Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nhìn Của Phật Giáo Đối Với Thú Nuôi Chim Cảnh mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách đây hơn 2500 năm, với sự xuất hiện của đức Phật Sakyamuni, đạo Phật đã ra đời và mang đến cho con người sự hiểu biết hoàn toàn mới trên nền tảng của luật Nhân Quả về nhân sinh quan, vũ trụ quan và ý nghĩa của đạo đức thiện pháp đối với sự tồn tại của mỗi người và mọi sự sống quanh chúng ta. Đạo Phật không phải là tôn giáo mà là nền đạo đức quý giá của nhân loại, thông qua việc mang đến hiểu biết chính xác về luật Nhân Quả, Phật giáo giúp con người hiểu biết đúng về sự vận hành của nhân quả và từ đó sống có đạo đức, luôn ý thức nhắc nhở bản thân gieo nhân hành động thiện và từ đó gặt hái kết quả thiện, nhờ vậy đời sống của mỗi người bớt dần và hết khổ đau, đồng thời mang đến an vui cho mọi người và muôn loài sự sống khác.
Hành động thiện là hành động không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ mọi sự sống. Mỗi hành động của một người – cho dù rất nhỏ – trong đời sống đều tạo ra nhân, và nhân đó khi đủ duyên sẽ mang đến quả, đó là lý do vì sao đức Phật dạy con người về đạo đức Hiếu Sinh, yêu thương bình đẳng với bản thân, với mọi người, với các loài động vật, thực vật cũng như mọi sự sống trên hành tinh này. Gieo nhân yêu thương bình đẳng thì luôn được sống trong tình thương yêu và hạnh phúc chân thật.
Đức Hiếu Sinh của đạo Phật dạy cho con người luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và của sự sống khác để tư duy và tìm mọi cách để tránh gây đau khổ cho con người và các sự sống trong khi chúng ta thực hiện các hành động tìm cầu niềm vui và hạnh phúc cho bản thân mình.
Những người có nhiều tiền có thể bỏ ra rất nhiều tỷ đồng để sưu tầm các loài chim quý hiếm trong và ngoài nước, đồng thời cũng chi hàng tỷ đồng để thuê các nghệ nhân nước ngoài chế tác ra những chiếc lồng như những tác phẩm nghệ thuật độc đáo để nuôi những con chim quý hiếm đó. Họ cảm thấy thỏa mãn và thưởng thức ngắm nhìn bộ sưu tập chim quý của mình, và tự hào khi bạn bè và những người nuôi chim khác đến chiêm ngưỡng.
Tuy nhiên, để nhìn nhận thú vui này một cách trung thực và công bằng, chúng ta hãy đặt bản thân mình vào vị trí của những con chim bị săn bắt và nuôi nhốt, chúng ta sẽ dễ dàng thấy rằng đây thực chất là điều vô cùng đau khổ với chúng. Chim càng hót hay thì càng có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, vì chúng ta ko thể hiểu được ngôn ngữ của loài chim mà chỉ nghe thấy âm thanh nên ko thể biết chúng hót vì vui hay đau khổ.
Loài chim sinh ra trong môi trường tự nhiên, đã quen được bay lượn tự do giữa thiên nhiên rộng lớn, vì thế được sống trong những khu rừng hay vườn cây xanh mát và không gian bao la mới là điều tự nhiên và hạnh phúc với chúng. Con người bất chấp điều này, cưỡng ép bắt chim, nhốt chúng vào lồng, giam giữ chúng để thỏa mãn ham thích của bản thân chính là hành động ích kỷ và độc đoán. Đối với hành động gây đau khổ cho sự sống này, có người sẽ lý luận rằng họ chỉ nuôi chứ không giết và còn phải chi rất nhiều tiền để chăm sóc cho chim một cách chu đáo cẩn thận. Tuy nhiên, việc giam cầm những loài chim còn gián tiếp gây hại cho những chú chim non khi chim bố, chim mẹ bị bắt đi cũng đồng nghĩa với việc tổ chim non đang đợi chim bố/mẹ chúng trở về sẽ vĩnh viễn mất đi bố mẹ chúng và những chú chim non này sẽ bị bỏ mặc đến chết. Theo giáo lý nhà Phật, việc làm này sẽ bị liệt vào tội tận diệt sinh linh khác và là mội trong những tội nặng nhất của con người.
Nhưng cái lồng cho dù có to đẹp và đắt tiền cũng không thay thế được cho cánh rừng rộng lớn với cây xanh và không gian tự do không ràng buộc vốn là môi trường sống tự nhiên của loài chim. Cái lồng chính là nhà giam của những con chim. Thử đặt mình vào hoàn cảnh tương tự, chúng ta đang tự do sống cuộc sống của mình, thích du lịch đến nơi nào thì thoải mái đi đến nơi đó để thưởng thức và trải nghiệm, có thể làm những điều mình thích, tuy vất vả kiếm sống nhưng được làm chủ đời sống của mình, đột nhiên một ngày bị người khác vô cớ bắt nhốt vào một căn phòng nhỏ, cho ăn mặc đầy đủ không thiếu gì nhưng không được ra khỏi căn phòng đó thì chúng ta sẽ cảm thấy khổ sở đến mức nào (ví dụ: trong tình hình dịch Covid 19 phải cách ly xã hội và hạn chế ra khỏi nhà có vài ba tuần mà rất nhiều người đã cảm thấy bức bách, tù túng không chịu nổi)? Giá trị của tự do không vật chất nào có thể thay thế được, tự do là quan trọng đối với con người chúng ta thì cũng quan trọng với mọi loài sự sống khác.
Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử nhiều ngàn năm của dân tộc Việt Nam, ông cha chúng ta chấp nhận hy sinh xương máu của mình trên mảnh đất quê hương để bằng mọi giá giữ lấy tự do và độc lập, để con cháu chúng ta có thể ngẩng cao đầu làm người dân của đất nước có chủ quyền có tự do, chứ không chịu cúi đầu làm nô lệ cho người sai bảo. Tự do đáng trân quý đến như vậy! Đối với chúng ta tự do quý giá như thế thì đối với mọi sự sống khác, khao khát tự do của chúng cũng không ít hơn, mặc dù chúng ta không hiểu ngôn ngữ của chúng, nhưng lòng mong cầu tự do và mong muốn được yên ổn sống là điều mà mọi sự sống chắc chắn đều hướng đến. Chính vì thế, đức Hiếu Sinh của Phật giáo dạy con người thương yêu bình đẳng với mọi sự sống và mọi sự sống là bình đẳng trước Luật Nhân Quả.
