Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Căng Lửa, Lông Đẹp Đúng Chuẩn mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời gian đăng: 16:57:29 PM 21/12/2020
Chim vành khuyên đã quá quen thuộc với những người dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nuôi chim vành khuyên căng lửa, sống lâu. Bài viết này GẠO CƯNG sẽ cùng quý vị tìm hiểu về các cách nuôi loài chim này.
Tổng quan về chim vành khuyên
1. Đặc điểm của chim vành khuyên
Đây là loại chim thuộc họ vành khuyên, bộ chim sẻ. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Phi, hay miền nam Châu Á, hoặc một số hòn đảo Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Chim khuyên có kích thước nhỏ giống chim sâu, đầu to, mỏ vàng, trán rộng, hàm sâu.
Mắt loài chim này xếch lên theo hướng đỉnh đầu, xung quanh mắt vành đai có màu trắng với đôi cánh thuôn tròn.
Lông chim thường mỏng, ngắn, óng ả và tơi, đặc biệt đôi chân rất khỏe.
Chim khuyên sở hữu giọng hót thánh thót, cao vút và trong trẻo, đặc biệt chúng có thể bắt trước được giọng hót của các loài chim khác.
Chim sống theo bày đàn ở ngoài trờ và chỉ tách ra khi đến mùa sinh sản. Chúng thường làm tổ trên cây và đẻ từ 2 – 4 quả trứng.
2. Phân loại chim vành khuyên
Ở miền Nam loài chim khuyên được chia làm hai loại:
Khuyên vàng: Phần lông dở dưới mỏ và ngực chim có màu vàng óng
Khuyên xanh: Lông ngực và bụng có màu vàng lục
Ở miền Bắc loài chim khuyên được chia ra làm 2 loại
Khuyên xanh: Lông ngực và lông bụng có màu vàng lcucj
Khuyên xanh Trung Quốc: Những loài chim sống sứ lạnh, đến từ Trung Quốc.
Hiện nay, các loài chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên Hải. Chúng thích hợp sống ở độ thấp, sinh đẻ vào mùa mưa.
Cách nuôi khuyên căng lửa
Một chim khuyên đẹp, hót hay và căng lửa là mong muốn của tất cả những người nuôi chim. GẠO CƯNG sẽ chia vẻ một vài mẹo giúp bạn đọc vận dụng vào quá trình nuôi chim khuyên một cách tốt nhất.
1. Nhận biết chim căng lửa
Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu chim căng lửa là gì? Chỉ cần quan sát một số đặc điểm như:
Mắt chim màu đỏ, đậm lên từng ngày
Lông chim thường ôm sát vào người
Chim kêu nhiều trong ngày
Phân chim có dấu hiệu nhỏ hơn mọi ngày
2. Chăm sóc chim vào lửa
Sau 1 tháng chim vành khuyên mọc lông là thời điểm bắt đầu vào lửa. Ở thời kỳ này chim rất dễ nuôi vì chúng đang đạt trạng thái cân bằng.
Sau khi chim thay lông xong, bạn cần chú trọng nhiều vào chim vành khuyên ăn gì cho đủ dinh dưỡng, chế độ tắm nước, tắm nắng một ngày như thế nào. Sau một tháng đấy chính là thời gian chim bắt đầu vào lửa.
3. Chim vành khuyên ăn gì căng lửa?
Trong cách nuôi chim vành khuyên căng lửa thì chế độ dinh dưỡng quyết định đến 50% sự thành công. Các bạn có thể bổ sung thêm một số loại thức ăn như bột tép, đường, bột sâu khô để kích lửa cho chim. Ngoài ra bạn cần bổ sung thêm hoa quả giúp lông chim đẹp và có lợi cho đường tiêu hóa.
Quả cam giúp chim giải nhiệt, bộ lông mượt mà hơn
Cà rốt giúp chim lên màu đẹp
Dưa chuột hỗ trợ giải nhiệt, bộ lông mượt mà
Chuối tây tốt cho hệ tiêu hóa của chim khuyên, hạn chế tiêu chảy
Không nên cho chim ăn nhiều cam sẽ gây tình trạng phân nát
Không nên uống nước hoa quả thay cho nước lọc thông thường.
