Cập nhật thông tin chi tiết về 9 Điểm Đặc Biệt Chích Chòe Than mới nhất trên website Topcareplaza.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chim bổi lâu ngày, không ai gọi nó là chim bổi nữa mà được gọi là chim rừng. Gọi là chim rừng vì nó đã qua giai đoạn bổi. Như vậy, giá trị của nó được nâng cao. Những con chim rừng tất nhiên là hót giọng rừng, nhưng nếu chủ nuôi không chăm chỉ tập dượt cho nó thì giọng hót cũng không còn hay như trước nữa.
1. Chích chòe than bổi nếu không chọn được con ưng ý nên thả chúng về rừng, không nên nuôi tiếp vì sẽ không thuần dưỡng được.
2. Chích chòe than đẹp là những giống chim có mình to, đòn dài, đầu không bị bể, mắt mỏ còn nguyên dáng vẻ, chân không quẻ, ngón và móng chân cũng không bị giập gãy.
3. Chích chòe than bổi chỉ cần nuôi 10 ngày mà nó đã ở nhà, không bay đi nữa thì người nuôi có thể chắc chắn và không lo lắng gì về chuyện nó có bay đi không nữa.
4. Chích chòe than bổi nếu không ưa người, có thể chỉ đứng trong góc lồng, chấp nhận chịu nhịn khát để suy yếu rồi mà chết.
5. Chòe than nhát đến nỗi khi nghe tiếng động cơ lớn có thể chạy loạn xạ.
6. Mới nuôi chim bổi, bạn có thể nuôi 3,4 con. Có con dạn con nhát đều có thể giúp lẫn nhau dạn dĩ hơn.
7. Sau khi chòe than bổi chịu ăn đậu phộng trộn trứng thì chim sẽ thân thiết với người nuôi hơn.
8. Chim bổi lâu ngày, không ai gọi nó là chim bổi nữa mà được gọi là chim rừng. Gọi là chim rừng vì nó đã qua giai đoạn bổi. Như vậy, giá trị của nó được nâng cao. Những con chim rừng tất nhiên là hót giọng rừng, nhưng nếu chủ nuôi không chăm chỉ tập dượt cho nó thì giọng hót cũng không còn hay như trước nữa.
9. Chích chòe than nuôi được 7 mùa, có thể nuôi thả mà không cần phải nhốt trong lồng nữa.
Đá Chích Chòe Than Và Cách Chấm Điểm
Nói về tính sân si háu đá thì Chích Choe Than có thể hăng hơn giống Họa Mi, vì vậy đá Chích Chòe Than thường hấp dẫn người xem hơn.
Hơn nữa, cách đá Chích Chòe Than và Họa Mi cũng khác nhau. Đá Họa Mi thì mỗi đối thủ được ở trong lồng của mình, chỉ đá nhau qua khe hở của đôi đũa ngáng cửa lồng, vì vậy chỉ có đôi chân và phần đầu của chim cảnh là thông thương qua lại để báu víu, khóa chặt và cắn mổ lẫn nhau. Đá Họa Mi ít ai thông lồng (tức hai con đá chung một lồng). Còn đá Chích Chòe Than là lối đá thông lồng, hai đối thủ được nhốt chung một lồng, mặc sức đấu đá chí tử với nhau, y như cách đá gà nòi trong “bồ” vậy. Chỉ khi hết giờ thi đấu, hoặc khi Giám Khảo (Trọng Tài) cuộc thi tuyên bố ăn thua ra sao mới được can ngăn ra mà thôi.
Đá theo cách thông lồng, ít khi huề, chỉ thấy ăn thua. Huề là trường hợp đã hết giờ thi đá qui định mà hai đối thủ vẫn đồng điểm với nhau…
Việc thi đá Chích Chòe Than nếu được tổ chức qui mô có treo giải thưởng đàng hoàng thì Ban Tổ Chức phải có nhiệm vụ loan báo rộng rãi cho tất cả nghệ nhân trong vùng hay biết, trước ngày tổ chức một thời gian, như một tháng hoặc nhiều tuần để mọi người lo chuẩn bị chu đáo. Vì rằng, muốn có chim dự thi, nghệ nhân nuôi chim phải có mội thời gian tối thiểu cần thiết nào đó, để nuôi dưỡng, tập dượt kỹ càng cho con “chim mòi” của mình có đủ phong độ, đủ “lửa” ít ra cũng bảy tám phần trăm trở lên mới dám ghi danh dự cuộc tranh tài.
