Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Nuôi Chim Họa Mi Đơn Giản Nhất Để Tăng Thu Nhập Cho Gia Đình # Top 11 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Nuôi Chim Họa Mi Đơn Giản Nhất Để Tăng Thu Nhập Cho Gia Đình # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chim Họa Mi Đơn Giản Nhất Để Tăng Thu Nhập Cho Gia Đình mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay, nhiều người đang tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim họa mi. Vì đây là một loài chim có cách nuôi đơn giản, chế độ ăn không quá phức tạp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt chúng có tiếng hót rất du dương, thánh thót. Do đó, Yêu Chim sẻ chia sẻ với bạn cách nuôi chim họa mi, giúp gia tăng thu nhập cho gia đình.

I. Giới thiệu về chim họa mi

1. Chim họa mi là gì?

Tên gọi: chim họa mi

Tên khoa học: Garrulax canorus

Phân bố: Trung Quốc

Chim họa mi là một loài chim cảnh, có vóc dáng nhỏ nhắn và thường sinh sống ở những nơi có khí hậu mát mẻ.

Chim họa mi

2. Đặc điểm

Chim họa mi có những đặc điểm bề ngoài không quá xuất sắc như:

Chim họa mi dài khoảng 20cm (tính từ đầu đến chóp đuôi)

Lông chúng có màu nâu sẫm

Phần ngực và bụng có màu vàng xen lẫn vài lông nâu

Mỏ và chân chim thường có màu nâu nhạt hoặc hồng nâu

Mắt chim có một dải trắng nhỏ bao quanh, kéo dài ra sau hơn 1cm

3. Sinh sản

Chim họa mi thường sinh sản vào khoảng tháng 6 – 7 âm lịch. Chúng thường làm tổ thấp nhưng lại rất kín đáo như trong các bụi cây rậm rạp.

Chúng thường đẻ 3 – 4 trứng/lứa, 3 – 4 lứa/mùa sinh sản và chim trống lẫn chim mái sẽ thay nhau ấp trứng. Sau 13 – 14 ngày, trứng bắt đầu mở thành chim non. Sau 28 – 30 ngày, chim non đủ lông đủ cánh và có thể tự rời khỏi tổ để kiếm ăn.

4. Phân biệt chim họa mi trống và mái

Cách phân biệt chim họa mi trống và mái

Thông thường, người ta thường dựa vào màu sắc của bộ lông để phân biệt chim họa mi trống và mái:

Chim họa mi trống: bộ lông sặc sỡ, tươi tắn, đuôi dài hơn, hoặc trên đầu còn có mào, có chóp lông đẹp đẽ, vóc dáng cũng cao to hơn

Chim họa mi mái: thân mình nhỏ nhắn, vừa tròn trịa vừa thấp; bộ lông tối tăm, xấu xí, không có điểm nào nổi bật

II. Cách nuôi chim họa mi

1. Chọn giống

Để chọn mua một chú chim họa mi tốt, bạn cần quan tâm những vấn đề như sau:

Đầu: phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là chim họa mi đúng chuẩn, dễ nuôi

Mắt: nên chọn con có đồng tử nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt

Bộ lông: luôn mềm mượt, không xù, không xơ

Chân rắn, khỏe, viền của vảy màu tối

Ngón chân không quá dài, bộ vuốt như vuốt mèo

2. Lồng chim

Lồng nuôi chim họa mi

Bạn không cần quá cầu kỳ khi chọn lồng cho chim họa mi nhưng cần chuẩn bị lồng để chúng sống thoải mái nhất. Bạn nên chọn lồng được làm từ tre, nứa, có đường kính khoảng 40cm. 

Trong lồng cần có đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn và thanh ngang để chim bay nhảy. Và bạn cần phải vệ sinh lồng sạch sẽ, thường xuyên để tránh chúng bị nhiễm bệnh.

3. Thức ăn

Trong tự nhiên, chim họa mi không quá kén ăn, chúng chỉ cần ăn cào cào, trộn với gạo, trứng là đủ với công thức: 0,25kg gạo tấm, 4 – 5 quả trứng, 2 thìa bột xương, 1 thìa đường trắng và cào cào.

