Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Món Bồ Câu Hầm Ngải Cứu Cho Bà Bầu mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thịt chim bồ câu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, kiện tỳ vị, bổ máu, giải độc trừ phong. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa hơn so với các loại thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà, cá.
Bồ câu hầm ngải cứu
Thịt chim bồ câu là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và thường được sử dụng như các bài thuốc trong Đông y. Thịt chim có vị ngọt, tính bình và cũng là loại thực phẩm dễ tiêu hóa hơn so với các loại thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà, cá, nên rất thích hợp để bồi bổ cho bà bầu, trẻ nhỏ hay người bị đau bệnh.
Khi chế biến thành các món ăn, thịt chim bồ câu có thể được kết hợp với nhiều nguyên liệu đặc biệt và cho ra nhiều hương vị rất riêng. Trong số đó, món bồ câu hầm ngải cứu được nhiều người lựa chọn để bồi bổ.
Nguyên liệu làm món bồ câu hầm ngải cứu
1 con chim bồ câu.
30g lá ngải cứu.
30g hạt sen.
10g ý dĩ, 10 gam kỳ tử.
10 cái nấm hương.
5 quả táo tàu.
1 nhánh gừng nhỏ.
Gia vị: Nước mắm, muối, bột ngọt.
Cách làm món bồ câu hầm ngải cứu
Sơ chế bồ câu bằng cách vặt sạch lông và rửa sạch. Sau đó, hơ bồ câu qua lửa để thịt bồ câu được thơm hơn và có màu vàng đẹp mắt hơn.
Chuẩn bị một nồi nước đã hòa sẵn rượu và gừng đã được làm sạch và thái lát mỏng. Đặt nồi nước lên bếp và thả bổ câu vào đun sôi. Khi thấy bồ câu chín, vớt bồ câu ra và bỏ ra tô để nguội.
Nấm hương và hạt sen sửa sạch rồi ngâm vào nước từ 5 đến 10 phút.
Cho bồ câu vào nồi hầm rồi bỏ ý dĩ, kỳ tử, táo tàu, nấm hương và hạt sen vào. Cho thêm 300ml nước sôi đã thêm gia vị và đổ vào nồi. Đậy kín vung và bắt đầu hầm từ 30 đến 40 phút để thịt chim bồ câu mềm và vừa ăn. Không nên hầm quá lâu vì thịt chim sẽ bị mềm và ăn sẽ không còn cảm giác ngon.
Bồ câu hầm ngải cứu là món ăn bổ dưỡng, giúp thải độc, bồi bổ khí huyết rất tốt. Tuy có tác dụng như một bài thuốc nhưng hương vị không hề khó ăn, mà đậm vị ngọt của thịt chim bồ câu và táo tàu, vị thanh của nấm hương, hạt sen pha lẫn hương thơm dịu the the của gừng và ngải cứu.
Chim Bồ Câu Hầm Lá Ngải Cứu, Hạt Sen, Thuốc Bắc Bổ Dưỡng Cho Bà Bầu
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
Chim bồ câu: 1 con
Lá ngải cứu
Hạt sen
Táo tầu
Nấm hương
Rượu, gừng tươi
Các loại gia vị: Mắm, muối, mì chính…
Cách làm món chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc
Chim bồ câu vặt sạch lông và rửa sạch. Sau đó đun sôi 1 nồi nước rồi cho rượu, gừng vào. Sau đó thả chim bồ câu vào rồi đun sôi lại và vớt chim bồ câu ra một bát riêng.
Ngâm nấm hương và hạt sen cho mềm sau đó rửa lại thật sạch
Cho nước vào nồi sao cho ngập qua chim bồ câu một chút.
Hầm trong khoảng 40 phút là bạn sẽ có món chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng cho bà bầu.
Bà bầu nên ăn chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc như thế nào?
Đối với bà bầu, không nên ăn quá nhiều mà nên thay đổi món cho đỡ chán. Nếu ăn quá nhiều món ăn nhiều dinh dưỡng này có thể sẽ khiến bà bầu tăng cân nhiều và thai nhi bị thừa cân. Vì vậy, bà bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý, vừa đủ để thai nhi phát triển đều, đúng tiêu chuẩn.
