Cập nhật thông tin chi tiết về Bạn Có Biết Quá Trình Khai Thác Tổ Yến ? mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Yến sào tự nhiên thường được thu hoạch 3 – 4 lần một năm. Các phương pháp và thời điểm khai thác yến sào khác nhau, tùy thuộc điều kiện nhà dẫn dụ yến và mùa sinh sản chim yến (mùa sinh sản mỗi năm khác nhau phụ thuộc điều kiện khí hậu và thảm thực vật từng vùng). Cụ thể như sau:
1.2 Khi chim Yến chưa đẻ trứng
Khai thác yến sào vào lúc này là sạch nhất. Yến sào không nhiễm bụi bẩn, phân hay tạp bẩn (vỏ trứng). Tuy nhiên phương pháp này sẽ làm giảm lượng chim non, nhiều lần như thế sẽ làm chim yến hoảng sợ và có thể rời bỏ đi tìm nhà yến khác phù hợp.
Sau khi lấy tổ theo phương pháp này chim yến sẽ lập tức xây lại tổ mới khi chúng phát hiện bị mất tổ hay giảm bầy đàn, việc này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe chim yến do chúng phải xây lại tổ mới. Nhưng khai thác theo cách này, sản phẩm thu được sẽ có trọng lượng nhẹ vì lượng nước dãi của chim yến ít, tổ thường trắng sạch, ít lông.
1.3 Khi chim yến đã đẻ 2 trứng
Lúc này, yến sào có cấu trúc đầy đủ hơn, dày hơn và đạt chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, khai thác bằng cách này sẽ làm giảm số lượng chim yến trong bầy; do không có chim yến non nở ra. Và cách này thường bị xem thất đức, tuyệt duyệt chim yến và nguồn sống chủ nhà yến.
1.4 Khi chim yến non đã rời tổ
Chim non sau khi rời tổ tiếp tục xây tổ mới sau khi kết đôi và bắt đầu sinh sản. Vì thế, khai thác vào lúc này sẽ giúp tăng số lượng yến sào lên đáng kể, đây cũng là cách ưu việt nhất mà tất cả các nhà dẫn dụ yến hay chọn để gia tăng bày đàn, gia tăng sản lượng sau mỗi mùa.
Tuy nhiên phương pháp này khi thu hoạch yến sào thường lẫn nhiều tạp chất(vỏ trứng, phân yến, lông yến nhiều hơn), sẽ khó khăn và tốn kém cho quá trình làm sạch, chế biến. Nhìn chung, mỗi phương pháp khai thác yến sào đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.
2. Cách khai thác tổ yến đạt hiệu quả cao
Để biết cách lấy tổ yến hiệu quả, trước tiên cần phân biệt tổ yến hoang và tổ yến nuôi trong nhà. Vì cách thức lấy chúng không giống nhau.
2.1 Với tổ yến hoang (ở trong hang động)
Họ nhà yến có rất nhiều loài nhưng chủ yếu gồm hai loài thường sống trong hang động là loài yến hàng và yến tổ đen. Để có cách lấy tổ yến hiệu quả trên các vách đá cheo leo, dựng đứng, đòi hỏi người thợ lấy yến phải có cơ thể rất dẻo dai, nhiều kinh nghiệm và cũng cần có sự dũng cảm cao.
Mọi thứ mang theo của người khai thác tổ yến chỉ có duy nhất thang tre và dây thừng. Người thợ lấy tổ yến khi leo lên những vách đá cao, phải lách mình qua khe đá hiểm rồi đu mình xuống vực sâu để lấy từng tổ yến. Bởi vậy, rất ít người có đủ sự dũng cảm để làm được nghề này.
2.2 Với tổ yến được nuôi trong nhà
Khác với yến hoang, tổ yến được nuôi ở trong nhà có thể chủ động theo dõi để lấy yến.
Cách lấy tổ yến hiệu qủa ở trong nhà lại đòi hỏi cao sự nhẹ nhàng, khéo léo. Người thu hoạch yến di chuyển vào các tầng tổ yến cần tránh gây ra tiếng động khiến những con còn ở lại trong nhà sợ hãi. Việc lấy tổ yến cần được diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng nhất có thể.
