Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Thuần Và Chăm Sóc Chích Chòe Than Chuyền mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bước 1 : Vào cám và tập chim dạn người tầm khoảng 15 ngày Trước khi đi mua chim nên chọn lồng và mua trước, chuẩn bị cầu cóng, nước, thức ăn đầy đủ. Mua chim về chỉ việc bỏ chim vào lồng và bao lại thôi. Lồng nuôi than thường 56 hoặc 60 là vừa, thuần than bổi và chuyền cũng không cần phải tốn nhiều tiền để mua lồng xịn làm gì, mua lồng chợ về ép cũng ok. Ngày đầu tiên Như đã nói ở trên trong lồng nên để sẳn 1 cóng sâu, 1 cóng nước, cào cào, trứng kiến…tất cả loại mồi tươi mà mình kiếm được đủ cho chim ăn trong vòng 1 ngày. Trùm kín áo lồng, để chim ở nơi thoáng mát và yên tĩnh để chim hồi sức sau thời gian di chuyển. Ngày thứ 2 Lấy cóng sâu ra và lấy hết mồi tươi nếu chim ăn còn dư. Trộn nửa cóng sâu hoặc trứng kiến với 1 muỗng cám và 1 cóng chỉ có cám đặt vào lồng( nên dùng cóng thuỷ tinh để dễ kiểm tra chim ăn uống ra sao), bước cho ăn này quan trọng, chỉ cho nửa cóng thức ăn để vừa đủ cho chim ăn trong ngày. Vào cám càng nhanh chim càng mau thuần. Khoảng 3 ngày chim sẽ ăn cám. Vẫn trùm kín áo lồng và treo chim ở chổ cố định, cao quá đầu một chút và có người qua lại. Nhớ để lỗ trống cho có ánh sáng chim thấy đường mà ăn nha. Ngày thứ 3 Chỉ cho 1/3 cóng thức ăn tươi trộn cám, cóng cám thì cho đầy, mở áo lồng bằng cửa rồi treo chim lên. Có thể ngày đầu tiên về nó ít nhảy vì còn yếu sức nhưng hôm nay bạn sẽ thấy nó nhảy như điên, chưa kể bể đầu sứt trán. Đến trưa cho thêm 5 con dế hoặc cào cào. Nên nhớ trong thời gian thuần chỉ treo chim ở chổ cố định, tuyệt đối không dời chỗ và chỉ cầm lồng khi cho chim ăn thôi. Tối trùm áo lại cho chim ngủ. Ngày thứ 4 Thức ăn như ngày 3, mở áo lồng thêm 1 chút. Trưa cho chim qua lồng tắm, nhớ che nóc lồng tắm lại nha, tranh thủ làm vệ sinh lồng, không cần ngồi xa lồng tắm quá, cách khoảng 3m là được, nó nhát wá đâm lồng không chịu tắm cũng mặc kệ nó. Khỏang 10 phút thì cho qua lồng nuôi treo lên. Ngày thứ 5 Mở 1/3 áo lồng. Ko cho tắm. Thức ăn như ngày 3 nhưng thay vì mở cửa lồng cho dế vào thì mình đứng phía dưới chọi từng con dế vào lồng. Ngày thứ 6 Mở ½ áo lồng, trưa cho chim tắm, thường thì hôm nay nó sẽ sà vào tắm ngay. Treo chim lên và cũng cho ăn như ngày 5 .( 1/3 cóng sâu hoặc trứng kiến, dế thì chọi từng con vào lồng) Ngày thứ 7 Kiểm tra cóng nước , nếu thấy có lẫn cám thì chim đã chịu ăn cám không cho cóng sâu vào nữa, chỉ cho 2 muỗng cafe cám. Đến trưa cũng chọi cào cào hoặc dế vào lồng. Đến hôm nay, hễ thấy bạn cầm con dế thì nó đã nhảy xuống đáy lồng chờ sẳn rồi, chọi vào cái là nó lao đến đớp ngay. Ngày thứ 8 đến ngày thứ 14 Mở hết áo lồng, cám thì tăng giảm sao cho chim ăn hết trong 1 buổi nếu ko có mồi tươi. 2 ngày cho tắm 1 lần. Cào cào hay dế thì chọi vào lồng rồi rút ngắn khoảng cách từ từ. Than chuyền thì khoảng 15 ngày sau khi mang về là mình có thể đút cào cào, đứng phía dưới búng tay là