Bồ câu hầm cùng các loại thảo quả luôn là món ăn bổ dưỡng, phù hợp với các bà mẹ bầu trong quá trình dưỡng thai. Không chỉ dễ ăn, món bồ câu hầm còn ngon miệng và kích thích vị giác. Không chỉ gửi đến bạn đọc cách chế biến món bồ câu hầm đúng chuẩn, bài viết còn cung cấp thêm thông tin cần thiết về món ăn này để các mẹ bầu có thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức dinh dưỡng bổ ích.
Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các nguyên liệu
Món bồ câu hầm mà bài viết giới thiệu đến bạn đọc gồm có các nguyên liệu chính là bồ câu, ngải cứu, hạt sen, táo tàu, nấm hương, rượu và gừng tươi. Những nguyên liệu này sẽ cung cấp các loại dưỡng chất nào cho sức khỏe mẹ bầu?
Chim bồ câu
Xét về hàm lượng các chất dinh dưỡng nói chung, chim bồ câu có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với gà hay vịt. Trong bồ câu chứa đầy đủ các nhóm dưỡng chất như lượng protein cao, nhiều vitamin A, B1, B2, E, D, axit amin, choline cùng các vi chất khác,… Bên cạnh đó, chim bồ câu cũng có ít mỡ cùng hàm lượng cholesterol thấp, an toàn và phù hợp với thể trạng của các mẹ bầu. Loại chim này còn sở hữu các đặc tính về đông y rất tốt như tính bình, hơi ấm, tăng cường khí huyết và bồi bổ ngũ tạng.
Ngải cứu
Ngải cứu là một trong những vị thuốc có tính sát khuẩn cao. Loại rau này thường được dùng để chữa các bệnh như viêm loét dạ dày, nhiễm trùng, tiêu chảy,… Bên cạnh đó, rau ngải cứu còn có những tác dụng quan trọng như chống oxy hóa, lợi tiểu, cải thiện đáng kể chức năng của hệ tiêu hóa, duy trì sức khỏe cổ tử cung. Thêm vào món ăn rau ngải cứu không chỉ bổ sung thêm hương vị mà còn tạo ra những tác động tích cực với sức khỏe mẹ bầu.
Hạt sen
Hạt sen có vị ngọt, điều này giúp trung hòa hương vị, nhất là vị đắng của rau ngải cứu trong món ăn. Trong hạt sen cũng chứa hàng loạt dưỡng, khoáng chất có lợi cho sức khỏe như protein, magie, photpho, kali – đều là các khoáng chất cần thiết cho quá trình tuần hoàn, tiêu hóa của cơ thể. Riêng đối với phụ nữ, hạt sen góp phần chữa các bệnh phụ nữ, có tác dụng an thần và an thai rất hiệu quả. Mẹ bầu nếu ăn hạt sen thường xuyên sẽ có cơ thể khỏe mạnh, làn da sáng và căng mọng.
Táo tàu
Điểm nổi bật nhất trong thành phần dinh dưỡng của táo tàu chính là lượng vitamin C. Chỉ trong 100 gram táo tàu đã có đến 10 gram vitamin C – đủ để cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày. Ngoài ra ăn táo tàu còn giúp cơ thể nạp thêm các chất khác như chất béo, chất đạm, chất xơ, tốt cho cổ tử cung, buồng trứng, đặc biệt là hệ thần kinh, tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Vị ngọt thơm đặc trưng của táo tàu cũng phù hợp với khẩu vị nhiều người và giúp món ăn thêm ngon miệng.
Nấm hương
Nấm hương được xem là một trong những loại nấm phổ biến, dễ ăn và giàu dinh dưỡng nhất khi có đến gần 20 loại dưỡng chất, vi chất cần thiết cho cơ thể. Được biết đến với nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như chống oxy hóa, ngừa ung thư, cung cấp năng lượng hoạt động, giúp cho sáng khỏe,… nấm hương chính là nguyên liệu không thể thiếu trong món bồ câu hầm thơm ngon này.
