tu tập, tâm bây giờ đã được kiểm soát, lại được tượng trưng bằng một con voi trắng mạnh mẽ và hùng dũng, có thể đi đến bất cứ nơi đâu nó muốn và huỷ diệt tất cả những chướng ngại ở trên đường.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong những tiền kiếp của mình đã sinh làm voi. Và vào kiếp sau cùng của mình, từ cõi trời Đâu Suất, đã nhập vào thai tạng của mẹ mình trong hình thức một con voi trắng.

Trong nghệ thuật tranh tượng Ấn giáo, ta thấy vị thần đầu voi Gangpati hay Ganesh. Ở khía cạnh khác, tượng trưng cho phương diện thế tục của sức mạnh ấy, voi bị những vị thần khác như Mahakala, Vajra Bhairava dẫm lên trên.

Trong nghi lễ cúng mandala, người ta dâng lên Đức Phật con voi quý, với sức mạnh của một ngàn con voi và nó có thể đi vòng quanh vũ trụ ba lần một ngày. Ngà của voi cũng là một trong bảy biểu tượng của vua chúa.

Voi là phương tiện đi lại của A Súc Bệ Phật (Aksobhya) và nữ thần Balabadra. Voi cũng xuất hiện như một kẻ canh gác các ngôi đền và cả bảo vệ Đức Phật.

NGỰA

Ngựa là phương tiện của vận chuyển. Chúng có thể chạy rất nhanh và chính vì vậy mà trước đây chúng được chắp thêm cánh và có thể bay. Ngay ở trong thần thoại Hy Lạp chúng ta có Pegasus, con ngựa bay. Những đặc tính chính của chúng là lòng trung thành, cần cù và nhanh nhẹn. Một ví dụ điển hình về những phẩm tính này là Kantaka, con ngựa của thái tử Siddhartha Gautama. Khi thái tử rời hoàng cung xuất gia làm ẩn sĩ, con ngựa của ngài nhận thấy rằng nó sẽ không bao giờ còn gặp lại chủ nhân của mình nữa nên đã vỡ tim mà chết. Nó sau đó đã sanh về một trong các cõi trời.

Trong Phật giáo, ngựa là biểu tượng của sức mạnh và sự nỗ lực trong việc thực hành pháp. Nó cũng tượng trưng cho khí (prana) mà nó chạy xuyên khắp cơ thể và là phương tiện di chuyển của tâm.

Cái được gọi là “ngựa gió” là biểu tượng của tâm. Tâm có phương tiện đi lại của nó là gió, và nó có thể được cưỡi đi. Điều đó muốn nói rằng chúng ta có khả năng kiểm soát tâm và gió và hướng dẫn chúng theo bất kỳ chiều hướng nào và ở bất kỳ tốc độ nào mà chúng ta muốn.

Tiếng hí của một con ngựa cũng là biểu tượng sức mạnh của Đức Phật để đánh thức tâm ngái ngủ trong việc thực hành pháp.

Có một vài câu chuyện về Bồ-tát Lokesvara hóa thành hình thù một con ngựa để cứu giúp chúng sanh.

Trong nghệ thuật tranh tượng Phật giáo, ngựa nâng đỡ tòa ngồi của Bảo Sinh Phật

(Ratnasambhava). Ngựa cũng là phương tiện của nhiều vị thần khác và những vị hộ pháp, chẳng hạn như Mahali; và có những vị thần mặt ngựa chẳng hạn như Hayagriva.

CÔNG

Trong ý nghĩa chung, công là biểu tượng của sự cởi mở và chấp nhận. Trong Thiên Chúa giáo, công là biểu tượng của sự bất tử. Ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia), có việc diễn đạt mang tính biểu tượng về một cái cây có hai con công đứng hai bên, mà nó được nói là biểu tượng cho tâm nhị nguyên và sự hợp nhất tuyệt đối. Trong Ấn giáo, những hoa văn của lông công tượng trưng cho những con mắt, hay tượng trưng các ngôi sao. Trong Phật giáo, chúng tượng trưng cho trí tuệ.

Công được cho có khả năng ăn những cây có độc dược mà không hề bị ảnh hưởng gì. Bởi điều đó, chúng được ví với những vị Đại Bồ-tát. Một vị Đại Bồ-tát có thể xem những thứ nhiễm ô như là phương cách đưa đến giải thoát và chuyển đổi tâm độc hại tham-sân-si (moha, raga, dvesa) thành tâm giác ngộ hay bồ-đề.