Tất cả đều không nằm ngoài nhân quả chính họ đã gieo. Vì con người chưa hiểu sự vận hành tinh vi của luật nhân quả nên làm nhiều điều vô lương tâm trong vô minh mà không biết, nhưng khi đã bắt đầu hiểu về nhân quả thì con người – vì hạnh phúc thực sự của bản thân mình – cần phải cẩn thận suy nghĩ để tránh mọi hành động vô lương tâm, tránh gieo nhân đau khổ mang đến quả khổ đau cho nhân sinh của mình. Ngoài ra, việc nuôi nhốt chim cảnh hiện nay đã làm giảm số lượng chim đáng kể trong tự nhiên, ảnh hưởng từ sự mất cân bằng sinh thái và biến đổi môi trường vì mỗi loài trong tự nhiên đều có những vai trò nhất định trong hệ sinh thái. Người nuôi chim cảnh mà vô tình không biết loài đó là loài hoang dã, quý hiếm, cấm buôn bán, nuôi nhốt thì có thể vi phạm pháp luật.
Cần phải làm gì để gieo “Nhân” thiện tránh “Quả” ác
Khi đã bắt đầu hiểu về đức Hiếu Sinh và nhân quả, chúng ta nên lập tức chấm dứt thú vui nuôi chim cảnh tưởng chừng như tao nhã nhưng bản chất là kìm hãm sự tự do của loài khác này. Trả lại tự do cho loài chim chính là thực hành lòng thương yêu chân thật, bồi đắp thêm cho nhân cách cao thượng trong tâm hồn, tạo từ trường nghiệp lực thiện và mang lại an vui và hạnh phúc chân thật cho đời sống của chính mình ngay trong hiện tại và tương lai.
Ngược lại, nếu đã biết là điều vô lương tâm mà vẫn tiếp tục làm thì chúng ta sẽ dần đánh mất đi lương tri của mình. Khi mất lương tri, con người sẽ làm nhiều điều vô lương tâm, rồi lại tạo đau khổ cho chính mình, cho người khác và các sự sống, từ đó bi kịch cứ thế tiếp diễn trong vòng tuần hoàn không dứt của nhân quả khổ đau.
Như vậy, mọi người nói chung và các Phật tử nói riêng cần nhắc nhở bản thân mình không nên thực hành thú nuôi chim cảnh này, không mua tặng và không khuyến khích người khác làm, đồng thời khi đủ duyên thì chia sẻ với nhiều người về bản chất “tạo nghiệp” của việc nuôi chim cảnh trên cơ sở hiểu biết về luật Nhân Quả và đạo đức Hiếu Sinh như đã nói ở trên, nhờ đó mọi người dần có hiểu biết đúng để thay đổi hành động.
Đại dịch SARS-CoV-2 – Quả đắng của thiên nhiên trả lại con người
Ngoài những hiểu biết trên nền tảng về luật Nhân Quả và đức Hiếu Sinh như đã nói trên, trên phương diện hiểu biết tự nhiên và khoa học, chúng ta cũng nên hiểu rằng, loài chim cũng như mọi sự sống xuất hiện trên hành tinh này đều có ý nghĩa đặc biệt riêng của chúng trong việc cân bằng hệ sinh thái, mỗi giống loài đều là một mắt xích không thể thiếu trong việc duy trì thế giới tự nhiên và có ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người.
Các chuyên gia y tế trên thế giới đang nghi ngờ loài tê tê và dơi là vật trung gian truyền vi rút corona tới con người gây ra đại dịch SAR-COV-2.
SAR-COV-2 hiện đang lấy đi nhiều mạng sống tại nhiều quốc gia ở khắp các châu lục, mang đến sự sợ hãi trên khắp thế giới, bệnh dịch kéo dài gây ra những hậu quả nặng nề cho đời sống của con người trên nhiều phương diện từ sức khỏe thể chất và tinh thần cho đến an ninh kinh tế và ổn định xã hội.
Chúng ta cần hiểu những bài học đến từ tự nhiên này về bản chất là sự vận hành của luật nhân quả, chính vì thế con người chúng ta cần học cách chung sống hài hòa và tôn trọng mọi loài sự sống. Còn nếu con người cố tình không chịu thay đổi cách thức sống và hành động thì luật Nhân Quả sẽ tiếp tục mang đến cho nhân loại những bài học đau thương khác.
Vì thế, chỉ có cách duy nhất là hiểu cho đúng về nhân quả và sống với các hành động thiện với đạo đức Hiếu Sinh, không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ chúng sinh, thì đời sống của từng cá nhân, của cộng đồng và xã hội sẽ được đảm bảo trong bình yên và hạnh phúc chân thật.
Góc Nhìn Về Thú Nuôi Chim Cảnh
Sự ngạo mạn của con người khi đối xử không công bằng với tự nhiên và các giống loài khác chỉ mang đến cho con người những hậu quả đau thương.
Cách đây hơn 2500 năm, với sự xuất hiện của đức Phật Sakyamuni, đạo Phật đã ra đời và mang đến cho con người sự hiểu biết hoàn toàn mới trên nền tảng của luật Nhân Quả về nhân sinh quan, vũ trụ quan và ý nghĩa của đạo đức thiện pháp đối với sự tồn tại của mỗi người và mọi sự sống quanh chúng ta. Đạo Phật không phải là tôn giáo mà là nền đạo đức quý giá của nhân loại, thông qua việc mang đến hiểu biết chính xác về luật Nhân Quả, Phật giáo giúp con người hiểu biết đúng về sự vận hành của nhân quả và từ đó sống có đạo đức, luôn ý thức nhắc nhở bản thân gieo nhân hành động thiện và từ đó gặt hái kết quả thiện, nhờ vậy đời sống của mỗi người bớt dần và hết khổ đau, đồng thời mang đến an vui cho mọi người và muôn loài sự sống khác.
Hành động thiện là hành động không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ mọi sự sống. Mỗi hành động của một người – cho dù rất nhỏ – trong đời sống đều tạo ra nhân, và nhân đó khi đủ duyên sẽ mang đến quả, đó là lý do vì sao đức Phật dạy con người về đạo đức Hiếu Sinh, yêu thương bình đẳng với bản thân, với mọi người, với các loài động vật, thực vật cũng như mọi sự sống trên hành tinh này. Gieo nhân yêu thương bình đẳng thì luôn được sống trong tình thương yêu và hạnh phúc chân thật.