Rượu và gừng
Rượu và gừng được thêm vào món ăn với mục đích tạo ra độ ấm cho món ăn. Hai nguyên liệu này cũng góp phần làm khơi dậy hương vị riêng của từng thành phần khiến món ăn thêm thơm ngon và bắt miệng. Gừng còn sở hữu nhiều công dụng quan trọng với sức khỏe như chống đầy hơi, nôn mửa, kháng khuẩn và kích thích tiêu hóa.
Lưu ý khi ăn món bồ câu hầm
Cách chọn mua và hầm bồ câu
Bồ câu ngon và phù hợp nhất cho các món ninh, hầm là bồ câu mới ra ràng, khoảng nửa tháng tuổi. Trọng lượng phù hợp nhất là từ 0.5 đến 1 kg cho mỗi con. Bồ câu ở giai đoạn này có thịt ngon, ngọt và nhiều dinh dưỡng nhất. Để loại bỏ tối đa phần lông tơ và giúp thịt chim săn chắc hơn, bạn nên thui chim qua lửa nhỏ sau đó hãy hầm cùng các nguyên liệu khác. Trong quá trình chế biến cũng không nên rửa qua quá nhiều lần nước, thay vào đó hãy bóc bỏ gan chim để món ăn không còn mùi khó chịu.
Cách dùng ngải cứu
Ngải cứu là phương thuốc bổ dưỡng với sức khỏe người dùng nhưng lại mang tính nhiệt cao. Đặc biệt đối với người đang mang thai, các mẹ sẽ chỉ được ăn ngải cứu khi thai kỳ được hơn 3 tháng. Nếu có vấn đề về sức khỏe hoặc dị ứng với thực phẩm có tính nóng, các mẹ nên cân nhắc về việc sử dụng ngải cứu để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.
Bồ câu hầm cùng ngải cứu cùng các loại thảo quả là món ăn giàu dưỡng chất và có tác dụng an thai hiệu quả. Tuy nhiên, tần suất hợp lý nhất để dùng món này là 1 đến 2 lần 1 tuần. Khi ăn uống, đặc biệt là các món chuyên để dưỡng thai, chúng ta luôn phải quan tâm đến yếu tố điều độ và đa dạng. Ăn uống vừa đủ sẽ giúp mẹ có được đề kháng tốt, em bé phát triển khỏe mạnh.
Món chim bồ câu hầm lá ngải cứu, hạt sen, thuốc bắc rất bổ dưỡng đối với bà bầu. Với cách làm cũng khá đơn giản, bạn có thể tự làm ở nhà để đảm bảo vệ sinh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!
Cách Hầm Chim Bồ Câu Cho Bà Bầu Với 5 Món Ăn Bổ Dưỡng Dễ Làm
Thịt chim bồ câu vừa mềm vừa ngọt, lại cực kỳ bổ dưỡng nên thường được dùng để nấu những món ăn cho những người bệnh hay phụ nữ có thai đang cần được bồi bổ. Tham khảo ngay 5 cách hầm chim bồ câu cho bà bầu vừa dễ làm vừa bổ dưỡng tốt cho cả mẹ và bé.
Thịt chim bồ câu có tốt cho bà bầu không
Thị chim bồ câu được phong là ” thượng phẩm” trong nền ẩm thực không chỉ bởi độ ngon mà còn bởi độ bổ dưỡng cực kỳ cao có thể dùng cho mọi đối tượng. Theo Đông Y, thịt bồ câu có tính bình, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ máu, bổ ngũ tạng, kiện tỳ vì, bổ thận, gan nên thường được khuyên dùng nhiều cho những người bệnh mới ốm dậy hay bà bầu đang cần tăng cường sức khỏe.