Tâm của chúng sanh ở thế giới này giống như một khu rừng rậm của tham muốn và sân hận. Những lạc thú và tài sản vật chất thì giống như một khu vườn thuốc xinh đẹp. Những vị Bồ-tát với tâm dũng mãnh, giống như những con công không bị những cây thuốc hấp dẫn. Chư Bồ-tát, với mong muốn làm việc vì lợi ích của chúng sanh và không mong muốn bất kỳ hạnh phúc nào cho riêng họ, có thể sử dụng những tâm độc hại tham-sân-si… để thực hiện những công việc vì lợi ích của chúng sanh.

Bằng việc ăn độc dược, cơ thể của công trở nên đẹp đẽ và mạnh khoẻ. Chúng được tô điểm với năm lông vũ trên đầu, mà nó biểu trưng cho năm con đường của Bồ-tát và ngũ phương Phật. Chúng có màu sắc xinh đẹp, như màu xanh da trời, đỏ, xanh lá cây và làm cho những sinh vật khác thích thú khi nhìn chúng. Tương tự, bất kỳ những ai nhìn thấy một vị Bồ-tát đều nhận được sự hoan hỷ ở trong tâm. Thói quen ăn những cây độc của công không gây hại cho những sinh vật khác. Tương tự, Bồ-tát không đem lại sự tổn hại nhỏ nhất cho bất kỳ chúng sanh nào. Bằng việc ăn những độc dược, lông của công trở nên sáng tươi và thân thể khoẻ mạnh. Tương tự, bằng việc nhận tất cả những khó khăn và rắc rối cho mình, chư Bồ-tát nhanh chóng gột sách những chướng ngại tâm thức và phát triển tâm thức nhanh chóng, đạt được trí tuệ càng lúc càng cao. Đặc biệt, công tượng trưng cho sự chuyển hóa tham dục thành giải thoát. Do đó chúng là phương tiện đi lại của Phật A Di Đà, người thể hiện chuyển đổi tham muốn và chấp thủ thành trí tuệ.

CHIM ƯNG

Chim ưng (raguda) là vua của loài chim. Tên của nó xuất phát từ gốc “gri”, có nghĩa là nuốt: chim ưng nuốt lấy những con rắn. Nó được trình bày với một thân hình phía trên là hình người, mắt và mỏ to, mào ngắn màu xanh, lông vàng trên đầu, trên chân và trên cánh. Tuy nhiên, đôi khi, chính yếu trong nghệ thuật tranh họa Hindu, nó được trình bày bằng hình dáng người với đôi cánh.

Thần thoại về con chim lớn ăn nuốt rắn dường như có nguồn gốc ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia). Rắn tượng trưng cho tiềm thức hay những khía cạnh bị che khuất của tâm, những cảm xúc và tư tưởng mà chúng nằm ẩn dưới bề mặt. Chim ưng có thể quan sát thấy những con rắn nhỏ và lập tức sà xuống. Tương tự, bằng việc thực hành nhận biết rõ những cảm thọ, tư tưởng và hành động của mình, ta phát triển trí tuệ có thể quan sát đầy đủ những vận hành của tâm và bằng cách đó ta có thể đạt được sự giải thoát hoàn toàn để có thể sử dụng tâm theo một cách có lợi ích nhất.

Trong nghệ thuật tranh tượng Hindu, chim ưng là vật cỡi của thần Vishnu. Trong Phật giáo, nó là vật cỡi của Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi), Đức Phật biểu trưng cho trí tuệ viên mãn. Chim ưng cũng là một vị thần của người chữa trị rắn cắn, chứng động kinh và những bệnh do rắn gây ra.

Ngọc lục bảo, cũng được gọi là đá chim ưng, được xem như một vật chống lại độc dược và những hình ảnh chim ưng ở trên đồ nữ trang như là một vật bảo vệ chống lại rắn.

Nguồn: Symbolism of Animals in Buddhism, in Buddhist Himalaya, Vol. I, No. I. Theo Giác Ngộ

Bạn đang xem bài viết Chiêm Ngưỡng Đôi Vẹt Thờ Trưng Bày Trong Btlsqg Và Ý Nghĩa Biểu Tượng Vẹt Trong Đời Sống trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!