Nuôi nhốt chim là gây nhiều đau khổ với loài chim, sự khổ đau kéo dài có lẽ còn ác hơn là chấm dứt sự sống của chúng.
Nhận biết và chuyển hóa tâm tính kiêu căng, ngạo mạn
Đức Hiếu Sinh của đạo Phật dạy cho con người luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và của sự sống khác để tư duy và tìm mọi cách để tránh gây đau khổ cho con người và các sự sống trong khi chúng ta thực hiện các hành động tìm cầu niềm vui và hạnh phúc cho bản thân mình.
Việc nuôi nhốt chim cảnh là một việc làm rất ác.
Làm thế nào để dẹp tan tâm kiêu mạn?
Tuy nhiên, để nhìn nhận thú vui này một cách trung thực và công bằng, chúng ta hãy đặt bản thân mình vào vị trí của những con chim bị săn bắt và nuôi nhốt, chúng ta sẽ dễ dàng thấy rằng đây thực chất là điều vô cùng đau khổ với chúng. Loài chim sinh ra trong môi trường tự nhiên, đã quen được bay lượn tự do giữa thiên nhiên rộng lớn, vì thế được sống trong những khu rừng hay vườn cây xanh mát và không gian bao la mới là điều tự nhiên và hạnh phúc với chúng. Con người bất chấp điều này, cưỡng ép bắt chim, nhốt chúng vào lồng, giam giữ chúng để thỏa mãn ham thích của bản thân chính là hành động ích kỷ và độc đoán. Đối với hành động gây đau khổ cho sự sống này, có người sẽ lý luận rằng họ chỉ nuôi chứ không giết và còn phải chi rất nhiều tiền để chăm sóc cho chim một cách chu đáo cẩn thận. Nhưng cái lồng cho dù có to đẹp và đắt tiền cũng không thay thế được cho cánh rừng rộng lớn với cây xanh và không gian tự do không ràng buộc vốn là môi trường sống tự nhiên của loài chim.
Cái lồng chính là nhà giam của những con chim. Thử đặt mình vào hoàn cảnh tương tự, chúng ta đang tự do sống cuộc sống của mình, thích du lịch đến nơi nào thì thoải mái đi đến nơi đó để thưởng thức và trải nghiệm, có thể làm những điều mình thích, tuy vất vả kiếm sống nhưng được làm chủ đời sống của mình, đột nhiên một ngày bị người khác vô cớ bắt nhốt vào một căn phòng nhỏ, cho ăn mặc đầy đủ không thiếu gì nhưng không được ra khỏi căn phòng đó thì chúng ta sẽ cảm thấy khổ sở đến mức nào (ví dụ: trong tình hình dịch Covid 19 phải cách ly xã hội và hạn chế ra khỏi nhà có vài ba tuần mà rất nhiều người đã cảm thấy bức bách, tù túng không chịu nổi)? Giá trị của tự do không vật chất nào có thể thay thế được, tự do là quan trọng đối với con người chúng ta thì cũng quan trọng với mọi loài sự sống khác. Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử nhiều ngàn năm của dân tộc Việt Nam, ông cha chúng ta chấp nhận tưới xương máu của mình trên mảnh đất quê hương để bằng mọi giá giữ lấy tự do và độc lập, để con cháu chúng ta có thể ngẩng cao đầu làm người dân của đất nước có chủ quyền có tự do, chứ không chịu cúi đầu làm nô lệ cho người sai bảo. Tự do đáng trân quý đến như vậy! Đối với chúng ta tự do quý giá như thế thì đối với mọi sự sống khác, khao khát tự do của chúng cũng không ít hơn, mặc dù chúng ta không hiểu ngôn ngữ của chúng, nhưng lòng mong cầu tự do và mong muốn được yên ổn sống là điều mà mọi sự sống chắc chắn đều hướng đến. Chính vì thế, đức Hiếu Sinh của Phật giáo dạy con người thương yêu bình đẳng với mọi sự sống và mọi sự sống là bình đẳng trước Luật Nhân Quả.
Nếu đã biết là điều ác mà vẫn tiếp tục làm thì chúng ta sẽ dần đánh mất đi lương tri của mình.
Nhân quả có thể thay đổi được hay không?
Không nói đến những kẻ chỉ coi loài chim như hàng hóa kiếm lợi và những người không quan tâm đến cảm nhận của sự sống khác, nếu những người nuôi chim cảnh thực sự thương yêu những con chim mình nuôi thì nên suy ngẫm về điều này. Nếu đủ thương yêu thì hãy mở cửa lồng để chúng lựa chọn: tự do bay đi hay quyến luyến ở lại với họ (trong thực tế cũng có trường hợp có những con chim có duyên sâu nặng với người nuôi mà tự nguyện ở lại). Yêu thương chân thật là để người hay vật mà chúng ta yêu thương được sống đúng với nguyện vọng chân chính của họ. Có thể sẽ có người nói rằng, nếu thả ra thì chúng sẽ bị săn bắt, bị loài khác giết…, thực ra mọi sự sống có sinh thì cũng sẽ có diệt, không có sự sống nào là vĩnh viễn, nhưng ra đi trong tự do vẫn hạnh phúc hơn là có ăn trong cảnh giam cầm nô lệ.
Việc nuôi nhốt chim cảnh là một việc làm rất ác, gây nhiều đau khổ với loài chim, sự khổ đau kéo dài có lẽ còn ác hơn là chấm dứt sự sống của chúng. Loài chim nhỏ bé không phản kháng được trước sức mạnh của con người và không thoát được cảnh chim lồng cá chậu tù túng và phải làm vật mua vui cho loài người, nhưng luật Nhân Quả thì luôn luôn công bằng! Khi con người gây ra đau khổ cho sự sống, tức là đã tạo ra nhân đau khổ, thì những hạt giống ác của khổ đau đó đã âm thầm được gieo xuống, chờ đủ nhân duyên nảy mầm và mọc thành cây mang đến quả đau khổ, quả này xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều mang đến đau khổ cho người đã gieo nhân. Đây là lý do vì sao trong cuộc sống, con người gặp muôn hình vạn trạng những điều khổ đau và bất toại nguyện đến trên cả phương diện vật chất cũng như tinh thần. Tất cả đều không nằm ngoài nhân quả chính họ đã gieo. Vì con người chưa hiểu sự vận hành tinh vi của luật nhân quả nên làm nhiều điều ác trong vô minh mà không biết, nhưng khi đã bắt đầu hiểu về nhân quả thì con người – vì hạnh phúc thực sự của bản thân mình – cần phải cẩn thận suy nghĩ để tránh mọi hành động ác, tránh gieo nhân đau khổ mang đến quả khổ đau cho nhân sinh của mình.