3. Những lưu ý trong cách lấy tổ yến hiệu quả
Thời gian tốt và chính xác nhất để thu hoạch tổ yến là khoảng 9h00 đến 15h00. Đây là thời điểm chim yến đi kiếm mồi. Cần tránh thu hoạch yến vào lúc chim yến đang nghỉ vì dễ làm xáo trộn tới cuộc sống của chim.
Thời điểm thu hoạch yến cũng là thời điểm kiểm tra và loại bỏ những yếu tố gây hại tới chim yến.
Để cho tổ của chim yến không bị gãy, trước khi lấy yến đi, bạn phải phun nước trước đó, xung quanh chỗ tổ nên gắn vào thanh xà gổ. Tiếp đến lấy dao mỏng để gạt hớt nó.
Thời gian lấy tổ yến và sự phân bố các tổ chim yến lấy đi đều rất cần phải chú ý, làm sao để chim không bị bối rối và có thể giúp nó xây tổ trở lại như lúc ban đầu.
4. Khai thác yến sào đòi hỏi phải có kinh nghiệm cao
4.1 Khi khai thác yến sào, những người thợ phải luôn chú ý những điều sau:
Tránh khai thác vào thời điểm chim yến đang nghỉ ngơi. Điều này sẽ khiến chim yến hoảng sợ và có sự xáo trộn bầy đàn. Thông thường, thời gian khai thác phù hợp nhất là từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
Phải tuân theo các quy tắc khai thác, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chim yến.
Khi khai thác nên kiểm tra lại nhà yến; loại trừ ngay các yếu tố có nguy hại đến chim Yến.
Công việc dẫn dụ và khai thác yến sào cần tuân thủ đúng các quy tắc, chúng tôi luôn đề cao quan niệm nhân quả, có gieo mới có gặt, cam kết chỉ khai thác tổ yến đạt chuẩn khi chim non đã trưởng thành và bay đi cùng với đội ngũ thợ yến giàu kinh nghiệm, mang đến những sản phẩm yến sào chất lượng tốt cho người tiêu dùng.
Trong Nhà Nuôi Yến Có Bao Nhiêu Tổ Thì Có Thể Khai Thác Được ?
Nhà yến mới xây có chim ở và quẹt tổ là điều mà chủ nhà rất đáng để ăn mừng. Tuy nhiên, với những nhà yến mới thì gia chủ cần phải tìm hiểu xem “nhà yến bao nhiêu tổ thì khai thác” và ” cách khai thác tổ yến hợp lý” để nhà yến của mình phát triển tăng đàn tốt. Tránh trường hợp “thu hoạch vội vàng” dẫn đến nhà yến đi đến thất bại.
1.1 Thời gian khai thác tổ yến
Nếu quý khách khai thác quá sớm thì chim yến không có chỗ để đẻ trứng và sinh sản, làm nhà yến không thể tăng trưởng đàn. Đặc biệt, chim yến sẽ rất dễ bỏ đi.
Thời gian thu hoạch tổ yến được khuyến nghị là sau 2 năm, nếu điều kiện kinh tế gia đình tốt thì nên để nhà yến sau 3 năm hãy khai thác là tốt nhất.
1.2 Bao nhiêu tổ thì khai thác được?
Theo những gì chúng tôi đã trải nghiệm, khi nhà yến đạt 180 – 200 tổ bạn có thể thu trước một số tổ để ăn và thời gian hợp lý nhất là sau 2 năm bạn nên thu hoạch với số lượng 3 tháng/ 1 lần.
Sang năm thứ 3 trở đi, bạn thu hoạch 1 tháng/ 1 lần ( áp dụng với những mô hình nhà nuôi tỷ lệ đạt chuẩn, thành công).
2. Thời điểm nào nên thu hoạch tổ yến
2.1 Trước khi chim Yến đẻ trứng:
Thu hoạch ở thời điểm này là cách làm được ưa chuộng nhất bởi vì khi lấy tổ yến tại thời điểm này, tổ yến là sạch sẽ nhất, không bị nhiều bụi bẩn, phân hay lông yến.
Giá trị tổ yến mang lại cũng là cao nhất vì thời gian xử lý ngắn do tổ yến đã sạch sẵn rồi. Khi chim Yến phát hiện ra là bị mất tổ thì sẽ lập tức xây lại tổ mới.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm đó là trọng lượng tổ yến thu được nhẹ hơn vì lượng nước dãi của chim Yến là ít.