Cũng như các cuộc thi chim hót hay chim đá khác, cuộc thi đá Chích Chòe Than cũng có thành phần Ban Tổ Chức là những vị nào, thành phần Ban Giám Khảo là những ai, họ do Ban Tổ Chức để cử hay do những nghệ nhân chim đá dự thi bầu bán ra công khai. Ban Giám Khảo có nơi gọi là Ban Trọng Tài có nhiệm vụ lo chấm điểm cho công bằng.
Ngoài ra, cuộc thi đá Chích Chòe Than còn có một vị đại diện được bầu ra, vị này có nhiệm vụ sang lồng cho chim, hoặc can chim ra khi được phép của Tổ Trọng Tài.
Tất nhiên đây là người vừa nhanh nhẹn, vừa thạo việc, lại vừa đứng đắn công tâm được đa số nghệ nhân quen biết và tín nhiệm cao độ.
Điều lệ thi đá:
Muốn tham dự cuộc thi, nghệ nhân phải đăng ký trước với Ban Tổ Chức cuộc thi, trễ lắm cũng trước một hai giờ cuộc thi đá mở màn, để Ban Tổ Chức nắm vững được số lượng chim dự thi là bao nhiêu để tiện sắp xếp mọi việc. Khi đã khóa số thì những chim đem đến trễ sẽ bị từ chối, không cho tham dự.
Mỗi nghệ nhân có quyền đăng ký từ một đến nhiều chim. Ban Tổ Chức sẽ sắp số thứ tự (tức số báo danh) cho mỗi chim dự thi, và bản số này sẽ được dán lên lồng, và nghệ nhân có quyền đem chim treo vào những chỗ thích hợp theo ý mình muốn. Chờ lúc nào Trọng Tài gọi đúng sĩ số thì mang chim mình vào dự cuộc đấu đá.
Ban Trọng Tài sẽ bắt thăm để biết chim nào sẽ đá với chim nào rồi xướng danh lên cho chủ chim hay biết mà mang chim vào bàn thi đá. Mỗi lần như vậy là hai con…
Đá Chích Chòe Than như quý vị đã biết không cần có chim mái “sè” thúc giục như cách đá chim Họa Mi. Đây là cách đá thông lồng, nếu hai chim gặp nhau mà cùng chịu đấu đá với nhau, thì chúng chỉ biết xáp vào mà khóa cổ, khóa đầu, cắn mổ nhau trí mạng. Hai anh hùng này đâu cằn chi các “mụ vợ nỏ mồm” đứng hên ngoài xúi biểu lôi thôi”?
Chích Chòe Than khi đã lâm trận thì đá rất hăng, đá quên trời đất, sấm bổ hên tai cũng không hề hoảng sợ… Ngay ngoài thiên nhiên, ta có thể bắt được bằng tay không những cặp chim say máu đấu đá một cách dễ dàng…
Cách thi đá và chấm điểm:
Đá Chích Chòe Than là đá từng cặp. Trọng Tài bốc thăm ra hai con số thì hai chim mang số đó sẽ được chủ nuôi mang vào thi đá. Việc bắt thăm này được tổ chức công khai chứ không phải do sự sắp xếp trước.
Hai chim mang vào được đặt lên bàn, trước sự chứng kiến của Ban Giám Khảo (hay Tổ Trọng Tài) và tất cả nghệ nhân và khán giả tham sự vây quanh…
Vị đại diện bây giờ mới xuất hiện, để hai lồng chim đặt sát nhau, hai cửa lồng hướng vào nhau, sau đó ông ta kéo hai cửa lồng lên cao. Chim cảnh nào hay qua lồng đối thủ thì cửa lồng đó sẽ được sập xuống, và nơi đây được coi là đấu trường. Tất nhiên chiếc lồng trước kia sẽ được nhấc ra nơi khác để khỏi vướng víu tầm nhìn của người tham dự… Đá như vậy gọi là đá thông lồng.