Gieo nhân yêu thương bình đẳng thì luôn được sống trong tình thương yêu và hạnh phúc chân thật.
Tin sâu nhân quả là người có trí tuệ
Khi đã bắt đầu hiểu về đức Hiếu Sinh và nhân quả, chúng ta nên lập tức chấm dứt thú vui nuôi chim cảnh tưởng chừng như tao nhã nhưng bản chất là độc ác này. Chấm dứt việc làm ác, trả lại tự do cho loài chim chính là thực hành lòng thương yêu chân thật, bồi đắp thêm cho nhân cách cao thượng trong tâm hồn, tạo từ trường nghiệp lực thiện và mang lại an vui và hạnh phúc chân thật cho đời sống của chính mình ngay trong hiện tại và tương lai.
Ngược lại, nếu đã biết là điều ác mà vẫn tiếp tục làm thì chúng ta sẽ dần đánh mất đi lương tri của mình. Mất lương tri con người sẽ làm nhiều điều ác, rồi lại tạo đau khổ cho chính mình, cho người khác và các sự sống, từ đó bi kịch cứ thế tiếp diễn trong vòng tuần hoàn không dứt của nhân quả khổ đau.
Như vậy, mọi người nói chung và các Phật tử nói riêng cần nhắc nhở bản thân mình không thực hành thú nuôi chim cảnh này, không mua tặng và không khuyến khích người khác làm, đồng thời khi đủ duyên thì chia sẻ với nhiều người về bản chất ác của việc nuôi chim cảnh trên cơ sở hiểu biết về luật Nhân Quả và đạo đức Hiếu Sinh như đã nói ở trên, nhờ đó mọi người dần có hiểu biết đúng để thay đổi hành động.
Để thay thế cho việc nuôi chim cảnh, hiện nay có đa dạng cách thức và hoạt động có thể mang đến niềm vui cho con người và đồng thời thay thế cho việc nuôi chim cảnh, ví dụ: nếu chúng ta yêu thích âm thanh tiếng hót của loài chim, chúng ta có thể dùng âm nhạc để thay thế, lắng nghe những bản nhạc của tự nhiên đã được ghi âm lại; hoặc nếu chúng ta yêu thích hình ảnh của những loài chim, chúng ta có thể tìm đến với nghệ thuật nhiếp ảnh và hội họa, thậm chí có thể tự sáng tác ra những hình ảnh mình yêu thích; và nếu chúng ta thực sự yêu thương các loài chim muông, chúng ta có thể chung tay với những tổ chức chuyên bảo vệ các loài chim và động vật tự nhiên, góp sức duy trì các khu bảo tồn chim thú trong tự nhiên, bỏ công tìm hiểu để có hiểu biết đa dạng chuẩn xác và truyền cảm hứng đến cho nhiều người trong cộng đồng để cùng chung tay làm điều tốt.
Hành động thiện là hành động không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ mọi sự sống.
Phóng sinh để tái tạo hệ sinh thái
Ngoài những hiểu biết trên nền tảng về luật Nhân Quả và đức Hiếu Sinh như đã nói trên, trên phương diện hiểu biết tự nhiên và khoa học, chúng ta cũng nên hiểu rằng, loài chim cũng như mọi sự sống xuất hiện trên hành tinh này đều có ý nghĩa đặc biệt riêng của chúng trong việc cân bằng hệ sinh thái, mỗi giống loài đều là một mắt xích không thể thiếu trong việc duy trì thế giới tự nhiên và có ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người. Chúng ta cũng cần hiểu rằng, sự sống của các loài chim, thú và sinh vật trong tự nhiên không phải để phục vụ thỏa mãn cho thính giác, thị giác và những ham muốn ích kỷ của con người.
Sự ngạo mạn của con người khi đối xử không công bằng với tự nhiên và các giống loài khác chỉ mang đến cho con người những hậu quả đau thương, lịch sử nhân loại đã có nhiều bài học và sự xuất hiện gần đây của một số bệnh dịch lớn chưa có thuốc chữa cũng là một ví dụ sống động cho chúng ta: như dịch bệnh virus Ebola, dịch cúm gia cầm, dịch SARS-CoV-2 hiện nay đang lấy đi nhiều mạng sống tại nhiều quốc gia ở khắp các châu lục, mang đến sợ hãi trên khắp thế giới, bệnh dịch kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực với hậu quả nặng nề cho đời sống của con người trên nhiều phương diện từ sức khỏe thể chất và tinh thần cho đến an ninh kinh tế và ổn định xã hội. Chúng ta cần hiểu những bài học đến từ tự nhiên này về bản chất là sự vận hành của luật nhân quả, chính vì thế con người chúng ta cần học cách chung sống hài hòa và tôn trọng mọi loài sự sống. Còn nếu con người cố tình không chịu thay đổi cách thức sống và hành động thì luật Nhân Quả sẽ tiếp tục mang đến cho nhân loại những bài học đau thương khác, vì thế chỉ có cách duy nhất là hiểu cho đúng về nhân quả và sống với các hành động thiện với đạo đức Hiếu Sinh, không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ chúng sinh, thì đời sống của từng cá nhân, của cộng đồng và xã hội sẽ được đảm bảo trong bình yên và hạnh phúc chân thật.
Thượng toạ Thích Thanh Huân
Biểu Tượng Của Các Con Vật Trong Phật Giáo
Theo giáo lý Phật giáo, sự tồn tại của bất kỳ hiện tượng nào đều tùy thuộc vào ý nghĩa bên trong của nó
Trong văn hóa Á châu, không có khoảng cách lớn giữa những thứ thuộc vật chất và những điều thuộc tinh thần, điều dường như tồn tại ở văn minh phương Tây ngày này. Vì vậy, những biểu tượng tôn giáo là một phần sinh động của tổng thể văn hóa Á châu.