Và sức khỏe của chim yến sẽ bị ảnh hưởng vì chúng phải mất sức xây lại tổ mới, đặc biệt là những con chim Yến Mái đang chuẩn bị đẻ mà lại không có tổ để đẻ.
2.2 Thu hoạch khi Yến đẻ 2 cái trứng:
Thời điểm thích hợp để thu hoạch tổ yến tiếp theo đó là khi bạn thấy trong tổ yến có 2 cái trứng rồi thì bạn tiến hành lấy tổ yến.
Nên nhớ là khi nào thấy 2 cái trứng thì mới thu hoạch chứ không được thu hoạch khi trong tổ mới có 1 trứng bởi vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến chim Yến mẹ, gây nhiều rắc rối cho chim Yến mẹ.
Thu hoạch tại thời điểm này có lợi là tổ yến lúc này đã hoàn thành đầy đủ về cấu trúc, tổ yến dày hơn và đạt chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là số lượng chim yến trong nhà nuôi sẽ bị giảm đi do không có trứng nở đẻ ra những con chim yến non.
2.3 Thu hoạch tổ yến sau khi chim yến non rời tổ:
Cách thứ ba trong phương pháp thu hoạch tổ yến đó là lấy tổ yến khi chim non đã rời tổ. Với cách này thì bạn sẽ được lợi là số lượng tổ yến sẽ tăng lên nhiều lần do chim non rời tổ sẽ ở lại trong nhà và tiếp tục xây tổ mới.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là chất lượng tổ yến thu được không sạch mà có nhiều tạp chất, lông yến…cần phải qua nhiều khâu xử lý nên có thể giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến sẽ bị giảm đi.
Có thể thấy rằng mỗi phương pháp thu hoạch thì đều có những ưu, nhược điểm riêng. Để mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn nên thử từng phương pháp một xem cách nào phù hợp và cho hiệu quả cao nhất hoặc bạn có thể kết hợp 3 phương pháp lại với nhau.
3. Một vài điều cần lưu ý khi khai thác tổ yến
Thời gian chính xác nhất để thu hoạch tổ yến là 9h00 – 15h00, đó là lúc đi kiếm mồi. Tránh thu hoạch vào lúc chim đang nghỉ vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chim.
Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố gây hại đối với chim.
Để cho tổ chim yến không bị gãy thì trước khi lấy đi thì phải phun nước trước, xung quanh chỗ tổ gắn vào xà thanh gổ. Tiếp đến dùng dao mỏng để gạt hớt nó.
Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý, làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại lúc ban đầu.
Đánh Giá “Nghề Khai Thác Vàng Trắng Trong Nhà” ?
Gần đây, có 1 cuốn sách rất HOT mới ra lò đang gây sốt trong năm 2020 đó là quyển ” Nghề khai thác VÀNG TRẮNG trong nhà” phiên bản tập 1 ” 1001 trăn trở của người nông dân nuôi chim yến ” đang được mọi người trong nuôi yến mong mỏi muốn mua. Người ta nói “Bảo kiếm tặng anh hùng” thì “Sách hay tặng người có duyên”. Điều mà người đọc muốn biết sách này có nội dung gì hay không để quyết định mua.