nó nhảy qua nhảy lại dưới đáy lồng. Cách trên này của in hộp giấy giá rẻ chủ yếu là tập cho chim nhận biết khi mình đến gần là có thức ăn, nó sẽ không còn nhát nữa. Dạn người trong thời gian nhanh nhất để dể chăm sóc, tập luyện. Còn để có 1 con chim hay thì cần nhiều thời gian và công sức ít nhất là hơn 1 mùa lồng. Bước 2 : Chăm sóc để chim thay lông con Chim chuyền khi bẫy được thì đa số đã trổ lông báo rồi, nghĩa là đang thay lông. Khi bị bẫy, nhốt vào lồng,vào cám… sẽ ít nhiều bị sốc ảnh hưởng đến quá trình thay lông. Vì thế mồi tươi phải có hàng ngày, tránh treo lồng nơi có gió lùa, tối trùm kín áo lồng… Thời gian chim thay lông khoảng 3 tháng, trong thời gian này chủ yếu là dinh dưỡng và chăm sóc tốt để chim thật khoẻ mạnh. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại cám cho chòe than như Phú Vinh, Cám trứng Bình Dương, Anh Thông… tùy điều kiện mà anh em mua loại cám phù hợp cho chim ăn. Mồi tươi : • Cào cào, sâu rồng, trứng kiến cho ăn thay đổi hàng ngày. • Sâu quy thì mình cho ăn rất ít 2 ngày 1 lần cho ăn khoảng 10 con. • Dế ngày 2-3 con. • Liu điêu 3ngày/con. • Bên cạnh đó có thể cho chim ăn thêm các loại côn trùng khác như : gián đất, chuồn chuồn, con mối … Chăm sóc Xong bước 1 là có thể đút mồi cho chim ăn, nhưng bây giờ mở cửa lồng đút cho chim ăn, khi đút mồi giữ mồi chặt 1 chút để chim phải giật ra mới lấy được…dần dần chim sẽ dạn hơn nữa.Tắm nắng mỗi ngày 15-20 phút. 2 ngày tắm nước 1 lần. Chúng ta không nên trùm áo cả ngày như nhiều người thường làm, vì chim lâu dạn, chỉ trùm buổi tối. Thời gian này chim bắt đần hót gió, thỉnh thoảng kêu huýt chòe…. Lên mạng tìm file chòe than mà mình thích nhất, khoảng 2 3 file gì đó, cho chim nghe vào buổi sáng. 2 ngày mới cho nghe 1 lần để chim có thời gian mà học …Mình còn cho nghe thêm nhạc giao hưởng, để gần tivi…Đây là thời gian chim tập hót không cần mang đi dược chỉ cho nó nghe càng nhiều loại âm thanh càng tốt. Nó sẽ tích luỹ dần để làm vốn cho tiếng hót sau này. Đến đây xem như bước đâu ta đã có một chú chim như ý. Còn việc chơi tốt hay không thì tùy thuộc vào tố chất con chim và việc tập luyện của bạn sau này. Chuyền để chơi tốt ít nhất là 1,5 mùa trở lên.
Chia sẻ:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Cách Nuôi Và Cách Chăm Sóc Chim Chích Chòe Than Chuyền
Chim chích chòe than chuyền là chim đã ra ràng , đang trong thời kỳ tập bay cho nên không thể bay xa, vut qua vụt lại từ khu vường này sang khu vườn khác như chim cha mẹ của nó.
Mùa sinh sản của chim chích chòe than vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tư Âm lịch hàng năm . Mỗi mùa một cặp chim đẻ đến vài ba lứa , và mỗi lứa vậy trung bình mất khoảng tháng rưỡi :
– Thời gian đẻ trứng khoảng 5 ngày (lứa chừng ba bốn trứng , tối đa là 5 trứng )– Thời gian ấp trứng khoảng 16 ngày thì nở– Thời gian nuôi con từ lúc nở cho đến khi con ra ràng bay khổi tổ là 25 ngày.
Như vậy thì khoảng tháng sáu lứa chim con đầu tiên đã là chim chuyền rồi .