Chúng ta sẽ miêu tả những biểu tượng khác nhau cả ở ý nghĩa bên ngoài và ý nghĩa bên trong hay ý nghĩa ẩn sâu của chúng, theo những giáo thuyết khác nhau của Đức Phật. Tuy nhiên, theo giáo lý Phật giáo, sự tồn tại của bất kỳ hiện tượng nào đều tùy thuộc vào ý nghĩa bên trong của nó, điều có mặt do sự tạo tác của tâm thức hay hành nghiệp của chúng sanh. Điều này muốn nói rằng những biểu tượng tồn tại là do sự tạo tác của tâm hay hành nghiệp của những chúng sanh đó và không thể tồn tại mà không có nó. Giống như một cái cây cần một hạt giống để hiện hữu, theo đó cái cây như là một biểu tượng tồn tại chỉ bởi vì có một nghiệp chủng tạo nên nó.
Thực tế, sự hiện hữu của một cái cây vật lý cũng tùy thuộc vào sự hiện hữu của một chủng nghiệp ở nơi tâm thức của các sinh vật trong thế giới tổng thể mà cái cây đó sinh trưởng. Do đó, những gì chúng ta gọi là những biểu tượng không phải là những sáng tạo văn hóa của con người, mà chúng tương ứng với một hành nghiệp thực sự biểu hiện ở bề mặt bên ngoài như là một đối tượng vật chất-một cái cây hay một con thú ở trong trường hợp đó-và ở bề mặt tâm thức hay bên trong tương ứng với một kinh nghiệm tâm thức. Thực tại chân thực của những biểu tượng này được những bậc thánh giả nhận chân trực tiếp ở trong thiền định. Bằng cách này hay cách khác họ đã khám phá ra bản chất thật của các biểu tượng thông qua cái nhìn và sự hiểu biết sáng rõ của mình. Ngay cả những người bình thường cũng có thể lĩnh hội được chừng mực nào đó bản chất thật của các biểu tượng, nhưng để có được sự hiểu biết rõ ràng thì phải cần đến một vài giảng giải mang tính trí thức.
Thông thường, những biểu tượng của Phật giáo hay những biểu tượng của những tôn giáo khác được xem như là một vấn đề văn hóa, và ta hoàn toàn không hiểu hết được ý nghĩa thật của chúng. Chúng được sử dụng hay tôn kính chỉ bởi vì nó là truyền thống, hay bởi vì người ta tin rằng những biểu tượng hay đối tượng này mang đến những điều tốt lành và thịnh vượng… Trong bài viết này, tôi chỉ trình bày vắn tắt về năm loài thú.
SƯ TỬ
Sư tử là vua của loài thú: chúng kiêu hãnh và oai vệ. Chúng sống ở những khu vực bằng phẳng hay những đồi cỏ, không bao giờ ở trên núi và chắc chắn không ở trên những ngọn núi cao tuyết phủ. Sư tử tập hợp thành từng bầy, nhóm và không bao giờ sống đơn lẻ ngoại trừ trường hợp những con sư tử già hay những con sư tử bị bầy đàn của nó xua đuổi. Chúng kiếm thức ăn bằng việc săn mồi, điều luôn được những con sư tử cái thực hiện; những con đực thì không bao giờ làm việc đó. Công việc chính của sư tử đực là bảo vệ bầy đàn của nó tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù. Tuy nhiên, sư tử thì không có kẻ thù tự nhiên nào hết. Do những đặc tính này, ở mọi thời và mọi xứ, sư tử được xem như là biểu tượng của sự quý phái và bảo vệ, cũng như biểu tượng của trí tuệ và kiêu hãnh. Sự miêu tả bằng tranh về sư tử có nguồn gốc ở Ba Tư (Persia).
Trong Phật giáo, sư tử là biểu tượng của chư Bồ-tát, “những người con trai của Đức Phật”. Chư Bồ-tát là những người đã đạt được giác ngộ. Họ phát khởi tâm Bồ-đề và thệ nguyện từ bỏ hạnh phúc an trú trong Niết-bàn, chấp nhận ở lại thế gian này hóa độ cho đến khi tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Chư Bồ-tát thực hành sáu ba-la-mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ (dana, sila, ksanti, verya, dhyana và prajna); và bốn điều mà chúng xuất phát từ sáu ba-la-mật trên: phương tiện thiện xảo, thệ nguyện, sức mạnh và trí tuệ (upaya, pranidhana, bala và jnana).
Trong nghệ thuật tranh tượng Phật giáo, chúng ta thấy những con sư tử trong vai trò là những kẻ bảo hộ Pháp đang nâng tòa ngồi của chư Phật và chư Bồ-tát. Chúng cũng được nhìn thấy ở nơi lối vào của các chùa chiền. Ở những khu vực miền Bắc Nepal, do ảnh hưởng nghệ thuật và Phật giáo Tây Tạng, những con sư tử đã trở thành những “sư tử tuyết”. Trên thực tế, không có con sư tử nào sống ở những núi tuyết, mà chỉ có những con báo. Sư tử tuyết được mô tả bằng màu trắng hay xanh dương với cái bờm màu cam hay màu ngọc lam đang đi nổi trên gió và rất hung dữ, với đôi mắt mở to và miệng hả rộng. Chúng tự do đi lại trên những ngọn núi tuyết cao mà không có bất kỳ nỗi sợ hãi nào, biểu trưng cho trí tuệ, vô uý và siêu phàm của những hành giả thực hành pháp mà họ có thể sống tự do tự tại nơi ngọn núi tuyết cao của tâm thức thuần tịnh, không bị ô nhiễm bởi vô minh ảo giác. Họ là những vị vua của Pháp (dhamma) bởi vì họ đạt được sức mạnh chinh phục chúng sanh với đại bi và đại trí của họ.
VOI
Đặc tính chính của voi là sức mạnh và tính kiên định của nó. Vì vậy nó trở thành biểu tượng của sức mạnh vật lý và tâm thức, cũng như trách nhiệm và tính chân chất.
Trong thần thoại Ấn Độ, chúng ta nghe nói về những con voi bay và voi Airavata – con voi trắng mà nó trở thành vật cỡi của Thần Indra và xuất hiện từ nơi khuấy biển sửa. Do đó voi trắng được xem là có sức mạnh đặc biệt có thể tạo nên mưa. Trong xã hội Ấn Độ, voi được xem như vật mang đến điều tốt lành và thịnh vượng. Các vị vua sở hữu chúng và sử dụng chúng trong chiến tranh.