Hiệp một:
Hiệp mội được kéo dài 5 phút, và số điểm của chim thắng là 300 điểm.
Nếu đá suốt 5 phút của hiệp một mà cả hai chim trổ tài ngang ngửa với nhau, không con nào chạy mất con nào, thì đương nhiên mỗi con được 300 điểm và cùng được lọt qua hiệp hai.
Nếu trong hiệp một này chim nào đá chưa đủ 5 phút đã chạy thì chim đó bị loại hẳn, không cho thi đá nữa. Còn con chim thắng kia, chỉ đá vài phút mà thắng thì… Trọng tài bắt thăm con khác cho vào để nó đá tiếp. Tất nhiên, nếu thắng nữa, sẽ được cộng thêm điểm để vào vòng hai.
Hiệp hai:
Những con thắng trong hiệp một đều được lọt vào hiệp hai.
Hiệp hai này kéo dài 20 phút và đá ăn thua luôn. Nghĩa là đá hiệp hai này chim nào thua sẽ bị loại hẳn.
Chim thắng hiệp hai sẽ được cộng hai lần điểm (hiệp 1, hiệp 2) và lọt vào hiệp ba thi đá tiếp…
Hiệp ba:
Chim thua trong hiệp ba cùng bị loại hẳn, và chim thắng cũng được cộng thêm điểm hiệp này, và lọt tiếp vào hiệp sau…
Tùy theo số chim tham dự nhiều hai ít mà cuộc thi có ít hay nhiều hiệp. Từ đó trọng tài sẽ cộng số điểm của từng con thắng mà sắp hạng Nhất, Nhì, Ba, và các hạng khuyến khích, nếu có.
Chim Chích Chòe Than đá rất hăng, có nhiều chim rất dữ. Kết thúc thắng bại đối khi chỉ cần vài phút, nhưng cũng có cặp “kỳ phùng địch thủ”, đá suốt 20 phút đôi khi còn …huề!
Cách đá của Chích Chòe Than cũng như chim Họa Mi, lợi hại nhờ vào đôi chân như những gọng kềm thép và cái mỏ như cái rìu cuốc đất. Chúng có nhiều thế đá độc hiểm, đến nổi chim thua có thể bị đui mắt, bể đầu, long gối hoặc sút móng, sái khớp ngón… coi như bị thương tật suốt đời!
Khi nhập lồng với nhau, ít con chịu xù đầu thua ngay. Trong trường hợp này một là chủ chim đứng ra tuyên bố thua, hoặc Ban Giám Khảo tuyên bố… bắt chim ra, để con chim kia tiếp tục thi đá với chim khác. Cặp nào mà chịu đá thì chúng đâm bổ vào nhau hoặc xòe cánh hay xáp lá cà vào nhau mà cắn, mổ, đá lia lịa. Có khi chim cũng tung mình lên cao để tìm chỗ sơ hở của địch thủ mà tấn công vào. Có khi chúng dùng 8 ngón chân và 8 móng bén nhọn bấu chặt vào nhau, lôi nhau dồn cục xuống đáy lồng rồi cắn mổ liên hồi…
Có con thông minh đến độ chỉ biết cắn mổ những yêu huyệt của địch thủ như mãi, mỏ, đầu, cổ, gối, ngón…khiến địch thủ của nó bị thắm đòn nặng mà thua mau. Những con chim này là chim dữ. Tất nhiên, cũng có những con dại dột, chưa kinh nghiệm chiến trường nên gặp đâu mổ đấy, có khi ngay phút đấu đã bị kẻ địch khóa cổ, khóa chân chẳng khác nào heo đã bị trói bỏ rọ không còn biết xoay trở cách nào để thoát nạn nữa!
Coi chim Chích Chòe Than đá nhiều khi còn hấp dẫn hơn việc voi gà nòi đá độ. Chim lâm trận ít khi chết, nhưng bể đầu, xệ cánh, bị thương tật khắp nơi đến nỗi phải hò hét, máu me ướt đẫm cả mình là chuyện thường thấy…
Ngoài xem không những khoái trá được coi mãn nhãn, mà còn nhận ra được những đòn thế độc hiểm đến độ tài tình của những con chim dữ trong phút xuất thần thi thố hết tài năng…
Chích Chòe Đất Có Đặc Điểm Gì Và Sinh Sản Như Thế Nào?