Chim con mới tập bay thì bay vụng về lắm . Trong ngày đầu chập chững ra khổi tổ , đôi mắt nhìn trời cao và rừng cây ngút ngàn trước mặt chim con tỏ vể lo sợ . Nó đứng tại chỗ và đôi cánh rung rung nửa , muốn bay theo đàn , nửa lại lo ngại . Chim cha mẹ thường quấn quít bên con , chúng chỉ chuyền qua chuyền lại từng quãng ngắn dể dẫn dắt những con bay chậm. Có những chim con vừa cất cánh bay đã lộn đầu xuống đất khiesn mẹ nó phải đáp xuống theo và cứ lẩn quẩn bên chim con…
Thường buổi tập bay đầu tiên này được diễn ra vào lúc sáng sớm và tiếng kêu to của đàn chim con vangdội khắp một vùng, đứng xa khoảng 50m vẫn nghe rõ. Mình có câu thành ngữ như vớ tổ là nói đến trường hợp chim rời tổ để tạp bay này.
Sở dĩ gọi là vỡ tổ vì khi bầy chim đã ra khỏi ổ mà tập bay thì coi như chúng ra rừng ở luôn chứ không trở lại tổ cũ mà ngủ nghê gì nữa, kể cả chim cha mẹ cũng vậy . Cái tổ từ đó cứ để hoang và mục nát dần qua năm tháng.
Có điều lạ là chim con khi còn trong tổ dù sắp ra ràng , cũng rất im ắng , chỉ lúc hết sức thanh vắng có lắng tai nghe ngóng thỉnh thoảng ta ta mới nghe được tiếng kêu nho nhỏ của chúng mà thôi . Vì vậy dù lén đến gần tổ cũng không ai tài nào đoán biết được bầy chim con trong tổ đã được bao nhiều ngày tuổi ? Thế nhưng , khi chúng ra khỏi tổ để tập bay thì cả bầy cứ chim chíp há họng kêu la như không cần phải e dè gì nữa ! Con chim bay trước một đoạn cũng kêu mà con chim chậm chan đằng sau cũng la toáng….
Trong ngày đầu ra khỏi ổ tập bay , tất nhiên chim con chỉ bay được từng quãng ngắn , và ít khi bay xa ra khỏi khu vuồn . Chúng cứ vòng qua vòng lại , bay tơi bay lui . ..Và cuối ngày khi chúng bay ra khỏi khu vườn là lúc cả bầy đã bay thành thạo.
Trong mấy tuần lễ đầu bầy chim con sống quấn quít bên nhau , vì vậy từ tháng 5 đến tháng mười , vào vườn ta thường bắt gặp sự đông vui của từng đàn nhỏ chích chòe than này…
Đánh bắt chim chuyền cũng dùng lục như bầy chim chích chòe than lớn . Nhưng theo kinh nghiệm của những người bẫy chim lâu năm thì nen thay con trong lồng bằng một con chích chòe than mái lại hiệu nghiệm hơn . Tiếng keu của chim mái tuy nhỏ nhưng chim con vẫn thính tai nghe được . Chúng tường lầm là chim mẹ nên xáp lại gần lục và sập lưới !
Chích chòe than chuyền tuy là vừa thoát khoải giai đoạn chim non , nhưng dù sao cũng đã có một thời gian ngắn sống tự do ở ngoài trời rồi , nên tính cũng nhát , cũng sợ gần người . Thế nhưng nhiều người vẫn thích nuôi chim chuyền vì những lý do sau đây :
Dạn dĩ hơn chim bổi nên thời gian thuần hóa được rút ngắn lại . và nếu nuôi khéo có thể sau này cũng dạn dĩ như nuôi chim con.
Chim bổi để nuôi , thường nuôi mười con sống đủ cả 10 vì chúng thích ứn được với môi trường sống mới rất nhanh .
Những tháng đầu mới nuôi thì vẫn nhút nhát , gặp người lại gần vẫn bay , nhưng tính nhát đó có mức độ . Nếu người nuôi chịu khó tiếp cận , gần gũi chim hằng ngày , như chịu khó thỉnh thoảng đút mồi cào cào cho chim thì chim mau dạn hơn.