Trong Phật giáo, voi là một biểu tượng của sức mạnh tâm thức. Vào khởi đầu của việc tu tập, tâm thức chưa được kiểm soát được tượng trưng bằng một con voi xám có thể chạy hoang bất cứ lúc nào và phá huỷ mọi thứ trên đường. Sau khi thực hành pháp và tu tập, tâm bây giờ đã được kiểm soát, lại được tượng trưng bằng một con voi trắng mạnh mẽ và hùng dũng, có thể đi đến bất cứ nơi đâu nó muốn và huỷ diệt tất cả những chướng ngại ở trên đường.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong những tiền kiếp của mình đã sinh làm voi. Và vào kiếp sau cùng của mình, từ cõi trời Đâu Suất, đã nhập vào thai tạng của mẹ mình trong hình thức một con voi trắng.
Trong nghệ thuật tranh tượng Ấn giáo, ta thấy vị thần đầu voi Gangpati hay Ganesh. Ở khía cạnh khác, tượng trưng cho phương diện thế tục của sức mạnh ấy, voi bị những vị thần khác như Mahakala, Vajra Bhairava dẫm lên trên.
Trong nghi lễ cúng mandala, người ta dâng lên Đức Phật con voi quý, với sức mạnh của một ngàn con voi và nó có thể đi vòng quanh vũ trụ ba lần một ngày. Ngà của voi cũng là một trong bảy biểu tượng của vua chúa.
Voi là phương tiện đi lại của A Súc Bệ Phật (Aksobhya) và nữ thần Balabadra. Voi cũng xuất hiện như một kẻ canh gác các ngôi đền và cả bảo vệ Đức Phật.
NGỰA
Ngựa là phương tiện của vận chuyển. Chúng có thể chạy rất nhanh và chính vì vậy mà trước đây chúng được chắp thêm cánh và có thể bay. Ngay ở trong thần thoại Hy Lạp chúng ta có Pegasus, con ngựa bay. Những đặc tính chính của chúng là lòng trung thành, cần cù và nhanh nhẹn. Một ví dụ điển hình về những phẩm tính này là Kantaka, con ngựa của thái tử Siddhartha Gautama. Khi thái tử rời hoàng cung xuất gia làm ẩn sĩ, con ngựa của ngài nhận thấy rằng nó sẽ không bao giờ còn gặp lại chủ nhân của mình nữa nên đã vỡ tim mà chết. Nó sau đó đã sanh về một trong các cõi trời.
Trong Phật giáo, ngựa là biểu tượng của sức mạnh và sự nỗ lực trong việc thực hành pháp. Nó cũng tượng trưng cho khí (prana) mà nó chạy xuyên khắp cơ thể và là phương tiện di chuyển của tâm.
Cái được gọi là “ngựa gió” là biểu tượng của tâm. Tâm có phương tiện đi lại của nó là gió, và nó có thể được cưỡi đi. Điều đó muốn nói rằng chúng ta có khả năng kiểm soát tâm và gió và hướng dẫn chúng theo bất kỳ chiều hướng nào và ở bất kỳ tốc độ nào mà chúng ta muốn.
Tiếng hí của một con ngựa cũng là biểu tượng sức mạnh của Đức Phật để đánh thức tâm ngái ngủ trong việc thực hành pháp.
Có một vài câu chuyện về Bồ-tát Lokesvara hóa thành hình thù một con ngựa để cứu giúp chúng sanh.
Trong nghệ thuật tranh tượng Phật giáo, ngựa nâng đỡ tòa ngồi của Bảo Sinh Phật
(Ratnasambhava). Ngựa cũng là phương tiện của nhiều vị thần khác và những vị hộ pháp, chẳng hạn như Mahali; và có những vị thần mặt ngựa chẳng hạn như Hayagriva.
CÔNG
Trong ý nghĩa chung, công là biểu tượng của sự cởi mở và chấp nhận. Trong Thiên Chúa giáo, công là biểu tượng của sự bất tử. Ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia), có việc diễn đạt mang tính biểu tượng về một cái cây có hai con công đứng hai bên, mà nó được nói là biểu tượng cho tâm nhị nguyên và sự hợp nhất tuyệt đối. Trong Ấn giáo, những hoa văn của lông công tượng trưng cho những con mắt, hay tượng trưng các ngôi sao. Trong Phật giáo, chúng tượng trưng cho trí tuệ.
Công được cho có khả năng ăn những cây có độc dược mà không hề bị ảnh hưởng gì. Bởi điều đó, chúng được ví với những vị Đại Bồ-tát. Một vị Đại Bồ-tát có thể xem những thứ nhiễm ô như là phương cách đưa đến giải thoát và chuyển đổi tâm độc hại tham-sân-si (moha, raga, dvesa) thành tâm giác ngộ hay bồ-đề.
Tâm của chúng sanh ở thế giới này giống như một khu rừng rậm của tham muốn và sân hận. Những lạc thú và tài sản vật chất thì giống như một khu vườn thuốc xinh đẹp. Những vị Bồ-tát với tâm dũng mãnh, giống như những con công không bị những cây thuốc hấp dẫn. Chư Bồ-tát, với mong muốn làm việc vì lợi ích của chúng sanh và không mong muốn bất kỳ hạnh phúc nào cho riêng họ, có thể sử dụng những tâm độc hại tham-sân-si… để thực hiện những công việc vì lợi ích của chúng sanh.
Bằng việc ăn độc dược, cơ thể của công trở nên đẹp đẽ và mạnh khoẻ. Chúng được tô điểm với năm lông vũ trên đầu, mà nó biểu trưng cho năm con đường của Bồ-tát và ngũ phương Phật. Chúng có màu sắc xinh đẹp, như màu xanh da trời, đỏ, xanh lá cây và làm cho những sinh vật khác thích thú khi nhìn chúng. Tương tự, bất kỳ những ai nhìn thấy một vị Bồ-tát đều nhận được sự hoan hỷ ở trong tâm. Thói quen ăn những cây độc của công không gây hại cho những sinh vật khác. Tương tự, Bồ-tát không đem lại sự tổn hại nhỏ nhất cho bất kỳ chúng sanh nào. Bằng việc ăn những độc dược, lông của công trở nên sáng tươi và thân thể khoẻ mạnh. Tương tự, bằng việc nhận tất cả những khó khăn và rắc rối cho mình, chư Bồ-tát nhanh chóng gột sách những chướng ngại tâm thức và phát triển tâm thức nhanh chóng, đạt được trí tuệ càng lúc càng cao. Đặc biệt, công tượng trưng cho sự chuyển hóa tham dục thành giải thoát. Do đó chúng là phương tiện đi lại của Phật A Di Đà, người thể hiện chuyển đổi tham muốn và chấp thủ thành trí tuệ.