4. Cách chăm khuyên líu tốt
Trong giai đoạn này, bạn cần treo lồng chim gần các lồng chim lạ để giúp chúng sung hơn và có thể bắt trước được giọng chim khác, đây là cách nuôi khuyên líu căng mà rất nhiều người áp dụng.
Bí quyết chim vành khuyên non
Khi bạn đang sở hữu một con chim vành khuyên nôn bạn cần xác định một số vấn đề như thức ăn, nước uống và luyện giọng hót cho chim non như thế nào?
1. Chim vành khuyên non ăn gì?
Chim khuyên non có thể ăn cám gà, cám số 0 đây là những loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thức ăn tươi như dế, cào cào non từ 2 – 3 bữa một ngày giúp chim phát triển nhanh và khỏe mạnh. Chim non cần được bón cho ăn cho đến khi nuốt hết và đợi từ 5 – 10 giây mới bón tiếp. Cám cần được trộn sền sệt.
Lưu ý: Trong thời điểm này tuyệt đối không cho chim non ăn sâu quy (sâu gạo) do đặc tính loài chim này rất nóng và có thể làm chết chim.
2. Nước uống cho chim khuyên non
Bổ sung nước sạch cho chim vành khuyên non hàng ngày bằng cách lấy ngón tay hoặc lông gà chấm vào chén nước rồi nhỏ từng giọt vào miệng chim. Mỗi lần như vậy chúng có thể uống từ 1 – 3 giọt nước.
3. Tắm cho chim khuyên non
Bạn nên nhớ rằng, chim non rất yếu không nên tắm tát cho chúng khi giai đoạn nằm ổ. Sau khi chim biết đậu hoặc tập mổ thức ăn thì mới cho chim tắm. Thời gian tắm thích hợp là sau 12 giờ trưa ở nơi thoáng mát, không có nắng trực tiếp.
Lưu ý: Chỉ cho chim tắm từ 10 – 15 phút và 2 ngày / lần.
4. Cách nuôi khuyên bổi nhanh líu
Để chim vành khuyên có giọng hót hay bạn cần tập luyện cho chúng ngay từ bé bằng một chế độ chăm sóc tỉ mỉ.
Thường xuyên chơi với chim, vuốt ve và sờ gãi chim từ bé để chim mạnh dạn và thân thiết với chủ hơn.
Để chim khuyên líu hay cần thường xuyên bật video có giọng hót chích chòe hoặc khuyên lứu chòe để chim học tập và luyện giọng.
Nên cho chim nghe giọng vào lúc đang ăn từ 2 – 3 lần/ ngày (mỗi ngày từ 20 – 30 phút)
Cám khuyên nào tốt nhất?
Cám đậu xanh là sự lựa chọn tốt nhất cho chim vành khuyên, bạn có thể thực hiện tại nhà theo công thức sau:
Trộn 100g đậu xanh vào nước và ngâm trong 2 giờ
Sau đó, gạn sạch nước rồi hấp chín và phơi khô
Sử dụng máy xay nhuyễn bột đậu xanh trồi trộn với 6 lòng đỏ trứng gà hoặc trứng vịt
Tiếp tục phơi khô hoặc sấy khô
Sau đó, xay nhuyễn lần nước cho bột cám được tơi rồi bỏ vào hộp bảo quản nơi khô ráo.
Chim Vành Khuyên: Chọn Giống, Nuôi Và Chăm Sóc Chim Căng Lửa Líu Hay
Chim Vành Khuyên là một trong những loài được nuôi và ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Không chỉ sở hữu vẻ ngoài bắt mắt mà nó còn có giọng lứu rất hay. Tuy nhiên, để sở hữu một chú chim Vành khuyên khỏe mạnh, lứu hay với bộ lông óng mượt và thuần người là cả một quá trình đòi hỏi các nghệ nhân phải chăm chút, tỷ mỷ.
Chim Vành Khuyên hay còn gọi là chim khoen có tên khoa học là “Zosteropidae”, sống ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, dựa vào hình dạng và màu sắc của chim Vành khuyên mà người ta chia làm hai loại chính:
Chim Khuyên xanh: Sống chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung có hình dáng thon gọn và sở hữu giọng hót rất hay và ganh đua tốt. Đây là loài chim được rất nhiều người chơi lựa chọn bởi giọng hót cũng như ngoại hình bắt mắt.