Chính vì lẽ đó nên có người còn thích nuôi chích chòe chuyền còn hơn là nuôi chim con , vì đỡ vất vả trong việc chăm sóc , nuôi nấng .Chim chuyền vì thế giá cả còn cao hơn cả chim con ( giá gấp đôi ) và đắt hơn cả chục lần giá chim bổi .
Giá chim chuyền đắt hơn giá chim con củng phải , vì mua chim chuyền thì biết chắc con nào là trống mái , trong khi chim con nếu quá nhỏ thì việc lựa tróng mái chỉ là việc cầu may . Trừ trường hợp số ít người dày dạn kinh nghiệm trong nghê……
Chim chuyền đem về nhà cũng nuôi như chim bổi trong thời gian đầu. Có điều có thể hé áo lồng ra chút ít để con chim tập làm quen với quanh cảnh bên ngoài . Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy chim nào quá nhát thì sẻ bỏ ăn uống ngày đầu, hôm sau đã lần mò đến cóng nước , cóng sâu , rồi cóng bột . Con chim đã chịu ăn uống trong lồng là con chim không thể chết được . Điều càn là hãy để cho nó được sống yên tĩnh thật sự để nó quen dần với khung cảnh bên ngoài và tiếng động xảy ra chung quanh .
Chim chích chòe than chuyền là chim mới tập hót , chất giọng của nó cũng là giọng cảu chim con vài 3 tháng tuổi , vừa nhỏ vừa đơn điều không hay ho gì . Phải qua năm thứ 2 trở đi thì tiếng hót mới bắt đầu tròn trịa…
Cách Thuần Dưỡng &Amp; Chăm Sóc Chòe Than
1. Lồng Nuôi
– Đối với chim Mộc ( bổi )
Nên chọn lồng tròn ( vuông ) size 33-34 ( ko to ko nhỏ ko cao ko thấp – NÊN SUER DỤNG NÓC VUÔNG , NẾU LÔNG VAI TRÒN NÊN DÙNG VAI NAN KÉP TRÁNH CHIM RÚC MỎ )
Áo lồng mỏng vừa phải để chim ổn định và có thể nhìn thấy vị trí ăn uống khi chim mới bứt đầu cho vào lồng ( Nếu dùng áo quá dầy tối với chim bổi mới dùng áo kín quá chim ko quen dễ ngợp )
– Đối với mộc dở và thuần : Nên chọn lồng từ size 38-42- 45 chim lên dáng đẹp . ( KHÔNG NÊN NUÔI LỒNG NHỎ VÀ QUÁ CAO GÁC CẦU PHỤ CHIM DỄ SINH NẾT NHẢY XẤU )
2. Chọn chim
2.1 . Chim hót : Bộ thon nhỏ, đuôi linh hoạt, mỏ mỏng, mũi thông, mắt lanh lẹ, siêng chè, già rừng, cánh sệ, lông mỏng, nhảy khôn, đuôi đánh cao, bản đuôi dày, nói chung thân mình cân đối toàn bộ sẽ tốt hơn…
2.2 . Chim đá : Bộ to, mặt dữ, mỏ to, già rừng…
KL : Nên lựa chọn Chim khỏe, sắc màu cánh tránh to đen rõ ràng, chim béo, ngực nở, già rừng…
Ưu điểm chọn nuôi chim non & chim già
Chim non : nhanh thuần, dễ hót, luyện đấu nhanh, dễ thành khách, có thể đấu giàn tự tin, dễ xù cá ngựa, phải luyện hót học giọng, ít giọng hay, phải tập luyện giọng nhiều….
Bánh tẻ ( Chuyền ) : Nhanh thuần hơn chim già, ít lỗi, dễ chọn dáng đẹp, dễ chọn chim có tố chất vì đã ra dáng,, dễ có giọng hay như chim rừng , ít phải luyện giọng,
Chim già : khó thần, lâu hót, giọng hay, giọng rừng, thái độ tốt, ít xù…
3. Thuần chim bổi ( mộc )
– Từ 1 đến 3 ngày đầu nên để máng ăn dưới sàn lồng và để sâu tươi , mồi… để chim quen ăn lấy lại sức tránh suy chim và ổn định tâm lý, che áo lồng đặt nơi yên tĩnh .
– Các bạn có thể dùng dây nịt ( chun nhỏ ) buộc 2 đầu cánh dài nhất của chim lại để chim đỡ nhảy hơn rất nhiều.
