Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Thuần Họa Mi Mộc Nhanh Dạn mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những thời điểm nào chim kg ngại gần người Phương pháp ” bỏ cho chim đói ” và cho ăn theo giờ cũng đòi hỏi bạn có thời gian rảnh để canh giờ,chăm sóc đút ăn,tạo thiện cảm với chim
Đói quá phải ăn (kg ăn chết đói).Lợi dụng nhược điểm này ta có thể đút ăn như clip từng con hay đặt lồng chim xuống đất 1 hủ sâu nhỏ để sát cửa lồng và ngồi cận nhìn nó ăn
2.Chim đang tắm-tắm xong phơi nắng. Cũng như thế ta tiếp cận em nó3.Chim căng lửa 1 con mi mộc 3 ngày căng lửa vẫn tự tin đứng gật đầu múa lân 1 con than 3 tháng căng lửa vẫn thông lồng đá được (tuc nhiên là chim đã chơi giàn và đá giữ khoảng cách nhất định) Hay dí mái khi đến gần chim cũng làm chim dạn hơn vì trong tư tưởng chim là mình đang giữ mái nó Nếu bạn không có thời gian thì bạn mượn không gian để làm dạn chim Không gian động người như : cửa hàng chim,chợ,trong cty,nhà gủii xe.. Những không gian này ban đầu chim sẽ nhảy liên tục sẽ làm bạn xót con chim.Cứ để 1 góc trong những không gian đó với điều kiện là không làm động đến nó (như xây nhà đập rầm rầm,như quơ cây).Chim bay tầm hon 1/2 tháng khi thích ngh được chim sẽ tự đứng lồng.
Lưu ý nhỏ: cách này tôi thấy hơi bạo lực chút..bạn nào cứng lắm mới làm nha..vì chim nhảy vậy máu me tùm lum nên sót lắm…với lại đối với HM thì chỉ cần tầm 2 năm lồng chăm sóc thường xuyên là chim đứng hót ngon lành rồi.
về vấn đề này,mình xin phân tích ưu nhược điểm từng loại cho anh em tham khảo.. +Về lồng nuôi.. – Về vấn đề này mình chưa trải nghiệm gì nhiều nên không có ý kiến gì..hehe
+Về nuôi hộc: -Trong thuần HM mình thườn dùng hộc,,mà loại hộc rời được mình thiết kế riêng nên sẻ có nhưng công dụng thích hợp. -Dùng hộc sẻ giảm khả năng bay nhảy của chim nên thường hạn chế chim gảy móng hoặc bể đầu,vì hộc đa phần là đóng kín 5 mặt chừa 1 mặt nên khi chim bổi rừng về sẻ hạn chế tầm nhìn giúp chim yên tĩnh trong 1 thời gian ngắn để thích nghi. – Và là dùng hộc nên bắt buộc phải để dưới đất mà để khoảng cách thấp sẽ giúp chim được tỉnh lặng nên dễ thuần hơn rất nhiều so với treo lồng lên cao.
Cách Thuần Chim Họa Mi Mộc Nhanh Hót
Về nguyên tắc thuần chim thì chú chim càng bớt sợ bao nhiêu thì càng nhanh thuần bấy nhiêu, điều đó có nghĩa là bạn cần phải nói với chú chim rằng mày yên tâm, ko việc gì mày phải nhảy loạn cả, nếu làm được điều đó thì bạn đã thành công.
Khi thay thức ăn, nước, dọn vệ sinh lồng, tốt nhất bạn nên chuyển chú chim qua một chiếc lồng khác. Cho chim tắm thì phải cẩn thận ko để chim hoảng sợ, lúc chim mộc qua lồng tắm chim sẽ rất đề cao cảnh giác, nếu bạn không cẩn thân, đến gần có thể chú chim sẽ bị hoảng. Nếu bạn không chắc là chim có hoảng hay ko thì tốt nhất ko nên cho chim tắm, nếu chim cần tắm thì chim sẽ tự vẩy nước trong cóng để tắm.