CHIM ƯNG
Chim ưng (raguda) là vua của loài chim. Tên của nó xuất phát từ gốc “gri”, có nghĩa là nuốt: chim ưng nuốt lấy những con rắn. Nó được trình bày với một thân hình phía trên là hình người, mắt và mỏ to, mào ngắn màu xanh, lông vàng trên đầu, trên chân và trên cánh. Tuy nhiên, đôi khi, chính yếu trong nghệ thuật tranh họa Hindu, nó được trình bày bằng hình dáng người với đôi cánh.
Thần thoại về con chim lớn ăn nuốt rắn dường như có nguồn gốc ở vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia). Rắn tượng trưng cho tiềm thức hay những khía cạnh bị che khuất của tâm, những cảm xúc và tư tưởng mà chúng nằm ẩn dưới bề mặt. Chim ưng có thể quan sát thấy những con rắn nhỏ và lập tức sà xuống. Tương tự, bằng việc thực hành nhận biết rõ những cảm thọ, tư tưởng và hành động của mình, ta phát triển trí tuệ có thể quan sát đầy đủ những vận hành của tâm và bằng cách đó ta có thể đạt được sự giải thoát hoàn toàn để có thể sử dụng tâm theo một cách có lợi ích nhất.
Trong nghệ thuật tranh tượng Hindu, chim ưng là vật cỡi của thần Vishnu. Trong Phật giáo, nó là vật cỡi của Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi), Đức Phật biểu trưng cho trí tuệ viên mãn. Chim ưng cũng là một vị thần của người chữa trị rắn cắn, chứng động kinh và những bệnh do rắn gây ra.
Ngọc lục bảo, cũng được gọi là đá chim ưng, được xem như một vật chống lại độc dược và những hình ảnh chim ưng ở trên đồ nữ trang như là một vật bảo vệ chống lại rắn.
Nguồn: Symbolism of Animals in Buddhism, in Buddhist Himalaya, Vol. I, No. I. Theo Giác Ngộ
Thú Nuôi Chim Cảnh Của Người Quảng Yên
TX Quảng Yên có gần 200 người nuôi chim cảnh. Có người chỉ bỏ ra ít tiền, nhưng có người lại chi hàng tỷ đồng mới thoả mãn niềm đam mê của mình. Dù phiêu bạt ở nơi nào (kể cả ở nước ngoài) người nuôi chim cảnh ở Quảng Yên cũng khó bỏ được thú vui của mình, họ vẫn tìm cách hướng về quê nhà, để thoả mãn đam mê ấy, vì nó đã ngấm vào máu thịt của họ.
Thú vui nhất của ông Bùi Duy Đạt là được ngồi thả hồn nghe chim hót.
Thú vui tiền tỷ
Giới nuôi chim cảnh ở TX Quảng Yên hầu như ai cũng biết ông Bùi Duy Đạt ở phường Quảng Yên, là dân sành chơi chim. “Gia tài” của ông là 350 lồng chim với gần 400 con chim đủ loại như: Sơn ca, chích choè, chào mào, cu gáy, vành khuyên… Căn nhà ông Đạt bám mặt phố điểm gần chợ Rừng, vợ chồng ông mở bán hàng tạp hoá. Gian hàng chật chội, ai muốn vào nhà ông phải lách nghiêng người. Chỗ làm ăn thì hẹp, nhưng ông Đạt dành hẳn một khoảng rộng rãi chừng hơn 80m2 ngay phía sau gian bán hàng chỉ để đặt các lồng chim. Nhà ông cao 3 tầng, tầng nào cũng có chim và lúc nào cũng vang tiếng chim hót với đủ loại giọng thanh thanh của chim sơn ca hay hoạ mi, trầm trầm đều đều của chim cu gáy, thánh thót của chim chào mào, chanh chua tiếng chích choè…
Với con người, ai nhiều tiền của thì thường ở nhà cao cửa rộng, anh nghèo thì ở trong căn nhà thấp bé, nhưng với chim thì chuyện “sang hèn” được đánh giá từ giọng hót. Chẳng vậy mà những chú sơn ca có giọng trong trẻo, nhưng chỉ nhỏ bằng con chim sẻ lại được ông Đạt nhốt trong những chiếc lồng rộng và cao, có cái gần 3m. Cũng một phần do loài chim này có đặc tính bay cao mới hót, lồng càng cao, chim càng hót nhiều. Thế nhưng, chim cu gáy to chẳng kém gì con bồ câu suốt ngày “gù gù” thì ở cái lồng chật chội chỉ nhỉnh hơn cái giỏ đựng cua, con chim muốn xoay xở cũng khó. Chỉ riêng những cái lồng chim cũng ngốn đi của ông Đạt khoản tiền không hề nhỏ. Ông bảo: “Lồng chim sơn ca trung bình là 5 triệu đồng/lồng, có cái chục triệu”. Còn toàn bộ “gia tài” chim cảnh của ông Đạt nhẩm qua cũng hơn 1 tỷ đồng. Ông cho biết: “Những con chim sơn ca có giọng hót hay có thể có giá lên tới 30 triệu đồng, nhẹ cũng tiền triệu. Đôi khi cũng có con giá chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng hót dở lắm, loại chim này dành cho những anh mới vào nghề chơi”.
