Xem Nhiều 3/2023 #️ Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Chim Bồ Câu # Top 5 Trend | Topcareplaza.com

Xem Nhiều 3/2023 # Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Chim Bồ Câu # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Chim Bồ Câu mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trả lời:

 Khi thời tiết thay đổi, ngày nắng đêm lạnh là điều kiện phát bệnh trên chim bồ câu. Vì vậy người nuôi cần phải chú ý những biện pháp sau: Nên xây dựng trại ở nơi xa khu dân cư, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, xung quanh phải có hàng rào để tránh lây bệnh. Nhập giống gia cầm từ các cơ sở giống an toàn về bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm… Người nuôi nên nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại ít nhất trong 2 tuần đầu, nếu thấy đàn chim vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện dịch bệnh mới nhập vào khu vực chăn nuôi. Tiêm vaccine phòng bệnh. Vệ sinh, quét dọn hàng ngày đối với các dãy chuồng, khu vực xung quanh chuồng và các lối đi. Định kỳ phun thuốc sát trùng (Chlorine 3%, Formol 2%) 2 tuần 1 lần đối với toàn bộ khu trại, chuồng nuôi kể cả khu vực đệm.

Cho đàn chim ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, nước uống sạch sẽ. Nếu đàn bồ câu có nguy cơ bị bệnh về đường tiêu hóa, người nuôi có thể dùng tỏi với liều 5 g tỏi/kg vật nuôi để phòng bệnh và nâng sức đề kháng. Bổ sung men tiêu hóa, vitamin, chế phẩm vi sinh hữu ích vào thức ăn, nước uống cho đàn chim. Bổ sung muối khoáng cho chim thường xuyên để chim hấp thụ vào cơ thể những chất không thể tự kiếm giúp chim có đủ sức khỏe để kháng chịu với thời tiết và môi trường nuôi nhốt.

Các Bệnh Thường Gặp Ở Chim Bồ Câu Và Biện Pháp Phòng &Amp; Điều Trị Thảo Dược

Ngày: 30/07/2020 lúc 11:12AM

I.CÁC LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHIM BỒ CÂU

1. Bệnh thương hàn ( Salmonellosis)

– Bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S. enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae gây ra. Bồ câu bị nhiễm bệnh thông qua đường tiêu hóa khi ăn hay uống phải thức ăn, nước uống có chứa vi khuẩn.

– Sau khi bị nhiễm vi khuẩn từ thức ăn, nước uống thì thời gian ủ bệnh khoảng từ 1-2 ngày.

– Triệu chứng: Bồ câu ít hoạt động, kém ăn, uống nước nhiều, thân nhiệt tăng. Chim ủ rũ, đặc biệt tiêu chảy phân xanh hoặc xám vàng, giai đoạn cuối phân lẫn máu. Chim thường chết sau 3-5 ngày. Đặc biệt chim bị thương hàn thì ảnh hưởng đến trứng. Trứng được đẻ bởi cá thể chim mẹ bị thương hàn thì vỏ trứng mỏng, dễ vỡ, con nở ra thì yếu dễ chết.

Phân chim bị thương hàn

2. Bệnh cầu trùng ( Pigeoncocidiosis)

– Bệnh gây ra do một số loài cầu trùng thuộc giống Eimeria: Eimeria acervulina, Eimeria tenella, Eimeria praecox, Eimeria mivatis…

– Bệnh thường thấy ở bồ câu non từ 1-4 tháng tuổi. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao giữa xuân – hè và thu – đông. Chim khi bị bệnh thì có triệu chứng tiêu chảy phân có dịch nhầy, đôi khi lẫn máu do thành ruột bị tổn thương, phân có màu socola.

3. Bệnh nấm diều

– Bệnh do nấm Candia albicans gây ra . Mẫn cảm nhất là bồ câu từ 1-2 tháng tuổi. Bệnh có thể lây qua dụng cụ, thức ăn, nước uống ko đảm bảo vệ sinh. Cũng có thể do dung kháng sinh phổ rộng dài ngày.

– Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt trong mỏ có thể bóc tách dễ dàng, không chảy máu. Diều cứng không tiêu có hiện tượng hen khạc, nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua. Kèm theo tiêu chảy phân sống, bồ câu non chậm lớn, mọc long chậm và tỉ lệ chết cao.

Nấm trong miệng và họng của chim bị bệnh nấm diều 4. Bệnh đậu

– Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do virus đậu gây ra. Virus này có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt như: khô hanh, ẩm ướt, dưới ánh sáng…Côn trùng là trung gian truyền bệnh, điển hình như: ruồi, muỗi,… Virus tồn tại trong cơ thể muỗi lên đến 56 ngày và truyền qua các vết cắn, vết thương hở ngoài da, bệnh xảy ra quanh năm nên là mối nguy hại cho việc nuôi chim bồ câu.

– Triệu chứng:

Thể ngoài da: Trên da hình thành các mụn đậu ở các vị trí như đầu, khóe mắt, khóe miệng, mặt trong cánh, quanh hậu môn và da chân. Khi mới xuất hiện chỉ là những nốt sần nhỏ có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Các nốt đâu mọc ở mắt làm chim khó nhìn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi, làm khó thở.

Biểu hiện ngoài da và trong niêm mạc họng của chim bị bệnh đậu

Thể niêm mạc: Thể này thường xảy ra trên chim con, chim bệnh có biểu hiện khó thở, biếng ăn do niêm mạc hầu và họng bị đau, sốt, từ miệng chảy ra nước nhờn có lẫn mủ. Kiểm tra niêm mạc sẽ thấy niêm mạc ở khóe miệng, hầu họng và thanh quản có khối như khối u màu vàng trắng.

Thể hỗn hợp: Là trường hợp chim có triệu chứng và bệnh tích của cả 2 thể là ngoài da và yết hầu, chim khi ở thể này thường tỷ lệ chết cao.

5. Bệnh Newcastle

– Bệnh Newcastle là một bệnh phổ biến, bệnh do Paramyxo virus gây ra.

– Triệu chứng:

Thể tiêu hóa: Chim ăn ít, uống nhều nước, diều đầy hơi không tiêu, chim đi ỉa phân trắng, xanh, vàng nhợt.

Thể hô hấp: Chim khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.

Thể thần kinh: Chim bị liệt, ngoẹo đầu, ngoẹo cổ.

Dạ dày tuyến và phân của chim bồ câu bị bệnh Để giải quyết tình trạng chim bị bệnh, tăng hiệu quả kinh tế thì Công ty Cổ phần DNA giới thiệu bộ đôi sản phẩm sử dụng để phòng và điều trị bệnh cho chim bồ câu. 1. Sản phẩm CoxxOil

Thành phần: Là hỗn hợp 10 loại tinh dầu tự nhiên phối hợp (kháng sinh thảo dược).

Công dụng:

Phá vỡ vòng đời của tất cả các loại cầu trùng từ đó kiểm soát hoàn toàn bệnh cầu trùng.

Tăng hấp thụ thức ăn, kích thích sinh trưởng vật nuôi.

Cách dùng

Gỉảm mùi phân, nước tiểu, hạn chế ruồi, muỗi trong chuồng nuôi.Liều phòng: 1ml/2lít nước uống

Liều điều trị: 1ml/1lít nước uống

Thời gian sử dụng: Uống liên tục 4-6h/ngày, trong 7-10 ngày

2. Sản phẩm Mixxoil

Thành phần: Là hỗn hợp các tinh dầu thiết yếu kết hợp với acid hữu cơ và acid béo cần thiết để tạo ra sản phẩm có khả năng kháng khuẩn rất mạnh.

Công dụng:

Bổ sung acid hữu cơ và acid béo cho vật nuôi.

Kháng viêm, kháng nấm và chống oxy hóa.

