Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Chim Sơn Ca mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sơn Ca Loài Chim bé nhỏ nhưng giọng hát của nó thật là không bé chút nào. phải nói là nó co giọng hót quá hay quá tuyệt vời, ai đã từng chơi loài chim này chắc hẳn là sẽ không bao giờ quên được giọng hót của nó .
Để nghe sơn ca non hót, bạn phải mất một thời gian nuôi, thường phải qua kỳ thay lông lồng, thường phải 5-7 tháng với điều kiện bạn phải chọn đúng là chim đực. Có nhiều con đúng đực nhưng chậm hót, chế độ chăm chưa thích hợp cũng phải nuôi vài tháng mới bắt đầu hót. Tóm lại, nuôi sơn ca, chúng ta nên kiên trì. Để nghe hót ngay, ta phải chấp nhận đầu tư ban đầu lớn.
Nói về hình thức, con sơn ca đẹp trên người phải đốm như vẩy con con kim long hùng vĩ (nhưng nhỏ thoi đen đen vàng vàng rất tinh sảo. Về giọng hót đòi hỏi phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại xuống thấp, mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi. Nhiều người nói rằng chim sơn ca cứ căng là nó lên nấm nhưng tôi thấy không hẳn như thế. Những con sơn ca hay đều lên nấm hót, vừa hót vừa búng cánh như chuẩn bị bay lên rất đẹp mắt nhưng nhiều con chỉ hót dưới nền cát hoặc ghét nhất là đứng trên cóng thức ăn mà hót.
Nuôi sơn ca được cái nhàn, vài ngày mới phải cho ăn một lần, ít cho mồi tươi cũng không sao vẫn hót đều. Hơn hẳn các loài chim khác nữa là sơn ca có thể hót từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối (mùa hè) cứ hót rồi lại nghỉ liên tục
Sơn ca thì nuôi cực kỳ đơn giản, chỉ cần cám con cò thêm tí trứng là đủ không cầu kỳ gì nhiều. Nếu có điều kiện thì làm ít kê bóc vỏ (loại kê nếp chuyên làm bánh đan kê, cứ mỗi lạng cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa) cho vào hộp đậy kỹ để chim ăn dần. Thỉnh thoảng cho thêm ít sau tươi, châu chấu non là được. Nhưng quan trọng nhất là phải cho ăn rau. Tốt nhất là dưa chuột hoặc mướp đắng bổ đôi cho vào lồng chim tự rỉa ăn dần
Chơi sơn ca khó nhất là chọn giống. Tớ đã tiếp xúc nhiều tay thuộc loại anh chị trong làng sơn ca ông thì nói phải chọn con thế này ông thì nói thế khác. Vì thế nếu mới chơi cứ chọn con nào hót tốt rồi mà mua hơi đắt tí nhưng đỡ lo “nuôi hoài không thấy hót” mà được thưởng thức ngay. Có nhiều con sơn ca nhìn cực đẹp nhưng hót lại chán và ngược lại. Vì thế cứ mua chim mà thấy nó hót rồi lại nên nấm đứng hót là tốt nhất. Mua chim đã thuần dưỡng rồi cũng có một mối lo là lúc thay lông. Tớ có một con sơn ca Đà Nẵng thay lông xong tịt ngòi luôn mấy tháng, sau mua một con ở Huế về cũng thế nay mới biết bí quyết chỉ có dưa chuột và mướp đắng là ổn hết. Chế độ ăn tốt, thay lông rồi mà chưa hót lại thì tẩm bổ cho độ 1, 2 tuần dưa chuột (mỗi con 1/4 quả/ngày) là lên nấm hót như mưa ngay.
Về sơn ca để chọn thì cũng như các giống khác thôi nhưng quan trọng nhất đúng là tiếng hót, con chim giọng nhà thì nghe không thể chịu nổi (xem lẫn tiếng Chim Yến chẳng hạn, cặp cặp một hồi….. rồi cả tiếng chích chòe nữa) mua rồi chỉ có nước cho không. Sơn ca hót chuẩn phải giọng trời, giọng thiên nhiên như thế nào thì chỉ nguời đã đi nghe mới phân biệt được, trong giọng hót có đa âm (nghe như có bè), khu vực sơn ca sinh sống có chích chòe vì vậy giọng thiên nhiên không bao giờ có.
