Cập nhật thông tin chi tiết về Bắc Loa Dọa Chim Yến Hàng Xóm: Cuộc Chiến Tiếng Chim mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mấy ngày qua dư luận đặc biệt quan tâm đến câu chuyện bắc loa phát tiếng chim lạ để át tiếng chim yến nhà hàng xóm ở khu chợ mới An Hiệp, thuộc ấp 4, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, Bến Tre.
Cụ thể sự việc xảy ra giữa nhà ông Lê Văn Minh là một giáo viên tại xã An Hiệp (nuôi chim yến) với hộ ông Phạm Minh Đức (bán tạp hóa); Nguyễn Văn Tuấn và hộ anh Nguyễn Thanh Tuấn (bán shop quần áo); hộ anh Đặng Minh Trí (kinh doanh tiệm net).
Nhận xét về trường hợp trên, Trưởng ấp 4 cho biết: “Tôi cũng nghe bà con ở khu vực phản ánh vì tiếng ồn khiến bà con ngủ không được. Tôi không rõ có ai làm đơn phản ánh chưa nhưng tôi nghe nhiều bà con phản ánh với tôi như vậy. Bà con bảo họ không đồng ý việc nhà thầy Minh phát tiếng chim yến vì đó là khu vực sát chợ, ảnh hưởng tới bà con xung quanh.
Còn việc nhà ông Đức phát tiếng kêu đại bàng, chim lợn, chim cú mèo, tắc kè…thì không thấy ai phản ánh”.
Hai gia đình bắc loa phát tiếng kêu của các con vật (Ảnh PLO)
Theo Trưởng ấp, nhà thầy Minh kinh tế khá giả. Thầy mới mua nhà ở khu vực này, hàng ngày thầy đi dạy và gia đình thầy có mở tiệm thuốc tây cho con gái quản lý.
Thời gian sống ở đây thầy không có mâu thuẫn với ai. Thầy đàng hoàng, hòa đồng và không làm mất lòng ai, duy chỉ có việc phát tiếng ồn trong khi nuôi chim yến và phân chim yến gây ô nhiễm môi trường bị người dân phản ánh.
“Nhà ông Đức và nhà thầy Minh sống cạnh nhau, trước đó hai hộ này cũng không có mâu thuẫn, chỉ có thời gian gần đây họ bất đồng về việc nhà thầy Minh nuôi chim yến” -Trưởng ấp nói.
Trưởng ấp 4 cũng thông tin thêm, ông Đức có hộ khẩu chính ở nơi khác, nhà ông Đức mới mua nhà ở khu Chợ Mới. Hàng ngày vợ ông Đức bán tạp hóa nên kinh tế cũng khá và cũng chưa thấy mâu thuẫn với ai.
Cùng ngày, một nhân viên tư vấn của Công ty TNHH Tầm Cao Việt, chuyên tư vấn thiết kế xây nhà nuôi yến cho biết: “Có nhiều nơi đã nuôi yến như ở TP Long Xuyên, TP Cần Thơ, TP Rạch Giá….
Ở những khu vực này họ xây dựng mấy trăm căn nuôi yến trong một thành phố. Trong khu dân cư nếu lượng yến nhiều thì sẽ ảnh hưởng tới môi trường khi chất thải của yến ngấm vào nước mưa. Ví dụ nếu số lượng yến khoảng chục ngàn con hay vài trăm con mới nhằm nhò chứ chục con hay vài chục con thì không có vấn đề gì.
Đặc thù của loài yến thường sáng sớm bay ra cánh đồng kiếm ăn, tối bay về vài vòng rồi ngủ nên chất thải ở nhà cũng không phải là quán lớn.
Vậy nên người nuôi thường phát loa tiếng chim yến lúc sáng sớm (5h sáng) tới 11h trưa, sau đó tiếp tục phát từ 3h chiều-7h tối để gọi chim yến về.
Âm lượng phát tiếng chim yến không quá to nên không gây ảnh hưởng nhiều tới mọi người, hơn nữa bật theo giờ cố định chứ không phải bật suốt ngày”.
Kể về trường hợp nhà ông Minh nuôi yến bị nhà hàng xóm bật tiếng chim đại bàng, chim lợn, chim cú mèo, tắc kè…, nhân viên tư vấn chia sẻ thật: “Tôi chưa gặp trường hợp nào như vậy nên không biết nó ảnh hưởng như thế nào nhưng chắc chắn chim yến rất kỵ những con vật đó, còn việc nó có kỵ tiếng kêu hay không thì tôi không chắc”.