👉 Thông tin chi tiết sách
Tên sách : Nghề khai thác “Vàng Trắng” trong nhà – Hỏi đáp 1001 trăn trở của người nuôi yến – Tập 1
Tác giả : Nguyễn Kiên Cường, Nguyễn Dương Nguyên
Nhà xuất bản nông nghiệp phát hành
Xuất bản : 2020
Số trang : 174 (Không tính bìa sách)
Giá tiền : 500.000 VNĐ
Bộ sách gồm 3 tập
Tận dụng phần lớn thời gian nghiên cứu đọc sách này trong 2 ngày, tôi đánh giá sách này ở mức trung bình đối với người đọc. Sách chỉ thích hợp cho những người mới bắt đầu tìm hiểu các câu trả lời sơ lược
Bìa sách đẹp
Chất lượng giấy tốt, ảnh màu sống động
Nội dung tập trung các câu hỏi, câu trả lời các vấn đề ở mức sơ khai
Số lượng câu hỏi, trả lời khá lớn là 423 câu
Trình bày, bố cục rõ ràng dễ nhìn dễ đọc
Sách có 1 số câu hỏi, trả lời khá trùng lắp và hơi giống nhau về mục đích
Hình ảnh có một số lấy trên internet chỉnh sửa lại đóng logo mà không ghi nguồn (ví dụ hình 25 trang 34)
Giá sách 500.000 khá cao so với kiến thức để tìm hiểu và quyết định mua về đọc
Chi tiết trong sách nói về đà gỗ khá nhiều mà ít phân tích đến đà đá và đà bê tông có lợi cho người nuôi yến như thế nào
Phần đánh giá của tôi có thể đúng hay không đúng nói về ưu điểm lẫn nhược điểm có phần về mặt cá nhân. Mong mọi người bỏ qua và đóng góp thêm một vài ý kiến về sách này hay không
Lời mở đầu
Lời cảm ơn
Lời giới thiẹu
Chương 10 : Hệ thống điện
💥 https://www.facebook.com/groups/yeuyenyeuvietnam
👉 Hình ảnh thực tế về sách
Video youtube đánh giá sách nuôi chim yến “Nghề khai thác vàng trắng trong nhà”
10 Loại Trái Cây Tốt Cho Quá Trình Thay Lông – Thichre.com
10 Loại trái cây yêu thích của Chào Mào
1 – Trái đủ đủ
Trong đủ đủ chứa các loại vitamin B1, B2, beta carotene, các khoáng chất giúp chim tiêu hóa , hấp thụ đạm rất tốt. Trái đu đủ cần bổ sung đều đặn trong quá trình chim thay lông, khi thấy chim có dấu hiệu xuống lông thì các bạn cần cho chim ăn đu đủ để chim rụng lồng đều và nhiều. Trong đu đủ còn chứa nhiều chất beta carotene , đây là chất tạo sắc tố đỏ cho chim, giúp chim thay lông nhanh, có bộ lông óng mượt và đặc biệt giúp cho bộ lông tách và hậu môn của chào mào luôn đỏ.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý, nếu nuôi chào mào sinh sản thì nên hạn chế cho chim mái ăn vào mùa sinh sản quá nhiều, nó làm cho tỉ lệ trứng ung cao.
Đây là loại trái cây tốt cho quá trình thay lông của chào mào sau đu đủ. Mướp khía chứa nhiều khoáng chất như mg, ca, P… có tính mát, thanh nhiệt giúp chim rụng lông và mọc lông rất nhanh. Chất nhầy ( chất nhờn) trong mướp khía giúp chim có bộ lông đẹp khi thay lông.
3 – Trái bình bát dây
Bình bát dây có vùng gọi là mãng bát hay dây bát….Là loại dây leo, có nhiều nhánh và tua thuộc họ bầu bí. Thường mọc hoang, cây um tùm và sống rất khỏe. Lá bình bát hình trái tim,hoa màu trắng. Trái bình bát lúc non có màu xanh, giống trái dưa leo to khoảng bằng ngón tay cái có vị đắng. Lúc chín thì có màu đỏ rực, có vị ngọt và nhiều hạt. Đối với chim chào mào : Ngoài thiên nhiên, bình bát dây mỗi lần chín thu hút rất nhiều đàn chào mào đến ăn. Và trái này hầu như có quanh năm.
Trong trái bình bát chứa đa số chất đạm, bột đường, khoáng chất và các loại vitamin tổng hợp khác. Đặc biệt rất tốt cho chào mào thay lông .Giúp bổ sung đầy đủ chất cho chim chào mào, giúp cho bộ lông đít, má của chào mào luôn đỏ.
4 – Quả Cam
Quả Cam chứa đa số vitamin C và tinh dầu giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi sức khỏe, làm vết thương nhanh lành. Ngoài ra cam còn chứa vitamin A, canxi và chất xơ rất tốt cho tiêu hóa.
Cho chào mào ăn cam giúp chim có đường ruột tốt giúp trị các loại giun sán, tăng sức đề kháng cho chim, thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra nếu chim mới bị ho có thể cho ăn cam để trị rất hay.
→ BẠN NÊN XEM
5 – Cà chua
Đây là trái cây rất quen thuộc với người chơi chào mào. Cà chua chứa Vitamin A, vitamin C, các dưỡng chất giúp bộ lông mọc nhanh, khỏe trong thời kỳ mọc lông của chim. Nó có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống mất nước, lợi cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên chim ăn cà chua sẽ đi phân nhiều nước trông như tiêu chảy, nhưng các bạn yên tâm không sao hết. Cà chua cũng có lượng sắc tố đỏ giúp lông các chú chim thêm phần rực rỡ.