Còn về Thăng ca tiêu chuẩn đầu tiên khi bốc mình bay lên phải dừng lại ở đỉnh lồng và khi đó ta ngồi nhìn rõ cặp mắt chim, còn nếu chỉ tung mình lên rồi hạ xuống ngay là chưa được. khi lên đỉnh lồng nó dừng lại và bay vòng quanh vừa bay vừa líu ríu hót (tuyệt vời),
Khi đi bắt Sơn Ca, tuyệt đối chú ý móng, lùa 1 tí là đi quả móng hậu ngay, ở nhà cũng vậy, treo cẩn thận, dễ đi móng lắm lắm
Để thưởng thức hết giọng hót của sơn ca, đúng là rất cần không gian yên tĩnh, không bị lẫn quá nhiều tạp âm. Vì vậy ít khi người chơi kỹ tính lại chơi cả Sơn ca với các loài chim có giọng hót to, vang dội khác như mi, choè, hay ồn ào như khướu… Khi họa mi căng hót như thách đấu thì sơn ca “mất điện” chẳng dám hót, mà có hót thì ta cũng chẳng còn nghe thấy tiếng sơn ca nữa! Tuy nhiên,hiện nay vẫn có khá nhiều người chơi theo kiểu ” hai trong một” có nghĩa cả Sơn ca, cả Mi trong cùng 1 nhà. Những lúc nghe sơn ca hót, phải cho họa mi im lặng, những lúc này thường rất ít “dung lượng” vì chỉ xảy ra khi không gian yên tĩnh, thời tiết đẹp: buổi sáng sớm, buổi trưa ngày nghỉ, và khi đó người nghe cũng phải có thời gian rảnh rỗi, thanh nhàn, tâm trạng thỏa mái…Thời gian còn lại là của Họa mi, hoa mi có thể cho hót bất kỳ lúc nào, bất kỳ thời tiết nào và không đòi hỏi người nghe phải quá tập trung để thưởng thức kiểu như: Khi đi nghe nhạc, nghe hết bài hát hay bản nhạc này ta lại có thể nghe bài hát hay bản nhạc tiếp cho dù thể loại của chúng không giống nhau, còn ta không thể thưởng thức cùng một lúc 2 bản nhạc cho dù cả hai bản nhạc đó đều rất hay!
Chim sơn ca nuôi dễ các bác chỉ phải thay cát khoảng 1lần/tuần (nếu không siêng thì lần/ 2 tuần), cát các bác dùng cát biển mịn, dùng cát xây dựng cũng được nhưng thay cát thường xuyên hơn nếu như các bác không muốn chim mình bị rận. Thay cát các bác dùng 2 lồng để sát cửa và lùa chim qua, tránh dùng tay bắt vì nó sẽ nhát. Nuôi chim sơn ca ít ai nuôi 1-2 con vì nó không sung cũng như khó luyện lắm, nếu nuôi ít các bác chịu khó đi dợt vậy, thường nuôi sơn ca người ta nuôi khoàng 5-6 con trở lên và ngoài ra không nuôi yến hót nếu nuôi yến thì các bác cứ đảm bảo 100% con chim sơn ca của các bác bị lai giọng. Chim sơn ca phải đứng trên nấm hót nếu bác nào có chim sơn ca đứng trên cóng hót thì buồn lắm, nếu muốn chim lên nấm thì các bác phải chọn nấm thấp , rải cát lên trên cho chim quen rồi sau đó nâng cao nấm lên, hy vọng con chim sẽ chịu đứng nấm, trường hợp các bác làm đủ cách mà chim không lên nấm thì nên thả trừ phi con chim của bác có giọng hót quá hay.