Các nghiên cứu cũng cho thấy trong thịt chim bồ câu cũng có rất nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai. Các chất quan trọng có trong thịt chim bồ câu tốt cho phụ nữ có thai bao gồm
17,5g protein cao hơn so với hàm lượng protein có trong thịt gà, thịt bò, thịt dê. Protein rất cần thiết trong quá trình mang thai để nuôi dưỡng cơ thể mẹ và tăng cường sự phát triển của thai nhi, nâng cao hệ thống miễn dịch, vận chuyển oxy…
340 kcal giúp cung cấp năng lượng làm việc và hoạt động cho bà bầu
45g canxi có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa các biến chứng về xương, trẻ thấp còi, mẹ bị loãng xương, đau lưng, hạn chế tình trạng trẻ bị sâu răng hay mẹ bị rụng răng sớm
5,4g sắt giúp hỗ trợ quá tình tạo máu tốt cho mẹ và thai nhi, ngăn chặn các biến chứng sau sinh hiệu quả.
Một số chất khác gồm 17g phốt pho; 22g magie; 199g kali; 54g natri, 30g lipid; các nhóm Vitamin A, B, C… Đây đều là những chất bổ dưỡng tốt cho máu và trí não của cả mẹ và thai nhi.
Hàm lượng mỡ có trong thịt chim bồ câu rất nhỏ chỉ khoảng 0.73% nên ăn không hề bị ngán. Thịt chim bồ câu có thể kích thích cảm giác ăn uống của bà bầu, lại rất dễ tiêu hóa nên chính là lựa chọn hàng đầu cho những người đang mệt mỏi, ốm nghén, sức đề kháng yếu như phụ nữ có thai. Các món ăn làm từ chim bồ câu không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn có tác dụng an thai rất tốt.
5 cách hầm chim bồ câu cho bà bầu.
Chim bồ có thể chế biến thành nhiều món ăn, nhưng bổ dưỡng chất chính là những món hầm với một số loại thuốc Đông Y hay các loại thảo dược. Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu vừa đơn giản, các nguyên liệu cũng dễ kiếm nên ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà.
Một lưu ý nho nhỏ trong bước sơ chế chim bồ câu nếu chưa được làm sẵn là cách làm lông khá giống làm lông gà. Tuy nhiên da chim bồ câu khá mỏng, vì vậy nếu trụng nước sôi quá thì có thể khiến lớp da bị lột hay rách ngay khi vừa nhúng. Vì vậy bạn chỉ nên trụng sơ qua nước sôi trong khoảng 70 độ rồi tiến hành vặt lông và sơ chế còn lại như các làm gà.
Nếu chim nhỏ và có nhiều lông lơ, có thể tiến hành thui qua với lửa về làm sạch lông rồi rửa lại lần nữa. Bỏ phần chân chim bồ câu vì nó khá hôi, đồng thời bộ phân này cũng khá nhỏ và gầy, dường như không có thịt hay nhiều dưỡng chất nên không cần phải ăn. Nếu không biết làm thì bạn nên mua chim bồ câu đã được làm sẵn trong siêu thị hay các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng chế biến ngon nhất.
Cách 1: Chim bồ câu hầm hạt sen.
Chim bồ câu hầm hạt sen là món ăn phồ biến nhất thường được chế biến cho bà bầu để tăng cường bổ dưỡng. Trong hạt sen có rất nhiều dưỡng chất như canxi, sắt, phốt pho, mangan, kali, vitamin B, axit amin giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, an thai rất tốt. Bà bầu dùng hạt sen có thể ngủ sơn hơn, kiểm soát cân nặng, giữ ấm da hiệu quả.
Nguyên liệu
900g bồ câu
100g hạt sen đã bóc vỏ
Thịt lợn xay: 100gr
Miến khô: 50gr
20g nấm hương, mộc nhĩ
3 củ hành khô
1 nhánh gừng
Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, hạt tiêu, nước mắm, rượu trắng, hành lá,…
Cách làm
Nấm hương ngâm đem ngâm với nước nóng khoảng 15 phút cho nở, rồi rửa sạch lại, cắt bỏ cuống.
Hạt sen rửa sạch để ráo.