Người chơi chim sử dụng từ “mộc” để nói về những con chim vừa bắt từ rừng về. Đặc điểm cơ bản nhất của chim trong thời kỳ này là sự hoảng sợ, nhút nhát. Nuôi chim trong kỳ này rất vất vả, khó khăn bởi chúng chưa quen với cuộc sống trong lồng. Mỗi khi thấy bóng người là mỗi lần bay nhảy loạn xạ, đâm đầu vào các nan lồng dẫn tới rách đầu, chảy máu, xã cánh, gãy đuôi… Có con chim thậm chí còn nhất quyết không chịu ăn dẫn tới tử vong. Nếu bạn không phải là người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất không nên chọn mua và nuôi chim họa mi trong thời kỳ này. Tốt nhất là nên mua những con chim tương đối thuần, đã biết ăn cám và cất tiếng hót trong lồng.
– Để thuần hóa chim mộc, những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái “lồng cũi”, cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen “đứng cầu”, ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.
– Khi chim đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại cũng là lúc người chủ quan sát và nhận biết được giá trị của từng con. Họ đưa chim ra ở “lồng nuôi”. Thông thường, chúng ta mua chim khi chim ở giai đoạn này. Không biết dùng từ nào cho chính xác nhưng có lẽ ta tạm gọi những chú chim như vậy là “chim tạm”.
– Ở thời kỳ này, chim vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người, có con vẫn rách đầu chảy máu như thường nhưng bù lại chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Nhiều khi để theo dõi chim, tôi phải nấp sau những bức tường lắng nghe xem hôm nay chim của mình có hót không hay hót thêm được những giọng gì mới. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều. Bạn nên có một con chim mái tương đối thuần để “ốp” chim đực làm cho chim đực bớt hoảng sợ và sớm thích nghi với cuộc sống trong lồng. Cách “ốp đực” không có gì là phức tạp cả. Bạn treo chim mái ở cạnh chim đực, mở hé lồng để chim đực nhìn thấy chim mái. Nếu con chim mái của bạn thuộc loại hay, chim đực sẽ nhanh thuần hơn. Tôi thật may mắn khi đang sở hữu một con chim mái thuộc loại “đỉnh”. Cứ mỗi khi nhìn thấy chim đực là nó vẫy vẫy hai đầu cánh, nhảy lên thành lồng như muốn âu yếm, vuốt ve chim đực. Và chú chim đực như cũng “xốn xang” đáp lại tình cảm của cô nàng, quên cả hoảng sợ.
– Không giống như nhiều loại chim khác, chim họa mi rất hiếu thắng vì vậy bạn không nên để những con chim đực “tạm” ở gần những con chim “thuần”. Nếu như bạn nuôi khướu, việc treo hai con chim đực ở gần nhau đem lại hiệu quả tích cực là chúng có thể học tập giọng hót cũng như phản xạ của nhau thì việc treo hai chim họa mi đực ở gần nhau lại đem đến những kết quả tiêu cực. Là giống chim hiếu thắng xuất phát từ bản năng tranh giành chim mái, hơn nữa trong tự nhiên, họa mi thường sống đơn lẻ trên những “lãnh địa” riêng nên nó sẽ không chấp nhận sự có mặt của kẻ “phá đám”; họa mi đực thuần sẽ có hành động “dằn mặt” con chim mới khiến cho nó thêm hoảng sợ. Mỗi lần mở mỏ định hót là mỗi lần chim thuần lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo. Vì vậy chú chim mới mang về còn lâu mới dám thể hiện giọng ca của mình. Kinh nghiệm rút ra là nên ốp đực bằng mái và ngược lại nên ốp mái bằng đực.