Họa mi ăn rất ít, mỗi ngày chỉ cần 1 thìa cafe nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chim sung và hay hót, bạn cần bổ sung nhiều cào cào cho chúng, 3 – 40 con/ngày.

Đặc biệt, bạn không nên thay đổi thức ăn đột ngột vì chúng sẽ rất khó thích nghi, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thay lông. Khi chúng đã quen với một loại thức ăn thì bạn chỉ nên cho chúng ăn loại đó. Và có thể thay đổi theo độ tuổi sinh trưởng của chúng.

Cách nuôi chim họa mi

Với nước uống, phải lấy từ nguồn nước đảm bảo và không cho chim dùng nước thừa của ngày hôm trước.

4. Cách chăm sóc

Khi mới mua chim về, bạn cần treo lồng chúng ở nơi yên tĩnh, tránh người qua lại và trùm vải lên xung quanh lồng. Chỉ khi chúng cần thức ăn thức uống thì bạn mới chạm vào lồng. Sau đó, bạn từ từ hé vải ra để chúng quen với môi trường xung quanh và tiếp xúc thật nhẹ nhàng với các hành động cho ăn, cho uống nước để chúng không quá sợ hãi.

Chim họa mi có thói quen tắm sáng. Tuy nhiên, khi mới vừa mang về, bạn không nên tắm cho chúng ngay. Chúng sẽ tự tắm bằng nước uống khi thấy nóng. Chỉ sau khi chim dạn người, bạn mới từ từ tắm cho chúng và nên tắm ở nơi không có người qua lại

5. Kỹ thuật nuôi chim họa mi hót

Để một con chim họa mi hót hay, bạn phải cho nó đi dượt bằng cách trùm vải kín lồng và cho chúng nghe các con chim khác hót để bắt chước. Hoặc mua đĩa CD có giọng hót của chim họa mi để chúng tập theo.

Đặc biệt, để họa mi hót khỏe và hót hay, bạn cần bỏ vải che lồng ra và treo lồng tại nơi cao, yên tĩnh, chim sẽ hót liên tục và giọng hót sẽ hay hơn.

Kỹ thuật nuôi chim họa mi hót

6. Kỹ thuật nuôi chim họa mi sinh sản

6.1. Chọn giống chim

Để chọn giống chim họa mi sinh sản, bạn cần lưu ý để một số điểm như:

Chim họa mi mái: chọn con nhỏ con, lông bóng mịn, chân thấp và phải dữ để chinh phục họa mi trống

Chim họa mi trống: chọn con to, chân ngắn, hiền lành hơn chim mái

6.2. Cách ghép đôi

Đầu tiên, bạn để lồng chim trống và mái sát cạnh nhau. Khi thấy chim mái ngóc cổ lên, sát lại cửa lồng và kêu “ki ki” là đã có thể ghép đôi được. Và nên ghép đôi cho chúng vào buổi chiều vì nếu ghép vào buổi sáng, chim trống sẽ đánh chết chim mái. Khi ghép đôi thành công, chim mái sẽ rất lười ăn vì chúng nghén trứng. Ở giai đoạn này, bạn nên cho chúng ăn nhiều cào cào và giảm số lượng cám đi để chúng có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim

Rate this post

Continue Reading

Cách Nuôi Họa Mi Non Mau Lớn Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất

I. Đặc điểm của chim họa mi

Chim họa mi có tên là Nightingale. Chúng phân bố rộng rãi ở các khu vực rừng rậm, núi cao tại Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam, chim họa mi chủ yếu tập trung ở khu vực Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu… đây đều là những nơi có khí hậu mát mẻ. Bên cạnh đó, ở một số khu vực ở miền Nam loài chim này cũng sinh sống nhưng chim ở khu vực này thường có màu lông sẫm hơn, cũng bởi vậy chim họa mi ở khu vực này được gọi là họa mi đất.

Họa mi hiện đang là giống chim được rất nhiều người chọn nuôi

II. Kỹ thuật nuôi chim họa mi

Chim họa mi là giống chim khá nhút nhát, đặc biệt là họa mi non. Vậy nên để nuôi được một chú chim họa mi bạo dạn, khỏe mạnh, hót hay cần phải có thời gian chăm sóc lâu dài. Theo nhiều người nhận xét thì chim họa mi trống sẽ hót hay hơn chim họa mi mái.