Hành khô bóc vỏ băm nhỏ.
Miến khô ngâm nước nóng hoặc lạnh cho mềm rồi thái nhỏ.
Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch băm nhỏ.
Thịt bồ câu nếu mua về đã được làm lông sẵn chỉ cần rửa sơ qua bằng nước muối rồi vớt ra để ráo. Ngâm chim bồ câu vào rượu trắng trong vài phút để khử mùi rồi vớt ra để ráo.
Ướp chim bồ câu với các gia vị cùng một ít hành khô và gừng.
Cho các nguyên liệu như gồm thịt xay, miến, nấm hương, hành khô, hành lá đã được sơ chế và thái nhỏ vào trộn thành hộn hợp rồi cho một ít gia vị, tiêu vào đảo đều. Khéo léo đưa hỗn hợp này vào bụng chim, Dùng tăm ghim lại dùng kim khâu lại.
Phi thơm hành và gừng, cho hạt sen vào vào xào sơ rồi vớt ra để riêng.
Cho chim bồ câu vừa nhồi vào chảo dầu vừa rồi chiên sơ đến khi thịt chim săn lại là được, chỉ nên chiên sơ trong vài phút.
Cho chim bồ câu và hạt sen vào nồi, cho thêm vài muỗng dầu gừng hồi nãy, đổ nước ngập mặt chim rồi đem đi hầm, cho thêm khoảng 3 thìa rượu trắng.
Với loại nồi bình thường có thể cần hầm khoảng 2 tiếng đồ hồ để thịt bồ câu và hạt sen thật nhừ ăn mới ngon. Nếu dùng các loại nồi áp suất có thể rút ngắn thời gian hầm hơn.
Khi thịt chín mềm, tắt bếp dùng ngay khi còn nóng, dùng cả nước lẫn cái để đem đến những hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
Chim bồ câu hầm thuốc bắc
Thuốc bắc là loại thuốc từ phần rễ, thân lá, hay cành của các loại thảo dược được phơi khô, chưa qua các công đoạn chế biến nên khá lành tính và an toàn. Khi mang thai mẹ bầu có thể dùng được thuốc bắc để bồi bổ khí huyết, bổ máu, giảm các triệu chứng mệt mỏi ốm yếu do sức đề kháng kém hay ốm nghén gây ra.
Tuy nhiên việc dùng thuốc bắc với phụ nữ có thai cần đặc biệt cẩn trọng bởi không phải loại thuốc nào cũng có thể dùng được. Một số vị thuốc bắc không nên xài cho phụ nữ mang thai như Xà thanh, phụ tử, ô dầu, dã cát, thủy ngân, nguyên hoa,ba đậu vì có thể gây hại cho thai nhi. Vì thế với cách hầm chim bồ câu cho bà bầu này, bạn nên mua tại các tiệm bốc thuốc Đông Y để đảm bảo dùng đúng vị thuốc, đúng liều lượng để không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Nguyên liệu:
2 con chim bồ câu
50g hạt sen
20g nấm hương khô
10 quả táo tàu
5g ý nhĩ
10g kỳ tử
2 thìa rượu trắng
1 nhánh gừng nhỏ
50 lá ngải cứu
Gia vị: dầu ăn, nước mắm, muối, hạt nêm
Cách làm
Nấm hương khô ngâm đem ngâm với nước nóng khoảng 15 phút cho nở, rồi rửa sạch lại, cắt bỏ cuống.
Hạt sen rửa sạch để ráo.
Hành khô bóc vỏ băm nhỏ.
Chim bồ câu thui qua lửa để loại bỏ lông tơ, rửa lại sạch qua với nước muối rồi cho vào luộc sơ với một hỗn hợp gồm nước, rượu trắng và gừng. Vớt bỏ bọt rồi bớt chim ra để riêng.
Lá ngải cứu rửa sạch để ráo.
Ngâm sơ qua các vị thuốc bắc để loại bỏ một số bụi bẩn còn trong đó.