Chim Khuyên vàng: Sống chủ yếu ở miền Nam với bộ lông vàng óng và giọng hót đanh dài. Tuy nhiên loài chim này lại không có sự ganh đua đấu đá tốt như loài chim khuyên xanh.
– Nên chọn chim Vành Khuyên đầu to, trán rộng, mắt xếch lên phía trên đỉnh đầu… đây là những chú chim có giọng hót tốt và đanh.
– Nên lựa chọn những con mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn và tơi… đây là những con hót rất mau mỏ, nhanh, dài và có tính ganh đua với đồng loại.
– Chân chim khuyên phải cao, lông óng để tạo dáng cho chim đẹp.
Chim Vành khuyên cũng như các loài chim cảnh khác, chúng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt. Trong mỗi thời kỳ khác nhau mà chế độ dinh dưỡng cũng khác nhau. Một chú chim Vành khuyên thời kỳ thay lông sẽ phải chăm sóc khác với chim thời kỳ kích lửa và thi đấu.
Trong thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn, vì thế phải làm thế nào để chim ăn nhiều và các biện pháp đề phòng gió máy.
Để chim ăn nhiều thì trước hết phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu). Cám trong giai đoạn chim đang xuống lông bạn cần hạ xuống cám thấp nhất, như Hiển Bảo Khánh 1, Thúy Tuấn 1…
Để đề phòng gió máy thì nên để chim ở những nơi có độ ẩm cao, yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim và không cho tắm nhiều.
Khi chim Vành Khuyên mọc lông, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao đáng kể, vì vậy chúng ta cần bổ sung mạnh mẽ vào thời điểm này, cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh), tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn, vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng…
Trong giai đoạn này, chim Vành Khuyên đã lên lửa nhưng vẫn chưa căng, hăng. Do đó, chúng ta cần thiết phải bổ sung các thức ăn có tính nóng như bột tép, bột sâu khô, lưu ý các thức ăn này nên cho theo tỷ lệ nhất đinh, không được quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong và sâu chân lông.
Hoa quả là thức ăn ưa thích của chim Khuyên, tuy nhiên đa phần các loại hoa quả lại có tính ngọt, giải nhiệt. Nên chúng ta hạn chế cho chim ăn hoa quả, có thể cắt hoàn toàn vì giai đoạn này đang tập trung cho chim căng. Tới khi nào chú khuyên của chúng ta bắt đầu cất những tiếng líu đầu tiên tức là chúng ta đã thành công bước đầu và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn khuyên lên lửa.
Đây là thời kỳ khó chăm nhất, đảm bảo phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chim, đồng thời tập lực và tập dượt cho chim Vành Khuyên giúp chúng căng lửa hơn. Chúng ta sẽ có 2 vấn đề cần quan tâm ở thời kì này đó là dinh dưỡng và chế độ tập dượt.
Trong giai đoạn này nên tiếp tục duy trì thực đơn của giai đoạn trước, không nên thay đổi cám một cách đột ngột. Bạn cũng có thể bổ sung thêm hoa quả, các thức ăn tươi như sâu, cào cào, châu chấu cho Vành Khuyên
Lưu ý: Không nên dùng cám kích lửa, nó giúp chim lên lửa nhanh nhưng lại ảnh hưởng cực kỳ tới sức khỏe của chim. Nên nuôi chim lên lửa một cách tự nhiên là cách bền vững cả về thể trạng lẫn tiếng hót của chim.
Thời gian thi đấu không nên quá dày, chỉ 2,3 lần trên tuần. Trước khi lên giàn thi đấu nên cho chim lại gần để làm quen, dần dần mới cho chim thi đấu.
Không nên lựa chọn đối thủ quá máu lửa, dễ gây cho khuyên sợ hãi bởi chưa quen hoặc chưa căng lửa ảnh hưởng về sau sẽ rất khó chữa.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể của chim Vành Khuyên cũng giống như chim Chào Mào không thể tránh khỏi việc bị nhiễm một số bệnh thường gặp. Do đó muốn sở hữu một chú chim Vành Khuyên bạn phải nắm được hiểu biết về các bệnh thường gặp ở chim Vành Khuyên và cách chữa trị chúng.
Chim Vành Khuyên bị đi ngoài
Chim có biểu hiện đi ngoài loãng toàn nước không có phân. Nguyên nhân là do thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc. Lồng cóng không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày.
Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 – 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.
Đối với bệnh nặng bạn cho chim uống nước chè loãng. Và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì một thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi.
Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết. Vì thế tạo cho vi khuẩn chúng tôi gây bệnh tiêu chảy. Bạn nhận biết rõ nhất là phân thay đổi màu.
Bạn chỉ cần dùng 1 – 2 mg thuốc Ampicilin. Pha chung với 15ml nước pha đường 25% rồi cho chim uống liên tục trong 3 ngày.
Đây là loại bệnh dễ gặp nhất khi nuôi chim. Chim thường có biểu hiện ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, bị lệch ngón. Chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.
Biểu hiện của bệnh là do chim nhảy bị vướng vào nan cửa lồng. Hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào. Nếu không để ý mà xiên chuối bằng sắt hoặc inox để chim ăn thì chim rất dễ bị thương đó. Hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng.
Dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau bôi thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin bôi kỹ vào vết thương.
Cách Chọn Chim Vành Khuyên Bổi Chuẩn Nhất
Cách chọn chim vành khuyên bổi chuẩn nhất. Người chơi chim khuyên kì công ai cũng biết trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim “mộc” bẫy từ thiên nhiên có khi chỉ lựa được vài con, dù mất công và tốn thời gian nhưng để tìm ra con chim có tố chất hơn là bỏ tiền mua sẵn một “đệ nhất” vành khuyên đã được tôi luyện vẫn là thú của người chơi.
Cà rốt: được nhiều người dùng cho chim, giúp chim lên màu đẹp. Cho ăn tươi hoặc xay nhỏ, trộn vào cám đều được.
PHẦN 6 : Chu kỳ sinh lý của chim Vành Khuyên Chuối (ko quá chín, vừa xanh vừa vàng là được, giống như hình trên) , dưa leo, cà rốt : cắt lát nhỏ, dày khoảng 1,5cm, gắn vào trong lồng cho chim ăn
Cam, cà chua: cắt khoảng 1/4 trái, dùng tăm gắn vào nang lồng cho chim ăn
Chim Vành Khuyên đực sử dụng tiếng hót để dụ chim Vành Khuyên cái trong mùa giao phối, Vành Khuyên đực là giống chim có trách nhiệm cùng con chim cái ấp trứng và cùng nuôi con trong suốt mùa sinh sản. Thông thường mùa giao phối của chim Vành Khuyên là từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm (dương lịch) và đấy cũng là mùa chim căng trong tự nhiên cũng như nuôi nhốt. Và cũng đã có người hỏi tôi rằng tại sao chim của tôi vẫn hót trong những tháng 10 đến tháng 2 sang năm, tôi đã giải thích và lý giải rằng đấy là chim căng trái vụ trường hợp này được lý giải như sau: Những con chim non được sinh ra trong những tháng đầu vụ được sống trong môi trường tự nhiên tốt hoặc nuôi nhốt tốt sau 5 đến 6 tháng đã căng và những con chim già gặp trở ngại trong mùa chim căng (Như bệnh tật, hoảng loạn trong nuôi nhốt) sẽ dẫn đến mùa căng trái vụ nhưng chắc chắn rằng sau 1 đến 2 vụ thay lông chim sẽ dần dần điều chỉnh cơ thể để dẫn đến căng đúng vụ. Trong mùa căng trái vụ này chim thực sự không hót hay được bằng chim đúng vụ thời gian chơi hót không được dài bằng chim đúng vụ.
ngày .