6 – Cà rốt
Cà rốt là loại rau củ có vị ngọt cay, lành tính, tăng tiêu hóa chống táo bón, tiếp thêm khoáng chất, tăng khả năng miễn dịch tự nhiên. Nó được biết đến với tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lông, cung cấp vitamin A cũng như các chất cần thiết có ích cho bộ lông. Chất beta carotene giúp tạo sắc tố đỏ trong cà rốt khá cao, giúp cho phần lông đỏ của các chú chim chào mào thay đổi một cách đáng kể.
Thông thường người ta hấp hoặc luộc cà rốt vừa đủ chín rồi nhúng vào mật ong cho chim ăn.
7 – Thanh Long ruột đỏ
Thanh long ruột đỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp đôi so với thanh long ruột trắng. Thanh long ruột đỏ chứa nhiều chất xơ không hòa tan giúp điều hòa hoạt động của đường tiêu hóa, chống táo bón. Vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch. Trái chứa hàm lượng màu đỏ tự nhiên cao, trong quá trình thay lông chim được ăn loại quả này sẽ thay đổi rất nhiều về sắc tố lông.
Có thể cho chim ăn thanh long ruột trắng nhưng hàm lượng dinh dưỡng chỉ bằng 1/2 thanh long ruột đỏ.
8 – Quả Phèn đen và phèn trắng
Quả Phèn là loại trái cây tốt cho quá trình thay lông của chim. Có tính mát giúp lông chim mọc nhanh và phần tách đỏ ở má và hậu môn được cải thiện rất nhiều.
Phèn Trắng: Qủa màu trắng, nhỏ, mọc thành chùm, kích thước bằng hạt giao động bằng hạt đậu tương, có vị ngọt mát, rất xốp. Phèn trắng giúp trút lông nhanh và mọc đâm lông cũng khá nhanh. Lưu ý nên ăn quả này lúc chuẩn bị rụng và đang rụng, khi chim bắt đầu đâm lông thì giảm bớt, nếu không phần lông mới mọc ra không hấp thụ đủ sắc tố sẽ không lên màu tốt được.
Phèn Đen: Có nhựa màu tím sẫm và đậm, quả này cứng hơn phèn trắng. Quả này mọc rời rạc mỗi nơi 1 quả chứ không mọc theo chùm. Chim chào mào thích ăn qủa phèn đen hơn, phèn đen giúp chim ăn vào rất khỏe, thay lông sắc tố đỏ được đẩy lên khá tốt, diệt khuẩn đường ruột và trị tiêu chảy cho chào mào rất hiệu quả.
9 – Chuối
Đây là loại hoa quả được sử dụng phổ thông nhất trong giai đoạn thay lông của chim, chuối thường có gần như quanh năm và có 2 loại, chuối tây là chuối tiêu. Cả 2 loại này dùng cho chim ăn đều được cả nhưng đa phần người chơi chọn chuối tây vì chim sẽ đi khuôn tốt hơn, chuối tiêu đi phân bị nước hơn và phân đen xì. Ưu điểm : Chuối là một trong nhóm các loại hoa quả chứa nhiều vitamin nhất, lại mang tính bình và độ nhớt của chuối giúp lông chim có tính dẻo hơn. Vì thế chuối có thể được coi là loại hoa quả không thể thiếu trong quá trình thay lông.
10 – Quả Dướng
Cây dướng là loại cây mọc hoang, thấy nhiều tại các tỉnh phía Bắc của nước ta. Dướng là loại cây to sống lâu năm, cao thông thường từ 10 – 16m, lá đơn, mặt dưới có lông dính. Có cây đực và cái, cây đực chỉ có hoa dài còn cây cái mới có quả, quả mọng có đường kính tới 3cm, chín đỏ rất mềm. Mùa quả dướng từ tháng 8 – 11 dương lịch, cả chim khuyên và chào mào đều rất thích quả này.
Dướng là dạng quả mát, chim ăn có tác dụng tụt lông nhiều, khi đâm lông ra vẫn có thể sử dụng duy trì được vì nó cung cấp cả sắc tố cho chim.
Bạn đang xem bài viết Bạn Có Biết Quá Trình Khai Thác Tổ Yến ? trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!