Như thông tin trước đó, ông Lê Văn Chiến (chủ tịch UBND xã An Hiệp) cho biết: “Hai bên đã nhiều lần hòa giải nhưng không thành. Sau khi ông Minh nuôi chim Yến, ông Đức và những hộ trên cho rằng việc nuôi chim yến dẫn đến ô nhiễm môi trường nên làm đơn khiếu nại lên ủy ban.
Hòa giải không thành, ông Đức và những hộ trên dùng loa phát lên những tiếng chim đại bàng, chim lợn, chim cú mèo, tắc kè…để đuổi chim lạ. Thời điểm phát tiếng kêu của các con vật trên là từ sáng cho tới tối. Chúng tôi sau đó đã khuyên họ bỏ loa xuống nhưng không được”.
Được biết sau khi nhận đơn khiếu nại, ủy ban xã đã mời các bên về giám định chất thải chim yến và âm lượng phát ra có gây ảnh hưởng hay không? Kết quả thu được là chất thải chim yến chưa làm ô nhiễm môi trường và âm thanh tiếng chim yến ở ngưỡng cho phép.
Thanh Thanh
Hàng Xóm Đại Chiến: Lắp Máy Phát Tiếng Chim Cú Mèo Để “Tuyên Chiến” Gia Đình Nuôi Chim Yến
Buổi trưa 9/3, chợ An Hiệp (ấp 4 Giồng Gạch, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) vắng như chùa bà Đanh, chỉ có tiếng chim yến kêu ríu rít xen lẫn những tiếng chim cú mèo, chim heo kêu trầm trầm, rờn rợn. Vài chị tiểu thương che nón lá nằm nghỉ trưa trước sân chợ chán nản nói: “Tiếng chim yến của nhà ông Minh thầy giáo, bán thuốc Tây, còn tiếng cú mèo, chim heo của nhà ông Tuấn bán quần áo. Lúc đầu bà con còn bực mình vì không nghỉ ngơi được, nhưng mấy tháng nay… nghe riết cũng quen”.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, “chủ tiếng chim cú mèo, chim heo”, kể: “Dãy nhà phố của chợ An Hiệp gồm 6 căn liền kề, nhà anh Nguyễn Thanh Tuấn thứ 2, nhà tui thứ 3 rồi đến nhà ông thầy giáo Lê Văn Minh có quầy bán thuốc Tây. Kế bên nhà ông Minh là nhà ông Phạm Minh Đức – bán tạp hóa, và ông Đặng Minh Trí kinh doanh dịch vụ internet. Tụi tui ở đây từ trước, gia đình ông Minh mới dọn về hơn 2 năm, nhưng trong xóm chỉ có 6 nóc nhà nên sống với nhau rất tình nghĩa, chan hòa, không có hiềm khích gì hết”.
Giữa năm 2017, vợ chồng ông Minh có nói với ông Tuấn, ông Đức là sẽ cải tạo tầng trên cùng của ngôi nhà cho thoáng mát và đề nghị 2 ông cho nhờ mái nhà để chuyển vật tư lên thi công và được ông Đức đồng ý. Chẳng ngờ sau khi xây dựng xong tầng trên cùng của căn nhà, ông Minh mới tiết lộ lý do cải tạo nhà là để nuôi chim yến. Sau đó, ông cho lắp hệ thống loa, máy móc phát thanh phát tiếng kêu của chim yến rỉ rả suốt ngày để dụ chim về ở. Sự đã rồi, những gia đình liền kề nhà ông Minh đành bấm bụng làm thinh. Và đến cuối tháng 9/2017, ông Đức, ông Văn Tuấn, ông Thanh Tuấn, ông Trí đồng loạt gửi đơn đến UBND xã An Hiệp khiếu nại môi trường sống của họ bị ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ông Đặng Minh Trí cho biết: “Trước đây, nóc nhà của chúng tôi rất sạch sẽ, nhưng từ khi nhà ông Minh nuôi chim yến thì nóc nhà tụi tui đầy phân chim. Trong khi đó vùng này nước sinh hoạt rất khó khăn, nước dùng cho ăn uống, nấu nướng hàng ngày đều sử dụng nước mưa từ trên mái nhà chảy xuống trữ vào hồ để dùng dần. Nóc nhà đầy phân chim nên chắc chắn nguồn nước mưa bị ô nhiễm, vậy tụi tui phải làm sao? Chưa kể, tiếng chim từ loa đài rất ồn ào…”.
Sau khi nhận đơn khiếu nại, UBND xã An Hiệp đã mời 2 bên đến để hòa giải nhưng bất thành bởi theo lý giải của ông Minh: “Chim yến chỉ “ị” vào nhà nuôi yến, không có thói quen “ị” bên ngoài!”. Trong khi đó 4 gia đình kiên quyết yêu cầu UBND xã phải buộc ông Minh di dời lầu nuôi chim yến đi nơi khác, trả lại cuộc sống trong lành cho họ.