– Có thể nói chăm sóc chim “tạm” là giai đoạn vất vả nhất trong quá trình thuần hóa chim họa mi. Nếu như ở thời kỳ “mộc”, người chủ chỉ việc tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng cũi thì ở giai đoạn “chim tạm” bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ cần thiết khi sống trong lồng. Bạn nên cố gắng thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn và cố định vào mỗi giờ trong ngày, chẳng hạn sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, sau đó treo chim ở một chỗ cố định, tiếp thức ăn, nước uống vào một giờ cố định… để tạo cho chim có những “phản xạ có điều kiện” phù hợp với cuộc sống trong lồng.
– Khi chim mới đưa vào lồng nuôi, do chưa quen với việc tiếp xúc với con người nên bạn phải chấp nhận một thực tế là không thể ngày nào cũng “sờ mó” vào lồng chim được. Bạn nên để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất “nặng mùi” và không còn cách nào khác là phải “sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình để “không ai đụng cham đến ai cả”.
– Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần, hé dần áo lồng cho chim dần làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim… Và, như tôi đã trình bày ở phần trên, nếu có thể, hãy luôn cho chim đực được “ốp mái”. Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim đực và chim mái ra để chim đực, khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình và thể hiện những “tuyệt chiêu” mà có khi bạn cũng không ngờ tới.
– Khi con chim mới về nhà bạn, trừ khi bạn mua “chim thuộc”, không bao giờ bạn có ngay một chú chim ưng ý cả. Hoặc là không hót, hoặc là lông cánh rách, hoặc là nát mặt chảy máu… hoặc là tất cả những điều đó. Nhưng bạn yên tâm, chỉ cần kiên nhẫn chăm sóc, chú chim của bạn không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tiêu chuẩn thôi. Tôi còn nhớ khi mới mang chim về, mỗi lần cho chim tắm tôi xót hết cả ruột khi nhìn chú chim bay nhảy loạn xạ, rách đầu rách mặt… Nhưng đó là thực tế mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận khi đưa một sinh vật hoang dã vào trong cuộc sống con người.
– Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào cũng phải dịu dàng, nhẹ nhàng và âu yếm chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng như thế nào tới mức độ thuần của chim nhưng tôi dám chắc rằng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim… bằng sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo.
– Tóm lại việc chăm sóc và thuần hóa chim hoạ mi rất vất vả đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu với loài chim này, bạn sẽ vượt qua tất cả khó khăn và khi chú chim của bạn cất cao tiếng hót, trổ tài, khoe sắc bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng.
– Sẽ đến một lúc nào đó, khi bạn mở áo lồng chim, cho chim ăn hay tắm cho chim… bạn sẽ thấy chú chim không còn bay nhảy lộn xộn nữa mà chỉ nhảy vài cái lấy lệ. Trông thấy bạn nó không còn sự hoảng sợ nữa mà như nhìn thấy người quen. Vào mỗi buổi bình minh, bạn treo chim ra ngoài đón những tia nắng ban mai dịu nhẹ, âm áp, chú chim của bạn bình tĩnh mở mỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới… Khi ấy, có thể nói bạn đã thành công trong việc thuần hóa chim họa mi rồi.