4.Bệnh do vi rút : Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa : – Chủng ngừa bằng vaccin; – Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.5. Bệnh do bị ” Sốc ” : Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong
1. Bênh ký sinh trùng : Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa : – 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu ); – 15ml nước pha đường 25% ; Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày )2.Bệnh tiêu chảy do chúng tôi : Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng chúng tôi gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa : – 1 – 2 mg Ampicilin; – 15ml nước pha đường 25%; Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .3.Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ): Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa : – 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine; – 15ml nước pha đường 25%; Cho chim uống liên tục trong 4
Chừng đó, khi ta có con chim khuyên quý hay lỡ mua con chim khuyên hay cực kỳ bị bệnh, tốt nhất nên chữa trị càng sớm càng tốt, không nên bán đi vô tình làm lây lan bệnh hay kéo dài làm tồi tệ thêm sức khỏe dẫn tới chim bị chết oan uổng. Hơn nữa ta cứu được một con chim quý hết bệnh, chim mạnh khỏe trở lại líu lo cho ta thưởng thức, thì Niềm vui đó còn gì sung sướng hơn ! Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều. – Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát. – Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng. – Nếu cho chim u ng hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước. – Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục. – Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh. – Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim. – Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa
Trước khi mua chim khuyên, nên khám sức khỏe chim bằng cách nhìn sắc thái biểu hiện sự khỏe mạnh linh hoạt. Điều quan trọng nhìn phân chim hoặc vạch bụng chim xem , nếu chim bệnh bụng bị sưng đỏ, ruột sưng nổi lên thấy rõ, chim ốm lườn bén ngọt, phân trắng dính hậu môn . Khi đã biết cách phân biệt chim khỏe, chim bệnh, biết cách định bệnh và điều trị thì việc chữa bệnh không còn khó khăn và đáng lo ngại nữa .
Cách Nuôi Dưỡng Chim Khướu Căng Lửa
Ở nước ta, Khướu cũng có nhiều loại. Có hai loại chính là Khướu mun và Khướu bạc má. Chim Khướu mun chỉ sinh sống ở miền Bắc. Ở trong miền Nam không có Khướu mun, nhưng ở miền Bắc lại có Chim Khướu bạc má.
Nhưng Chim Khướu bạc má ở Bắc khác với Chim Khướu bạc má trong Nam, ở chỗ màu lông hơi xám hơn, đốm lông trắng ở hai má hơi nhỏ hơn, mặc dù hình dáng và giọng hót rất giống nhau. Chim Khướu bạc má trong Nam, tùy theo vùng chúng sinh sống mà màu lông có khác nhau chút đỉnh. Chẳng hạn chim Khướu vùng Bảo Lộc màu lông hơi xám. Khướu ở Phú Giáo thì hung hung đỏ, Khướu Khe Sanh thì màu xám đen…
Khướu mun có vóc dáng thon nhỏ hơn Khướu bạc má một chút, nhưng hình dáng thì giống hệt nhau. Thân hình Chim Khướu mun phủ màu lông xám đen. Chim trống có hai loại: má bóng và má màu mờ mờ. Nhiều người cho rằng chim Khướu mun mà má bóng là Khướu mun thật, còn loại chim khướu má mờ là Khướu mun lai. Chim Khướu mun mái thì có khoen mắt màu đen, phía đuôi mai có vệt đen dài, mà cuối vệt đen không nhọn mà thẳng góc.