– Máng ăn và máng uống nước cài 2 bên cầu cố định không thay đổi
– Ngày 3-4 bắt đầu cắt sâu dế hoặc 1 số ae sd giun đất hoặc trứng kiến… trộn lẫn cám gà con hoặc cám trứng dã nhỏ … đến những ngày sau cắt nhỏ dần dần cho quen.
– Quan sát phân chim nếu thấy khuôn đã ăn cám thì tốt và vẫn duy trì sâu mồi.
– Khoảng ngày 10 bắt đầu cho chim tắm : che áo lên nóc lồng tắm, làm ướt áo dạng phun mưa nhỏ giọt để tập cho chim tắm mỗi ngày, tắm vào lúc có nắng, không tắm khi trời rét quá, có thể dùng bình xịt phun sương xịt nhẹ ướt lông cho chim quen mỗi ngày.
– Nếu có thời gian để cho chim tắm 30p trog lồng để cho chim đói và ướt , sau đó cho chim sang lồng nuôi, khi chim còn đang ướt và đói sẽ ít nhảy, chủ nuôi dùng kẹp sâu thả sâu vào lồng 1-2 nhử chim dần dần cho quen chủ. Mỗi ngày đều như vậy với cách ăn vừa phải và bỏ đói 1-2h đồng hồ để chim nhanh thuần hơn.
Nếu không có thời gian nhiều có thể cho ăn mồi 2 lần ( sáng sớm hoặc chiều tối ) – ko cho ăn quá muộn chim ko tiêu hóa mồi hết.
4. NUÔI DƯỠNG MỘC – BỔI LỠ – THUẦN
– ĂN :
+ Lưu ý : Về cơ bản vực chim để chim ăn cám đều ổn định với chim thuần lửa sẽ đều hơn ổn định hơn nhiều ( ko nên lạm dụng mồi tươi quá nhiều )
+ Bắt đầu trộn cám tốt và cám trứng cho chim ăn dần . Xem Clip thực tế : https://youtu.be/fvVoSXWsqBw
+ Bổ sung mồi tươi ( Sâu, dế , giun, cá con, côn trùng … ), thay đổi đa dạng mồi tươi
+ Dùng gắp sâu thả mồi để chim quen chủ ( các bạn có thể mua gắp sâu dế ở tiệm bán dụng cụ y tế là cái kẹp inox rất tiện lợi nó dài tầm 30cm )
TẮM :
+ Tắm khi trời nắng ấm ( Có thể dùng bình xịt nhẹ tập cho chim tắm )
+ Không tắm sớm quá ( nên chọn giờ trưa hoặc chiều ) để hạn chế chim tắm khan – khô ( hạn chế việc mồi bỏ chơi hoặc chim thi bỏ hót tắm ).
3. TẬP LỰC : + Tập lực khi đã xong lông
+ Lồng tập lực ( 1,2mx50x60 hoặc dài hơn 1,5m ) có cát , đất, đá, cầu…
+ Tập buổi sáng có nắng ( chim khỏe, lông đẹp, tránh giậnmạt… )
+ 1 tuần tập 3-4 lần
+ Tập lực khi chim đã đứng lồng , thuần lồng và ôm lông
4. NUÔI DƯỠNG LÊN LỬA ( Với chim thuần ) + Luôn đảm bảo chim ăn cám tốt ( ko bỏ cám ) , ko lạm dụng quá nhiều mồi tươi. Thực tế chim điều bằng cám ổn định lửa sẽ đều hơn.
+ Nên nuôi tách riêng và xa các con chim căng lửa tránh hót đè
+ Nên nuôi mái thuần dụ tốt để thỉnh thoảng ốp ( 1 tuần 2-3 lần, mỗi lần 3-5 phút, rồi tách xa, dần dần chim căng sẽ dãn dần mái ra )
+ Thay đổi vị trí treo chim tại nhà để chim hứng khởi và quen với các vị trí
+ Chim đạt lửa có thể đi dượt ( 5 ngày 1 lần, thay đổi vị trí dượt, giàn dượt, vị trí các con treo… ), tập treo xa và treo gần các con khác để làm quen môi trường giàn….