Cách Thuần Hóa Chim Họa Mi Mộc
Thuần phục chim HM mộc cũng không khác gì dạy chó làm toán cả,chỉ có điều mục đích ,dụng cụ,động tác khác nhau mà thôi. Trước tiên bạn nên có 2 cái lồng:1 lồng chiến(56 nan) 1 lồng “lưu điểu”(48 nan)còn gọi là lồng mái,cả hai đều có áo lồng.Tốt hơn nếu bạn có thêm một chim mái.(chim mái chọn đầu nhỏ ,mỏ nhỏ, râu thưa ,đuôi thắt,chim càng nhỏ càng tốt) THỨC ĂN:Chim mộc mới mua thường được chăn bằng cám tổng hợp,muốn thuần phục nó ,bạn phải làm thức ăn khác,cũng như dạy chó,thông qua việc cho ăn ta làm cho chim HM hình thành những phản xạ cần thiết(tôi nói cần thiết vì ta chỉ cần làm mất đi phản xạ sợ người,sợ môi trường thành phố…còn thì phải giữ được những phản xạ hoang dã quan trọng của HM như px tranh mồi,bảo vệ lãnh địa,giữ mái…).Gạo tẻ ,xay nhỏ vỡ 4 vỡ 5 trộn với lòng đỏ trứng gà, tỷ lệ :5 lòng đỏ(gà ta) 2 bơ gạo.phơi thật khô hoặc xấy cũng được(tại sao chộn nhạt thế tôi sẽ giải thích sau,hồi còn nhỏ tôi thấy ông người Hoa làm thế,tôi cũng bắt chước nhưng để hiểu được ý nghĩa của nó phải 30 hơn năm sau tôi mới vỡ ra đấy-IQ của mình hơi “lùn”mà ) . Sau khi đổ gạo nước và cho chim vào lồng chiến bạn kéo kín áo lồng,lồng chim phải đặt ở dưới đất ,tốt nhất là để ở góc nhà(góc nào mà khi đi lại mọi người trong nhà không đi sát gần lồng quá)lý tưởng nhất là góc nhà sau hay góc cầu chúng tôi khi ổn định chỗ đặt ,bạn quay cửa lồng ra ngoài,từ từ kéo áo lồng hở vừa hết cửa lồng là vừa.Thỉnh thoảng bạn tới gần quan sát(nên đi thẳng hướng cửa lồng để cho chim có thể nhìn thấy bạn từ xa)xem chim có chịu ăn gạo không,nếu chắc chắn chim ăn rôi thì bạn cứ tối đến kéo kín áo lồng rồi treo lên cao để chống chuột,nếu nhà không có chuột thì cứ để yên vị càng tốt,hàng ngày bạn kiểm tra nếu hết thì bổ xung,khi đổ thêm gạo,nước bạn để nguyên vị trí đừng nhấc lồng ra ngoài ,kéo kín áo lồng lphía trước rồi kéo áo lồng phía sau lên vừa đủ để đổ gạo nước,thao tác này bạn phải làm nhẹ nhàng ,nhanh.Cứ chăn như vậy khoảng 7 ngày trong thời gian này T UYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHĂN MỒI(cào cào, sâu qui …)Nếu chim vẫn khỏe,nhahn nhẹn như thường thì để thêm như vậy 3-4 ngày nữa Nếu thấy chim có biểu hiện thiếu dinh dưỡng như lông hơi xù,giọng hót thiếu lửa,các động tác có vẻ thiếu linh hoạt thì bạn bắt đầu chuyển qua giai đoạn cho ăn bổ xung để tạo ra những phản xạ có điều kiện mà bạn mong muốn.