Chim sơn ca mà không có nắng, gió thì không thể tốt được, tuy nhiên nắng ở đây phải là nắng lúc 9-11h sáng chứ không phải chính ngọ hoặc nắng xiên khoai, gió ở đây phải là gió thoáng mát chứ không phải là gió luồng mạnh, thay đổi lưu tốc đột ngột hay là gió độc. Ở SG mình không biết thời tiết như thế nào nhưng thấy nhiều người nhận xét, ở ngoài Bắc (HaN) thời tiết khắc nghiệt hơn. Nóng nóng quá, độ ấm lại quá lớn. Thực tế, ở nội thành HaN, người nuôi chim phải chấp nhận điều kiện nuôi chim rất hạn hẹp về diện tích và không gian. Nhiều người phải nuôi chim ở sân trời, ban công…. nhất lại ở hướng tây, thì việc nuôi sơn ca sống trong điều kiện như vậy vào mấy tháng hè, mong chúng sống đã tốt rồi, đừng mong chúng đẹp, xung, căng. Về mùa thu và mùa đông, chim không căng bằng mùa xuân nhưng nuôi chim sơn ca lại an toàn hơn mùa hè, nhất là bạn nuôi nhiều và mặt bằng chăm sóc bị hạn chế. Còn ở miền Bắc (HAN), nếu bạn treo chim vào lúc 12 h giữa trưa hè và kéo dài vài giờ, khi đó không riêng Sơn ca (loài chim như mọi người biết là thích nắng gió) mà nhiều loài khác, bạn sẽ thấy rất không ổn. Vì vậy, ở bài viết trước nói về sơn ca, hầu mong ai nuôi sơn ca, đừng chủ quan vì nghĩ sơn ca ưa nắng mà không chú ý đến đặc điểm nêu trên để tránh tổn hại- không phải sơn ca chết vì rét mà vì cái nóng!
Với nhiều loài chim việc thay đổi loại cám làm cho chim kém ổn định, không căng có khi còn suy và thay lông bất thường vì vậy nên tránh, đặc biệt đối với sơn ca
Sơn ca ăn các loại bông cỏ và côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào non, sâu bột. Ngoài ra chim còn ăn kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng.
Kinh Nghiệm Nuôi Và Chăm Sóc Chim Sơn Ca
Chim Sơn Ca được biết đến là loài chim cảnh có giọng hót hay và sức khỏe tốt. Tuy nhiên để luyện được cho Sơn Ca có giọng hót hay thì người chơi chim cần có kinh nghiệm cũng như cách chăm sóc phù hợp.
Đặc điểm của Chim Sơn Ca
Chim Sơn Ca là loài chim có kích thước nhỏ và trung bình có chiều dài khoảng 12-24 cm và có cân nặng khoảng 15-75g. Tùy vào từng loại Sơn Ca mà sẽ có những đặc điểm riêng như Sơn Ca lớn thích đập hạt ăn, Sơn Ca mỏ dài thì thích bới đất tìm côn trùng. Đa phần Chim Sơn Ca có màu nâu và dấu đen hoặc trắng đậm, có móng vuốt dài.
Chúng ta có thể phân biệt chim trống mái dựa vào những đặc điểm khác nhau của Chim Sơn Ca. Chim Trống thường có phần vai ngực đầu to hơn chim mái, phần lông của chim trống cũng nhiều hơn so với chim mái. Da của Sơn Ca mái thường có màu đỏ hồng và màu thâm tím đen đối với Sơn Ca trống. Sơn Ca Trống thường hay xòe cánh và dựng mào lên khi hót trên lưỡi có 4,5 chấm đen. Còn Sơn ca mái không biết hót cũng không biết dựng mào.
Chim Sơn ca non thường xuất hiện vào từ tháng 3, miền Nam thường xuất hiện đầu tiên sau đó đến miền Trung và cuối cùng là miền Bắc.
Thức ăn cho Chim Sơn Ca
Để Chim Sơn Ca có thể phát triển, có tuổi thọ cao và hót hay thì bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cho chúng.
Trong tự nhiên chim Sơn Ca thường ăn các loại côn trùng như sâu bọ, dế , gián và các loại hạt thực vật khô trên mặt đất. Ở môi trường nuôi nhốt nên cho Sơn Ca ăn các loại cám cò, cám trứng, cám gà….Tốt nhất nên chọn một loại Cám cố định để giúp chúng có thể quen với loại thức ăn đó.Trong thời gian đầu khi bạn mới mua chim về hoặc sự thay đổi thất thường của thời tiết thì việc dùng ổn định một loại thức ăn càng cần thiết.