Nhiều người có kinh nghiệm nuôi chim đã chỉ ra rằng, để chọn được chú chim họa mi trống cần phải quan sát vào chòm lông ở cổ của chim. Khi chim há mỏ đòi ăn sau tiếng kêu, ở phần cổ chim họa mi trống non sẽ có chòm lông rung rung hoặc có kèm theo tiếng kêu khác rất nhỏ.

Còn đối với những chú chim đã trưởng thành, khi nghe chim họa mi kêu bạn có thể phân biệt được chim trống và chim mái. Những chú họa mi trống giọng thường rất thanh, âm dài. Trong khi những chú họa mi mái chỉ kêu những âm thanh nhỏ và ngắn.

Để chọn được một chú chim mái khỏe mạnh cần phải có bí quyết

Tiêu chuẩn của một chú họa mi non đẹp, khỏe sẽ bao gồm những yếu tố sau:

Đầu chim nên chọn những chú họa mi non có đầu ngắn, mắt chim họa mi không có giác mạc, chỉ có lòng đen với nhiều màu.

Mỏ chim thẳng, có gờ cạnh, ở chim trống sẽ có thêm phần râu đen xuôi theo chiều mỏ.

Chú họa mi non khỏe mạnh phải có bộ lông tơi xốp, mềm mại. Lông chim ở phần đầu phải ôm sát vào da đầu. Lông đuôi thẳng là nhiều.

Chân chim thẳng, to, các vảy ở chân có viền thẫm, móng quặp như móng mèo. Chân chim thường có màu vàng.

Hiện nay những chú chim họa mi non sẽ có giá bán dao động từ 150.000 – 250.000 VNĐ/con.

Với những chú chim họa mi trống, dáng to, đã mọc đủ lông, ăn được tấm trộn có giá từ 350.000 – 400.000 VNĐ.

Mặc dù chim họa mi mái hót không hay, nhưng với những con họa mi cái đã qua hai mùa thay lông những bộ lông ở cánh rất đẹp và có độ quyến rũ cao. Vậy nên mức giá bán không thấp, khoảng 20-30 triệu đồng.

Giá bán chim họa mi non ở mức khá vừa phải

4. Kinh nghiệm chăm họa mi non

Nuôi loài chim non nào cũng vậy, bạn nên chuẩn bị một không gian rộng rãi để chim thoải mái bay lượn, chuyền cành, để chúng không có cảm giác không bị tù túng. Đặc biệt, khi nuôi chim non nhất quyết phải có áo lồng vì họa mi non thường rất lắm tật, khi chim đã quen với môi trường sống thì mới phải bỏ phần che bên trên. Sau một thời gian, bạn sẽ từ từ tháo áo lồng để chúng làm quen với thế giới xung quanh.

Khi treo lồng cho họa mi non bạn sẽ treo khoảng từ 1m tới 1.7m. Tới khi nuôi được từ 5-7 tháng thì treo cao lên một chút, khoảng 1m8 đến 2m. Từ khoảng 1 năm trở đi bạn sẽ treo lồng trên độ cao khoảng 2.5m tới 3m.

Chim họa mi non rất háu ăn, lại dễ tính, bạn đút gì chúng cũng sẽ ăn. Thường thì bạn sẽ cho chim non ăn cám trứng hoặc gạo trộn trứng ngoài. Bên cạnh đó cũng có thể bổ sung một số mồi tươi như cào cào, dế, trứng kiến.

Khi chim đã tưởng trưởng thành và lớn hơn bạn cũng cần cân bằng dinh dưỡng cho với các loại vitamin khác như A, A13, D3, canxi…

Thức ăn cho họa mi cần đa dạng để chúng có dưỡng chất để sinh trưởng và phát triển

Nuôi họa mi non thường không hay bằng nuôi họa mi bổi, nhưng nếu biết cách nuôi thì chim cũng sẽ nhanh dạn người, thân thiện và khôn ngoan. Nuôi non nên phải tập dượt nhiều thì mới có thể hót được bởi chúng được nuôi lồng từ nhỏ, mặc dù điều kiện tốt nhưng minh quản của nó không phát triển được tốt như chim bổi. Vậy nên để chim nhanh hót hay, bạn hãy thường xuyên tiếp xúc, dạy chúng hót, hoặc đưa đến các câu lạc bộ chim để chúng học hỏi tiếng hót của những chú chim cùng loài.