Nhét ngải cứu vào bụng chim bồ câu
Đun sôi khoảng 500ml nước cùng các vị thuốc bắc và nấm hương và cho bồ câu vào.
Nêm nếm lại các gia vị cho vừa miệng. Hầm trong khỏang 1 tiếng để thịt thật mềm.
Thịt bồ câu đã đạt độ mềm thì tắt bếp, dùng ngay khi còn nóng.
Bồ câu hầm bí đỏ
Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu với bí đỏ đem đến một món ăn vô cùng bổ dưỡng dành cho bà bầu. Bí đỏ có vị ngọt, mềm rất dễ ăn đồng thời chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng tốt cho mẹ và thai nhi. Ăn bí đổ giúp mẹ ngăn ngừa đái tháo đường, cung cấp hàm lượng các chất kẽm, magie tốt cho tim mạch, ổn định đường huyết và giảm triệu chứng tiêu chảy ở mẹ bầu. Mẹ cũng ngủ ngon và ăn ngon hơn, nhờ đó tăng cường đề kháng rất hiệu quả.
Nguyên liệu:
Bồ câu 1 con
Nửa quả bí đỏ
Một nắm gạo
Gia vị: dầu ăn, nước mắm, muối, hạt nêm, gừng
Cách làm
Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng.
Chim bồ câu đã được sơ chế đem về rửa sơ qua với nước muối loãng, vớt ra để ráo.
Chim bồ câu đem luộc lên cùng nước cho thêm một ít gừng để khử mùi. Vớt bọt nếu có.
Luộc đến khi chim bồ câu chín nhừ thì vớt ra, đợi nguội bớt rồi xé miếng.
Cho một ít gạo vào nồi nước luộc bồ câu, cháo gần nhừ hì cho thêm bí đỏ vào.
Khi cháo bí đỏ vừa chín thì tắt bếp, cho thịt bồ câu vào đảo đều, ăn ngay khi còn nóng.
Bồ câu hầm ngải cứu và đỗ đen
Ngải cứu là loại rau thường mọc nhiều ở vườn nhà có vị đắng thường được dùng làm các món hầm bổ dưỡng. Mẹ bầu dùng ngải cứu có tác dụng giảm giảm nguy cơ động thai, giảm các triệu chứng nôn mửa do ốm nghén, chữa bệnh chảy máu cam hay băng huyết, thổ huyết rất hiệu quả. Tuy nhiên mỗi ngày phụ nữ có thai chỉ nên ăn từ 1-2 lần một tuần để tránh một số tác dụng phụ không tốt với thai nhi.
Bên cạnh đó, đỗ đen có tác dụng khá tốt trong thanh nhiệt giải độc, cung cấp một lượng lớn các vitamin B và các khoáng chất khác giúp mẹ và bé ổn định trong suốt thai kỳ. Đồng thời lại ngũ cốc này còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế các trường hợp mẹ bị táo bón hay khó tiêu rất tốt.
Nguyên liệu:
Bồ câu: 2 con
Rau ngải cứu: 150g
Nấm hương: 10 cây
Gừng: 1 nhánh
Đỗ đen: 150g
Gia vị: Hạt nêm, muối, bột ngọt.
Cách làm
Chim bồ câu đã được sơ chế đem về rửa sơ qua với nước muối loãng, vớt ra để ráo. Uớp chim với một số gia vị như hành, tiêu, bột ngọt.
Nấm hương khô ngâm đem ngâm với nước nóng khoảng 15 phút cho nở, rồi rửa sạch lại, cắt bỏ cuống.
Đỗ đen ngâm trước qua đêm.
Ngải cứu rửa sạch.
Rau ngải cứu xếp xuống đáy nồi rồi cho chim bồ câu và rải đỗ đen lên trên.
Cho thêm một lớp ngải cứu rồi đậy nắp lại bắt đầu hầm trong khoảng 45 phút đến 1 tiếng.
Khi chim bồ câu gần nhừ thì cho thêm nấm hương vào, đợi tất cả các nguyên liệu cùng chín là đem ra dùng được. Ăn ngay khi còn ấm.