Chích chòe có nhiều loại bài trước chúng tôi đã Hướng dẫn cách nuôi chim chích chòe lửa hiệu quả , để hiểu hơn về loài chích chòe hôm nay chúng tôi sẽ cho bạn biết thêm về loài chính chòe đất do những người nuôi chim chích chòe lâu năm chia sẻ.
Chích chòe đất là loài chim cảnh hót hay sống và sinh sản trên mặt đất, chủ yếu là đồng cỏ, ruộng vườn hoặc ở ven rừng. Không giống như chích chòe than hay chích chòe lửa chúng có đôi chân khá mạnh để di chuyển trên mặt đất.
Khi hót chúng hót khoảng lúc 12 – 13 giờ. Buổi tối chúng lại hót vào lúc 23 giờ khuya. Vậy tại sao chúng lại hót vào những giờ “oái oăm” như vậy? lý do chính là trong thiên nhiên, chúng muốn thể hiện cảm xúc đặc biệt của mình cho các con mái khác. Và một lý do nữa, giọng hót nhỏ của chúng có thể bị át đi, nếu chúng hót cùng giờ với các loại chim hót khác.
Về đặc tính sinh sản: chúng sinh sản bắt đầu vào mùa xuân đến hết mùa hè, tức là vào khoảng tháng giêng tháng hai, đỉnh cao là tháng ba đến tháng sáu. Khoảng thời gian chim đẻ, chim mái có màu nâu sẫm, các miếng vá trắng trên thân mất đi, phần dưới mông có màu đỏ bầm.
Mỗi ổ có từ 2 – 5 quả trứng hình bầu dục có màu hơi xanh nhạt-trắng hồng hoặc lấm chấm các đốm nâu, có kích thước chiều dài trứng chừng 1,2 – 1,5 cm. Trứng được ấp khoảng 14 ngày thì nở, được 30 ngày chim non tập chuyền.
Hơn thế nữa khi chim hót chim trống còn “tạo dáng” thêm để chim mái chú ý. Các hành vi đó được kể đến như xoè đuôi, múa cánh. Có thể nói rằng, khi chim chích choè đất hót, không có con chim hót nào vừa hót vừa múa đẹp như chúng. Đó là một lý do mà hiện nay, phong trào nuôi chim chích choè đất đang được ưa chuộng vì thế hiện nay có một số dân chơi chim sử dụng chích chòe đất để nuôi chim cảnh làm giàu, việc này là ý tưởng mới để phát triển kinh tế nhờ nuôi chim.
Nguồn: chúng tôi
Cách Mua Chim Chích Chòe Than Tốt . Nuôi Chích Chòe Than Nhanh Lên Lửa
Không phải ai cũng mát tay chăm được chú chích chòe Than oai vệ, khỏe mạnh và luôn luôn căng lửa, hãy bắt đầu từ bước đầu tiên trong cuộc hành trình chăm sóc chim của bạn.
Mua chim chích chòe Than
Yếu tố đầu tiên không thể bỏ qua khi mua chim chích chòe Than chính là chọn giống tốt. Bạn nhớ chú ý đến mặt, cánh, mỏ, chân không bị tật, các ngón chân của chim vẫn còn đầy đủ móng. Quan sát kỹ màu sắc của lông, màu sắc các phần đen trắng rõ ràng thì sau này lớn chim mới đẹp được.
Sau khi đã mua chim chích chòe Than giống tốt thì công việc bây giờ là chăm nó được căng lửa
Khẩu phần ăn cho chim chích chòe Than
Thức ăn của chim chích chòe Than rất đa dạng, bạn có thể cho chúng ăn kiến, cào cào,châu chấu, sâu bọ, ngoài ra chúng còn ăn những hoa quả chín như chuối, ngô hoặc đồ tanh như tôm.
1 điểm lưu ý khi nuôi chim chích chòe Than chính là phải thường xuyên cho nó uống nước, có nước chim mới lớn nhanh, nếu không thì nó sẽ phát triển không bình thường.