Do hòa giải không thành, ông Lê Văn Chiến – Chủ tịch UBND xã An Hiệp, đã đề nghị cơ quan chuyên môn về môi trường của huyện Ba Tri đến hiện trường đo tiếng ồn và lấy mẫu phân chim, nước mưa về phân tích. Kết quả cho thấy tiếng ồn của loa phát tiếng chim yến chỉ có 60 đề-xi-ben (dBA) trong ngưỡng cho phép, còn kết quả thử phân chim và nước mưa thì đến nay chưa có. Tuy nhiên, ông Chủ tịch UBND xã vẫn đưa ra giải pháp: nếu ông Minh tiếp tục nuôi chim yến thì hỗ trợ 4 hộ liền kề tiền mua nước sinh hoạt sử dụng hàng ngày. Nhưng ông Minh chỉ đồng ý hỗ trợ mỗi gia đình số tiền 400.000đồng/năm. Trong khi đó các ông Đức, Trí và 2 ông Tuấn đều không chấp nhận, yêu cầu ông Minh phải ngừng ngay việc nuôi chim yến.
Theo ông Tuấn, nếu mỗi gia đình phải mua nước bình để sử dụng vì nước mưa bị ô nhiễm do phân chim yến thì 1 ngày tốn ít nhất 15.000đồng, 1 năm tốn hơn 5 triệu đồng. Nhưng cho dù ông Minh có chấp nhận hỗ trợ 5 triệu đồng/năm/hộ thì cũng không có ai đồng ý, vì tất cả đều mong muốn có lại không khí, môi trường sống trong lành như trước đây.
Trả đũa bằng chim heo, chim cú mèo
Sau 2 lần hòa giải bất thành, UBND xã An Hiệp cho rằng vụ việc đã vượt ngoài thẩm quyền của xã, còn các cơ quan của huyện Ba Tri vẫn chưa có giải pháp ổn thỏa, thì các ông Đức, Văn Tuấn, Thanh Tuấn đã lên kế hoạch trả đũa nhà nuôi chim yến của ông Minh.
Đầu tháng 12/2017, được bạn bè tư vấn, ông Văn Tuấn bỏ ra hơn 1 triệu đồng mua máy phát, loa, trụ sắt về thiết kế 1 dàn âm thanh ngay trên sân thượng nhà của mình, cách dàn âm thanh dụ chim yến của nhà ông Minh 5m. Ngay ngày đầu tiên hoạt động, dàn âm thanh của ông Văn Tuấn liên tục phát ra những tiếng kêu trầm trầm rợn người của chim heo, chim cú mèo. Ai hỏi, ông Tuấn chỉ nói: “Ông Minh có quyền lắp dàn âm thanh dụ chim yến thì tui cũng có quyền lắp dàn âm thanh phát tiếng chim heo, chim cú mèo, tui đâu có làm gì sai”.
Sau đó, vợ chồng ông Minh đã gửi đơn đến UBND xã An Hiệp yêu cầu không cho hàng xóm lắp loa trên nóc nhà phát ra tiếng chim cú mèo, chim heo. Bởi theo ông Minh, chim yến rất sợ chim heo, chim cú mèo, nên việc hàng xóm lắp máy phát tiếng chim rùng rợn này đã làm đàn chim yến của gia đình ông sụt giảm nhiều, gây thiệt hại đến kinh tế của gia đình ông.
Ông Tuấn bức xúc nói: “Các cơ quan hữu trách của huyện Ba Tri đã xác định ông Minh làm nhà nuôi yến trong khu dân cư không xin phép, làm ảnh hưởng đến các gia đình xung quanh, nhưng không xử lý, nên buộc lòng tui phải lắp dàn âm thanh phát tiếng chim cú mèo, chim heo để xua đuổi chim yến. Từ khi có chim heo, chim cú mèo, tui quan sát thấy phân chim yến trên nóc nhà đã giảm hơn 90%, nên tui cương quyết không tháo dàn âm thanh. Hơn nữa, sau khi ông Minh khiếu nại thì các cơ quan hữu trách đo tiếng chim heo, chim cú mèo chỉ có 61,1 đBA, vậy tui đâu có làm gì vi phạm pháp luật”.
Hiện tại đơn khiếu nại giữa các bên đã được UBND xã An Hiệp chuyển về UBND huyện Ba Tri giải quyết. Không biết sắp tới sự việc này sẽ được các cơ quan hữu trách giải quyết ra sao, nhưng từ tháng 9/2017 đến nay mối quan hệ láng giềng khăng khít giữa ông Đức, ông Trí, 2 ông Tuấn và thầy giáo Minh đã tan thành mây khói, không ai muốn nhìn mặt ai.