Trong điều kiện nuôi nhốt bạn cũng không nên cho Sơn Ca ăn quá nhiều sâu tươi, dế, cào cào bởi chúng có thể dẫn đến tình trạng chim bị thừa chất và gây hại cho chim, thậm chí khiến chim bị chết. Nên chọn loại cám có nhiều chất xơ để giúp chim tiêu hóa tốt hơn. Các loại cám như cám cò, cám gà chim ăn rất tốt tuy nhiên thức ăn đó không có chất khử mùi phân nên sẽ làm phân chim gần giống với mùi phân gà.
Kỹ thuật nuôi Chim Sơn Ca
Bên cạnh việc ăn uống thì bạn cũng nên quan tâm đến cách chọn lồng cho chim Sơn Ca. Tốt nhất nên chọn lồng cao có đáy chắc chắn để đựng cát, nấm để chim đứng ( nấm cũng cần có mấy nấc để chim có thể đứng lên.
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu như bạn không huấn luyện để cho chim Sơn Ca hót hay. Việc ăn uống chuồng nuôi quan trọng nhưng không thể không nhắc tới việc huấn luyện bởi đây là loài chim cần huấn luyện một cách khá kỳ công. Phải trải qua 1 kỳ thay lông, 1 lần thay lông và đến vài tháng sau chim mới bắt đầu hót. Do đó, để có được chú chim Sơn ca hót hay bạn nên mua nhiều con một lúc để cùng nuôi và huấn luyện rồi chọn con có giọng hót hay nhất.
Chim Sơn Ca có cách tắm rất đặc biệt chúng được tắm bằng cát cho nên cần thay cát hàng tuần cho chúng. Ít nhất là 2 tuần/lần, cát dùng tắm cho chim Sơn Ca phải là loại cát mịn và cần thay thường xuyên để tránh chim Sơn Ca bị rận.
Chim Sơn Ca là loài chim khỏe mạnh tuy vậy chúng cũng có thể gặp các bệnh về tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là do cám bị mốc do trời mưa hoặc để những nơi ẩm ướt khiến chim Sơn Ca ăn phải. Hay là do bạn cho chúng ăn quá nhiều chất đạm, ăn quá nhiều mồi tươi chim không tiêu hóa hết. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý đến thức ăn của chúng và những hôm có thời tiết mưa, ẩm.
Bên cạnh vấn đề về tiêu chảy chim Sơn Ca cũng có thể mắc kén mắc sưng xuất hiện những cục nhỏ như mụn trứng cá. Đó có thể là biểu hiện của việc thiếu chất bạn cần bổ sung ngày cho chú chim cung của mình. Bạn nên quan sát chim Sơn ca thường xuyên nếu thấy chúng có bất cứ biểu hiện lạ nào cần đưa đến ngay các trung tâm chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ thú y để được chữa trị kịp thời.
Với những chia sẻ về cách chăm sóc cũng như kinh nghiệm nuôi chim Sơn Ca, hy vọng phần nào giúp bạn tự tin hơn trong việc nuôi chú chim Sơn Ca. Chúc chú Chim của bạn luôn khỏe mạnh.
Chim Sơn Ca Ăn Gì? Thức Ăn Cho Sơn Ca. Cách Nuôi Chim Sơn Ca Chi Tiết
Chim sơn ca được mệnh danh là một trong những loài chim có giọng hót hay nhất. Giọng hót của sơn ca luyến láy, tiếp nối liên tục từ thấp đến cao rồi lại từ cao xuống lại thấp làm nhiều người mê mẩn. Chính vì vậy, chim sơn ca cũng là loại chim cảnh được nuôi phổ biến trong các gia đình.
1. Chọn chim sơn ca
Theo những người có kinh nghiệm, nên nuôi sơn ca từ chim non chứ không nên nuôi chim bổi, vì để thuần hóa được sơn ca rất khó. Nên chọn chim sơn ca trống để có giọng hót hay nhất.
Rất khó để phân biệt chim sơn ca trống và mái bởi chúng có màu lông tương tự nhau. Theo kinh nghiệm của giới chơi chim chuyên nghiệp thì chim sơn ca trống có đầu, ngực và vai to hơn chim mái. Lông ngực sơn ca trống thường chẻ đôi. Lúc đi lại, nhảy nhót, chim sơn ca trống thường nhấp nhô (cứ đi một hai bước thì đầu nó lại thò lên thụt xuống) và phát ra tiếng kêu trong trẻo, nghe như tiếng hót. Còn nếu bạn nghe chim phát ra tiếng đục, rè thì khả năng cao đó là con mái.