Phần lớn ăn như vậy chim đi phân có màu trắng,khô nhưng cũng có con đi phân ướt,2-3 ngày bạn dọn phân 1 lần,khi dọn chú ý là chỉ tháo đáy đựng phân,trước đó phải che kín áo lồng,không nên vạch áo lồng dọn sạch hoặc rửa,tắm làm chim sợ. Sau khi bị ăn nhạt như vậy chim bắt đầu thiếu đạm nghiêm trọng,đây là lúc ta” rút viên thức ăn trong túi ra “,có điều thay vì viên thức ăn là con cào cào,dế hay sâu chúng tôi vì dạy sủa là dạy cho HM biết rằng hể ông chủ đến gần là được ăn ngon đây. Bạn đến gần lồng chim khoảng 1 với tay,đặt lồng chim mái chếch bên cửa,bạn cho vào lồng mái 1,2 con mồi,rồi cho vào lồng chim đưc 1,2 con(nếu là cào cào thì vặt hết chân để khỏi bò mất) sau đó bạn lui ra xa độ 2 m,ngồi im quan sát,phần lớn chim sẽ nhảy đến ăn mồi ngay,nếu nó vẫn sợ thì bạn lui ra xa nữa. Chú ý: CHỈ ĐƯỢC ĐẶT MỒI QUA KHE CỬA, chỗ bàn chiến ,không được thả từ trên xuống,cũng không nên đút mồi qua khe nan bên cạnh (vì sao sẽ giải thích sau)Mỗi ngày cho chim ăn 3-4 lần mồi,mõi lần chỉ 1-3 con thôi để chim luôn có phản xạ thèm mồi,cứ chăn như vậy cho tới khi hết 2 bơ gạo kia,mỗi ngày bạn lại ngồi gần thêm một tý và bớt dần việc đặt lồng mái đi,chỉ sau 25-30 ngày bạn sễ thấy rõ HM của bạn cần bạn đến nhường nào.Sau khi đã chăn hết cơ số gạo trên bạn chộn tiếp với tỷ lệ 4 trứng 1 bơ gạo và cách chăn mồi vẫn thế,ăn với chế độ này chim sẽ đi cứt ướt,bạn đừng lo gì cả,không phải chim bị đi ỉa đâu,trong tự nhiên chim chỉ ăn côn trùng phân của nó còn ướt nhoét cơ
Như vậy chim HM của bạn đã chải qua 2 bước,bước một (7-10 ngày ăn nhạt không có mồi),bước 2(25-30 ngày ăn nhạt có bổ xung mồi theo định mức)hết tời gian này cũng đồng thời hết cơ số gạo đầu,trước khi sang phần tiếp theo ,tôi xin giải thích một số hướng dẫn kỳ quặc ở trên:vì sao cho chim ăn nhạt thì không cần giải thích chắc bạn cũng biết rồi,vì sao đặt lồng ở dưới đât và ở góc nhà?Khi sợ(lúc ta đến gần) chim thường bay vút lên và nhằm vao chỗ trống mà lao ra,trong khi đó đằng sau là góc tường và áo lồngche kín chim chỉ còn cách lao về phía chếch trên cừa lồng(vì chổ này hở)nhưng hướng đó chính là hương ta đang đến(vì đặt ở góc nên khi ta đến dù từ hướng nào chim cũng thấy ta ở phía trước và ở trên)nênchim ít lao hơn(dại gì lao vè phía người.)Vì sao chỉ được đặt mồi qua khe cửa chỗ bàn chiến?Trong tự nhiên chim HM đánh nhau vì 3 lý do chính sau:1 là bảo vệ lãnh địa(người Tàu nói HM là “Độc cứ tranh hùng điểu” ,2 là bảo vệ nguồn thức ăn,3 là bảo vệ mái.Khi bị nhốt trong lồng lâu ngày chim coi cái lồng là lãnh địa của mình,ta cho chim ăn mồi ở cửa lồng sẽ tạo cho chim phản xạ rằng “chỗ đó là kho thức ăn ngon của ta đó”(phản xạ có điều kiện)vì vậy nếu có chim lạ xuất hiện ở cửa là chim lao xuống đánh,để giữ mồi. Như vậy bằng cách chăn mồi rỏ giọt và đúng vị trí như trên bạn vừa làm cho chim mất đi phản xạ sợ người vừa giữ lại đươc bản năng hiếu chiến vì bảo vệ mồi của chim.