Chim Khướu bạc má có thân hình lớn hơn Khướu mun một tí. Nhưng sự so sánh này không phải là chính xác tuyệt đối, vì giống Khướu có con to con nhỏ, chứ không có sự lớn đồng đều một cỡ như nhau, mặc dầu hình dáng thì giống nhau như đúc. Bằng chứng như quí vị thấy đó, có nhiều con Khướu Mun còn lớn xác hơn cả Khướu bạc má.. Cũng có con Chim Khướu bạc má Thân mình nhỏ choắt như chim mái Khướu Mun… Sở dĩ có tên là Chim Khướu Bạc Má là vì hai bên má của Khướu có vệt lông trắng lốp che phủ ngoài tai, lớn bằng móng ngón tay cái người lớn. Giới nuôi chim Khướu mỗi người có một ý thích khác nhau: có người cả đời chỉ thích nuôi Khướu Mun, có người lại chủ trương nuôi Khướu Bạc Má. Giới thích nuôi Khướu Mun thì cho rằng giống này có giọng hót thanh hơn, hay hơn Chim Khướu Bạc Má. Trong khi đó người biết cách nuôi Chim Khướu Bạc Má lại lớn tiếng cho rằng chi có Chim Khướu Bạc Má mới có giọng hót hay hơn… Chim Khướu Bạc Má cũng vậy, có người chỉ tần tụng con chim Khướu Bạc Má vùng Khe Sanh, có người lại khen Khướu vùng Phú Giáo hoặc vùng Lâm Đồng… và tất nhiên, họ chê chim Khướu vùng khác hót tệ lậu… Thật ra, chim hót hay là tùy năng khiếu đặc biệt của mỗi con, chứ không phải tùy vào màu lông Mun hay Trắng, vùng này hoặc vùng nọ…
Cách nuôi dưỡng chim Khướu căng lửa:
Muốn cho chim Khướu hót hay, điều cần là giúp cho chim Khướu được căng lửa. Chim căng lửa là chim trong thời kỳ sung sức nhất, nó không thể thu mình một chỗ để sống cách thục động, mà lúc nào cũng tỏ ra xăng xái, hết cắn bố lồng lại tên cầu đứng hót, cơ hồ như không hề biết mệt mỏi. Khướu mà nuôi chưa đủ lửa thì không thể đem ra thi thố tài năng với ai được, vì nó sẽ nhút nhát, chưa mở miệng đã bị chim khác đè cho hết hồn vía rồi. Muốn chim được sung thì trước hết phải cho ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, hằng ngày không thể thiếu cào cào, sâu tươi. Mặc khác phải chăm sóc chim theo một thời dụng biểu đã nghiên cứu sẵn: giờ nào phơi nắng, giờ nào tắm nước, giờ nào cho chim đi dượt, giờ nào cho chim Khướu ngủ. Cho Khướu mái thúc: Chim Khướu trống nuôi trong lồng lâu ngày, nhất là trong thời kỳ căng lửa, chắc quí vị cũng thừa biết nó đang khao khát đến điều gì? Chỉ cần loáng thoáng nghe được giọng chim Khướu mái hót từ xa, chim Khướu trống đã rạo rực bồn chồn, cất cao tiếng hót như điên như dại. Tiếng mái thúc đủ sức làm cho chim trống hăng lên, và khi hăng thì nó hót liên hồi, gần như không ngừng nghỉ.
1. Tạm dừng việc cho chim ăn mồi tươi, chỉ cho ăn cám và nước đầy đủ. 2. Cho chim tắm, nếu chim chịu tắm thì khả năng chim sắp hót tăng lên đáng kể là 10% 3. Cho chim phơi nắng hàng ngày, vừa phải, hoặc để chỗ có nhiều ánh sáng tăng lên 10% khả năng chim ra giọng nữa 4. Mở áo lồng rộng, đến khi chim Khướu treo lên, người ngồi, đứng, đi lại phía dưới chim chỉ nhẩy nhẹ nhàng là được, Khướu không nên chùm kín, hoặc khoảng hở nhỏ như cách chùm áo lồng như chim Họa Mi bổi, chim Chích Chòe Than bổi.. khả năng chim hót tăng 20% 5. Buổi sáng chim mau mỏ nhất, nếu bạn lắng nghe trong buổi sáng thì khẳ năng chim hót tăng lên 20% 6. Chim được tĩnh dưỡng và không bị hoảng loạn, hoặc nhảy bổ vào thành lồng khoảng 1,2 ngày chim bắt đầu quen dần với môi trường nuôi xung quanh và đứng cầu. khả năng hót tăng lên 10%.
7. Chim tự hót ro ro giọng mái, thì chúc mừng bạn, điều đó chú chim đã bắt đầu lấy lại tự tin, lúc này bạn cần kích chim bằng file khướu mái ro ro, tuyệt đối không bật file khướu đực và không được bật to, bật file khướu mái có tiếng từ nhỏ đến tăng dần đến khi chim Khướu bắt đầu đáp lại, và hục hặc giọng, chú chim sẽ sớm bộc lộ thêm giọng hót khác ngoài tiếng ro ro, trong lúc này bạn vẫn đề tiếng mái và bật thật bé tiếng Khướu đực, mở tiếng to dần dần, đến khi chim Khướu của bạn tự tin đối đáp lại giọng hót file chim Khướu đực. Lúc này chú chim đã mở mỏ đảo giọng, xin chúc mừng bạn, bạn có thể tiếp tục roro hoặc bật giọng chim Khướu đực để kích thích, nhưng đến khi chú chim Khướu không đáp lại tiếng Khướu trong file nữa thì bạn cần tắt tiếng file và đi làm việc khác. Sáng hôm sau có thể bạn sẽ nghe thấy tiếng chim Khướu rả rích hót, nếu kết hợp chăm sóc tốt, đều đặn thì chim sẽ hót cả ngày.
Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Căng Lửa, Lông Đẹp Đúng Chuẩn trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!