Tăng sức đề kháng cỉa thiện năng suất vật nuôi.

Cách dùng:

Liều phòng: 1ml/2lít nước uống

Liều điều trị: 1ml/1lít nước uống

Thời gian sử dụng: Uống liên tục 4-6h/ngày, trong 7-10 ngày.

Lưu ý: Khi áp lực mầm bệnh tại trại cao thì có thể tăng liều dùng để phòng và điều trị.

Không chỉ dừng lại ở những công dụng trên mà khi sử dụng sản phẩm Coxxoil và Mixoil++ còn giúp cho chim trở nên khỏe mạnh, có sức đề kháng cao từ đó hạn chế việc chim bị mắc những bệnh khác, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Công ty Cổ phần DNA Việt Nam xin chúc tất cả các hộ chăn nuôi thành công.

Liên hệ kỹ thuật: Kỹ Sư Nguyễn Thế Mạnh – 0906.246.156

Thức Ăn Cho Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu pháp theo quy mô công nghiệp rất cần chú trọng đến vấn đề thức ăn và dinh dưỡng cho chim bồ câu pháp để chất lượng thịt luôn đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Nhu cầu về dinh dưỡng cho chim bồ câu nói riêng cũng như gia cầm nói chung thì đều tùy theo từng giai đoạn mà có chế độ dinh dưỡng khác nhau.

Canxi (%) : 2 – 4%

P (%) : 0.5 – 1 %

NaCl (%) : 0.2 – 0.4%

Methionin (%) : 0.4 %

Thức ăn cho chim bồ câu pháp

Thức ăn dành cho chim bồ câu cũng tương đối phức tạp, người chăn nuôi cần cung cấp đủ các thành phần cần thiết trong thức ăn để chim bồ câu phát triển toàn diện nhất. Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt như đỗ, ngô, thóc, gạo… và bổ xung thêm thức ăn đã gia công chứa hàm lượng chất khoáng và vitamin vừa đủ.

– Các loại đỗ thường sử dụng: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương…các loại hạt này cần được rang trước khi cho chim ăn.

– Thức ăn cơ bản gồm thóc, ngô, gạo, cao lương… trong đó ngô là thành phần chủ yếu của khẩu phần ăn.

Các loại hạt này thường rất dễ bị mốc, hỏng nên cần phải để thức ăn chỗ sạch sẽ, thông thoáng đảm bảo thức ăn không bị nấm mốc, sạch sẽ giúp chim bồ câu luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

Ngoài các thức ăn ở trên thì người chăn nuôi cũng cần phải chú ý cho thêm các thành phần phụ trong thức ăn để giúp chim dễ tiêu hóa thức ăn hơn như cần thêm sỏi nhỏ (đường kính khoảng 0.5mm) trộn vào thức ăn bổ xung.

Cách pha trộn thức ăn cho chim bồ câu

Chim bồ câu được nuôi nhốt nên rất cần cho ăn thêm thức ăn bổ xung để giúp chúng đủ chất và dễ dàng tiêu hóa hơn, như chúng ta đã thấy trong thực tế thì giống gia cầm luôn ăn thêm sỏi nhỏ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vì vậy thức ăn bổ xung là luôn cần thiết, gồm sỏi nhỏ 15%, Nacl 5%, khoáng premix 80%.

Thức ăn bổ xung được trộn lẫn các chất với nhau vì vậy chỉ nên để một lượng vừa phải trong máng ăn để cho chim ăn tự do nhưng cũng không quá nhiều dẫn đến biến chất thức ăn.

Trong việc phối trộn thức ăn cần lưu ý là luôn phải đảm bảo đủ chất lượng và bổ xung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất, tuy vậy khi trộn nguyên liệu khác nhau thì cách thức trộn cũng khác nhau.