+ thỉnh thoảng tìm chỗ treo ra vườn, không gian thoáng đãng nếu có chim khác bay lượn bên ngoài thúc thì giúp kích lửa chim trong lồng rất tốt.
+ Mồi tươi : Sâu , cào cào, thằn lằn, thạch sùng, giun, cá con, tép… thay đổi mồi tươi đều ( ko nên lạm dụng mồi tươi quá nhiều làm chim bỏ cám )
+ Tắm vào buổi chiều, vệ sinh lồng trại sạch sẽ tránh giận mạt cắn chim gây ngứa, hỏng lông, gầy chim suy chim…
+ Trong quá trình thay lông nên chùm áo lồng và dùng áo sáng màu
KL : Tùy tố chất chim , không gian, cách nuôi của chủ mà con chim lên nhanh hoặc chậm .
NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CHIM VỀ NHÀ MỚI KHÔNG HÓT NHƯ Ý
+ D0 vận chuyển
+ khác vùng miền khí hậu
+ Nguồn thức ăn
+ Môi trường nuôi
+ Tâm lý cá biệt từng con chim
GIẢI PHÁP : XEM PHẦN 4 ( Hỏi chủ cũ về chế độ nuôi, chế độ tắm, ăn uống, cách treo, vị trí treo, … có thể mới về nên che lại áo lồng để nơi yên tĩnh, rồi hôm sau kè mái và treo ra chỗ thật cao thoáng để chim hót chiếm thung, và đồng thời kiên trì nuôi thời gian để chim thích nghi…
XEM THÊM CLIP THỰC TẾ TẠI LINKS NÀY : https://youtu.be/fvVoSXWsqBw
Viết bởi : CÁM CHIM ĐẤT VIỆT – ” Kết nối đam mê – Sẵn sàng chia sẻ ” – DĐ : 0908070555 / 0944114410 – Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội.
Hướng Dẫn Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chích Chòe Than
Đứng trên vị trí cao nhất vùng mà hót, chứng tỏ chim không hề biết sợ một địch thủ nào, mà lại có vẻ thách thức nữa. Nó cứ điềm nhiên đứng hót, lúc nào không còn hứng nữa mới chiu tung cánh bay đi.
Hình dáng : Như phần trên mình nói , Chim Chích Chòe Than có đôi chân vừa cao , vừa nhỏ , trông không cân đối lắm , thế nhưng , chân nhỏ mà không yếu . Ai có thấy Chim Chích Chòe Than đá nhau trong rừng, hoặc đá trong lồng thì mới tháy những cú tung cước bần bật vào đối thủ của nó đích đáng đến chừng nào ! Đã thế nó còn mổ vào mắt, vào mặt , vào cổ đến đối thủ phải trụi lông , rách thịt , có khi lọt tròng…
Chim Chích Chòe Than có thân mình lớn gấp đôi chim sẻ, có con lớn đến gấp ba , chiều dài tính từ đầu đến chót đuôi khoảng 18 cm . Toàn thân phủ lông đen , trừ phần bụng , bên dưới lông đuôi, và hai sọc xuôi dài bên cánh là màu trắng . Mở và mắt của chim đen tuyền , chân đen móc. Với bộ lông như vây, trong Chim Chích Chòe Than lúc nào cững tươm tất, sạch sẻ giống như cụ lý ngày xưa, chững chạc với khăn đóng áo dài đen quần trắng…Với bộ lông đặc biệt này . Chim Chích Chòe Than không có nét trùng giống vơi một con chim nào khác.
Để phân biệt với Chim Chích Chòe Lửa, người ta gọi con Chích Chòe hay Chim Chìa Vôi bằng cái tên mới là Chim Chích Chòe Than .
Ở miền Bắc và bắc Trung phần thì Chim Chích Chòe Than được gọi với cái tên từ thời cổ lổ là chim Chìa Vôi , sau đó là Chim Chích Chòe Than . Ở vùng ngoài không ai goi nó là Chim Chích Chòe Than , vì ở đó không có Chim Chích Chòe Lửa , nên khỏi sợ lộn.Ngay ở miền Nam mình , trước đây , người ta cũng goi nó là chim Chìa Vôi.