Hầm chim bồ câu với ngải cứu và đậu xanh
Đậu xanh có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lở loét, hạ huyết áp. Dùng đậu xanh giúp tăng một lượng đạm lớn, tăng khả năng hấp thụ sắt cho thai nhi, giảm nguy cơ ung thư vú và loại bỏ các độc tố một cách hiệu quả.
Nguyên liệu
Bồ câu 2 con
Rau ngải cứu: 20gr
Gạo nếp: 100g
Đậu xanh: 100g
Gia vị: Hạt nêm, muối, bột ngọt.
Cách làm
Chim bồ câu đã được sơ chế đem về rửa sơ qua với nước muối loãng, vớt ra để ráo. Ướp chim với một số gia vị như hành, tiêu, bột ngọt.
Nấm hương khô ngâm đem ngâm với nước nóng khoảng 15 phút cho nở, rồi rửa sạch lại, cắt bỏ cuống.
Đậu xanh ngâm trước qua đêm.
Ngải cứu rửa sạch, để ráo.
Gạo nếp ngâm vài tiếng
Cho gạo nếp và đậu anh nhồi vào bụng chim bồ câu
Lấy rau ngải cứu lớt xuống đáy, cho chim bồ câu và nước vào hầm trong 45 phút đến 1 tiếng cho gạo và đậu xanh nở ra. nêm nếm vừa miệng và dùn ngay khi còn nóng.
Một số lưu ý trong cách hầm chim bồ câu cho bà bầu
Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu khá đơn giản và ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên để món ăn được ngon và hấp dẫn hơn, phụ nữ có thai có thể lưu ý một số vấn đề sau
Nên chọn bồ câu khoảng 15 ngày tuổi vì thịt chim lúc này vừa ngọt, vừa mềm, hầm cũng nhanh hơn.
Nên chọn những con bồ câu nhìn tươi mới, đặc biệt là những con bồ câu có da màu hồng không bị tái.
Bạn có thể thử nhấc cánh chim bồ câu lên, rồi tự kiểm chứng độ ngon của chim bằng cách dùng tay ấn vào nếu thấy thịt dày thì chứng tỏ đây là thịt ngon. Làm tương tự với phần ức cũng giúp chọn thịt bồ câu ngon hơn.
Khi nấu nên dùng nồi áp suất, đun với lửa nhỏ để thịt chim được mềm và ngọt.
Mặc dù thịt chim bồ câu thực sự bổ nhưng quá lạm dụng bởi ăn nhiều quá cũng không tốt.Để đảm bảo nhất các chuyên gia khuyên các bà bầu chỉ nên ăn tuần từ 1-2 lần các món hầm hay được nấu từ thịt chim bồ câu. Song song đó là bổ sung thêm các thực phẩm khác để tăng cường đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể tốt cho cả mẹ và bé.
Bà Bầu Có Được Ăn Ngải Cứu Không? Những Điều Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Khi Ăn Ngải Cứu
Không chỉ là cây thuốc quý dùng để chữa bệnh, ngải cứu còn là món rau ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Tên khoa học của loại rau này là Artemisia Vulgaris, có mùi nồng, vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu còn có tên gọi khác là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải, cỏ linh li, thuộc họ Cúc. Ngải cứu là cây thân thảo, dễ trồng, sống lâu năm. Lá ngải cứu màu xanh thẫm, mọc so le nhau có mùi thơm tinh dầu đặc trưng.
Từ lâu, ngải cứu thường được dùng như một loại rau để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng như trứng gà chiên ngải cứu, gà hầm ngải cứu, gà tần ngải cứu, bồ câu hầm ngải cứu… và dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc thuốc trị bệnh thông thường.
Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, hơi cay, tính ấm có tác dụng cầm máu, khử hàn, giúp an thai. Bên cạnh đó, ngải cứu còn có tác dụng điều trị suy nhược cơ thể, điều hòa kinh nguyệt, trị cảm cúm, ho, viêm họng, đau đầu, đau dây thần kinh. Đắp lá ngải cứu còn giúp vết thương nhanh lành, giúp làm sạch và duy trì độ ẩm cho da. Ngoài công dụng làm thuốc và chế biến món ăn, ngải cứu còn có tác dụng làm đẹp da, trị mụn cho phụ nữ. Chị em có thể dùng ngải cứu đắp mặt nạ, massage da mặt thường xuyên giúp làm trắng da, trị mụn, chống nắng.
Mặc dù ngải cứu có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như vậy, nhưng dân gian vẫn truyền tai nhau, bà bầu ăn ngải cứu có thể ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là gây sảy thai. Vậy bà bà bầu có nên ăn ngải cứu không?
Thực tế hiện nay vẫn chưa có một kết luận nghiên cứu khoa học nào cho rằng ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai. Tuy nhiên, trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ bầu không nên quá lạm dụng ngải cứu bởi có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.
Trong quá trình mang thai, bà bầu ăn các món chế biến từ ngải cứu với tần suất phù hợp, từ 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi. Các thành phần trong ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
3. Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn ngải cứu
Để ngải cứu phát huy hiệu quả tốt cho sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ, bà bầu cần lưu ý những điều sau khi ăn ngải cứu:
– Bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần từ 3 – 5 ngọn.
– Nếu bà bầu có cơ địa nhạy cảm, tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì không nên ăn nhiều ngải cứu thường xuyên, nhất là vào 3 tháng đầu, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
– Ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng, nếu bà bầu có bệnh đường ruột cấp tính thì nên tránh xa ngải cứu hoặc hạn chế ăn nếu không sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
– Tinh dầu trong ngải cứu còn có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có chứa độc tính. Do đó, nếu mẹ bầu mắc bệnh viêm gan thì tuyệt đối không nên ăn ngải cứu bởi rất dễ dẫn đến viêm gan cấp tính do trúng độc.
– Nếu sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, bà bầu chỉ nên sử dụng khoảng 3 – 5g khô (tương đương 9 – 15g tươi) và sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.
4. Một số món ăn chế biến từ ngải cứu tốt cho sức khỏe bà bầu
Các món ăn chế biến từ ngải cứu không chỉ thơm ngon mà giúp bồi bổ sức khỏe con người. Có nhiều thắc mắc bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu hay bà bầu có được ăn gà tần ngải cứu không. Đây đều là những món ăn hoàn toàn tốt cho sức khỏe và cung cấp các chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Có một số món ăn chế biến từ ngải cứu mà các mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như:
– Món trứng gà ngải cứu là món ăn rất quen thuộc với mọi người và cách chế biến thì vô cùng đơn giản. Món ăn này rất bổ dưỡng cho bà bầu, giúp bà bầu đỡ chóng mặt, hoa mắt, giúp lưu thông máu, trị chứng đau đầu. Cách chế biến: Xắt nhỏ ngải cứu, đánh tan đều với trứng gà, nêm gia vị vừa ăn, sau đó bắc chảo lên bếp và tráng chín.
– Gà tần ngải cứu không chỉ là một món ăn mà còn là một bài thuốc bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, tốt cho hệ xương. Cách chế biến: Gà đen làm sạch, cho vào nồi, đổ thêm một chút nước, tần cùng 3 trái táo đỏ, kỷ từ, 3 lát sâm, ngải cứu, hạt sen, tam thất. Nêm vừa miệng, tần đến khi gà nhừ.
– Cháo ngải cứu vừa là một món ăn, vừa là một bài thuốc chữa động thai, giảm đau xương khớp. Cách chế biến: Thái nhỏ ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho một ít đường, ăn nóng.
– Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh. Cách chế biến: Thịt heo băm nhỏ, ướp gia vị xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi, nêm vừa miệng, ăn nóng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các mẹ bầu có kiến thức để bổ sung dinh dưỡng phù hợp trong quá trình mang thai.
Bạn đang xem bài viết Cách Làm Món Bồ Câu Hầm Ngải Cứu Cho Bà Bầu trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!