Khi thấy chim đã bớt sợ người bạn nới dần áo lồng cho tới khoảng 1/2 lồng (khoang40-50 ngày)Khi cho chim ăn mồi nếu chim dám mổ mồi ngay sau khi bạn thả tay ra thì bắt đâu chuyển sang bước 3(lưu điểu)tức là cho chim đi chơi,bạn lấy lồng lưu điểu ra,để phía ngoài cửa nhà mình,cửa lồng quay vào trong nhà,sau đó vào kéo kín áo lồng chim mộc,nhẹ nhàng xách ra áp sát cửa lồng vào với nhau,trước tiên bạn kéo hết áo lồng lồng mái lên,mở then cả hai lồng,sau đó bạn khẽ kéo áo lồng phía sau chim mộc lên,chim sẽ lao sang lồng mái ngay,bạn đóng then và nhanh chóng kéo áo lòng mái xuống kín,đợi chim ổn định bạn xách lồng ra ngoài nhà ,để ở chỗ nào đó thoáng đãng rồi kéo một phần áo lồng ra,sau vài lần như vậy chim sẽ quen và sẽ hót khá hay,những lúc này bạn nên rửa lồng chiến,1,2 ngày bạn lại cho chim sang lồng như thế,và càng ngày càng cho chim đi chơi xa hơn,mở dần áo lồng,chim sẽ thích nghi vơi môi trường thành phồ dần dần(Khi đi chơi về lại đuổi chim sang lồng chiến và lại để ở chỗ cũ) và nên cho cặp chim mái một luc(khoảng1 tiếng )rồi lại tách ra không cho nhìn thấy nhau,…..
Hướng Dẫn Cách Thuần Hóa Chim Họa Mi Mộc
Chim họa mi nổi tiếng là loài chim khó thuần, đặc biệt đối với họa mi mộc hay còn gọi là mi bổi thì việc thuần hóa chúng là một việc khó khăn đòi hỏi tính kiên trì và thời gian.
Cách chọn mua mi mộc
Chim họa mi mộc là những chú chim mới được đưa từ rừng về, chúng đã có một thời gian dài sinh sống và trưởng thành với môi trường tự do của rừng núi.
Chúng chưa bao giờ tiếp xúc với con người, vì vậy khi mới được đưa về, chim họa mi bổi rất hoảng sợ và nhút nhát.
Khi bạn đi mua mi mộc nên chọn theo mấy tiêu chí sau: Già rừng, ganh chim, dữ chim, bóng bộ đẹp, không lỗi hình…
Kinh nghiệm thuần dưỡng mi mộc
Sau khi đưa chim về bạn chuẩn bị chiếc lồng phù hợp để thuần hóa chim họa mi mộc. Chiếc lồng này chỉ nên nhỏ nhắn vừa để cho chim có thể xoay người, có thể sử dụng loại lồng thổ dân tộc hoặc mẫu lồng giả côn minh size 30 -32-34.
Vì như đã nói ở trên, chim bổi rất hoảng loạn và sợ hãi nên thục rất mạnh để tìm đường ra, dùng lồng kích thước nhỏ để hạn chế chim nhảy loạn xạ, gây toác mỏ, gãy cánh, toác đầu hoặc có thể tử vong.
Kinh nghiệm được chia sẻ là: ở giai đoạn đầu này, người nuôi nên phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều.
Lồng nhốt mi mộc được che kín 5 mặt. Khi cho chim vào lồng ép môc cần đặt lồng chim nơi thoáng mát, cách vị trí người qua lại tầm 2m và để chim ở tư thế chủ động quan sát người qua lại, không để chim quan sát thụ động gây giật mình.
Khi chim ở lồng ép mộc đơn này thì hiệu quả đó là chim cảm thấy rất an tâm vì bên hông và phía sau được che kín bảo vệ chim chỉ đề thoáng mặt trước.
Vấn đề thức ăn cho chim mi mộc
Thức ăn cho chim, với cách nuôi họa mi mộc, bạn nên cho chim ăn những thức ăn tự nhiên vốn quen thuộc mà chúng hay ăn khi sống trong tự nhiên hoang dã như côn trùng, dế, sâu, cào cào.. bởi vì họa mi là giống ương ngạnh, chúng thà chịu đói chịu khát rồi chết chứ không chịu tới cóng để ăn tấm rang trộn trứng.
Dần dần sau một thời gian người nuôi nên tập cho chim họa mi ăn cám, gạo hay trứng gà; Chỉ nên hé lồng nhỏ xíu đủ cho chim ăn và tập cho chúng quen với chủ, và thói quen khi chủ tới là chúng có thức ăn. Kiên trì khoảng 6 tháng tới 1 năm thì chim họa mi bổi sẽ dạn hơn.