Chim chìa vôi ở miền Bắc có thân hình lớn hơn Chim Chích Chòe Than ở trong Nam , đôi chân cũng cao kều hơn, còn giọng hót và màu lông cùng đặc tính thì giống nhau như một. Sỡ dĩ ông bà ta gọi nó là chim Chìa Vôi, vì đôi chan vừa cao vừa nhỏ giống như cái chìa vôi của các cụ ăn trầu. Do đôi chân vừa cao, vừa nhỏ trông yếu ớt nên dáng đi điệu nhảy của Chim Chích Chòe Than kều khều, tưởng như xiêu vẹo, không vững. Xưa nay, người nào có đôi chân ốm yếu lại cao nhồng, thì được người đời ví von là kẻ có cặp chân chìa vôi.
Xuất xứ: Chim Chích Chòe Than , xuất phát từ quần đảo Nam Dương, rồi dần dần có mặt ở các nước ở vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam ta. Tại nước ta , giống này có mặt khắp noi , ở đâu có người là ở đó có chúng ở. Từ trong rừng thẳm núi cao , đến vùng đồng bằng sông Hồng , sông Cửu Long , đi đến đâu, ta cũng gặp hình ảnh con chim mình đen bụng trắng thân thương trầy . Tuy nhiên , chúng sống ở rừng thì ít, mà sống trong vườn tược gần nhà của người thì nhiều.
Cách thuần chích chòe than bổi: Trong đời sống tự nhiên, Chim Chích Chòe Than thích gần gũi với con người . Chúng thường sống và làm tổ ở trong vườn nhà . Tổ của chúng là những họng cây . Muốn bắt Chim Chích Chòe Than con , người ta thường lấy nhứng cái hũ , những cái tỉn nước mắm , gác lên các cháng cây thấp , thế là chúng bay vào đẻ .Lúc chim con sắp tập bay là người ta chò đêm tối thọc tay vào bắt trọn ổ , và dĩ nhiên là người thả cho chim mẹ đi.
Chim Chích Chòe Than trông có vẻ dạn người, thế nhưng khi bắt vào lồn thì chúng tỏ ra cực kỳ sợ hãi. Nhiều con cứ thấy có bóng người là cố chui rúc vào nan lồng đến nỗi bể đầu, tróc lông, xệ cánh, không chị ăn mồi để chịu chết. Do đó, người ta thường nuôi chim con, vừa mau dạn lại có thể nuôi thả như các loài gia cầm khác. Chim con nuôi lớn lên trở nên thuần tính, thả bay nhảy trong nhà, trong vườn như các loại gia cầm. Riêng chim lớn bẩy về, ta phải nuôi bằng phương pháp đặc biệt. Trước tiên là sửa soạn một cái lồng tre hoặc mây, bên trong có treo một cóng nước, một cóng đựng cào cào ( các bạn nhớ xen hết chân để để phòng cào cào nhảy ), một cóng nữa đựng bột đậu phộng, có pha một ít sâu tươi hoặc sâu khô. Ngoài lồng phải có áo lồng kín đáo. Thả chim vào lồng xong, ta trùm áo lồng lại, rồi treo lồng vào một nơi yên tĩnh trong vài ngày. Chim bổi tuy nhát , nhưng sống trong sự tĩnh mịch này , nó cúng đành “ép bụng”, để thích nghi dần với hoàn cảnh mới .Những ngày sau đó thấy chim bớt nhát không còn bay nhảy loạn xạ như trước. Thế là có quyền hé bớt áo lồng, và treo vào chỗ có người qua lại để chim dạn dĩ dần thêm. Thức ăn cho chích chòe than : sống trong rừng, chích chòe than thích ăn sâu bọ, cào cào, châu chấu, trùn dế… Chúng thường sà xuống các thửa ruộng mới cày , những đám đất mới cuốc để tìm trùn, tìm dế mà ăn. Chích chòe than cũng tìm ăn những trái cây chín trong vườn. Ca dao có câu : Cúc cu ăn đậu , ăn mè Bồ câu ăn lúa , chích chòe ăn sâu. Nói vậy thì mình thấy loại chim này vô cùng hửu ích cho con người vì nó bắt sâu bọ phá hoại mùa màng cây cối , tiếng hót lại hay Xin lưu ý là nuôi Chim Chích Chòe Than rất tốn kém về thức ăn . Vì mỗi ngày , ngoài bột và đậu phộng trộn trứng ra còn phải cung cấp cào cào , sâu tươi và cả sâu khô nữa. Một con chim ăn mỗi ngày, phỉ sức cũng hết 50 con cào cào. Thiếu cào cào chim ốm. Mà một khi chim ốm thì khó lòng “vực” chim lên được. Những người nuôi Chim Chích Chòe Than để đá, họ còn ép chim ăn cào cào một ngày 2 cứ, ít ra cũng từ 80 đến 100 con. Sâu khô mua về bóp nhuyễn thành bột, trộn chung với bột đậu phộng trộn trứng tỉ lệ 30 đến 50%. Sâu tươi thì đổ vào cóng riêng, cho ăn hà tiện cũng mọt muỗng cà phê một ngày.