Tuy nhiên, chi phí ông Đạt bỏ ra để nuôi cái thú chơi này cũng không phải là nhỏ. Người ta vẫn có câu “Ăn như chim” để chỉ những người khảnh ăn, không tốn kém về ăn uống, nhưng với ông Đạt thì khác, chỉ riêng tiền thức ăn cho chim lẫn thuê người quét dọn và cho chim ăn hàng ngày cũng ngốn đi của ông hơn 200 triệu đồng/năm. Vì chỉ tính sơ qua mỗi con chim ăn 1.500 đồng/ngày, thì gần 400 con chim cũng đã hết khoảng 600.000 đồng/ngày. Ông Đạt cười xoà: “Mỗi người một thú vui, người ta bỏ ra hàng tỷ đồng để mua xe hơi cũng chỉ là để chơi, vậy cớ sao tôi lại không bỏ ra tiền tỷ để chơi chim. Anh chơi xe hơi suốt ngày rông trên đường hay bị vợ con cằn nhằn, còn người nuôi chim thì hạnh phúc gia đình lúc nào cũng “OK”, vì ở nhà cả ngày, vợ dễ quản lý. Với lại, các cụ đã nói rồi, “Nuôi chim dưỡng chí, nuôi cây dưỡng đức, nuôi cá dưỡng thần” mà…”. Bỏ nhiều tiền nuôi chim như vậy, nhưng cái ông Đạt có được chỉ là hàng ngày ngồi uống chè, hay nhâm nhi ly cà phê rồi ngồi nghe chim hót. Thỉnh thoảng cũng có người đến mua chim cảnh, nhưng ông cũng chỉ bán ít con để lấy tiền trang trải thức ăn cho chim, còn thì ông muốn giữ lại cả để thoả thú vui “dưỡng chí”.
Lồng chim lớn nhỏ “sang hèn” phụ thuộc vào đặc tính và giọng hót của chim.
Dù đi đâu vẫn giữ nghề
Người dân Đồ Sơn (Hải Phòng) có câu “Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám chọi trâu thì về…”. Người nuôi chim cảnh ở Quảng Yên không có ngày tháng cụ thể để hẹn nhau, nhưng hầu như ai đã từng ham nghề nuôi chim, thì dù đi đâu người ta vẫn tìm cách hướng về quê nhà. Giới nuôi chim hoạ mi ở Cẩm Phả rất tôn sùng ông Nguyễn Văn Nhung là người lâu năm nuôi chim cảnh, họ gọi ông là cụ Nhung một cách rất trân trọng. Ông Nhung có gốc gác ở xã Hiệp Hoà (TX Quảng Yên). Ông ra TP Cẩm Phả sinh sống từ thời chống Pháp, hiện đã hơn 80 tuổi. Bây giờ, ông sống trong ngôi nhà trên đồi cao thuộc tổ 3, khu Lán Ga, phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả. Ông chơi chim từ khi còn là cậu bé, mấy chục năm trôi qua mà cái “máu” nuôi chim cảnh trong ông vẫn vẹn nguyên như ngày nào. Lúc còn khoẻ mạnh, ông vẫn thường về Quảng Yên giao lưu với giới chơi chim nên hầu như những người nuôi chim ở Quảng Yên đều biết đến ông. Ông Nhung kể: “Thời chiến tranh chống Mỹ, Cẩm Phả là một trong những trọng điểm bắn phá ác liệt của máy bay Mỹ. Tôi lưng cõng con, tay xách lồng chim cùng vợ đi sơ tán ở Núi Dê (thuộc phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả). Mỹ thả bom dữ dội, mùi khói bom khét cả mặt đất. Có người thấy tôi hàng ngày chăm sóc chim thì nói đổng: “Chết đến nơi còn nuôi chim, thân không biết có lo được không mà…”. Vốn tính hay tự ái lại không thích ai nói động đến con chim của mình, ông Nhung quyết định tay xách lồng chim, lưng cõng con cùng vợ rời điểm sơ tán Núi Dê đến đồi Khe Sim (cũng thuộc phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả) rồi tự dựng lán, đào hầm tránh máy bay. Lần hồi, ông Nhung cùng vợ con sống kham khổ cho qua những ngày tháng chiến tranh ác liệt, quyết giữ cho được cái nghề nuôi chim của mình. Ông Nhung là người đầu tiên thành lập Hội chơi chim cảnh Cẩm Phả. Dẫu đã sinh sống hàng mấy chục năm ở thành phố vùng than rồi, nhưng cái máu chơi chim cảnh trong con người ông không mất đi được.
Những người đem được cái thú vui nuôi chim đi truyền bá ở vùng đất khác như ông Nhung có rất ít, nhiều người cũng đã xa quê hương nhưng không phát triển được nghề nuôi chim nơi đất khách thì tìm cách về quê. Ông Đạt (người có 350 lồng chim) có anh trai là Bùi Duy Khánh cũng rất thích chơi chim. Ông Khánh đã lên định cư ở TP Hà Nội vài chục năm, nghe nói ông làm ăn tốt lắm. Suốt ngày bận rộn nhưng khi được về hưu rảnh rỗi là ông lại về ngay Quảng Yên rồi ham vui với nghề nuôi chim cảnh. Thỉnh thoảng ông Khánh mới quay về Hà Nội thăm vợ con, theo ông Khánh nuôi chim cảnh phải có bạn đồng nghề mới vui. Ở phường Quảng Yên có anh Nguyễn Văn Đức đã từng định cư ở bên Nga, làm ăn phát đạt. Vậy mà anh lại quyết định từ giã mảnh đất mà nhiều người hái ra tiền để trở về Quảng Yên, chỉ vì ở bên Nga, anh Đức không thoả mãn được cái thú nuôi chim cảnh, vì cái nghề này bên nước bạn không khuyến khích lắm. Anh Đức trở về Quảng Yên mở hàng bán lặt vặt, rồi dành gần hết số tiền kiếm được ở Nga vào 50 lồng chim cảnh của mình. Ngay ở gian khách, ngoài những đồ dùng đắt tiền, anh Đức còn để ngất ngưởng 2 lồng chim cao gần chạm trần nhà. Anh bảo: “Mỗi lồng có chim cũng đáng giá hơn chục triệu. Vậy là còn đắt hơn đầy thứ vật dụng trong nhà như ti vi, tủ lạnh, hay giường tủ”. Bỏ ra hàng trăm triệu để đổ vào thú chơi mà không mấy hy vọng gì vào lợi nhuận, nhưng anh Đức vẫn bảo rằng nghề chơi chim của anh vẫn chỉ xếp vào bậc “đàn em”, bởi còn nhiều người ở Quảng Yên còn đẳng cấp hơn anh nhiều.
Vậy là dù đi đâu, cái nghề và thú nuôi chim cảnh vẫn níu kéo người Quảng Yên về với đất Quảng Yên. Dẫu cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng với người nuôi chim cảnh vẫn khó tìm được thú vui nào khác thay thế niềm đam mê từ lâu của mình.
Công Thành
Bạn đang xem bài viết Cách Nhìn Của Phật Giáo Đối Với Thú Nuôi Chim Cảnh trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!