Đối với chim non, khi bạn nhốt nhiều con chung một lồng rồi đập tay vào lồng, thì chim trống sẽ phản ứng bằng cách ngóc đầu và phóng lên, chim mái ngược lại sẽ cúi đầu xuống. Cách thử này cho độ chính xác khoảng 80%.
Ngoài ra bạn có thể chọn chim sơn ca theo vùng, chim sơn ca ở vùng Huế và Quảng Ninh thường có màu lông hung đỏ và nổi tiếng có âm sắc giọng hót rất đặc biệt.
2. Lồng nuôi
Lồng nuôi chim sơn ca yêu cầu phải có đáy chắc chắn để đựng cát và có nấm cho chim đứng. Khi chim non bạn có thể nuôi lồng thấp, nhưng khi chim có thể vừa bay vừa hót thì bạn nên chuyển sang lồng càng cao càng tốt để tránh chim đụng đầu.
3. Vệ sinh cho chim sơn ca
Chim sơn ca thích tắm, tuy nhiên chúng không tắm bằng nước mà lại tắm với cát. Vì vậy, nên thay cát cho chim, thường là 1 tuần 1 lần, sử dụng cát mịn (cát biển), dùng 2 lồng chim để sát vào nhau để lùa chim qua bằng cửa, không được dùng tay bắt chim vì sẽ làm chúng hoảng sợ và trở nên nhát người hơn.
Nên treo lồng chim sơn ca ở nơi có đủ nắng gió để chim được tắm nắng, thông thường sơn ca cần phơi nắng ít nhất 6 tiếng một ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải tập cho chim phơi nắng dần dần, thời gian phơi ở mỗi lần sau nhiều hơn mỗi lần trước để tránh làm chết chim.
4. Tập dợt cho chim sơn ca
Khi nuôi chim sơn ca non, bạn phải nuôi thêm 1-2 con sơn ca hót hay, để cho chim non có thể bắt chướt hót theo. Sau đó, thường đưa chim đi dợt hoặc mở các loại đĩa có giọng sơn ca hót để chim học hỏi. Tuy nhiên, không nên cho chim sơn ca tiếp xúc với các loài chim hót khác như họa mi, chích chòe, khướu vì có thể bị lai giọng
Thức ăn cho chim sơn ca
Thức ăn cho chim sơn ca cũng nên phù hợp theo độ tuổi.
Chim được từ 1 tuần đến 10 ngày trở đi: khi chim biết mổ thì sẽ để chim tự ăn với thức ăn thô và đặc như cám gia cầm, hoặc kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng. Thỉnh thoảng chúng ta nên bổ sung côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào, châu chấu hoặc rau củ như xà lách, dưa chuột, mướp đắng.
Cách Phân Biệt Chim Sơn Ca Trống Mái
Có những giống chim mới nhìn sơ qua, ta có thể phân hiệt được trống, mái một cách dễ dàng, nhờ vào việc quan sát sắc lông, hình dáng, hay một bộ phận nào đó trên thân mình của chúng.
Nhưng, cũng có những giống chim trống cũng như mái đều giống nhau như hai giọt nước, nếu không là người chuyên môn thì khó lòng phân biệt được giới tính của chúng!
– Về sắc lông: Thường thì đa số chim trống trời phú cho có bộ lông đẹp đẽ, màu sắc tươi tắn, còn chim mái thì sắc lông tôi tăm, mờ nhạt. Do đó, hai chim trống mái mà đứng cạnh nhau thì rât dễ nhận ra; bộ lông chim trống tươi tắn bao nhiêu thì trái lại bộ lông chim mái lại mộc mạc, tầm thường và quê mùa bấy nhiêu.