Chư Sê: Nuôi Chim Yến Cho Thu Nhập “Khủng”

(GLO)- Dù mới phát triển trong vài năm trở lại đây nhưng nghề nuôi chim yến đã mang lại nguồn thu nhập rất cao cho nhiều người dân huyện Chư Sê, Gia Lai. Ngành chức năng địa phương cũng đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý các cơ sở nuôi chim yến để giảm thiểu tiếng ồn, ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.

Nghề hái ra tiền

Sau nhiều năm vay mượn để đầu tư trồng hồ tiêu, khi vườn cây chết sạch, gia đình ông Phạm Tiến Dũng (tổ 3, thị trấn Chư Sê) rơi vào cảnh “nợ nần ngập đầu”. Quyết tâm tìm hướng đi mới, năm 2014, ông chuyển qua nuôi chim yến. “Tôi tận dụng tầng thượng căn nhà đang ở và bỏ ra 120 triệu đồng xây nhà nuôi chim yến rộng 90 m2. Vợ chồng tôi mày mò lên mạng tìm hiểu và nhờ một công ty chuyên về tư vấn kỹ thuật nuôi chim yến hỗ trợ ban đầu. Mất 3 năm dẫn dụ, bước qua năm thứ 4, chim bắt đầu tăng đàn rất mạnh và cho thu nhập khá”-ông Dũng kể.

Nhận thấy tín hiệu khả quan, ông Dũng gom góp tiền và vay mượn thêm tiếp tục xây một căn nhà 4 tầng, trong đó, tầng trệt dùng để ở, 3 tầng trên nuôi chim yến. Hiện nay, nhà yến của ông Dũng có khoảng 10 ngàn con về sinh sống, làm tổ. Ông Dũng cho hay: “Trung bình mỗi năm, một cặp yến cho thu khoảng 3 tổ, chừng 120 tổ thì được 1 kg. Từ năm 2018 đến nay, mỗi tháng, tôi thu hoạch khoảng 5 kg tổ yến. Với mức giá bán sỉ cho các công ty 20 triệu đồng/kg và bán lẻ dao động 2,5-3,4 triệu đồng/lạng, tôi thu về không dưới 1,2 tỷ đồng/năm”.

Ông Phạm Tiến Dũng bên sản phẩm tổ yến thành phẩm. Ảnh: L.H

Theo ông Dũng, để nuôi chim yến chỉ phải bỏ vốn xây nhà yến, mua sắm các thiết bị (hệ thống âm thanh, cân bằng độ ẩm, thiết bị sấy tổ yến…). Sau khi đã dẫn dụ được chim yến về ở, người nuôi chỉ tốn tiền điện, nước vì chim yến hàng ngày đều bay đi tìm thức ăn trong tự nhiên. Do đó, mỗi tháng, ông chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng tiền điện, nước để duy trì hoạt động của hệ thống thiết bị trong khu nhà yến.

Cũng theo ông Dũng, chim yến sợ lạnh và gió. Ở Chư Sê nói riêng và Tây Nguyên nói chung trong năm chỉ có khoảng 2 tháng trời lạnh nên khá phù hợp để nuôi chim yến. Qua hơn 5 năm nuôi, ông Dũng chưa phát hiện trường hợp chim yến bị bệnh dịch. “Nhờ nuôi yến, tôi mới thoát khỏi “vũng lầy” nợ nần”-ông Dũng tâm sự.

Tương tự, năm 2015, hộ ông Lã Văn Phóng (tổ 9, thị trấn Chư Sê) cũng đầu tư 500 triệu đồng làm 120 m2 nhà nuôi yến. Chỉ mất 1 năm dẫn dụ, chim yến đã về làm tổ. Đến nay, nhà yến của ông có khoảng 3 ngàn con về ở. Mỗi tháng, ông Phóng thu hoạch tầm 2 kg tổ yến, lãi ngót 500 triệu đồng/năm mà không tốn nhiều công sức. Ông Phóng cho biết: “Vùng Chư Sê mấy năm nay xơ xác vì hồ tiêu. Nhiều hộ phải bỏ xứ đi làm ăn rồi lâm cảnh mất nhà, mất đất vì vay mượn trồng hồ tiêu. Giữa cơn loay hoay đó, chúng tôi tìm tới nghề nuôi yến. Đã kiệt quệ vì hồ tiêu nên chúng tôi rất cẩn thận, tìm hiểu kỹ lưỡng nghề này trước khi đầu tư”.