Sử dụng chim mi cái giúp mi mộc nhanh ổn định tinh thần và thấy yêu cuộc sống hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một con chim họa mi mái đã được thuần để “ấp” chim đực hoặc ngược lại, để cho chim bổi bớt hoảng sợ trong giai đoạn đầu.
Cách “ốp đực” rất đơn giản, bạn chỉ cần treo chim mái đã được thuần cạnh chim đực hay ngược lại, mở hé lồng chim để chúng nhìn thấy nhau.
Theo độ hấp dẫn và thu hút của loài giống, sẽ khiến cho chim họa mi bổi quên hoảng sợ, nhanh được thuần và nhanh quen với cuộc sống trong lồng hơn.
Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên dùng chim họa mi đực đã được thuần với chim họa mi đực bổi bởi vì chim họa mi là loài có tính hiếu thắng, ganh đua và cạnh tranh nhau, phân chia địa bàn trong tự nhiên, vì thế dùng chim họa mi đực thuần bởi đực bổi sẽ bị phản tác dụng.
Công việc kế tiếp cần làm
Nếu như ở giai đoạn ban đầu, người chủ nuôi chỉ tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng nhỏ thì ở giai đoạn kế tiếp , khoảng từ 2 tới 3 tháng sau, bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ khi chúng sống ở trong lồng lớn hơn.
Chăm sóc chim họa mi bổi nên có lịch trình đều dặn hàng ngày, từ việc thay nước, cho ăn, mở áo lồng… sau một thời gian được chăm sóc như vậy sẽ tạo cho chim họa mi bổi những phản xạ có điều kiện phù hợp với môi trường sống mới trong lồng.
Ngoài việc cung cấp thức ăn đủ chất dinh dưỡng và tạo không gian yên tĩnh, người nuôi cũng nên chú ý cho chim tắm nắng và tắm nước. Tắm nắng để cung cấp vitamin D và tạo bộ lông mượt mà ấp áp.
Tắm nước là thói quen của chim họa mi trong tự nhiên, chúng rất cẩn thận và thử nước trước khi tắm, tuy nhiên chim họa mi tắm rất nhanh, chỉ với vài phút.
Càng được tắm nhiều, bộ lông chim càng được mướt mát, tươi tắn, và sức khỏe của chim cũng khá hơn.
Trong quá trình chăm sóc chim họa mi bổi, bạn nên hành động nhẹ nhàng, tỉ mỉ và kiên nhẫn.
Có thể bạn sẽ thất bại trong những lần đầu thuần chim họa mi bổi nhưng qua một quá trình tự bản thân người nuôi sẽ rút ra được những kinh nghiệm về cách nuôi họa mi bổi.
Trong thời gian sau khi chim đã dạn, người nuôi vẫn nên trùm lồng kín cho chim vào ban đêm. Dù chim họa mi là loại có sức khỏe và đề kháng tốt nhưng chúng vẫn dễ trúng gió lạnh dẫn tới tử vong.
Nhìn chung việc chăm sóc và thuần một chú chim họa mi bổi rất vất vả và người nuôi mất rất nhiều thời gian theo đó là sự tỉ mỉ và kiên trì.
Nếu bạn là một người thật tâm huyết với chú chim của mình, nhất định khi trải qua một thời gian chăn sóc thì chú họa mi sẽ cất cao tiếng hót mỗi ngày.
Tuy sẽ mất thời gian dài từ 6 – 8 tháng, cũng có thể là một năm tùy từng con chim, nhưng cuối cùng bạn sẽ thực sự cảm nhận được sự thú vị trong quá trình thuần hóa chim họa mi và hạnh phúc khi được thưởng thức tiếng chim hót mỗi ngày.
Bạn đang xem bài viết Cách Thuần Họa Mi Mộc Nhanh Dạn trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!