Đó là điều làm cho nhưng nhà nuôi chim rất ngạc nhiên , vì với cái bầu diều nhỏ nhoi như vậy , mà sao Chim Chích Chòe Than có thể “ngốn ” một lượng thức ăn nhiều đến như thế ! Với Chim Chích Chòe Than nuôi để đá độ như gà nòi , thì người ta cho ăn sâu tuoi và sâu kho 100% ( không cho ăn bột đậu phộng trộn với trứng ) và một ngày ăn 2, 3 cữ cào cào . Chim ăn sâu tươi , sâu khô càng nhiều chim càng “lên lửa”, càng sung, cả ngày lúc nào cũng hung hẵng chực đá.Ngày cả chủ đưa tay vào lồng để châm thêm thức ăn cũng bị chim bay đậu trên tay, miệng cắn , chân đá ,liên hồi , không sao gỡ cóng ra được.
Con chim có “lửa” rất dễ biết, nó ít hót, cả ngày cứ kéo bố lồng và gặp người là xan tới thành lông gây sự ..
Với người nuôi chim để hót , khi thây chim “đủ lửa ” thì cho ăn bớt sâu . Nghĩa là từ 50% , sẻ xuống còn 30% , để hẵm sự sung sức của chim bớt lại , có như vậy chim mới siêng hót. Xin lưu ý là ta có thể tùy nghi mà giảm bớt tỷ lệ sâu tươi hoặc sâu khô, chứ lượng cào cào không nên giảm. Trừ trường hợp màu nắng , cào cào không có thì đành chịu mà thôi . Dĩ nhiên , thiếu cào cào thì phải tăng lượng sâu tươi lên để chim khỏi bị suy yếu .Nếu không có sâu tuoi thì cho ăn trứng kiến.
Lồng chim và cách chăm sóc chích chòe than Nuôi Chim Chích Chòe Than bằng lòng tre hay lồng may cũng được . Lồng không cần cao rộng đường kính 30cm là đủ.
Về cách chăm sóc cho Chim Chích Chòe Than cũng như các loại chim hót khác , nghĩa là luôn luôn giữ vệ sinh cho lồng sạch sẽ . Cóng nước uống phải kỳ cọ cho hết trơn nhớt mỗi khi thay nước mới cho chim uống. Thức ăn nên đổ vào cóng một lượng vừa phải , đủ ăn chừng vài ngày, để tranh hư móc . Cứ môi lần cho ăn mới trộn sâu khô vào hỗn hợp bột đậu phộng với trứng.
Ngoài ra mỗi ngày hay cách nhật, ta phải cho Chim Chích Chòe Than tắm . Đây là loại chim ưa tắm. Có tăm , chim mới mát mẻ, mình không có ký sinh trùng nên không bệnh hoạn. Tóm lại , nuôi Chim Chích Chòe Than tuy tốn kém 1 tý xíu, tuy mất nhiều thời gian chăm sóc, nhưng bù lại ngày nào từ sớm tinh mơ, Chim Chích Chòe Than đã mang đến cho ta tiếng hót ngọt ngào. Đây là loại chim siêng hót, có thể hót hàng giờ, và sáng, trưa, chiều cũng đều lảnh lót cả. Chỉ cần tuyền một em Họa Mi và một em Chim Chích Chòe Than, suốt ngày trong nhà bạn đã rộn rã tiếng chim hót rùi đấy.
Cùng Danh Mục:
Nội Dung Khác
Bạn đang xem bài viết Cách Thuần Và Chăm Sóc Chích Chòe Than Chuyền trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!