Với chim sinh sản:

Ngô 55%, đỗ xanh 25%, gạo xay 20%

Với chim dò (chim non 2-6 tháng):

Ngô 50%, đỗ xanh 35%, gạo xay 15%

Cách cho chim bồ câu ăn

Cách cho chim bồ câu ăn như nào cho phù hợp cũng không phải người chăn nuôi nào cũng biết, thức ăn không nên cho nhiều (để lâu dễ hỏng) cũng không nên cho ít quá, cần cho chim ăn vào những thời điểm cố định trong ngày để tạo thói quen ăn tốt cho chim.

Nên cho chim ăn làm 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15h. Số lượng thức ăn cũng cần tùy thuộc vào độ tuổi của chim, thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể.

Nước uống cần phải cung cấp đủ hàng ngày, nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi, thay nước hàng ngày.

Trong bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách chăm sóc và nuôi dưỡng chim bồ câu. Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi, xin chân thành cảm ơn.

Cách Phòng Bệnh Cho Chim Chào Mào

* Về thức ăn :

Cũng giống như con người chúng ta phải cần ăn uống để có năng lượng hoạt động.Chim cho ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp cho chim khỏe mạnh,tăng sức đề kháng phòng tránh bệnh tật.

Thức ăn hàng ngày cho chim ngoài cám cần bổ sung thêm mồi tươi như cào cào,dế,sâu…Hạn chế cho chim ăn dế và sâu.Dế làm cho chim mập,còn sâu làm chim nóng,nếu trong quá trình thay lông thì không nên cho ăn,nó làm cho lông bị khô và xoắn nhìn rất xấu.

Trái cây gồm có chuối,cam,đu đủ,táo tàu,mướp trâu (mướp khía)…….Nên thay đổi thường xuyên tránh chim chán 1 thứ.Nhưng chuối vẫn cho ăn nhiều nhất.Những trái cây này nên rửa rạch để tránh thuốc trừ sâu.Tốt hơn là để tủ lạnh 1 ngày.Trái cây tươi giúp bổ sung vitamin A,B,C.

*Chế độ tắm nắng và tắm nước :

Phơi nắng nên phơi vào khoảng thời gian buổi sáng từ 8h – 9h30.Nếu không có điều kiện thì phơi vào buổi chiều từ 16h-17h.Phơi nắng khoảng 30 phút,tránh treo chim hướng thẳng vào mặt trời.Phơi nắng giúp chim hấp thụ vitamin D,giết chết ký sinh trùng,đồng thời giúp bộ lông đẹp và cứng hơn.Sau khi phơi xong cho chim vào tắm.Đối với mùa hè thì nên cho chim tắm 1 tuần 3 lần và tắm cách ngày,đối với mùa đông thì tắm ít hơn,và chọn ngày nào ấm áp và có nắng.Lâu lâu cũng nên cho chim tắm bằng nước muối pha loãng để diệt ký sinh trên lông,tránh tình trạng chim bị ngứa lông.Tắm nước xong thì phơi chim 1 lát cho khô lông

*Vệ sinh :

Trong lúc cho chim tắm thì anh em dọn lồng,thay nước,thức ăn cho chim.Nếu siêng thì ngày 1 lần,còn không siêng thì 2 ngày cũng được.Nước trong cóng ,trái cây thì nên 1 ngày thay 1 lần.Dọn phân chim thì khoảng 2 ngày,chịu khó cắt 1 xấp báo bỏ vào đáy lồng,cứ 2 ngày bỏ ra 1 tờ là nhanh và tiện nhất.

*Chế độ nghỉ ngơi : Nên tập cho chim thói quen ngủ đúng giờ,cứ khoảng 17h chiều là trùm áo lồng treo chim ở nơi yên tĩnh cho chim ngủ,sáng khoảng 7h treo chim ra.Nhớ treo chim ở nơi tránh mèo và chuột,không thì bạn sẽ hối hận.

Với những chế độ trên thì chim sẽ rất ít khi bị bệnh và nó sẽ không phụ lòng bạn đâu.

chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Chim Bồ Câu trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!