Hùng Anh
Cuộc Đời Đau Thương Của Loài Chim Yến
Có 1 lần lâu lắm rồi tôi có gặp người bạn nói ngày xưa ở VN trước năm 75 có lần ông trúng thầu để lấy tổ yến…
Sau lần đó ông giải nghệ luôn vì thấy ác độc quá…Ông nói tội lắm cô ơi…đôi khi phải vứt trứng yến hay chim non xuống biển để lấy tổ…Chim mẹ bay về quanh quẩn nơi tổ yến đã mất kêu thảm thiết lắm…Nghe ông nói mà tôi ứa nước mắt thương cho chim mẹ…
CHUYỆN CỦA CHIM YẾN Câu chuyện ray rức lòng người.Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng. Để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến.Yến, sống trung thành – chết thuỷ chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá đó mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm. Không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.
Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quảng đời còn lại.
Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn con cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có “nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy.
Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.
Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người ranh mãnh khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được một số giống người man rợ hoan hỉ gọi đó là “Hồng Yến”…
Cuộc đời loài chim yến hiện nay thật quá thương tâm, vì lòng tham và sự tàn nhẫn của con người chưa từng giảm bớt…Hãy dừng lại việc nuôi yến, bán tổ yến cho đến tiêu thụ các sản phẩm từ chim yến.
Nhân nào quả đấy, nếu mình phá hoại nhà cửa của người ta, chia rẽ gia đình người ta, cướp đoạt cái mà chẳng phải thuộc về mình, ăn nuốt vật phẩm dựa trên máu, nước mắt và sinh mạng của chúng sanh thì tương lai gia đình mình, con cháu mình, và cá nhân mình chẳng lẽ không bị quả báo tương tự hay sao?
Vì vậy: Trước khi làm điều gì, hãy nghĩ đến hậu quả của nó.
Sen Vàng TV
Mở Loa Dẫn Dụ Chim Yến Như Thế Nào Cho Hợp Lý?
Tình huống pháp lý: Mở loa dẫn dụ chim yến như thế nào cho hợp lý?
Hàng xóm tôi vừa xây ngôi nhà 3 tầng để nuôi yến. Kể từ khi công trình hoàn thành, tôi thường xuyên mất ngủ vì âm thanh dẫn dụ chim yến ồn ào và liên tục khiến tôi không ngủ được trong nhiều đêm, sức khỏe suy sụp. Mong Luật sư tư vấn quy định pháp luật cụ thể về hành vi trên có bị xử phạt hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
[1]. Quy định của pháp luật về việc sử dụng loa dẫn yến
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP, ngày 21/01/2020 hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi thì đối quản lý nuôi chim yến cần tuân thủ các quy định sau:
“1. Quy định về vùng nuôi chim yến:
a) Vùng nuôi chim yến do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Vùng nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.
Quy định đối với cơ sở nuôi chim yến:
d) Thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến có cường độ âm thanh đo tại miệng loa không vượt quá 70 dBA (đề xi ben A); thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến từ 5 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 đến 19 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m thì không được sử dụng loa phóng phát âm thanh”.
Theo quy định trên, thì cơ sở nuôi yến phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi chim yến do cơ quan có thẩm quyền quyết định và chỉ được phát loa có cường độ âm thanh không được vượt quá 70 dAB trong khung giờ từ 5’00-11h30′ và từ 13h30′-17h00 trong ngày. Và nhà yến cách khu dân cư dưới 300m thì không được sử dụng loa.
[2]. Xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng loa dẫn dụ yến gây ồn
Tại Khoản Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về vi phạm các quy định về tiếng ồn:
” 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.“
Như vậy, tùy từng tính chất và mức độ vi phạm, người nuôi yến sử dụng loa dẫn dụ yến sai quy định về thời gian, gây ồn ào có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng. Ngoài ra, người nuôi yến còn bị buộc đình chỉ hoạt động cơ sở có thời hạn từ 03-12 tháng, buộc thực hiện các biện pháp giảm tiếng ồn và trả các chi phí giám định trong trường hợp có hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn trên thực tế.
………………..
Luật sư tại Đà Nẵng:
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại Quảng Ngãi:
359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Website: chúng tôi chúng tôi chúng tôi www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0935 643 666 – 0906 499 446
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
Bạn đang xem bài viết Bắc Loa Dọa Chim Yến Hàng Xóm: Cuộc Chiến Tiếng Chim trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!