Tăng cường quản lý

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, trên địa bàn huyện hiện có 64 cơ sở nuôi chim yến. Trong đó, thị trấn Chư Sê có 24 cơ sở, xã Ia Glai 9 cơ sở, Ia Hlốp 5 cơ sở, Al Bá 3 cơ sở, Ia Pal 5 cơ sở, Ia Tiêm 4 cơ sở, Bờ Ngoong 4 cơ sở, Kông Htok 3 cơ sở… Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho biết: “Nghề nuôi chim yến mới xuất hiện ở Chư Sê vài năm gần đây. Đặc biệt, từ năm 2017, số lượng cơ sở nuôi chim yến trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể. Qua khảo sát bước đầu đối với một số cơ sở nuôi yến đã đi vào khai thác cho thấy hiệu quả kinh tế rất tốt, nguồn thu tương đối cao”.

Để quản lý các cơ sở nuôi chim yến, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã yêu cầu tất cả các hộ phải đăng ký với chính quyền địa phương về hoạt động dẫn dụ, gây nuôi chim yến cũng như việc đầu tư xây dựng nhà nuôi. Đồng thời, yêu cầu các cơ sở phải giám sát thường xuyên tình trạng sức khỏe đàn chim yến, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng nhà nuôi, dụng cụ khai thác, xử lý chất thải theo đúng quy định. “Ngoài ra, để hạn chế tiếng ồn từ thiết bị phát âm thanh dẫn dụ, chúng tôi yêu cầu các cơ sở phải chấp hành nghiêm quy định không bật âm thanh vượt quá 70 decibel (dB) trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và tuyệt đối không sử dụng thiết bị phát âm thanh dẫn dụ chim yến trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau. Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và UBND các xã, thị trấn cùng các phòng, ban chuyên môn của huyện thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về tiếng ồn, môi trường và phòng-chống dịch bệnh của các cơ sở nuôi chim yến”-ông Hợp cho biết thêm. Tuy nhiên, cũng theo ông Hợp, giống như các địa phương khác, nuôi chim yến tại Chư Sê đang phát sinh một số bức xúc trong các hộ dân sinh sống xung quanh khu vực nhà yến. Trong đó, người dân chủ yếu phản ứng về việc các cơ sở gây tiếng ồn, ảnh hưởng vệ sinh môi trường xung quanh…

Cách Phân Biệt Chim Họa Mi Trống Mái Đơn Giản Và Chính Xác Nhất

Trong giới nuôi chim cảnh chắc cũng chả có ai lạ với loài nữa. Nổi tiếng có giọng hót thánh thót và một vẻ đẹp “đốn tim bao người” thì họa mi ngày càng nhận được nhiều sự yêu thích của rất nhiều người. Và tùy vào sở thích mà mỗi người mà có người muốn nuôi chim trống còn người lại thích chim mái. Và để tìm được chú chim ưng ý thì sau đây tôi sẽ chỉ cho bạn cách để phân biệt.

Thứ người ta nghĩ đến đầu tiên khi phân biệt loài chim họa mi trống mái đó chính là giọng hót của chúng. Đối với một con chim họa mi trống thì nó sẽ có tiếng hót trong trẻo và êm tai hơn một con chim họa mi mái. Bên cạnh đó chim trống cũng sẽ hót nhiều hơn chim mái.

Nếu bạn để ý chút thì bạn sẽ nghe thấy tiếng hót của họa mi mái sẽ nghe khàn hơn. Tiếng hót của nó cũng đơn điệu hơn, hầu hết nó chỉ kêu “sè…sè…sè…”. Hay những người chơi chim lâu năm hay gọi là tiếng xùy của chim mái để mời gọi bạn tình. Và khi chim trống nghe những tiếng đó thì nó sẽ bay nhảy và hót nhiều hơn.

Đây là cách được nhiều người sử dụng nhất trong việc phân biệt chim họa mi trống mái. Vì căn bản rất khó để phân biệt họa mi qua những cách khác.