Thí dụ chim Chích Chòe Than trống tuy bộ lông chỉ có hai màu đen trắng, nhưng đen thì đen nhánh, mà trắng thì trắng toát. Hai màu lông đó tuong phản nhau nên nhìn sơ qua đã thấy nổi bật. Trong khi đó, Chích Chòe Than mái bộ lông cũng hai màu đen trắng, nhưng đen thì đen… mốc, mà trắng thì tăm tôi như xám tro, trống chẳng đẹp chút nào. Chích Chòe lửa cũng vậy con trống thì màu đen ở phần đầu, cô cánh, đuôi đều đen nhánh; phần ức và bụng lông vàng sẫm và những cọng lông trắng ở mặt dưới đuôi cũng là màu trắng tinh. Trong khi đó bộ lông của Chích Chòe Lửa mái tuy cũng mang những sắc lông nầy nhưng màu nhạt nhạt hơn, tăm tối hơn.,Sự khác biệt đó như… một trời một vực. Rõ nét nhạt là con Công, Công trống đuôi dài đến gần hai thước, lông có màu sắc lộng lẫy, lung linh ánh sắc, và trên lông nổi lên những điễm “mắt” trống rất sang cả và ngộ nghĩnh. Còn Công mái thì đuôi ngắn, bộ lông tuy cũng màu xanh nhưng sắc tôì đen so với chim trống thì rất đỗi tầm thường.
Cũng có những giống chim mà bộ lông trống mái nhìn qua thấy y hệt nhau như chim Cu gáy, Khướu, Họa Mi… đến nỗi trong nhất thời không dễ gì phân biệt được trống, mái nhưng nếu quan sát kỹ ta cũng nhận ra: sắc lông của chim trống bao giờ cũng tươi tắn, ánh sắc hơn chim mái, dù chỉ chút ít.
– Về vóc dáng: Nhìn vóc dáng của chim cũng có thể biết được con nào là trống, con nào là mái. Nhưng nếu chỉ xét qua phần vóc dáng mà đoán giới tính của chim thì không ai dám quá quyêl đúng được một trăm phần trăm! Thường thì chim trống có thân hình lớn, đầu to vai rộng, ngực nở, đòn dài và thân cao ráo. Trong khi đó, chim mái thường có thân hình nhỏ và gọn, vai hẹp, ngắn đòn, và đôi chân thấp. Nếu đặt hai chim trống, cùng một giống đứng cận kể nhau ta thấy chúng có vóc dáng chênh lệch lớn, nhỏ rõ rệt, ít khi lầm lẫn. Xét qua hình dáng bên ngoài, chim trống cao to, hùng dùng hơn chim mái.
– Về điểm dị biệt: Có những giống chim mà từ sắc lông đến vóc dáng, điệu bộ của trống, mái đều giống nhau, như hai giọt nước, khó lòng phân được đâu là chim trống chim mái. Nhưng, nếu quan sát thật kỹ, ta sẽ dễ dàng nhận ra được giới tính của nó, và trường hợp nầy thì khó trật được. Đó là nhờ chúng có những điểm dị biệt, mà chỉ có người chuyên môn mối nhận ra được mà thôi.
Chim mà sắc lông cũng như vóc dáng của trống, mái giống nhau như khuôn đúc, cũng có nhiều giống. Chẳng hạn như Yến Phụng, Khướu, Họa Mi, Bồ Câu, Cu gáy…
Thí dụ nhìn vào cặp trống, mái chim Yến Phụng, quí vị thấy chúng giống nhau như hai giọt nước, từ hình dáng cũng như sắc lông không có gì khác biệt, đến nỗi nhiều người nuôi Yến Phụng lâu năm mà không thế phân biệt được giới tính ra sao. Thế nhưng, trống, mái có điểm khác nhau là màu sắc cua miêng thịt như sáp đóng trên mũi chúng. Màu da sáp ờ mũi của Yên Phụng mái (dù là màu lông gì) cũng là màu trắng ở chim tơ và ngà sang màu ngà khi mái đã già. Riêng đối với Yến Phụng thì mũi có hai loại màu là màu hổng và màu xanh biếc. Trống cũng có mùi màu hồng là những con bộ lông trắng tuyền, vàng tuyền, vàng bông hay trắng bông. Còn mũi màu xanh biết chỉ có ở chim mang bộ lông xanh dương, xanh két, xanh đọt chuối, màu tím hay màu xám. Nói cách khác, với chim Yến Phụng, chỉ có cách nhìn vào màu sắc ở lớp da trên mũi để phân biệt chim trống, mái.
Phân biệt giới tính trống, mái bồ câu cùng căn cứ vào cục thịt ở mũi. Con trống cục thịt nầy to, đầy đặn và nở bề ngang, trong khi chim mái thì hai thớ thịt này vừa hẹp vừa dài.