Chúng ăn rất nhiều, trung bình 1 con chích chòe Than mỗi ngày có thể ăn tới 60 con cào cào, con nào khỏe mạnh cũng tầm 80 con rồi đấy ạ. Mà thiếu thức ăn này chim sẽ ốm, ốm thì khó vực chim lại được.
Còn đối với những chú chim nuôi để đá giao hữu thì ngày ăn đế 2 lần, ít ra cũng tầm 80 đến 100 con cào cào.
Thức ăn tươi sẽ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho chích chòe Than nhưng đó không phải tất cả bạn nha, bạn nhớ bổ sung thêm cám, hoặc sâu khô mua về xay thành bột, trộn chung với bột đậu phộng thêm trứng đúng tỉ lệ 35 đến 55%.
Được biết hiện nay có nhiều cửa hàng bán thức ăn cho chim chích chòe Than hoặc lúc mua chim chích chòe Than bạn có thể hỏi người bán chim, họ sẽ cho bạn địa chỉ hoặc cách mua cám cho chim.
Chim chích chòe Than để phát triển tốt cần có chế độ tắm nước và tắm nắng hợp lý.
Việc tắm nắng cho chim giúp hấp thụ được vitamin A, tốt cho bộ lông, diệt các bọ nhỏ trên lông chim.
Bạn đang băn khoăn không biết lúc nào mới tắm nước cho chim chích chòe Than được đúng không? Khi nào chú chim của bạn đủ lông, mổ được tay người, nhảy nhót linh hoạt thì đấy chính là thời điểm thích hợp để bạn cho nó đùa nghịch với nước rồi đấy.
Vì là những chú chim có thân hình nhỏ nhắn xinh xắn nên bạn không cần chọn lồng quá khổ. Đường kính của lồng bạn cần tầm 30cm là đẹp, không gian này đủ để chim bay nhảy trong đó.
Đã có ý định “kết thân” với chích chòe Than thì bạn phải xác định rằng phải thật chăm chỉ thì mới nuôi được chúng.
Thức ăn của chim cũng chỉ nên để ở mức độ vừa phải, không được để thừa thãi vì chúng rất dễ lên men, sinh vi khuẩn, nấm mốc, rất dễ gây bệnh cho chim.
Bí kíp giúp chú chim chích chòe than của bạn căng lửa, hót nhiều
Đây chắc chắn là phần bạn tò mò và muốn đọc nhất phải không. Hãy đọc kỹ nha!
Chích chòe Than lúc bắt đầu nói gió đã là dấu hiệu báo bạn biết rằng chú chim này có lửa. Đến lúc bạn nghe càng ngày càng rõ những tiếng đó rõ hơn thì chính là chú chim của bạn có thể hót được rồi. Chính thời điểm này bạn tập trung bồi dưỡng cho nó, cho nó ăn thêm cám và sâu để căng lửa hơn.
Chim Chích chòe Than càng ăn nhiều sâu bọ càng căng lửa, và đây là lúc chúng mạnh mẽ, hiếu chiến nhất, có xu hướng đấu đá. Người nuôi chim cảnh đều thích thú nhất chính là khoảnh khắc đưa tay vào cho chim mổ và đậu vào tay.
Nhưng nếu bạn muốn chúng tập trung vào việc trận chiến thì chúng sẽ rất ít hót. Nếu bạn muốn chúng vừa giữa lửa, vừa có thể hót thì nên giảm lượng sâu khô để giữ chú chim của bạn ở mức cân bằng, chúng sẽ vừa sung vừa hót cho bạn nghe được cả ngày nha!
Chú chim Chích chòe Than rất tăng động và tiếng hót thì không lẫn vào đâu được, sẽ giúp bạn hãy tận hưởng cuộc sống thêm thoải mái hơn đấy!
Giờ thì bạn đã tự tin tậu ngay cho mình một chú chích chòe Than chưa nào???
Chỉ cần nắm vững những kiến thức này bạn sẽ sở hữu một chú chim cực kỳ năng động, thông minh và đầy nhiệt huyết.
Mua chim chích chòe Than ở đâu?
Bạn đang xem bài viết 9 Điểm Đặc Biệt Chích Chòe Than trên website Topcareplaza.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!