Cúng giống với hầu hết các loài chim khác, họa mi trống sẽ có màu lông sặc sỡ hơn một con chim họa mi mái. Bên cạnh đó thì chim trống lông của nó sẽ tơi hơn, xốp hơn và nó được sắp xếp với nhau một cách có trật tự. Một con chim trống sẽ có lông đầu mỏng, và lông đầu của họa mi trống cũng sẽ ôm sát với da đầu của nó.

Tiếp đến bạn có thể xem đến lông cánh của họa mi. Một chú chim họa mi trống sẽ có lông cánh dài và lông đuôi của chúng cũng vậy. Lông đuôi của họa mi trống cũng sẽ dày hơn, lông ở hậu môn của nó cũng vậy.

Cuối cùng là xem đến râu của chim họa mi. Họa mi trống râu của nó sẽ mọc theo chiều xuôi xuống trong khi chim mái râu của nó lại mọc ngang và thẳng. Một con chim trống sẽ có từ 9 đến 15 sợi mỗi bên mép, còn con mái thì sẽ ít hơn.

Đối với một con chim trống trống thì dĩ nhiên là thân hình của nó sẽ lớn hơn một con chim họa mi mái. Thân hình của chim trống sẽ lớn hơn, mỏ của nó cũng sẽ lớn và dài hơn. Nhìn qua thì bạn cũng có thể thấy dáng vẻ của họa mi trống sẽ oai phong hơn một con chim mái.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể thấy rằng đối với chim trống cách của chúng về phía sau thường sẽ chạm vào nhau. Còn những con chim mái rất ít con có đặc điểm này.

Khác với vẻ ngoài có phần hùng dũng của chim họa mi trống thì đối với một con chim mái nó lại nhìn khá là hiền lành hơn. Chim mái có một vẻ ngoài nhỏ nhắn, dễ thương. Chắc phải nhận thêm nhiệm vụ là đẻ trứng nữa nên chim mái sẽ mập mạp hơn chút.

Tiếp đến bạn có thể nhìn vào đầu của chúng. Người ta thường chia chim họa mi thành nhiều loại như họa mi xà đầu, cáp giới đầu, tiêm đầu, phương đầu,… Nếu bạn muốn chọn một chú chim trống thì có thể chọn một chú họa mi có đầu xà, một chú chim có hình dáng đầu như vậy tỷ lệ chim trống là rất cao.

Bạn có thể nhận biết loại đầu này khi nhìn theo phương ngang. Khi nhìn ngang thì bạn sẽ thấy một đường gần như là thẳng hàng khi nối giữa 2 điểm là đỉnh đầu và sống mỏ của họa mi. Hay khi bạn nhìn đối diện thì sẽ thấy đỉnh đầu của nó hơi bị lõm nhẹ, còn nhìn từ trên xuống thì đầu của nó sẽ to hơn những con còn lại.

Cuối cùng là đến chân của họa mi. Một con họa mi trống chân của chúng thường to hơn. Bên cạnh đó chân của chim trống thường sẽ có các vảy. Tiếp đến là ngón chân của chim, ngón chân của chim càng dài thì tỷ lệ là chim trống càng lớn.

Đây là một số cách để khi bạn nhìn vào vóng dáng của chim để có thể phân biệt Họa Mi trống mái. Với cánh này cũng có khá nhiều người sử dụng vì nó đánh giá được tổng quan tình trạng của chú chim.

Khác hoàn toàn với mắt người, họa mi không có tròng trắng mà chỉ có một chấm đen, hay còn gọi là đồng tử. Để chọn một con chim trống thì bạn hãy chọn một chú chim họa mi có đồng tử càng nhỏ càng tốt.

Vì có mắt khá đặc biệt nên bạn không nên tắm nắng hàng ngày cho chim họa mi, đặc biệt là vào những ngày nắng gắt. Việc ánh nắng rọi trực tiếp vào người của chim họa mi sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến đồng tử của chim. Nếu bạn cho chim tắm nắng quá thường xuyên mà nắng còn gắt nữa thì làm hư mắt của chim họa mi.

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chim Họa Mi Đơn Giản Nhất Để Tăng Thu Nhập Cho Gia Đình trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!