Riêng Khướu và Họa Mi thì trống mái có sự khác biệt ở chùm lông đóng trên mũi. Chim Khươu trống thì chùm lông mùi vừa to vừa cao, Còn Khướu mái thì chùm lông nầy vừa nhỏ vừa ngắn…
– Về giọng hót hay tiếng gáy, tiếng gù: Nếu căn cứ vào tiếng hót, tiếng gáy, tiếng gù để phân biệt giói tính của chim là tuyệt diệu nhất, rõ ràng nhất. Nhưng, thường thì chim con phải từ vài tháng tuổi trơ lên mới bắt đầu tập gáy, tập hót, và chim đã lớn thì chỉ những lúc tâm hổn nó thật sự định tĩnh, nó mới chịu cất tiếng hót. Vậy thì trong trường họp này, chúng ta chỉ có cách chờ đợi, theo dõi một thời gian mới có thể phân biệt đuợc đâu là con trống, đâu là con mái. Ai nôn nóng thì chỉ “dục tốc bất đạt” mà thôi!
Trở lại vấn đề phân biệt giới tính của Sơn Ca, chúng ta thấy rằng, chuẩn xác nhất là phải chờ cho chim… biết hót! Nhiều nghệ nhân nuôi Sơn Ca lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi, nhung về mặt phân biệt trống mái thì họ vẫn tỏ ra mù mờ, không ai dám chắc sự chọn lựa của mình qua vóc dáng đứng được 100 phần trăm cả! Trừ giới thương lái, vì ngày nào họ cũng thường xuyên va chạm với “thực tế”, lúc nào cũng để tâm chuyên chú vào việc lựa chọn đến bán chim cho khách hàng nên trực giác họ bén nhạy, nhìn là biết ngay, nhưng… nếu giải thích thì họ tỏ ra lúng túng… Nhiều người cho là họ giấu nghề (?) Thật ra, một khi chỉ biết được sự việc qua trực giác thì khó lòng lý giải theo cách lý luận được! Chim Sơn Ca trống mái đều có bộ lông không khác gì nhau, vì vậy không ai có tài nào mà chỉ nhìn vào sắc lông không thôi mà phân biệt được giới tính của Sơn Ca cả. Ngay người trong nghề, dù có trực giác bén nhạy cũng không thể biêt được chuyện này. Xét về vóc dáng thì giữa chim Sơn ca trống mái có nhiều điểm khác nhau, nhưng thật ra thì không được rõ nét lắm, do đó nếu căn cứ vào những chi tiết nầy để chọn lựa vẫn có khi bị lầm. Thường Sơn Ca trống có đầu to, vai lớn, chân cao. Sơn ca mái thì đầu nhỏ, vai nhỏ, mình dài chân thấp. Nhưng, thực tế vẫn có nhiều chim mái có thân hình đẫy đà hơn cả chim trống, và khó khăn nhất là trong lứa chim con, vóc dáng chúng sàn sàn như nhau thì làm sao có thể chọn lựa chính xác trống, mái được? Cách tốt nhất để phân biệt giới tính của chim Sơn Ca là phải kiên nhẫn chờ cho đến lúc… chim bắt đầu tập hót! Như vậy là phải chờ đến lúc chim được bảy tám tháng tuổi. Cũng vì lý do nầy nên giá chim con thì rẻ, mà giá chim trống dù là trống tơ đã có giá cao gấp cả… chục lần!
Chim Sơn Ca con rất chậm biết hót so với tất cả các giống chim hót rừng khác. Chim con của các giống chim khác độ tháng rưỡi tuổi đà bắt đầu tập hót, còn Sơn Ca con phải đến bảy hoặc tám tháns tuổi mới bắt đầu tập hót nhu tiếng dế kêu. Khi chim tập hót là người nuôi đã biết chắc chim nào là trống để bắt nuôi riêng. Những chim nghi ngờ là mái, nếu tiếc thì nuôi thêm một thời gian ngắn nữa, tất nhiên là phải để tâm theo dõi kỹ. Và khi biết chắc đó là mái thật thì… còn cách thả nó vào rừng để sinh sản tiếp! Chim mái Sơn Ca không hót, cũng hiếm con biết đứng trên dù. Nếu khéo nuôi thì một năm tuổi mái sẽ đẻ trứng màu trắng như viên sỏi tròn. Trước khi đẻ một đôi ngày chim mái thường hót, với giọng trầm và ngắn, so với giọng chim trống thì không hay ho gì. Từ trước đến nay, hình như chưa có nghệ nhân nào nuôi Sơn Ca để cho sinh sản, dù là nuôi để thí nghiệm. Có lẽ do số chim rừng bắt về (cả chim con lẫn chim bổi), cung ứng cho thị trường thường cao hon số cầu. Mặt khác, giống Sơn Ca quá nhát, nếu cho chúng sinh sản trong chuồng, chắc chắn phải đặt cách thật xa nơi cư ngụ của người thì mới có kết quả tốt được. Liệu lợi tức mang lại có bù đắp nổi sự phiền phức và tốn kém hay không? Gần như đa số những giống chim nhỏ kiếm ăn và có đời sống liên hệ trực tiếp đến tầng thấp nhất của cây cỏ như các ruộng vườn, nương rẫy, động cát, ven sông, đồng cỏ… chúng đều có sắc lông dù đen, hay trắng hoặc vàng cũng đều lợt lạt, u tối, lại thêm những đốm, những chấm, những sọc vằn vện trống chẳng hấp dẫn tí nào. Thế nhưng, ngẫm nghĩ lại, ta thấy đó là sự sắp đặt quá tai tình của đấng hoá công, giúp đỡ cho các giống chim nầy tránh được họa tuyệt chủng. Nhờ các sắc lông vằn vện đó, chúng mới len lỏi kiếm ăn trong cỏ cây hoa lá mà không bị kẻ thù phát hiện được. Lông của chúng tiệp với màu cây cỏ và rác rến. Hơn nữa, các giống chim nhỏ nầy lại có biệt tài lủi nhanh và ẩn núp khéo léo đến độ tài tình.
Cứ nhìn vào bộ lông của các loại Gà nước, Mỏ nhát, Choắt mỏ cong, Choắt mỏ thẳng, Dã chúng tôi thấy chúng đểu có bộ lông sọc vằn vện na ná như nhau cả. Thế nhưng, thể xác to nhỏ thì mồi giống một khác, chỉ trừ có một giống có sắc lông và thân mình giống y như con Sơn Ca, mà từ trước đên nay đã có một số ít người lầm lẫn. Đó là chim Dã ca.
Mới nhìn qua ta thấy hình dáng cũng nhu sắc lông của Dã ca giống hệt như chim Sơn Ca. Đã thế, hai giống chim cảnh nầy cũng thường sống chung đụng vói nhau, cũng kiêm ăn chung trên một cánh đồng cỏ hoặc nương vuờn nên mói dễ bị bắt lầm nhất là khi chúng còn non ngày tuổi.
Khả năng lầm lẫn của người bán thì ít, nhưng với người mua còn thiếu kinh nghiệm thì dễ bị lầm lắm. Đến chừng lỡ mua rồi, về nuôi mãi không thấy chim hót thì mới biết đó là Dà ca, thì chuyện đã rồi.
Thật ra, giữa Sơn Ca và Dã Ca có nhiều điểm khác nhau, mà với người có kinh nghiệm thì không thể nào lầm lẫn được, đủ khi chim còn non ngày tuổi (bắt trong tổ) người ta cũng có thể nhận biết được một cách dễ dàng.
Sơn Ca thì có mỏ dài màu vàng, ngón chân cũng dài, và tiếng kêu giống như tiếng dế gáy. Trong khi đó, Dà Da mỏ vừa ngăn lại vừa đen, ngón chân cùng ngắn, và khi kêu thì kêu hai tiếng chíp chíp…
Đó là những điểm khác nhau giữa hai giống chim nầy. Chúng ta cần thiết để tránh bị thiểu số con buôn bất lương lừa phỉnh, và cũng tránh được trường họp khi bắt tổ Sơn Ca lại bắt lầm chin non Dã Ca, về nuôi chỉ tôn công, tốn của!
Cũng do chỉ căn cứ vào bộ lông, nên có người còn lầm chim Bách Linh với Sơn Ca. Nhưng Bách Linh thì lớn hơn và ngón chân ngắn như Dã Ca, chứ ngón chân không dài bằng ngón chân Sơn Ca.
Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Chim Sơn Ca trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!